You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ


BỘ MÔN TÂM LÝ – GIÁO DỤC
-----------------------

BÀI TẬP NHÓM SỐ 3


MÔN: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

CHỦ ĐỀ:
TRÍ TUỆ CẢM XÚC VÀ GIÁO DỤC TRÍ THÔNG MINH
CẢM XÚC CHO HỌC SINH

NHÓM SỐ: 3

Thành viên:

STT MSSV HỌ VÀ TÊN LỚP CHỨC VỤ


1 20040238 Nguyễn Linh Chi 20E20 Thành viên
2 20041294 Phạm Khánh Hạ 20E20 Thành viên
3 20040062 Phạm Thị Ly 20E20 Thành viên
4 20040075 Nguyễn Minh Ngọc 20E20 Thành viên
5 20041318 Trần Mai Phương 20E20 Thành viên
6 20040114 Dương Thu Trang 20E20 Thành viên
7 20040121 Tống Thị Thu Trang 20E20 Nhóm trưởng
8 20041695 Nông Hoàng Uy 20E20 Thành viên

Hà Nội, tháng 4 năm 2022


Mục lục

I. Lý thuyết ................................................................................................................... 2
1. Trí thông minh cảm xúc là gì ................................................................................ 2
2. Sơ lược các loại hình trí thông minh cảm xúc....................................................... 2
3. Vai trò của trí thông minh cảm xúc ....................................................................... 3
4. Mô hình trí thông minh cảm xúc ........................................................................... 4
4.1. Mô hình ........................................................................................................... 4
4.2. Mục tiêu .......................................................................................................... 5
4.3. Một số hình thức giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh ................................ 6
II. Thực hành ................................................................................................................. 8
1. Tình huống: ........................................................................................................... 8
1.1. Tình huống 1:.................................................................................................. 8
1.2. Tình huống 2:.................................................................................................. 9
1.3. Tình huống 3:................................................................................................ 10
1.4. Tình huống 4 ................................................................................................. 11
1.5. Tình huống 5 ................................................................................................. 11
2. Phần tài liệu tham khảo và phụ lục ..................................................................... 12
2.1. Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 12
2.2. Đánh giá mức độ hoàn thành công việc nhóm ............................................. 13

1
I. Lý thuyết
1. Trí thông minh cảm xúc là gì
- Peter Salovey và John D.Mayer – được coi là cha đẻ của khung lý thuyết về trí
thông minh cảm xúc. Họ định nghĩa như sau:

“Khả năng theo dõi cảm giác và cảm xúc của mình cũng như của người khác, phân
biệt chúng, và sử dụng thông tin này để dẫn dắt tư duy và hành động của mình”

- 5 phần của trí thông minh cảm xúc


• Khả năng am hiểu bản thân: Kiến thức về các trạng thái bên trong, sở thích, nguồn
lực và trực giác của chính mình.
• Khả năng kiểm soát bản thân: Khả năng quản lý các trạng thái bên trong, các
xung động, và nguồn lực của chính mình.
• Động lực: Những xu hướng cảm xúc dẫn dắt hoặc hỗ trợ việc đạt được mục tiêu
• Cảm thông: Khả năng am hiểu cảm xúc, nhu cầu và mối quan tâm của người khác
• Kỹ năng xã hội: Sự thành thạo trong việc gợi ra những phản ứng mong muốn bên
trong người khác.

2. Sơ lược các loại hình trí thông minh cảm xúc


- Trí tuệ ngôn ngữ: Là khả năng sử dụng có hiệu quả các từ ngữ, hoặc bằng lời nói
hoặc bằng chữ viết.
Ví dụ: Thích đọc sách, trò chơi chữ, kể chuyện, viết lách tốt; phát âm chuẩn, vốn
từ phong phú, nói chuyện lôi cuốn, có thể thuyết phục người khác bằng lời,…

- Trí tuệ logic - toán học: Là khả năng sử dụng có hiệu quả các con số và lí luận về
logic, trật tự một cách thông thạo: Tính nhẩm nhanh, thích thú làm việc và vui
chơi với các con số; Thích toán, các trò chơi đòi hỏi động não, tư duy logic; Thích
tìm ra các bố cục, quy luật và trình tự các đồ vật, thích làm thí nghiệm, quan tâm
đến các vấn đề khoa học tự nhiên,…

- Trí tuệ không gian: Là khả năng tiếp cận một cách chính xác thế giới không gian
qua thị giác: Nhạy cảm về màu sắc, đường nét, hình dạng và tương quan giữa
chúng; Biết và thích vẽ; Đọc bản đồ, biểu đồ, sơ đồ và tranh ảnh dễ dàng hơn từ
ngữ;…

2
- Trí tuệ hình thể - động năng: Là sự thành thạo và khéo léo trong việc sử dụng
toàn bộ cơ thể để thể hiện các ý tưởng, cảm xúc và hoạt động nào đó: thích chơi
và chơi tốt thể thao, làm thủ công tốt; Khó ngồi yên một chỗ trong thời gian dài;
Thích các trò chơi sôi động, tháo gỡ rồi lắp ghép các đồ vật;…

- Trí tuệ âm nhạc: Là khả năng cảm nhận, phân biệt, biến đổi và thể hiện các hình
thức âm nhạc: Nhạy cảm với nhịp điệu, âm sắc, âm tần của một bản nhạc; Nhớ
được giai điệu các bài hát; Thích hát và hát hay, biết chơi nhạc cụ; Thích gõ nhịp
hay hát khẽ một mình khi làm việc, học hành; …

- Trí tuệ giao tiếp: Là khả năng cảm nhận và phân biệt giữa các tâm trạng, ý đồ,
động cơ và cảm nghĩ của người khác;Thích tham gia các hoạt động tập thể, thoải
mái, tự tin giữa đám đông, biết chia sẻ, quan tâm đến người khác và cũng được
người khác chia sẻ, khuyên bảo;….

- Trí tuệ nội tâm: Là khả năng hiểu biết bản thân và hành động một cách thích hợp
trên cơ sở tự hiểu mình: Biết rõ ưu điểm, hạn chế của mình; Ý thức đầy đủ và
đúng về tâm trạng, động cơ, tính khí, ước mơ của bản thân; Khả năng tự kiềm
chế, tự kiểm soát, lòng tự trọng;…..

- Trí tuệ tự nhiên học: Là khả năng nhận dạng, phân loại các loài sinh vật; Hiểu
biết về các hiện tượng thiên nhiên; thích dã ngoại, chăm sóc con vật; Thích tìm
hiểu về thiên nhiên; Tham gia tích cực các đề án về thiên nhiên và bảo vệ môi
trường,...

3. Vai trò của trí thông minh cảm xúc


- Trong đời sống, trí tuệ cảm xúc đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của
chúng ta. Nó quyết định phần lớn đến cái cách mà chúng ta ứng phó và đối mặt
với mọi tình huống trong cuộc sống hàng ngày.
Ví dụ: Việc xây dựng cảm xúc tích cực là rất quan trọng. Cụ thể, môn triết học là
một môn học khó và phức tạp, điều này thường khiến bạn mặc định trong suy
nghĩ rằng “Mình có học thì cũng không hiểu đâu”. Những suy nghĩ này sẽ dẫn
đến việc học tập một cách qua loa để qua môn. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn môn học
theo một cách tích cực hơn coi đó là một cơ hội để thử thách bản thân thì lúc đó
bạn đã biết sử dụng trí tuệ cảm xúc.

3
- Với các mối quan hệ xung quanh, trí tuệ cảm xúc của chúng sẽ quyết định không
chỉ đến số lượng mà còn cả chất lượng của các mối quan hệ đó.
Ví dụ: Trong gia đình, dù mọi người đều quan tâm và yêu thương lẫn nhau nhưng
điều đó không có nghĩa là họ sẽ gắn kết, thân thiết và có thể chia sẻ, tâm sự hết
mọi thứ với nhau. Điều này đặc biệt đúng với mối quan hệ giữa cha mẹ và con
cái. Nếu cha mẹ không biết điều chỉnh cảm xúc của mình phù hợp, thường xuyên
dùng những từ ngữ không hay hoặc mắng, chửi con của mình khi chúng thất bại,
thì rất khó để đứa con đó có thể mở lòng và tâm sự cho bố mẹ nó nghe về những
gì mà đứa trẻ ấy đang phải đối mặt. Do đó biết điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc
của mình một cách hợp lý sẽ giúp chúng ta hiểu nhau và gắn kết với nhau hơn.

- Trong công việc, trí tuệ cảm xúc sẽ tạo ra nhiều cơ hội trong việc phát triển sự
nghiệp của mỗi cá nhân. Nó sẽ giúp chúng ta biết cách thể hiện những cảm xúc
khác nhau sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, tăng khả năng thích nghi với môi
trường làm việc mới, cũng như công việc mới. Trí tuệ cảm xúc giúp bạn làm chủ
lý trí của mình, cân bằng giữa lý trí và cảm xúc. Cảm xúc dẫn dắt lý trí, lý trí giúp
điều chỉnh cảm xúc sao cho phù hợp.
Ví dụ: Khi bạn là người mới được nhận vào trong một công ty nơi mà xung quanh
bạn là những người lớn tuổi, những bậc thầy lão luyện. Họ có thể vô cùng khắt
khe, nóng tính và thường xuyên chỉ trích bạn nếu bạn không hoàn thành tốt công
việc được giao. không hay về điều đó. Trí tuệ cảm xúc cao sẽ giúp bạn kiềm chế
cảm xúc của mình, không nóng giận và cố gắng tìm hiểu nguyên nhân ở những
người còn lại. Việc ứng xử một cách khéo léo, thông minh không chỉ giúp bạn
thấy vui vẻ, quan hệ thuận lợi với đồng nghiệp mà còn giúp bạn học thêm được
nhiều kinh nghiệm từ họ, tích lũy cho cơ hội thăng tiến sau này.

4. Mô hình trí thông minh cảm xúc


4.1. Mô hình
Giáo dục năng lực cảm xúc và xã hội (SEL – Social & Emotional Learning) là
một thuật ngữ bao gồm những nội dung sau:
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ em để nhận thức và quản lý những cảm xúc.
- Hình thành và phát triển sự quan tâm và chăm sóc người khác.
- Đưa ra những quyết định với tinh thần trách nhiệm.
- Thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
- Giải quyết các tình huống sâu xa, nhiều thử thách một cách hiệu quả nhất.

4
Giáo dục năng lực cảm xúc xã hội là một trong những kỹ năng quan trọng với
trẻ. Như vậy, có thể nói một cách ngắn gọn, giáo dục năng lực cảm xúc – xã hội
chính là giáo dục các kỹ năng để học sinh có thể kiểm soát bản thân, có những
hành xử tích cực với người khác và đưa ra những quyết định có trách nhiệm để
giải quyết vấn đề hiệu quả.

Từ khái niệm về SEL mà chúng tôi chia sẻ phía trên, có thể thấy sự tương quan
về năng lực nhận thức, cảm xúc và hành vi trong SEL, và chúng được nhóm lại
thành 5 nhóm năng lực chính như sau:

- Khả năng tự nhân thức bản thân bao gồm: nhận biết được cảm xúc của bản thân,
nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu, nhu cầu của bản thân cũng như phát triển tư duy
tiến bộ.
- Khả năng tự kiểm soát bao gồm: điều tiết cảm xúc, kiểm soát sự bốc đồng và tự
đặt ra mục tiêu.
- Khả năng nhận thức xã hội bao gồm: biết nhìn nhận vấn đề trên quan điểm của
người khác, có sự đồng cảm và biết trân trọng sự khác biệt.
- Các kỹ năng về quan hệ xã hội bao gồm: giao tiếp, hợp tác và giải quyết xung
đột.
- Khả năng đưa ra quyết định có trách nhiệm bao gồm việc cân nhắc kỹ hậu quả
trước khi hành động.

4.2. Mục tiêu


Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc các trường học khuyến khích giáo
dục cảm xúc - xã hội là rất quan trọng đối với sự thành công trong học tập, xã hội,
phát triển bản thân và nghề nghiệp của học sinh

- Tạo không khí lớp học mang tính khích lệ, động viên
- Giúp các em học tập tốt hơn, cải thiện điểm thi, điểm số và thời gian học.
- Thái độ tích cực hơn với bản thân và với người khác (như nâng cao sự tự tin,
năng lực bản thân, sự kiên trì, sự thấu cảm,…).
- Các hành vi xã hội và mối quan hệ giữa bạn bè, người lớn tích cực hơn.
- Giảm bớt những hành vi tiêu cực, giảm những căng thẳng về cảm xúc

Về lâu dài, kỹ năng này giúp các bé thành công trong sự nghiệp, có những mối
quan hệ tích cực trong gia đình và công việc, sức khỏe tinh thần tốt hơn, và đặc biệt
là giảm hiểu hành vi tội phạm

5
4.3. Một số hình thức giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh
4.3.1. Dành cho học sinh tiểu học
Ví dụ 1: Hỏi Thăm Học Sinh Khi Bắt Đầu Buổi Học
Kỹ năng SEL: Quản lý bản thân, nhận thức xã hội
Dụng cụ: Không có

Khi học sinh đi học, chúng mang theo cảm xúc của mình. Các giáo viên được
khuyên nên bắt đầu ngày mới của mình bằng việc hỏi thăm để hiểu học sinh đang
cảm thấy gì:

“Chúng tôi thường bắt đầu một ngày bằng những câu hỏi vui nhộn và chia sẻ cảm
nhận của mình. Chúng tôi cũng có nhiều khoảng nghỉ trong ngày. Ngoài ra, chúng
tôi tổ chức một buổi nói chuyện và hỏi xem học sinh có thực sự muốn chia sẻ điều
gì đó hay không. Điều này làm chúng vui vẻ và thích nói chuyện với nhau!”

“Dạy học sinh cách lắng nghe và có một cuộc trò chuyện thực sự là rất quan trọng
ngay lúc này. Đôi khi bạn phải dừng buổi học và lắng nghe học sinh của mình, tôn
trọng những gì chúng chia sẻ và hiểu cảm xúc của chúng.”

Ví dụ 2: Bộ Nhận Dạng Cảm Xúc


Kỹ năng SEL: Nhận thức bản thân, nhận thức xã hội
Dụng cụ: Đĩa giấy, bút màu, que kem
Các phương pháp học tập theo cảm xúc xã hội tốt nhất được kết hợp vào việc giảng
dạy thường xuyên trong lớp học.

Hãy thử làm đồ thủ công đơn giản này: Phát đĩa giấy và để học sinh vẽ những
khuôn mặt đại diện cho những cảm xúc đơn giản - vui, buồn, tức giận và bối rối.
Gắn các đĩa giấy vào que kem và sử dụng chúng làm mặt nạ trong quá trình học.
Trong khi bạn đang đọc một câu chuyện, hãy hỏi học sinh của bạn xem chúng nghĩ
các nhân vật đang cảm thấy như thế nào.
Bạn thậm chí có thể sử dụng những chiếc mặt nạ này để hỏi nhanh và hiểu được
cảm xúc của học sinh vào đầu ngày.

4.3.2. Dành cho học sinh THCS


Ví dụ 1: Khuyến Khích học sinh Nói Chuyện Tích Cực
Kỹ năng SEL: Tự nhận thức, tự điều chỉnh
Dụng cụ: Chỉ cần một thái độ tích cực!
6
"Điều này quá khó."
"Con đoán điều này là cũng được."
"Mọi người đều giỏi hơn em!"
Là một giáo viên, bạn có một cơ hội quan trọng để ảnh hưởng đến cách học sinh
nghĩ về bản thân.

Hãy nhẹ nhàng uốn nắn học sinh khi bạn nghe thấy những lời nói tiêu cực của trẻ
và sử dụng nó như một cơ hội để gợi ý những suy nghĩ tử tế hơn:

● "Con sẽ làm việc chăm chỉ và làm đúng."


● "Con có thể làm tốt hơn."
● "Các bạn cùng lớp của con giải quyết vấn đề này như thế nào?"

Hãy thực hành điều này trong suốt quá trình giảng dạy của bạn - nếu bạn mắc sai
lầm, đừng tự trách mình. Hãy sử dụng nó như một cơ hội để thể hiện khả năng tự
nói chuyện tích cực và thử lại.

Ví dụ 2: Viết nhật kí
Kỹ năng SEL: Tự nhận thức
Dụng cụ: Máy tính xách tay và bút, lời nhắc viết nhật ký
Viết nhật ký là một cách tuyệt vời để học sinh trung học cơ sở (trở lên!) Xử lý
thông tin, tìm hiểu cảm xúc của trẻ và phản ánh về bài học.
Cho học sinh thời gian đều đặn mỗi tuần để viết nhật ký. Cung cấp các lời nhắc
như:
● Em biết ơn điều gì trong ngày hôm nay?
● Tự chăm sóc bản thân có ý nghĩa gì đối với em?
● Sở thích của em là gì? Tại sao?
● Người nào trong cuộc sống của em khiến em cảm thấy tự tin?

Để khuyến khích sự tự phản tỉnh (reflection) của học sinh, hãy xem xét chỉ chấm
điểm một hoặc hai mục mà sinh viên đồng ý chia sẻ cho bạn từ nhật ký.

4.3.3. Dành cho học sinh THPT


VD 1: Tranh biện
Kỹ năng SEL: Kỹ năng quan hệ, quản lý bản thân, ra quyết định có trách nhiệm
Dụng cụ: Tranh luận các câu hỏi liên quan đến bài học của bạn

7
Tranh biện là một cách tuyệt vời để dạy cho học sinh trung học cách lập luận, tích
cực lắng nghe và tôn trọng những ý kiến không đồng ý với các bạn.
Thêm vào đó, điều này thật dễ dàng để kết hợp vào bài học của bạn!
Chọn một chủ đề tranh luận xung quanh một cuốn tiểu thuyết mà lớp của bạn vừa
hoàn thành, một sự kiện hiện tại hoặc bất cứ điều gì khác mà học sinh của bạn say
mê.

Chia thành các đội, sau đó yêu cầu học sinh xây dựng lập luận có cấu trúc và trả lời
các bạn cùng lớp. Đây cũng là một cách tuyệt vời để học sinh thực hành kỹ năng
thuyết trình trước đám đông!

Ví dụ 2: Tổ chức sự kiện
Kỹ năng SEL: Nhận thức xã hội, kỹ năng quan hệ, đưa ra quyết định một cách có
trách nhiệm
Dụng cụ: phiếu đánh giá, ví dụ
Hãy để học sinh của bạn xả hơi và cùng nhau lên kế hoạch cho một bữa tiệc trong
lớp! Biến một lễ kỷ niệm thành một cơ hội để dạy về trách nhiệm, lập ngân sách,
quản lý thời gian, làm việc theo nhóm và hơn thế nữa.
Cung cấp cho học sinh phiếu tự đánh giá để phác thảo kế hoạch, giới hạn thời gian
rõ ràng và ngân sách (ngay cả khi ngân sách đó là không có đồng nào!).

Đưa ra thử thách cho chúng:


● Chọn một chủ đề
● Gửi lời mời
● Chọn ngày và giờ phù hợp
● Trang trí lớp học
● Lập kế hoạch và điều hành các hoạt động mà cả lớp sẽ thích
● Sắp xếp, bố trí và dọn dẹp sau đó

Bạn có thể ngạc nhiên về những ý tưởng mà chúng nghĩ ra!

II. Thực hành


1. Tình huống:
1.1. Tình huống 1: Cảnh báo rối loạn sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên
- Nội dung: Cứ nghĩ cha mẹ là sẽ hiểu con cái nhưng thực tế trẻ còn rất nhiều điều
không thể chia sẻ với bố mẹ dẫn đến tâm tư dồn nén sinh tâm bệnh.

8
- Xuất xứ: Từ trong thực tế cuộc sống hàng ngày. Ngày truy cập 11/04/2022
https://www.youtube.com/watch?v=hVyK1MUx_wA

- Câu hỏi: Quan điểm sau có đúng hay không: Sức khỏe tâm thần kém không phải
là vấn đề lớn đối với trẻ vị thành niên. Đó chỉ là hiện tượng tâm trạng thay đổi
thất thường do rối loạn nội tiết tố và hành động nhằm thu hút sự chú ý.

- Trả lời: Trẻ vị thành niên thường có tâm trạng thất thường, nhưng điều đó không
có nghĩa là các em không phải vật lộn với vấn đề sức khỏe tâm thần. 14% trẻ vị
thành niên trên thế giới gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Trên toàn cầu, tự
tử là nguyên nhân tử vong phổ biến đứng thứ năm ở nhóm trẻ em 10-15 tuổi, và
đứng thứ tư ở nhóm trẻ vị thành niên 15-19 tuổi. Một nửa số bệnh về sức khỏe
tâm thần bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 14.

- Vận dụng vào đời sống hàng ngày: Trong gia đình, dù mọi người đều quan tâm
và yêu thương lẫn nhau nhưng điều đó không có nghĩa là họ sẽ gắn kết, thân thiết
và có thể chia sẻ, tâm sự hết mọi thứ với nhau. Điều này đặc biệt đúng với mối
quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Nếu cha mẹ không biết điều chỉnh cảm xúc của
mình phù hợp, thường xuyên dùng những từ ngữ không hay hoặc mắng, chửi con
của mình khi chúng thất bại, thì rất khó để đứa con đó có thể mở lòng và tâm sự
cho bố mẹ nó nghe về những gì mà đứa trẻ ấy đang phải đối mặt. Do đó biết điều
chỉnh và kiểm soát cảm xúc của mình một cách hợp lý sẽ giúp chúng ta hiểu nhau
và gắn kết với nhau hơn.

1.2. Tình huống 2: Câu chuyện động lực


- Nội dung: Tình trạng đánh giá hay phán xét người khác đang ngày càng phổ
biến hiện nay, cụ thể là đối với thanh thiếu niên, đặc biệt lứa tuổi 16,17 - tuổi
mới lớn. Ta bắt gặp trong video là một trong những ví dụ điển hình của việc
lăng mạ bạn bè, coi thường, đánh giá thấp người khác. Tuy vậy, những lời lăng
nhục ấy không khiến bạn nữ trong video nản lòng, trầm cảm mà cô gái ấy đã
biến thành động lực lớn lao phát triển bản thân, cố gắng hoàn thành mục tiêu
của mình.

- Xuất xứ: Tình huống tự dựng

- Câu hỏi: Làm thế nào để biến những lời chê bai thành động lực cố gắng ?

9
- Trả lời: Trước tiên phải xây dựng tích cực, suy nghĩ sáng suốt xem lời chê của
bạn có đúng hay ko, mình có thể học được gì từ những “đóng góp đó ko “? Nếu
ko, thì chúng ta có thể lờ đi những lời nói đó, tập trung cải thiện bản thân mình
và nghĩ đến khi mình thành công, mình có thể tự tin và nói với họ rằng: “Cảm
ơn những lời chê bai của bạn để tôi có ngày hôm nay.”

- Vận dụng: Phải biết tiếp thu có chọn lọc, không để lời nói của người khác dễ
dàng chi phối cảm xúc của mình. Ai cũng đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng,
nếu kiên nhẫn theo đuổi mục tiêu đến cùng thì ắt hẳn sẽ thành công.

1.3. Tình huống 3: Cách bày tỏ cảm xúc tức giận


- Nội dung: Nếu có dịp vào các quán net, sẽ không khó để bắt gặp các bạn thanh,
thiếu niên vừa chơi game vừa buông ra những lời chửi thề, hay khi lướt mạng
xã hội, ta cũng có thể bắt gặp nhưng livestream chửi bới, lăng mạ nhau, nó trở
thành điều mọi người cho là bình thường mỗi khi muốn bày tỏ cảm xúc tức giận
và giải tỏa cơn giận ấy

- Xuất xứ: Từ thực tế cuộc sống hàng ngày. Ngày truy cập
11/04/2022 https://www.youtube.com/watch?v=CM_sR13cWOM

- Câu hỏi: Theo bạn, hậu quả của việc không kiềm chế được cơn giận là gì?

- Trả lời:
+ Gây tổn thương người khác: Bạn nổi giận với kẻ xấu xa và muốn bất chấp đòi
công bằng, nhưng bạn có thể bị kẻ xấu đó "phản đòn", rồi chính mình thiệt hại.
Bạn nổi giận với bạn bè, họ sẽ rời xa bạn. Bạn nổi giận với người ruột thịt, với
bạn đời, họ tổn thương, khổ đau, bạn cũng chẳng hạnh phúc gì. Khi tức giận,
con người thường không kiểm soát được lời mình nói, cách mình hành động.
+ Thậm chí, vì nóng giận, nhiều người rơi vào cảm xúc tiêu cực, hành động mất
trí, làm đau bản thân, làm đau những người xung quanh. Khi tức giận, chúng ta
quên đi mọi hậu quả, mọi nguyên nhân, mà chỉ muốn xả cơn nóng giận trong
mình. Hậu quả là, tự bản thân gây ra những chuyện mà sau đó chính mình phải
hối hận.

- Vận dụng: Quản lý và thấu hiểu những cảm xúc, chẳng hạn như tức giận, là
điều mà mọi người nên học hỏi, trên thực tế, nó là một phần quan trọng trong
10
quá trình phát triển của mỗi chúng ta. Kiểm soát cơn giận quả là một điều
không dễ dàng, sau đây là 1 số cách có thể giúp bạn quản lý cơn tức giận của
mình: tìm ra nguyên nhân của của cơn tức giận và cách giải quyết; tìm không
gian thoáng đãng để bình tâm; thả lỏng cơ thể như hít thở thật sâu và chậm đều,
sau đó massage nhẹ vùng vai, cánh tay và bàn chân; phân tán tư tưởng bằng
cách xem những video, hình ảnh hài hước; tìm một người bạn hoặc ai đó có
cảm xúc hợp với bạn, thấu hiểu được bạn để chia sẻ và cảm thông.

1.4. Tình huống 4: Đóng kịch văn học


- Nội dung: “Sân khấu hóa Tác phẩm Văn học” là một nội dung của phương pháp
giảng dạy Ngữ văn tác phẩm cho học sinh của trường THPT Chuyên Ngoại ngữ
- ĐHNN - ĐHQGHN. Chặng đường 17 năm áp dụng phương pháp này đã định
hình một phong cách Học văn kiểu Chuyên ngữ vô cùng ấn tượng với các thế
hệ học sinh. Đêm Sân khấu hóa Tác phẩm Văn học năm nay là kết tinh những
thành tựu (mang tính nghệ thuật) trong quá trình giảng dạy trên tinh thần đổi
mới phương pháp dạy và học của các thầy cô Nhóm Văn – Tổ Xã hội.

- Xuất từ: Từ thực tế cuộc sống hàng ngày. Ngày truy cập 13/04/2022
https://www.youtube.com/watch?v=yiTOPaIflxg

- Câu hỏi: Hoạt động đóng vai nhân vật, tác giả này có tác dụng như thế nào đối
với sự phát triển trí tuệ cảm xúc của học sinh?

- Trả lời: Học sinh đóng vai tác giả hoặc nhân vật để cùng trải nghiệm, cùng chia
sẻ với nhà văn và con người trong tác phẩm về những suy nghĩ, những cách ứng
xử trong cuộc sống. Từ đó, học sinh thấu hiểu tác giả hoặc nhân vật, sẽ bộc lộ
được cảm xúc của bản thân. Như vậy, đây là phương pháp hiệu quả rèn luyện
cho các em khả năng hiểu rõ đối tượng trong giao tiếp.

- Vận dụng: Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc
về một vấn đề bằng cách đứng từ chỗ đứng, góc nhìn của người trong cuộc, tập
trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được từ vai của mình.

1.5. Tình huống 5: Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ.

11
- Nội dung: Bên cạnh giáo dục tri thức, phụ huynh cũng cần dạy cho con em
mình các cách phát triển trí tuệ cảm xúc để trẻ có thể trở nên hòa đồng và tự tin
trong giao tiếp.
- Xuất xứ: Từ thực tế cuộc sống hàng ngày. Ngày truy cập 13/04/2022
https://www.youtube.com/watch?v=ak25YLr5Kls

- Câu hỏi: Liệu chỉ tập trung rèn luyện IQ cho con tôi học thật giỏi thì có sao
không ạ?

- Trả lời: Rõ ràng, khi có chỉ số IQ cao, trẻ sẽ có khả năng phản biện, tập trung,
giải quyết vấn đề tốt. Nhưng nếu trẻ không có chỉ số EQ cao sẽ dẫn đến tình
trạng trẻ khó hòa đồng, không hợp tác được với bạn bè và mọi người xung
quanh, dễ cảm thấy lo lắng, thiếu tự tin khi gặp những môi trường lạ hoặc thử
thách mới mẻ.

- Vận dụng: Cha mẹ nên giúp con hiểu về cảm xúc nhiều hơn. Trẻ con thường
gặp khó khăn khi diễn tả những cảm xúc của mình, những gì mình đang cảm
thấy hoặc trải qua. Điều đó khiến cho trẻ dễ bùng nổ và cáu giận ở nơi công
cộng khi cảm thấy quá sức chịu đựng. Đôi khi nguyên nhân cũng là do trẻ quá
lo lắng và căng thẳng.

Là bố mẹ, bạn hãy kiên nhẫn và mềm mỏng mỗi khi con gặp những vấn đề này.
Hãy nói với con rằng bạn thấu hiểu những gì con đang trải qua và khuyến khích
con gọi tên cảm xúc của mình. Điều quan trọng là bạn cần tạo ra môi trường để
khiến con cảm thấy an toàn và có thể tin cậy. Hãy dạy con không thể chọn cảm
xúc của mình, nhưng có thể chọn cách đối phó với nó.

2. Phần tài liệu tham khảo và phụ lục


2.1. Tài liệu tham khảo
1. Xuân, B. T., & Oanh, D. T. Vận dụng Thuyết đa trí tuệ trong học tập và giáo
dục người lớn.
Truy cập 08/04/2022, từ
http://vjes.vnies.edu.vn/sites/default/files/bai_so_3__so_23_thang_11._2019.pd
f

2. Giáo Dục Cảm Xúc-Xã Hội (Sel) Là Gì?. (2021).


12
Truy cập 10/04/2020, từ https://tamlyvietphap.vn/tam-ly-hoc-duong/giao-duc-
cam-xuc-xa-hoi-sel-la-gi-2561-50977-article.html

3. 21 Hoạt Động Giáo Dục Cảm Xúc Xã Hội (SEL) Cho Các Độ Tuổi Cấp 1 Và 2.
(2021)
Truy cập 14/04/2022, từ https://tamlyvietphap.vn/kien-thuc-tlhd/-hoat-dong-
giao-duc-cam-xuc-xa-hoi-sel-cho-cac-do-tuoi-cap-va-2564-54065-article.html

4. Trí tuệ cảm xúc EQ là gì và phương pháp giáo dục cho trẻ ?. (2021)
Truy cập 12/04/2020, từ https://kidpod.vn/kidpod-club/tri-tue-cam-xuc-eq-la-
gi-va-phuong-phap-giao-duc-cho-tre/617ddaf913207d002f206df7

2.2. Đánh giá mức độ hoàn thành công việc nhóm


STT Nội dung Nội dung Thuyết trình Đánh giá

1 Sơ lược các loại hình trí thông Ly Hạ Tốt


minh

2 Trí thông minh cảm xúc là gì Phương Phương Tốt

3 Vai trò trí thông minh cảm xúc Ngọc, Dương Dương Trang Tốt
Trang

4 Mô hình giáo dục trí thông Chi, Hạ, Tống Tống Trang Tốt
minh cảm xúc cho học sinh Trang

5 Tình huống 5 tình huống Tình huống 1: Tốt


(Mỗi người Chi
Đóng góp 1 tình Tình huống 2:
huống) Uy
Tình huống 3:
Ngọc

6 Powerpoint Cả nhóm Tốt

7 Word Tống Trang Tốt

13

You might also like