You are on page 1of 17

Bài 1: Đối tượng nghiên cứu của Xã Hội Học.

Bài 2: Lịch sử hình thành và phát triển của Xã hội học.


Bài 3: Các nhà Xã Hội Học Kinh Điển.
Bài 4: Phương pháp nghiên cứu Xã Hội Học.
Bài 5 : Văn hoá và Xã hội
Bài 6 : Lệch chuẩn
Bài 7 : Xã hội hoá hành động xã hội.
Bài 8: Địa vị và vai trò.
Bài 9: Nhóm và tổ chức xã hội.
Bài 10: Biến đổi xã hội - Kiểm Tra Cuối Kỳ
Một số yêu cầu cơ bản về phương pháp
học tập, nghiên cứu
Phát huy tính chủ động của giảng viên và tính
tích cực của sinh viên. Giảng viên hướng dẫn,
sinh viên trao đổi, thảo luận và tự học là chính.

Học luôn đi đôi với hành

Sinh viên chia thành các nhóm nhỏ để thực


hiện các hoạt động học tập, nghiên cứu.
Kết Cấu

1) Khoa học Xã hội

2) Đối tượng nghiên cứu, cơ cấu và


quan hệ giữa khoa học xã hội với
các ngành khoa học khác

3) Chức năng của xã hội học


• Trần Thị Thanh Lương
• Cell: 0777297848
Bài I. ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG VÀ
NHIỆM VỤ CỦA XÃ HỘI HỌC
1. Xã Hội Học Là Một Ngành Khoa Học

• Mỗi ngành khoa học có một cách tiếp cận riêng và cách nghiên cứu
riêng.
• Khoa học là tìm ra câu trả lời khách quan, hệ thống và logic
• Khoa học là thực nghiệm: nó phải dựa vào các quan sát thực tế.
• Khoa học tự nhiên nghiên cứu quy luật vận hành của các hiện
tượng tự nhiên
• Khoa học xã hội nghiên cứu các nhóm xã hội và hành vi
• Một vấn đề xã hội là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành
khoa học xã hội
• Kinh tế nghiên cứu về sản xuất, phân bố và tiêu dùng hàng
hoá dịch vụ
• Tâm lý nghiên cứu về hành vi cá nhân, quá trình nhận thức
• “Mỗi cá nhân có một nhân cách khác nhau, nhưng xã hội lại
định hình cuộc sống của các thành viên” (P. Berger, 1963)
2. Đối Tượng Nghiên Cứu Của Xã Hội Học
1) Nghiên cứu về xã hội loài người, trong đó mối quan hệ xã hội, các
tương quan xã hội được biểu hiện thông qua các hành vi xã hội giữa
người với người, hay giữa các nhóm người trong hệ thống cấu trúc
xã hội. Từ đó tìm ra logic, cơ chế vận hành mang tính quy luật của
các hình thái vận động và phát triển của các quan hệ và quá trình xã
hội.
2) Nghiên cứu hệ thống cấu trúc xã hội, nghiên cứu mối quan hệ tương
tác giữa cá nhân trong các nhóm xã hội và với cộng đồng xã hội. Từ
đó có thể thấy được sự tồn tại các liên hệ bên trong của cấu trúc xã
hội quy định sự hiện diện của các sự vật, hiện tượng. Tìm kiếm, xác
lập sự tác động lẫn nhau theo mối quan hệ nào, cơ chế, hệ thống giá
trị chuẩn mực nào
3) Xã hội học nghiên cứu hệ thống cấu trúc xã hội tổng
thể nói chung, trên cơ sở xác lập tính chất hệ giá trị
chuẩn mực quy định hoạt động sống của toàn hệ thống
xã hội.
4) Nghiên cứu các nhóm cộng đồng xã hội, mối quan hệ
giức nó với cá nhân và cộng đồng để phát hiện những
bản sắc đặc thù trong hành vi xã hội của cá nhân, của
nhóm và cộng đồng trước quá trình giao lưu và chuyển
biến xã hội.
3. Định Nghĩa Xã Hội Học
oXã hội học là một môn khoa học thuộc lĩnh vực khoa học
xã hội, nghiên cứu các tương tác xã hội, đặc biệt đi sâu
nghiên cứu có hệ thống sự phát triển cấu trúc, mối tương
quan xã hội, hành vi xã hội được thể hiện trong quá trình
hoạt động của con người trong các nhóm, tổ chức xã hội
oXã hội học là một ngành chủ đạo của khoa học xã hội dùng
phương pháp nghiên cứu khoa học để nghiên cứu mối quan
hệ giữa các tổ chức xã hội và hành vi chung của các nhóm
4. Xã Hội Học
• Xã hội định hình cuộc song các cá nhân theo các tiêu chí: giới, kinh tế,
tuổi… và sự mong chờ xã hội từ các nhóm này cũng khác nhau.
• XHH xem xét sự lựa chọn cá nhân trong bối cảnh xã hội (số con mà
người phụ nữ có,…)
• Như vậy, sự tồn tại các hiện tượng trong xã hội không chỉ là kết quả
mang tính chủ quan của chủ thể hành động mà phản ánh tính khách
quan từ các quá trình xã hội khác.
• Nói cách khác, trong quá trình hoạt động sống của con người, con
người chịu sự tác động chi phối rất lớn từ các tác nhân mang tính xã
hội.
5. Chức Năng Cơ Bản của Xã Hội Học
XHH đưa ra các dữ liệu làm cơ sở định hình nên chính sách, điều luật

XHH giúp đề ra các giải pháp giải quyết một vấn đề cự thể thông qua thay
đổi chính sách hay áp dụng chương trình

XHH giúp dự báo xã hội

XHH giú các cá nhân hình thành nhân cách và thay đổi nhận thức
Ôn Tập
1) Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học là?
2) Các chức năng của Xã hội học?

You might also like