You are on page 1of 16

Điểm và nội dung môn Tâm lý học tình cảm ý chí.

Nhóm Trứng muối hong?


Đề tài: Tình yêu.
A. Phân công.

Họ và tên. MSSV. Công việc. Điểm


Nguyễn lê Nhật Phương. 47.01.614.084. Làm ppt. 8.2
Đặng Thị Như Ý. 47.01.614.124 Nội dung. 8.2
Trần Lê Xuân Mai. 47.01.614.059. Nội dung. 8.2
Huỳnh Lê Bảo Yên. 47.01.614.125. Thuyết trình. 8.2

Nội dung:

1. Định nghĩa.

1.1. Khái niệm tình cảm.

● Trong sự tác động qua lại giữa con người với thế giới khách quan, con
người không chỉ nhận thức được thế giới mà còn tỏ thái độ của mình với
thế giới. Những hiện tượng tâm lý biểu thị thái độ của con người với
những cái mà họ nhận thức được hoặc làm ra được như thế gọi là cảm
xúc, tình cảm. Đời sống tình cảm của con người rất phong phú, ở nhiều
mức độ khác nhau, có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ đời sống tâm lý con
người. Đó là nét đặc trưng của tâm lý người
● Tình cảm là những rung động nhưng nó biểu thị thái độ của con người đối
với một loạt sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu, động cơ của chủ
thể.

1.2. Khái niệm tình yêu trong nhiều lĩnh vực.

● Theo y học: Yêu là huyết áp tăng lên, tim đập mạnh, bộ máy hô hấp làm
việc dồn dập, nói chung rất nguy hiểm cho người yếu tim.
● Theo dược học: Tình yêu là một chất kích thích làm cho con người ta
sảng khoái vui tươi, nhưng cũng có khi là thử chất độc làm cho người ta ủ
dột, mềm yếu.
● Theo vật lý học: Tình yêu là hiện tượng hút nhau giữa hai cực điện trái
dấu.
● Theo hoá học: tình yêu là một loại phản ứng phát nhiệt.
● Dưới con mắt của nhà thơ, nhà văn: tình yêu được coi là một chất men
cho sự sống của con người. Có hàng trăm, hàng nghìn bài ca, bài thơ, câu
chuyện ca ngợi tình yêu, nhất là tình yêu đôi lứa, tình yêu vợ chồng. Tình
yêu mang lại sự sống và hạnh phúc cho loài người.
● Triết học có một định nghĩa tình yêu như sau: Nói chung, tình yêu theo
nghĩa khái quát và trừu tượng nhất, đó là quan hệ (thái độ) giữa con người
khi người này xem người kia như là gần gũi thân thiết với bản thân mình
và bằng cách này hay cách khác đồng nhất với người đó. Cảm thấy có
nhu cầu gần gũi liên kết, đồng nhất hứng thú và ước vọng của mình với
người kia và cố gắng chiếm hữu lấy nhau.
● Nhìn từ góc độ giáo dục: “tình yêu là mối quan hệ liên nhân cách, là một
loại tình cảm đạo đức. Tình cảm ấy là tình cảm tự nhiên xuất hiện đồng
thời với sự xuất hiện của con người trên “quả đất”
● Nhà giáo dục người Nga V.A. Xukhômlinxki: “ Tình yêu là một sự biểu
hiện của văn hoá, cần phải học để biết yêu… Tình yêu là sự biểu hiện của
một nền văn hoá cao cấp của nhân loại, chỉ cần xem xét một con người
yêu đương ra sao, ta có thể kết luận người ấy là người như thế nào. Con
người có thể xây dựng những nhà máy điện, những tòa lâu đài, những
thành phố, có thể tạo ra những con tàu vũ trụ nhưng nếu họ không học để
biết yêu một cách nghiêm túc thì vẫn chỉ là con người man rợ”.

1.3. Khái niệm tình yêu trong lĩnh vực tâm lý học.

● Trong các tài liệu tâm lý học có rất nhiều định nghĩa về tình yêu.
● Tâm lý học đại cương và tâm lý học phát triển nhấn mạnh rằng tình yêu là
một đặc trưng tâm lý ở lứa tuổi thanh niên.
● Đặc biệt trong tâm lý học giới tính, tâm lý tình yêu được nghiên cứu theo
sự phát triển của xúc cảm giới tính: Phát triển từ giai đoạn thiếu niên -
nảy sinh tình bạn khác giới , tuổi thanh niên - tình yêu đôi lứa, tiếp đó là
hôn nhân, ở người già…
○ Tâm lý học đại cương tập II do Phạm Minh Hạc chủ biên có nói:
“Tình yêu đôi lứa - một vấn đề muôn thuở của loài người. Nó là sự
phát triển hợp quy luật của tâm lý con người. Muốn lý giải vấn đề
tình yêu phải đặt tình yêu vào trong cuộc sống hiện thực hàng
ngày… Tình yêu lứa đôi cần cho con người như không khí, cơm
ăn, nước uống. Phải dạy yêu đương cho thanh niên như các môn
văn, toán… Dạy trong giờ trên lớp và ngoài lớp…”.
● Tình yêu là sự thể hiện cao nhất của tình người, là sự gần gũi cao nhất, sự
hiểu biết cao nhất, là sự trợ giúp cao nhất của con người với nhau. Đó là
sự cuốn hút lẫn nhau, hoà quyện, quyến luyến lẫn nhau cả về thể xác và
tâm hồn. Nói cách khác, tình yêu là một loại tình cảm đặc biệt thể hiện sự
cuốn hút lẫn nhau giữa hai giới, cả về mặt tâm hồn lẫn thể xác, thúc đẩy
mỗi người vượt ra khỏi cái vỏ cá nhân của mình để hòa nhập với người
mình yêu, khiến cho mỗi bên đều trở nên phong phú, tốt đẹp và hoàn
thiện hơn nhờ bên kia.
● Theo từ điển tâm lý học do Vũ Dũng chủ biên: “Tình yêu là tình cảm
mãnh liệt đắm say và tương đối bền vững được tạo nên do những nhu cầu
ẩn dấu sắc thái sinh lý của chủ thể”.

=> Tóm lại, quan điểm về tình yêu trong tâm lý học: Tình yêu là một loại tình
cảm đặc biệt giữa hai người khác giới hoặc đồng giới, thể hiện sự thống nhất,
hài hoà, cuốn hút say mê cả về tâm hồn lẫn xúc cảm.

1.4. Phân biệt tình yêu trong tâm lý học.

Nhà tâm lý học Robert Sternberg phân biệt 8 loại tình yêu khác nhau trong
thuyết tam giác của mình như sau:

● Loại đầu tiên là không có thành phần nào xuất hiện (non-love) , đây
không phải là tình yêu đây là các mối quan hệ xung quanh chúng ta ,
những cuộc gặp gỡ bình thường trong cuộc sống .
● Liking ( intimacy ) : tình yêu thứ hai là tình bạn chỉ gồm tính thân mật
● Infatuation (passion) : tình yêu thứ ba là tình si mê chỉ bao gồm sự say
mê mà thôi . Đây là tình yêu “ ngay từ phút ban đầu ”.( coup de foudre )
● Empty love ( decision / commitment ) : tình yêu loại bốn là tình trống
không thiếu hẳn tình cảm thân mật lẫn lòng say mê .
● Romantic love ( intimacy ) : tình yêu lãng mạn phức tạp hơn bao gồm sự
thân mật lẫn lòng say mê . Những người yêu lãng mạn họ hấp dẫn nhau từ
tình cảm lẫn thể xác mặc dù không có yếu tố ràng buộc .
● Companionate love (intimacy / commitment ) : tình yêu đồng hành theo
nhà tâm lý học là kết quả của tình thân mật và yếu tố ràng buộc . Trên
một khía cạnh khác đây là loại tình bạn lâu dài thường xuất hiện trước
hôn nhân .
● Fatuous love ( passion / commitment ) : loại tình yêu thứ bảy là tình yêu
không mục đích , kết hợp từ sự say mê và yếu tố ràng buộc nhưng thiếu
tình thân mật . Loại tình yêu này thường rất ít khi lâu dài vì không có sự
kết nối lẫn nhau .
● Consummate love ( intimacy / passion / commitment ) : loại tình yêu cuối
cùng trong tháp tình yêu của nhà tâm lý học Robert Sternberg là tình yêu
trọn vẹn vì có đầy đủ 3 phần .

Trên thực tế lý thuyết tam giác về tình yêu của Robert Sternberg đã giải thích
được một số lượng đáng kể trong các câu chuyện tình yêu độc đáo khác nhau .
Nhà tâm lý học tin rằng theo thời gian , sự tiếp xúc qua các câu chuyện này sẽ
giúp một cá nhân nào đó xác định được mối quan hệ của mình . 3 thành phần
chính ( intimacy / passion / commitment ) là sự thân mật , niềm say mê và yếu
tố quyết định / ràng buộc , ảnh hưởng của mỗi thành phần lên mối quan hệ yêu
đương theo thời gian sẽ bị thay đổi và có những hướng đi khác nhau.

Điều gì làm chúng ta yêu?

Vẻ bề ngoài

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, chúng ta thường có xu hướng “cảm” những
người có một số nét tương đồng với cha mẹ chúng ta. Một số nghiên cứu thậm
chí còn cho rằng, chúng ta có xu hướng bị thu hút bởi những cá thể có nhiều nét
giống với bản thân mình. Nhà tâm lý học David Perrett thuộc đại học St Andrew
ở Scotland đã làm một thí nghiệm, trước tiên ông tiến hành biến khuôn mặt của
đối tượng tham gia thành khuôn mặt của một người khác giới, tất nhiên, với
nhiều điểm tương đồng. Sau đó, ông cho các đối tượng tham gia xem lại một
loạt những khuôn mặt khác nhau. Và tất cả các đối tượng đều bị hấp dẫn bởi
chính khuôn mặt ở-một-phiên-bản-mới của mình. Tất nhiên, họ đều không nhận
ra rằng đó chính là khuôn mặt của mình đã bị biến đổi.

Nhân cách

Cũng giống như vẻ bề ngoài, chúng ta luôn có sự ưu đãi đối với những người có
nhiều nét giống với bậc sinh thành của chúng ta, hoặc những người rất gần gũi
với chúng ta suốt thời thơ ấu. Đó có thể là bất cứ ai – ông bà, anh chị em, người
bạn thân…., và chúng ta đã bị ảnh hưởng quá nhiều từ ý thức, nhân cách, cách
nói chuyện hay khiếu hài hước của họ.

Dục vọng
Khi tuổi dậy thì đã đến, sự phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần đều có những
bước nhảy vọt. Một trong số đó là dục vọng, những ham muốn này đóng một
vai trò lớn trong quá trình dậy thì, cũng như suốt cuộc đời chúng ta. Ham muốn
dục vọng và tình yêu lãng mạn, bản chất là 2 quá trình khác nhau, được tạo ra
bởi những phản ứng hóa học hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, có thể đôi khi bạn
cảm thấy ham muốn của mình dâng lên cuồn cuộn với một người mà bạn chẳng
hề yêu thương – đó là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên không có ham
muốn, chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy một nửa đích thực của mình. Thế
nhưng, khi ham muốn chỉ giúp bạn có một cái nhìn hạn hẹp, chính sự lãng mạn
sẽ đưa bạn tìm đến tình yêu thực sự của mình.

Sự thu hút

Những cảm giác ban đầu có thể đến từ ham muốn dục vọng, nhưng để mối quan
hệ của bạn có những bước tiến tiếp, sự thu hút – hay đam mê lãng mạn, là yếu
tố không thể thiếu được. Khi sự cuốn hút đã đến, bạn nhắm mắt bỏ qua mọi
khiếm khuyết, mọi lỗi lầm của người bạn yêu. Bạn lý tưởng hóa những gì tốt
đẹp nhất, và bạn không thể nào gạt chúng ra khỏi tâm trí mình. Giờ đây, hình
ảnh của đối tượng được vẽ nên với những màu sắc lung linh rực rỡ nhất, với
những đường nét sinh động nhất – nó hoàn toàn áp đảo những thứ khác trong óc
bạn.

Sự gắn kết

Sự gắn kết là một giai đoạn dành cho những tình yêu vững bền. Bạn đã đi qua
những chặng đường điên rồ nhất của tình yêu. Khi đã đến được giai đoạn này,
tình yêu giữa 2 bên sẽ là đủ mạnh để chịu được đủ mọi sức ép từ cuộc sống.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu như ở giai đoạn trước bạn càng lý tưởng
người bạn yêu thì ở giai đoạn này, tình yêu giữa 2 bên sẽ càng thêm bền vững.
Sự lý tưởng hóa ở đây chính là chìa khóa để giữ hai người lại với nhau, đồng
thời giúp cho hôn nhân càng thêm hạnh phúc.

Đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn này là oxytocin, vasopressin và
endorphin. Những hormon này được giải phóng một cách mạnh mẽ khi có quan
hệ tình dục.

1. Tình yêu xuất phát từ đâu?

Theo kiến thức khoa học thì quá trình hình thành và phát triển của tình yêu rất
phức tạp, không xuất phát từ trái tim mà là từ trung tâm não bộ. Não bộ là một
bộ phận sinh lý quan trọng nhất của cơ thể chi phối mọi cảm xúc của con người.
Như một nhạc trưởng điều khiển ban nhạc hòa tấu, não bộ điều khiển tiết tấu,
nhịp điệu, cường độ ... phát tiết và hoạt động của các chất kích thích các yếu tố
(hormone) và nơ-ron (neuron or nerve cell) tạo thành "bản nhạc tình ái" của con
người.

Tiến sĩ Marta Frid của Úc, thì diễn tả trạng thái hóa học của con người khi bị
tiếng sét ái tình, sẽ có các phản ứng như hai bàn tay bịn rịn mồ hôi, mặt mày đỏ
hồng nóng hổi, hơi thở dồn dập đứt đoạn ... Tất cả đều là phản ứng hóa học của
cơ thể, khi trung tâm thần kinh, tiết ra các chất kích thích tố tới hệ thần kinh.
Tony Furma, một bác sĩ Úc, thì cho rằng : "trong tiềm thức của con người luôn
luôn bị chỉ huy bởi một mệnh lệnh sinh học". Xúc cảm và tình yêu cũng vậy, cả
hai lĩnh vực này đều do não bộ và con tim phụ trách chung, qua sự luân lưu của
hóa chất.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại đại học Rutgers (Mỹ), trạng thái cảm
xúc khi yêu khiến não phải huy động tới 12 vùng trong não đồng thời để tạo ra
cảm giác kỳ diệu ở những người đang yêu. Hoạt động não đầu tiên tạo nên cảm
xúc yêu chỉ kéo dài trong chưa đầy 1/5s. Sau đó, các vùng não kiểm soát cảm
giác yêu lần lượt được kích thích để đi vào hoạt động. Các vùng não này bao
gồm: phần não có dạng nếp gấp ở trung tâm trước trán (Dorsolateral middle
frontal gyrus), phần thủy nhỏ (insula), vùng não trung tâm (Hippocampus), thùy
chẩm (occipital), thùy thái dương (occipito – temporal), vùng não trước trung
khu và phần vành não cũng ở phía trước (anterior cingulate)…..

Đồng thời với hoạt động của các vùng não, các hóa chất kích thích sự phát triển
của tế bào thần kinh như: dopamine, adrenaline (hay norepinephrine), serotonin,
Oxytocin, vasopressin, và đặc biệt nhất là phenylethylamine (PEA): (Chỉ nói về
những chất đặc biệt)

● Dopamine: Kích thích tố này tác động trực tiếp tới trung tâm nhận phần
thưởng trong não bộ, đem lại niềm vui, cảm giác sung sướng và thỏa
mãn. Khi tình yêu phát triển, kích thích tố này càng gia tăng và gây tác
động không nhỏ đến cơ thể khiến người ăn uống không thấy ngon hoặc
ngủ ít đi, khiến bạn khao khát được bầu bạn với người yêu, làm bạn luôn
nghĩ đến đối phương và luôn muốn gặp họ.. Đây Chính là trạng thái "ốm
dở chết dở" khá phổ biến mà các thi sĩ thường gọi là tương tư.
● Adrenaline: Là một kích thích tố gây cảm xúc mạnh nhất. Trong trường
hợp người bị stress, kích thích này được tiết ra từ thận, thấm vào máu, đặt
cơ thể vào tình trạng báo động tức thời. Huyết áp dâng cao, tim đập
nhanh hơn và bàn tay thì ướt đẫm mồ hôi. Đối với những người đang yêu,
adrenalin tạo ra trạng thái nôn nao, đôi khi khá căng thẳng. Chỉ cần một
cái nhìn sâu của người yêu, hay sự hồi hộp trước buổi hẹn đã khiến cơ thể
tiết ra một lượng adrenalin lớn, đưa con người vào trạng thái nóng lạnh
như sốt. Hệ quả là: Toàn bộ tâm trí chỉ hướng tới người mình yêu, và cả
nhân loại trở nên vô nghĩa. Cũng may là trạng thái này thường kéo dài
không lâu, bởi nó tiêu thụ nhiều rất nhiều năng lượng và không một cơ
thể sinh học nào có thể chịu đựng được nó trong một thời gian dài. Tuy
nhiên, những đợt sóng adrenalin nhẹ nhàng và thường xuyên lại có tác
dụng rất tốt. Chúng giúp cơ thể có khả năng đề kháng. Bởi vậy, xét về
mặt sinh học, mỗi một lần yêu mới là một lần thử thách với cơ thể, khiến
nó cứng cáp hơn.
● Noradrenaline: Neuron (nerve cell) tiết ra kích thích tố này để tụ hợp
năng lượng ái tình, khiến cơ thể nóng lên. Đôi khi, noradrenaline làm
người ta không thể kìm giữ được cảm xúc của mình. Hơn thế, nó còn tác
động đến thùy hypothalamus, làm tiết ra các chất kích thích tình dục,
khiến người ta có hứng làm tình.
● Oxytocin: Oxytocin là loại hormone hoạt động như một chất dẫn truyền
thần kinh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản của con người.
Ở nữ giới, hormone này kích thích các giai đoạn chuyển dạ và giúp tăng
tiết sữa mẹ. Ở nam giới, oxytocin giúp tinh trùng có thể di chuyển. Theo
đó, hormone tình yêu oxytocin xuất hiện tự nhiên trong cơ thể con người.
Chúng được sản sinh từ vùng dưới đồi (một khu vực nhỏ nằm ở trung tâm
bộ não) và theo sợi trục đến khu trú ở thùy sau tuyến yên. Khi cần thiết,
tuyến yên sẽ tiết ra oxytocin.
● Phenylethylamine (PEA): Đây là một kích thích tố làm tăng huyết áp và
lượng glucose trong máu, PEA làm cho người ta cảm thấy tỉnh táo, hạnh
phúc và thỏa mãn. PEA làm cho óc tiết ra chất b-endorphin, một chất có
tác dụng giống như thuốc phiện (gây nghiện), có tác dụng giảm đau, giảm
bớt sự nồng cháy của đam mê, động lực chính đằng sau cảm giác vui
thích thỏa mãn. PEA còn được gọi là "dược chất tình yêu" (love drug).
Chocolate có chứa PEA nên chocolate còn được gọi là chất "kích thích
tình dục" (an aphrodisiac) . Khi cơ thể có lượng PEA ở mức độ cao, nó
làm giảm sự phiền muộn của tình yêu đơn phương. Đây là một trong
những lý do tại sao phụ nữ lại thích chocolate và tại sao người ta gửi tặng
nhau chocolate trong ngày lễ Tình yêu (Valentine's Day).
Dẫn chứng: Khi một phụ nữ bị cuốn hút bởi một chàng trai, lượng dopamine do
não sản sinh ra có thể tăng cao hơn bình thường tới 50%. Oxytocin cũng được
sản sinh mạnh và chính là nguyên nhân tạo nên cảm giác muốn được tiếp xúc
thân thể ở những người đang yêu. Tuy nhiên, khi bị tiêm bởi một loại thuốc có
tác dụng ức chế hoạt động của dopamine, ngay lập tức người phụ nữ đó không
cảm thấy thích thú với người đàn ông đó nữa. Điều này cũng xảy ra tương tự ở
nam giới. Các nhà khoa học tại Trường đại học Rutgers khi nghiên cứu tình yêu
lãng mạn và hoạt động của não bộ đã nhận ra rằng: Tình yêu lãng mạn chỉ là
một trong ba dạng hoạt động của hệ thống não bộ khi yêu, bên cạnh hoạt động
não kiểm soát nhận thức, sự ham muốn và bản năng duy trì nòi giống. Đây cũng
chính là dạng hoạt động não tiến hóa hơn của con người so với các loài chim và
động vật có vú. Dạng hoạt động này của não là động lực tạo nên sức mạnh đặc
biệt của tình yêu.

1. Các giai đoạn của tình yêu.

Những nhà nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tình yêu đều thống nhất về sự
hiện diện của 3 loại, hay 3 giai đoạn trong tình yêu, đó là:

1. Đam mê dục vọng

2. Sự cuốn hút, hay đam mê lãng mạn

3. Sự gắn kết

3.1.Dục vọng.

Nhà tâm lý học S. Freud nghiên cứu hạt nhân của tình yêu là tình dục mà mục
đích cuối cùng của nó là sự gần gũi thể xác. Tình yêu bắt đầu tự khoái cảm có
được từ các cơ quan chức năng của cơ thể, từ tự kích thích, tự yêu (ái kỷ) rồi
chuyển sang yêu đối tượng dường như là cái tôi mở rộng, sau đó chuyển sang
những ham muốn theo nghĩa đầy đủ của nó.

Khi tuổi dậy thì đã đến, như một cỗ máy vừa được bật nút khởi động, sự phát
triển về cả thể chất lẫn tinh thần đều có những bước nhảy vọt. Đi kèm với đó là
những ham muốn mạnh mẽ được trải nghiệm thứ gọi là dục vọng. Những ham
muốn này đóng một vai trò lớn trong quá trình dậy thì, cũng như suốt cuộc đời
chúng ta. Ham muốn dục vọng và tình yêu lãng mạn, bản chất là 2 quá trình
khác nhau, được tạo ra bởi những phản ứng hóa học hoàn toàn khác nhau. Vì
vậy, việc cảm thấy ham muốn của mình dâng lên cuồn cuộn với một người mà
bạn chẳng hề yêu thương – đó là điều hoàn toàn bình thường.

Nhà tâm lý học John Money đã cho thấy sự khác nhau cơ bản giữa dục vọng và
tình yêu, “Tình yêu tồn tại ở phía trên thắt lưng. Dục vọng luôn ở phía dưới.”

Con đường đến tình yêu đích thực chịu ảnh hưởng của rất nhiều ngoại lực, và
ham muốn là một phần rất quan trọng trong số những yếu tố tác động này.

3.2. Sự thu hút.

Những cảm giác ban đầu có thể đến từ ham muốn dục vọng, nhưng để mối quan
hệ của bạn có những bước tiến tiếp, sự thu hút – hay đam mê lãng mạn, là yếu
tố không thể thiếu được. Khi sự cuốn hút đã đến, chúng ta thường mất đi sự tỉnh
táo thường trực, đúng như câu nói “Love is blind.”. Bạn nhắm mắt bỏ qua mọi
khiếm khuyết, mọi lỗi lầm của người bạn yêu. Bạn lý tưởng hóa những gì tốt
đẹp nhất, và bạn không thể nào gạt chúng ra khỏi tâm trí mình. Giờ đây, hình
ảnh của đối tượng được vẽ nên với những màu sắc lung linh rực rỡ nhất, với
những đường nét sinh động nhất – nó hoàn toàn áp đảo những thứ khác trong óc
bạn. Bản chất của sự điên rồ này là những phản ứng hóa học rất phức tạp mà
chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn ở phần dưới.

Trong giai đoạn này, những đôi uyên ương thường dành nhiều thời gian ở bên
nhau. Nếu như họ vẫn cảm nhận được sự thu hút mạnh mẽ đến từ cả hai phía, họ
đã đặt 1 chân vào giai đoạn cuối cùng của tình yêu: sự gắn kết.

3.3. Sự gắn kết.

Sự gắn kết là một giai đoạn dành cho những tình yêu vững bền. Nhiều nghiên
cứu chỉ ra rằng, nếu như ở giai đoạn trước bạn càng lý tưởng người bạn yêu thì
ở giai đoạn này, tình yêu giữa 2 bên sẽ càng thêm bền vững. Sự lý tưởng hóa ở
đây chính là chìa khóa để giữ hai người lại với nhau, đồng thời giúp cho hôn
nhân càng thêm hạnh phúc. Nó giúp cho đối tác của bạn nỗ lực hơn, để trở nên
đẹp hơn trong mắt bạn – và điều này càng làm cho đối tác trở nên dễ thương
hơn trong mắt bạn. Ted Huston, trưởng nhóm nghiên cứu nói, “Những người
làm được điều này sẽ có mối quan hệ lâu dài hơn so với những người có cái
nhìn quá thực tế với cuộc sống.”
Đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn này là oxytocin, vasopressin và
endorphin. Những hormone này được giải phóng một cách mạnh mẽ khi có
quan hệ tình dục.

=> Nếu như cả ba giai đoạn này cùng xảy ra ở một cặp tình nhân, sự ràng buộc
giữa họ là rất mạnh mẽ – đúng như câu nói “Chỉ có cái chết mới chia lìa được
đôi lứa.”. Nhưng cũng không hiếm trường hợp khi người ta có ham muốn được
làm “chuyện ấy” cùng lại chẳng phải là người ta yêu.

1. Những biểu hiện tâm lý trong tình yêu.

4.1. Ở nam và nữ.

Nữ: Sự trưởng thành về sinh lý sớm hơn. Ở giai đoạn đầu, nhu cầu về tính dịu
dàng, sự âu yếm và tình cảm ấm áp thể hiện mạnh hơn nhu cầu chung đụng về
cơ thể. Nữ giới tự tin hơn trong sự trải nghiệm tâm lý vì họ không phải giữ vai
trò chủ động trong giao tiếp nam nữ.

Nam: Mặt sinh lý phát triển chậm hơn. Ở đa số, sự say mê cảm giác (tình dục)
được bộc lộ sớm hơn nhu cầu thân thiết về tinh thần. Trong giao tiếp nam nữ,
nam căng thẳng nhiều hơn.

Dấu hiệu của tình yêu đôi lứa, đấy là sự rung động của con tim, nó thể hiện tất
cả các xúc cảm của con người như: hứng thú, hồi hộp, sung sướng, e thẹn, xấu
hổ, giận hờn, ghen tuông, đau khổ… Các xúc cảm này thể hiện ra bên ngoài
thông qua vẻ mặt, tư thế, cử chỉ, hành vi, giọng nói… ở mỗi con người.

Sự cuốn hút lẫn nhau giữa hai giới (hoặc đồng giới) - do cảm phục quý mến,
thương nhớ nhau, tìm đến nhau, họ nhớ thương nhau cho dù chỉ phải xa nhau
trong một thời gian rất ngắn. Nếu tình cảm này tiến triển thuận lợi thì cường độ
nỗi nhớ tăng dần, hình ảnh người này sẽ choán hết tâm trí người khác. Sự trống
vắng sẽ trở thành một nỗi dằn vặt với đối phương.

4.2. Hiện tượng tâm lý chung khi đang yêu.

Như người đang say: Sau vài ly rượu, người ta thường cảm thấy dễ nói chuyện
hơn, kể cả với người lạ. Cảm giác sợ hãi, lo âu biến mất. Oxytocin, một trong
những hormone tình yêu cũng hoạt động tương tự. Nó gây ảnh hưởng với cơ thể
tương tự như rượu. Oxytocin còn được gọi là "hormon ôm" vì nó khiến người ta
muốn gần gũi với mọi người hơn.
Dễ tăng cân: Điều này được lý giải là có lẽ họ đang bù đắp lại năng lượng đã
mất, hoặc vì họ đi cà phê, nhà hàng nhiều hơn. Nghiên cứu cho thấy, các cặp đôi
tăng cân cùng nhau thường thoả mãn với mối quan hệ của mình do họ không bị
áp lực về diện mạo. Mặc dù vậy, không phải đôi nào cũng tăng cân. Trên thực
tế, hormone oxytocin khi đang yêu làm giảm cơn đói và tăng cường trao đổi
chất.

Khó ngủ: Điều này không phải do họ thao thức để nghĩ về nhau. Trung bình
một người đang yêu ngủ ít hơn một giờ so với bình thường, tuy nhiên họ không
hề cảm thấy mệt mỏi.

Tim đập nhanh, đổ mồ hôi, mặt ửng đỏ.

Là liều thuốc chữa bệnh: Những cơn đau trung bình giảm 40% khi họ nhìn
ảnh của người yêu, còn những cơn đau mạnh giảm 10-15%. Đó là do sự chú ý
được chuyển từ cơn đau sang người họ yêu. Các nhà nghiên cứu cho biết, lượng
dopamine được sản sinh nhanh hơn khi đang yêu và có vai trò giảm đau tự
nhiên.

Luôn cảm thấy ngọt ngào: Khi yêu, các chất hóa học liên tục được tiết ra
khiến những người đang yêu luôn cảm thấy hưng phấn, thế giới xung quanh
toàn màu hồng và ngọt ngào.

Có thể làm bất cứ thứ gì vì người mình yêu: Yêu nghĩa là thực sự quan tâm
đến một ai đó.

1. Một số hiệu ứng tâm lý trong tình yêu.

5.1. Hiệu ứng “nguyên nhân đầu tiên”

Cảm giác đầu tiên trực tiếp quyết định toàn bộ ấn tượng của đối về bạn. Khi một
cặp đôi lần đầu gặp mặt, ấn tượng để lại là sâu sắc nhất.

VD:Khi bạn trang điểm cẩn thận, mặc một trang phục xinh xắn đối phương sẽ
cảm thấy bạn là một người xinh đẹp. Ấn tượng này sẽ không phai mờ trong tâm
trí của đối phương.

5.2. Hiệu ứng “nguyên nhân trực tiếp”


“Chia tay trong hoà bình” là cơ hội cuối cùng cho đối phương để lại ấn tượng
tốt. Cùng với sự tiếp xúc lâu dài của hai bên, "hiệu ứng nguyên nhân trực tiếp"
thay thế cho "hiệu ứng nguyên nhân đầu tiên".

Hiệu ứng "nguyên nhân trực tiếp" là: cùng với sự xuất hiện của nhiều loại kích
thích, ấn tượng của chúng ta chủ yếu hình thành dựa trên kích thích xuất hiện
cuối cùng.

5.3. Hiệu ứng cầu treo

Rung động không có nghĩa là thích. Hoàn cảnh của tình huống lúc đó khiến cơ
thể hồi hộp, tim đập nhanh, vậy nên ta thường quy trường hợp này thành rung
động với người ở bên cạnh.

Tình huống giả định: Đôi khi có thể bạn rơi vào một khoảnh khắc nhận thấy bản
thân rung động với một người mà trước đó bạn không thích họ. Tuy nhiên theo
hiệu ứng cầu treo, hoàn cảnh lúc ấy làm cho cơ thể bạn hồi hộp, tim đập nhanh
vì thế bạn tưởng rằng mình thích người đó.

5.4. Hiệu ứng phấn chấn

Yêu đúng người sẽ khiến bạn trở nên ưu tú hơn.

Nếu yêu phải một người giỏi giang tích cực, càng yêu họ bạn sẽ càng muốn
phấn đấu để trở nên tốt đẹp hơn.

Mượn câu nói của Chu Nhân: Nếu bạn nhìn thấy mình trong gương ngày càng
đẹp ra, chúc mừng bạn, bạn tìm đúng người rồi.

5.5. Hiệu ứng Romeo và Juliet

Càng có nhiều trở ngại, càng yêu đậm sâu. Đặt trong tình huống nền tảng tình
cảm của hai bên như nhau, chướng ngại bên ngoài càng nhiều, họ sẽ càng yêu
nhau sâu đậm

5.6. Hiệu ứng trái nghịch

Càng yêu nhiều, hận càng sâu.

Trong một mối quan hệ bỏ ra càng nhiều, khi chia ly bạn trở nên cực kì hận họ
và thậm chí có ý định trả thù hay gây tổn thương cho đối phương.
5.7. Định luật Murphy

Bạn càng quan tâm, càng dễ biểu hiện không tốt.

Khi quan tâm một người, bạn sẽ quan trọng việc được và mất. Bạn càng yêu thì
càng dễ mất kiểm soát dẫn đến mất điểm với đối phương.

5.8. Hiệu ứng Matthew

Người bỏ ra càng nhiều càng không được trân trọng, người càng ích kỷ sức hấp
dẫn càng cao.

Khi bạn sẵn lòng vì bản thân bỏ ra càng nhiều, không ngừng hoàn thiện. Sức
hấp dẫn từ bản thân sẽ tăng lên. Còn bạn vì đối phương mà ra sức lấy lòng,
người đó sẽ được đà lấn tới. Qua đó bạn ngày càng “mất giá” mà người kia ngày
càng “được giá”.

5.9. Hiệu ứng cổ liệt trị

Có mới nới cũ. Trong tâm lý học, quy trường hợp “đứng núi này trông núi nọ”
của con người (nhất là nam giới) về “hiệu ứng cổ liệt trị”. Hiệu ứng này có thể
thấy rất nhiều ở động vật có vú, con người là động vật có vú bậc cao nhất, tương
tự cũng không tránh được việc vẫn giữ dấu tích này.

Vì vậy tính kỉ luật và cảm giác trách nhiệm của mỗi người cũng từ đó mà trở
nên đặc biệt quan trọng.

5.10. Hiệu ứng đập bóng.

Ý nghĩa bề mặt: Khi bạn dùng lực đập bóng, áp lực mặt bóng phải chịu càng lớn
thì nó sẽ bật lên càng cao.

Trong quá trình cãi nhau, bạn một câu tôi một câu không ngừng đả kích lẫn
nhau, khiến con người phải chịu áp lực rất lớn, độ phát huy cũng càng mạnh;
ngược lại, nếu trong quá trình đó có một bên đề nghị bình tĩnh, cũng giống như
dừng hành động đập bóng lại, kết quả sẽ tốt hơn rất nhiều.

5.11. Hiệu ứng bổ sung trong tình yêu

Con người trước hết sẽ luôn chú ý đến những người mình thích.
Trong một tập thể có hai người hoà hợp, thường một số sẽ có “hiệu ứng bổ sung
trong tình yêu”.

Con người sẽ luôn nảy sinh hứng thú với người mình có thiện cảm. Khi một
người thể hiện xu hướng thích bạn, chỉ cần giá trị của bản thân họ tạm ổn, bạn
sẽ bất giác tìm những điểm mạnh trên người đối phương và thích họ lúc nào
không biết.

5.12. Hiệu ứng Zeigarnik.

Nói trên phương diện tâm lý học, đây là một kiểu hiệu ứng ghi nhớ: Ấn tượng
của con người về việc chưa hoàn thành xong sâu đậm hơn những việc đã hoàn
thành rồi.

không đạt được vĩnh viễn thấy bứt rứt.

“Lạt mềm buộc chặt” là bí kíp kinh điển để thu hút người khác giới, nguyên
nhân đằng sau đó có thể bạn cũng biết: không đạt được luôn thấy bứt rứt.

5.13. Hiệu ứng phản chiếu.

Hiệu ứng phản chiếu là: Một người thường dễ dàng áp đặt những đặc điểm của
bản thân lên người khác, cho rằng đối phương có cùng cảm xúc, suy nghĩ, đặc
tính giống như mình.

Ví dụ: bạn luôn thiện chí với người khác, trước giờ chưa từng từ chối, thế nên
bạn sẽ hoài nghi liệu người yêu cũng ở bên ngoài cũng sẽ không chủ động,
không từ chối, không trách nhiệm như vậy”, từ đó không ngừng tìm kiếm manh
mối chứng thực cho suy đoán ấy của bản thân.

5.14. Hiệu ứng chai mặt.

Căn cứ theo tâm lý lâu ngày sinh tình.

Nhà tâm lý học Tra Vinh Tì làm một thí nghiệm: Ông đưa cho các người tham
dự các bức ảnh của người khác giới, trước hết chia thành 20 lần, 10 lần, 1 lần,
sau đó mời các người tham dự đánh giá mức độ yêu thích của họ đối với nhân
vật trong ảnh. Kết quả thực tế cho thấy: Bức ảnh xuất hiện nhiều nhất có mức
độ yêu thích cao nhất. Cũng là nói, số lần quan sát tăng mức độ yêu thích lên.

5.15. Tăng cường tính “đứt đoạn”


Người phát hiện ra khái niệm này là nhà tâm lý học B. F. Skinner.

Ông làm một thí nghiệm: Đặt 3 con mèo vào ba chiếc lồng khác nhau, con mèo
đầu tiên ấn nút sẽ cho ăn; con mèo thứ hai cho dù ấn nút, phải tùy lúc mới cho
ăn; con mèo thứ ba ấn nút cũng không cho ăn.

Thí nghiệm phát hiện, tần suất ấn nút của con mèo thứ hai cao nhất.

Trong tình cảm, cái kiểu “tùy lúc ban thưởng” này cũng dùng như vậy: Lần nào
anh ấy hẹn bạn ra ngoài, bạn đều đồng ý, lâu dần tự nhiên anh ấy sẽ cảm thấy
hẹn gặp bạn chẳng có gì khó, sinh ra tâm lý buông thả; nhưng nếu lần nào bạn
cũng không đồng ý, anh ấy sẽ cảm thấy mình không có cửa, dễ dàng từ bỏ; chỉ
có đồng ý “tùy lúc”, mới khiến đối phương đoán không ra, chạm không tới, lần
nào cũng mang tâm lý thăm dò

Lần nào cũng trong tâm trạng chộn rộn thăm dò để hẹn bạn, cảm giác mới mẻ
vĩnh viễn tồn tại, không ngừng ham muốn đối với bạn.

1. Ảnh hưởng của tình yêu.

6.1. Tình yêu là chất giảm đau tự nhiên, giảm căng thẳng, cải thiện tâm
trạng.

Các cặp đôi khi thân mật sẽ nhận được một liều lượng lớn oxytocin, hóa chất
giúp giảm cảm giác đau, thậm chí chấm dứt những cơn đau đầu trong bốn giờ
đồng hồ. Một nghiên cứu khác cho thấy khi các cặp đôi nắm tay, mức độ đau
đớn và căng thẳng của họ được giảm đi rất nhiều. Các nhà khoa học đã tiến
hành thí nghiệm, trong đó họ cho người tham gia xem ảnh của bạn đời trước khi
thực hiện một loạt câu đố chữ. Những người được xem ảnh cảm thấy bớt đau
đầu hơn rất nhiều so với những người không được xem ảnh.

Các chuyên gia trường Đại học Bắc Carolina, Mỹ phát hiện ra rằng khi các cặp
đôi ôm nhau sẽ tăng nồng độ hormone oxytocin giúp giảm căng thẳng, cải thiện
tâm trạng.

Một cuộc nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng khi cả hai người xa nhau, nồng độ
hormone căng thẳng lại tăng còn khi ở gần nhau thì căng thẳng lại giảm.

6.2. Các hóa chất thần kinh giúp gia tăng sự chung thủy
Những người có một mối quan hệ lâu dài thường đã trải qua giai đoạn đầu của
tình yêu lãng mạn, quá trình này kéo dài khoảng một năm. Trong giai đoạn tiếp
theo, não bộ thể hiện tình yêu qua một loạt chất hóa học mới. Một trong số đó là
oxytocin, loại hormone mang lại cảm giác tin tưởng giữa con người. Trong các
mối quan hệ nghiêm túc, oxytocin giúp làm tăng sự chung thủy của người đàn
ông. Cụ thể, mức oxytocin càng cao, người đàn ông càng cảm thấy khó chịu với
những sự tiếp cận từ người khác giới. Tuy nhiên, oxytocin không hoàn toàn
ngăn chặn được các đợt sóng não, khi những người đàn ông tham gia thử
nghiệm đều có thể thấy những phụ nữ khác hấp dẫn.

6.3. Tình yêu thực sự khiến não bộ kém sáng suốt

Trong nhiều trường hợp, chúng ta thấy các cặp đôi dù không hợp nhau ở nhiều
điểm, bị xã hội lên án kịch liệt nhưng họ vẫn quyết đến với nhau.Điều này có
thể lý giải bởi vì các chất hóa học được cảm xúc "yêu" sinh ra trong não là khá
nhiều. Chúng sẽ tác động vào vùng vỏ não trước trán và làm suy giảm quá trình
đánh giá nhận thức từ xã hội của một người. Đó là lý do khiến đầu óc chúng ta
thường kém "sáng suốt" trong tình yêu.

6.4. Tình yêu giúp con người xinh đẹp hơn.

Thay đổi một thói quen xấu sang thói quen tốt không hề dễ dàng. Nhưng khi
đang yêu, bạn sẵn sàng thay đổi bản thân để thấy mình đẹp hơn, khỏe hơn.

Và 1 vài ảnh hưởng khác.

1.Lời khuyên của một nhà tâm lý để giữ vững tình yêu
● Hãy phân biệt giữa hấp dẫn thể xác với tình yêu.
● Hãy khảo sát mối quan hệ.
● Hãy sẵn lòng trao đổi mọi thông tin .
● Đừng bao giờ tin rằng bạn có thể thay đổi, sửa chữa các điểm xấu của
người bạn tình.
● Nhanh chóng giải quyết mâu thuẫn, tranh cãi.
● Nên tôn trọng và kiên nhẫn với đối phương.

You might also like