You are on page 1of 7

Họ và tên: Nguyễn Thị Dung

Lớp: GDTH D2022C

Mã SV: 222000164

BÀI KIỂM TRA SỐ 1

Một trong những mặt quan trọng của đời sống tâm lý con người là hệ thống thái
độ của họ đối với thế giới khách quan và bản thân. Đó có thể là thái độ vui vẻ, hạnh
phúc khi được chứng kiến một khung cảnh đẹp, được hít thở bầu không khí trong lành;
là thái độ bực bội, khó chịu khi gặp cảnh tắc đường, thời tiết thật nóng bức,… Tất cả
những hiện tượng phong phú trong cuộc sống như vậy, ta gọi chung đó là tình cảm.
1. Khái niệm tình cảm.
- Tình cảm là những thái dộ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những
sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ.
- Tình cảm là một thuộc tính tâm lí, một đặc trưng quan trọng của nhân cách
con người.
VD: tình bạn, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình,….
2. Những đặc điểm đặc trưng của tình cảm.
- Tính nhận thức: tình cảm được phát triển trên cơ cở những xúc cảm trong sự
tác động qua lại với lí trí, trong mối quan hệ giữa người- người. Tính nhận thức
của tình cảm thể hiện ở việc nhận thức đối tượng, nguyên nhân gây nên tình
cảm cho mình.
VD: khi tối bắt gặp một người ăn xin tới xin tiền thì tôi sẽ cho người đó trong
mức có thể của mình, nhưng nếu người đó còn đủ sức lao động thì tôi sẽ cân
nhắc lại.
Trong cuộc sống, ta cần nhận thức rõ điều mà mình nên làm, mình cho là
đúng. Cũng như trường hợp trên, mình là sinh viên mà đi cho người còn đủ sức
lao động tiền thì thật vô nghĩa, càng làm cho họ lười biếng hơn. Nên ta cần
nhận thức rõ điều mà mình nên làm, mình cho là đúng, cần làm và làm chủ tình
cảm của bản thân mình.
- Tính xã hội: tình cảm thực hiện chức năng tỏ thái độ con người, tình cảm
mang tính xã hội, chứ không phải là những phản ứng tâm lý xã hội đơn thuần.
VD: hai đứa trẻ sống và chơi thân với nhau từ nhỏ, nhưng khi bước vào tuổi
trưởng thành hoàn cảnh gia đình mỗi khác, tình cảm mà nó nhận được cũng
khác. Một người nhận được sự quan tâm của gia đình, bạn bè
- Tính khái quát: tình cảm có được là do tổng quát hoá, động hình hoá, khái
quát hoá những xúc cảm đồng loại.
VD: tổng hợp hoá là tổng hợp những chuỗi sự việc với nhau, 1 chuỗi phản xạ
trong tình cảm cha con thì nó có tính khát quát. Lúc mới sinh ra người con
chưa có tình cảm với người cha, do có sự chăm sóc của người cha khi ốm, khi
đau,.. Sau một thời gian được chăm sóc người con cảm nhận được những tình
cảm của người cha. Và mỗi khi nó bị ốm hay khóc,…thì nó sẽ luôn nhớ tới cha
và tình cảm của người con ngày càng sâu sắc hơn.
- Tính ổn định: tình cảm là thuộc tính tâm lí, là những kết cấu tâm lí ổn định,
tiềm tàng của nhân cách, khó hình thành, khó mất đi.
VD: tình bạn giữa 2 người mới quen sau một thời gian chơi với nhau cùng sẻ
chia niềm vui, nỗi buồn, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn,… nên họ thông
cảm cho nhau, thì dù có xa cách nhưng 2 người bạn đó vẫn luôn nhớ về nhau,
tình cảm đó khó mất đi và rất bền vững, nó dựa trên tiềm tàng của nhân cách.
- Tính chân thực: tình cảm phản ánh chân thực nội tâm và thái độ ngay cả khi
con người cố che dấu nó bằng những “động tác giả” nguỵ trang.
VD: mình là sinh viên. Đi học điểm thấp và bị thi lại trong khi bạn bè của mình
điểm rất cao thì dù trước mặt bạn bè có thể cười ngượng nhưng vẫn không thể
che dấu nỗi buồn trong hành động, lời nói của mình.
- Tính hai mặt ( đối cực): gắn với ựu thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu,
tình cảm mang tính đối cực: dương tính, âm tính ( yêu- ghét, vui- buồn….)
VD: trong tình yêu, khi 2 người yêu nhau một thời gian khá dài, đột nhiên
người con gái đề nghị chia tay thì trong người con trai sẽ chứa tình cảm vừa
yêu vừa ghét vừa hận. Yêu vì tình cảm đã ốn định trong bấy lâu nay, còn hận vì
người mình yêu lại bỏ rơi mình.
3. Các mức độ của đời sống tình cảm.
 Màu sắc xúc cảm của cảm giác:
- Đây là mức độ phản ánh cảm xúc đơn giản nhất của con người. Đó là
những rung động cường độ rất yếu, tồn tại trong thời gian ngắn.
VD: cảm giác về màu xanh da trời gây cho ta một sắc thái xúc cảm nhè nhẹ,
lâng lâng, dễ chịu; cảm giác về màu đỏ gây cho ta một sắc thái rạo rực,…
 Xúc cảm:
Xúc cảm là quá trình tâm lí, là những rung cảm có cường độ tương đối
mạnh, diễn ra nhanh khi có những sự vật, hiện tượng phù hợp tác động đến
con người.
VD: khi có người thân lâu ngày đến chơi, xuất hiện xúc cảm vui mừng,…
- Xúc động là những xúc acmr có cường độ rất mạnh, thời gian tồn tại ngắn
và trong lúc xúc động, có khi chủ thể không làm chủ được các hành vi của
bản thân.
VD: khi biết tin người nhà mất đột ngột vì tai nạn thì có thể bị choáng hoặc
ngất đi vì cú sốc đó.
- Tâm trạng là một trạng thái tâm lí, nó là những rung cảm có cường độ
trung bình hoặc yếu, tồn tại trong thời gian tương đối dài, nó đi kèm và làm
nền cho các hoạt động khác của con người.
VD: tâm trang vui, buồn,…
 Tình cảm:
- Tình cảm là một thuộc tính tâm lí ổn định, bền vững của nhân cách nói lên
thái độ của cá nhân.
- Có 2 nhóm tình cảm:
+ Tình cảm cấp thấp: là những tình cảm liên quan đến sự thoả mãn hoặc
không thoả mãn của cơ thể.
+ Tình cảm cấp cao: mang tính xã hội rõ ràng hơn và được chia thành:
o Tình cảm đạo đức: biểu thị thái độ của con người đối với các vấn đề đạo đức
trong xã hội, trong quan hệ con người với con người, với cộng đồng, với xã
hội.
VD: tình mẹ con, tình bầu bạn, tình yêu nam nữ, tình cảm nhóm xã hội,…
o Tình cảm trí tuệ: tính ham hiểu biết, óc khoa học, nhạy cảm với cái mới.
o Tình cảm thẩm mỹ: thể hiện thái độ rung cảm với cái đẹp.
VD: cùng 1 kiểu quần áo nhưng có người thấy đẹp nhưng có người lại thấy
không đẹp.
o Tình cảm mang tính chất thế giới quan: tình yêu nước, tinh thần quốc tế.
VD: tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách,…
4. Các quy luật của tình cảm.
- Quy luật thích ứng: Một xúc cảm, tình cảm được lặp đi lặp lại nhiều lần một
cách không thay đổi thì cuối cùng sẽ bị suy yếu, bị lắng xuống. Đó là hiện
tượng “chai sạn” tình cảm.
VD: Một người thân của chúng ta đột ngột qua đời, làm cho ta và gia đình
đau khổ, vất vả, nhớ nhung… nhưng năm tháng và thời gian cũng lui dần vào
dĩ vãng, ta cũng phải nguôi dần… để sống.
- Quy luật di chuyển: Là hiện tượng tình cảm, cảm xúc có thể di chuyển từ
người này sang người khác

+ “Giận cá chém thớt”

+ “Yêu nhau yêu cả đường đi

Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”

VD: Hà đang tập trung làm một bài tập rất khó, áp lực tâm lí đang đè lên
người cô. Lúc này cô cần sự yên tĩnh nhưng Hạnh vô tình đã hỏi cô liên tục
một câu hỏi. Hà cảm thấy khó chịu và cáu gắt với Hạnh cho dù Hạnh không
thực sự có lỗi.

- Quy luật lây lan: Xúc cảm, tình cảm của người này có thể truyền, lây
sang người khác.

+ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

+ Niềm vui nhân đôi, nỗi buồn sẻ nửa.


VD: Dung vừa nhận được giấy báo nhập học. Dung vô cùng sung sướng,
vui mừng. An thông báo cho bố mẹ và bạn bè của mình. Sự vui vẻ của Dung đã
tạo nên không khí thoải mái, vui mừng cho mọi người xung quanh.

- Quy luật cảm ứng: Trong quá trình hình thành hoặc biểu hiện tình cảm, sự
xuất hiện hay suy yếu của một tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm một
tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp nó.

VD: Càng yêu nước càng căm thù giặc hay càng thương cô Tấm hiền lành
lại càng căm ghét mụ dì ghẻ độc ác

- Quy luật pha trộn: Trong đời sống tình cảm của con người, nhiều khi hai
tình cảm đối cực nhau, có thể xảy ra cùng một lúc nhưng không loại trừ nhau,
chúng pha trộn vào nhau.

“ Giận mà thương,thương mà giận”

“ Cái gì càng khó khăn gian khổ mới đạt được thì khi đạt được ta càng tự
hào”

VD: Hoa yêu Thành, cô luôn muốn Thành ở bên cạnh cô, quan tâm chăm
sóc cô. Nhưng khi cô thấy Thành có một cử chỉ thân mật hay một hành động
quan tâm tới một người con gái khác thì Hoa tỏ ra khó chịu ghen tuông.

- Quy luật hình thành tình cảm: Xúc cảm là cơ sở của tình cảm, tình cảm
được hình thành từ những xúc cảm đồng loại, chúng được động hình hóa, tổng
hợp hóa và khái quát hóa mà thành.

+ Năng mưa thì giếng năng đầy.

+ Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương .

+ Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.

VD: Xây dựng tình yêu Tổ quốc phải xuất phát từ tình yêu gia đình, mái
nhà, làng xóm.

5. Vai trò của tình cảm.


Trong đời sống trong hoạt động của con người thì không thể thiếu đi bóng
dáng của tình cảm, chính vì sự quan trọng đó mà tình cảm đóng một vai trò rất
lớn trong đời sống của con người.

– Tình cảm đối với nhận thức

Tình cảm được xem là nguồn động lực mạnh mẽ đối với nhận thức, nó nhằm
mục đích kích thích con người tìm tòi đối với kết quả của nhận thức. Đồng thời
thì tình cảm cũng được định hướng, điều khiển, điều chỉnh đi đúng hướng nhà
nhận thức.

Trong nhân sinh quan thống nhất của con người thì nhận thức và tình cảm được
nhận định là hai mặt của một vấn đề.

– Tình cảm đối với hành động

Nhân tố điều chỉnh hành vi và hoạt động của con người và những động lực để
con người hoạt động đó chính là tình cảm. Tình cảm chiếm vị trí quan trọng
trong quá trình nảy sinh, biểu hiện, thúc đẩy con người hoạt động. Cũng như
những cũng con người gặp khó khăn trở ngại trong quá trình hoạt động thì
cũng được tình cảm giúp để vượt qua

– Tình cảm đối với các thuộc tính tâm lí khác

Những thuộc tính tâm lí của nhân cách của con người đều chịu sự chi phối và
ảnh hưởng của tình cảm tác đọng đến. Xu hướng nhân cách bị tình cảm chi
phối tất cả các biểu hiện như: lí tưởng, thế giới quan, nhu cầu, hứng thú, niềm
tin,…

Tình cảm đượcbiết đến là điều kiện và động lực để hình thành năng lực; là yếu
tố có quan hệ qua lại với khí chất con người.
6. Kết luận sư phạm.

Tình cảm vừa là nội dung, vừa là phương tiện giáo dục bởi thế nên nó được
xem là giữ một vị trí vô cùng quan trọng.

Việc một nhà giáo truyền tải nội dung học tập đến học sinh có tận tâm hay
không là hoàn toàn dựa vào tình cảm mà việc giảng dạy đó vui vẻ dễ tiếp thu
hay cáu gắt và không thể truyền tải được nội dung bài giảng.

Giáo viên vừa là người truyền thụ kiến thức vừa là nhà tâm lí học. Điều đó đòi
hỏi người giáo viên cần phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn,
trình độ Sư phạm. Ngoài ra, còn phải trau dồi năng lực tự nhận thức về tâm lí,
tình cảm, xúc cảm của học sinh. Từ đó, có thể quản lí tốt cảm xúc cá nhân và
cảm xúc cua học sinh.

Trao đổi tình cảm được coi là một hành vi thích ứng của con người góp phần cải
thiện thể chất và tinh thần. Việc bày tỏ tình cảm làm trung gian cho các lợi ích về
tình cảm, thể chất và quan hệ đối với cá nhân và các đối tác quan trọng.

You might also like