You are on page 1of 89

GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG 1

XÃ HỘI HỌC

TS. Nguyễn Nữ Nguyệt Anh


2

Mục tiêu học tập


• Hiểu rõ xã hội học là gì
• Xác định được đối tượng nghiên cứu của xã hội học
• Hiểu rõ nhãn quan xã hội học
• Hiểu được mối quan hệ giữa xã hội học và một số ngành khoa học gần với xã hội
học
• Hiểu rõ các chức năng của xã hội học
• Khái quát được lịch sử hình thành xã hội học
• Xác định được các đóng góp quan trọng của các nhà xã hội học kinh điển
• Bước đầu phát triển định hướng nghề nghiệp trên cơ sở tri thức xã hội học
3

NỘI DUNG CHÍNH

1.1 • Xã hội học là gì?


1.2 • Đối tượng của xã hội học
1.3 • Chức năng của xã hội học
• Nhãn quan xã hội học
1.4
1.5 • Khái quát lịch sử hình thành xã hội học
1.6 • Điều kiện ra đời và phát triển xã hội học
1.7 • Các nhà xã hội học kinh điển
1.8 • Một số quan niệm/ mô hình lý thuyết trong xã hội học
4

Xã hội học là gì?


5

Thuật ngữ “Xã hội học”

Socius
(Latin)

Sociology
Ology
(Hy
Lạp)

(Scott & Marshall, 2005, p. 625)


6

Đối tượng của xã hội


học
7

Auguste Comte
▸ Là người đặt tên cho ngành này là Xã hội học vào năm
1838.
▸ Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học là cơ cấu xã hội
và biến đổi xã hội:
▹ nghiên cứu sự tồn tại của các thiết chế trong một hệ
thống và cơ cấu cũng như chức năng của chúng: tĩnh học
xã hội (social statics),
▹ nghiên cứu sự biến đổi, phát triển và tiến bộ của các thiết
(1798-1857) chế và hệ thống qua thời gian, gọi là động học xã hội
(social dynamics).
 góc nhìn vĩ mô
8

Emile Durkheim

▸ Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là các sự


kiện xã hội.
▹ Sự kiện xã hội là những hiện tượng xã hội cụ thể.
▹ Đó là cách hành động, cách suy nghĩ, cách cảm
nhận (the way of acting, thinking, or feeling) mang
tính tập thể.
▹ Đó là những khuôn mẫu chung (general patterns)
(1858-1917)
mà người ta thu nhận được thông qua học hỏi.

 góc nhìn trung mô


9

Max Weber
▸ Xã hội học phải bắt đầu với việc nghiên cứu hành động
của con người.
▹ Hành động duy lý công cụ (instrumentaly rational
action),
▹ Hành động duy lý giá trị (value-rational action),
▹ Hành động truyền thống (traditional action),
▹ Hành động cảm xúc (affectual action). Sự kiện xã hội là
những hiện tượng xã hội cụ thể.
(1864-1920)
 góc nhìn vi mô
10

Brikerfoff, White và Ortega

▸ Xã hội học “nghiên cứu một cách hệ thống các


tương tác xã hội”.
▸ Xã hội học phải tập trung tìm hiểu các quan hệ xã
hội và các khuôn mẫu tương tác để chỉ ra những
khuôn mẫu đó phát triển như thế nào, được duy
trì ra sao và biến đổi như thế nào.
 góc nhìn vi mô
11

John Macionis

▸ Xã hội học nghiên cứu một cách có hệ


thống xã hội loài người.
 góc nhìn vĩ mô
12

David Popenoe
▸ Khi bàn về đối tượng nghiên cứu của xã hội học cho
rằng xã hội học “nghiên cứu một cách hệ thống và
khách quan về xã hội loài người và hành vi con người”.
▸ Nhà xã hội học cần nghiên cứu:
▹ giá trị và những quy tắc định hình những khuôn mẫu
hành vi đó,
▹ hành vi xã hội, nhà xã hội học cần nghiên cứu xem các cá
nhân hành động như thế nào và tương tác với nhau ra
sao.
 góc nhìn vĩ mô và vi mô
13

Basirico, Cashion, and Eshleman

▸ Xã hội học nghiên cứu một cách có hệ thống hành vi


con người, nhóm xã hội và xã hội.
▸ Họ nhấn mạnh đến chiều cạnh bản thân cá nhân
trong mối liên hệ với người khác và các chiều cạnh
của xã hội ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của
cá nhân.
14

Anthony Giddens

▸ Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là


“đời sống con người, các nhóm xã hội,
các xã hội và toàn thể xã hội loài người”.
▸ Phạm vi của xã hội học rất rộng, từ việc
tìm hiểu tương tác giữa các cá nhân gặp
nhau tình cờ trên phố đến việc nghiên
cứu các quan hệ quốc tế và các hình thức
khủng bố toàn cầu
15
Hội Xã hội học Hoa Kỳ
(American Sociological Association)

▸ Nghiên cứu đời sống xã hội và nguyên


nhân cũng như hệ quả của hành vi con
người.
16

Tóm lại

▸ Đối tượng nghiên cứu của xã hội học ở cả cấp độ vĩ


mô, trung mô lẫn vi mô.
▸ Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là đời sống xã
hội và nguyên nhân cũng như hệ quả của hành vi con
người.
17

Nhãn quan xã hội học


(Góc nhìn xã hội học)

Sự khác biệt giữa xã hội học và những
ngành khoa học khác chính là ở góc
nhìn xã hội học (the sociological
perspective).
19

Nhãn quan xã hội học


• nhìn cái chung thông qua cái riêng
1 • (seeing the general in the particular)

• nhìn cái lạ trong cái quen


2 • (seeing the strange in the familiar)

• nhìn lựa chọn cá nhân trong bối cảnh xã hội


3 • (seeing personal choice in social context)

•có hai tình huống nếu ở trong các tình huống đó thì cá nhân/ nhà nghiên cứu sẽ
nhìn đời sống xã hội mang màu sắc xã hội học sâu sắc: khi cá nhân ở bên lề xã
4 hội và tình huống thứ hai là khủng hoảng xã hội.
20

Chức năng của


xã hội học
21

Chức năng của xã hội học

Chức năng nhận thức

Chức năng thực tiễn

Chức năng tư tưởng

Chức năng dự báo


22

Chức năng nhận thức


▸ Xã hội học giúp chúng ta hiểu sự khác biệt văn hóa và điều này
giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều về thế giới.
▸ Xã hội học giúp chúng ta tránh được nhìn nhận đời sống, lối
sống của các nhóm xã hội khác, các cộng đồng khác, xã hội
khác trên cơ sở đời sống của chính nhóm xã hội mình, cộng
đồng mình, xã hội mình.
▸ Xã hội học khuyến khích chúng ta suy nghĩ một cách phản biện
những điểm mạnh và hạn chế của mọi lối sống, trong đó có lối
sống của chính nhóm mình, cộng đồng mình, xã hội mình.
23

Chức năng thực tiễn

▸ Nghiên cứu xã hội học giúp xây dựng chính sách và đánh giá
chính sách.
▸ Về xây dựng chính sách, dựa trên các kết quả nghiên cứu xã
hội học, những người làm chính sách có thêm cơ sở khoa học
để xây dựng các chính sách phù hợp với cuộc sống.
▸ Các kết quả nghiên cứu của xã hội học cho chúng ta biết thực
sự những thành công và hạn chế hay thất bại của việc thực
thi một chính sách cụ thể nào đó.
24

Chức năng tư tưởng

▸ Xã hội học giúp nâng cao nhận thức của các nhóm xã hội và
từ đó các nhóm xã hội có thể đưa ra những hành động thực
tiễn để mang lại đổi mới hữu ích cho cuộc sống.
25

Chức năng dự báo

▸ Dự báo xã hội là một thế mạnh của xã hội học.


▸ Trên cơ sở nhận diện được hiện trạng xã hội thực tại và sử
dụng các lý thuyết dự báo, các nhà xã hội học sẽ mô tả được
triển vọng vận động của xã hội trong tương lai gần cũng như
tương lai xa hơn.
26

Lược sử tư tưởng xã
hội học
27

Platon

▸ Sự hài hòa của tâm hồn phản ánh sự cân


bằng của xã hội.
▸ Tác phẩm Nền cộng hòa của ông đã mô
tả mô hình thành thị lý tưởng, sử dụng
triết học để lý giải những vấn đề xã hội
và tìm cách cứu chữa xã hội.
(427-347
TCN)
28

Aristote

▸ Con người là một “động vật chính trị”


và coi xã hội như một con người tuân
theo quy luật tự nhiên: sinh ra, lớn lên
và chết đi.
▸ Biến đổi xã hội là tiền đề của đời sống
384-322 TCN
xã hội
29

Ở phương Đông Cổ đại

Cuối thời Xuân Thu Đầu Chiến quốc Giữa thời Chiến quốc
Khổng Tử Mạc Tử Lão Tử
30

Từ thời kỳ Trung cổ đến thế kỷ Ánh sáng

▸ Nhiều nhà tư tưởng xã hội xuất hiện chẳng hạn như:


▹ Ibn Khaldoun,
▹ Thomas D’Aquin,
▹ Thomas Hobbes,
▹ Jean-Jacques Rousseau,
▹ Montesquieu
31

Charles Baron De Montesquieu

▸ Tác phẩm: Hệ thống ý tưởng, Những bức thư


đến từ Ba Tư, Bàn về tinh thần pháp luật.
▸ Có hai dạng quy luật chi phối sự phát triển của
lịch sử là quy luật tự nhiên và quy luật đơn
thuần xã hội.
▸ Có ba hình thức của thể chế chính trị gồm:
1689-1755
chuyên chế, quân chủ và cộng hòa.
32

Jean-Jacques Rousseau (1712-1778)

▸ Tác phẩm: Bàn về sự bất bình đẳng hay Bàn về


khế ước xã hội là những tác phẩm kinh điển về
tư duy chính trị và tư duy xã hội hiện đại.
▸ Quyền lực phải được trao cho những người đại
diện cho ý chí và nguyện vọng của quần chúng.
▸ Đối với một đất nước, Hiến pháp chính là bản
(1712-1778)
khế ước xã hội cơ bản nhất để làm nền tảng cho
tất cả các khế ước khác của cộng đồng.
33

Claude Henri Saint Simon


▸ Tác phẩm: Hệ thống chính trị thực chứng hay Chuyên luận
xã hội học về quá trình thiết chế hóa tôn giáo của nhân loại,
Diễn ngôn về tinh thần thực chứng và môn Triết học thực
chứng.
▸ Là người đầu tiên có những ý tưởng về việc cần có một môn
khoa học mới để giải thích và giải quyết những vấn đề xã
hội.
▸ Ông mong muốn một ngành khoa học xã hội có cơ sở lý
(1760-1825) luận vững chắc như khoa học tự nhiên - sinh lý học xã hội
nhưng tư tưởng của ông còn mơ hồ và thiếu tính hệ thống.
34

Sự hình thành tư tưởng xã hội học

Thần học Siêu hình Thực chứng


35

Điều kiện ra đời và


phát triển xã hội học
36

Khái quát các điều kiện hình thành xã hội học

Sự ra đời của xã hội học

Cuộc cách Cuộc cách Cuộc cách


mạng công mạng chính mạng khoa
nghiệp trị học tự nhiên
37

Cuộc cách mạng công nghiệp

▸ Nửa cuối thế kỷ 18: cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra ở Anh
rồi lan sang châu Âu & Bắc Mỹ:
▹ Những hình thức năng lượng mới (máy hơi nước)
▹ Tập trung lao động trong nhà máy
▹ Chế biến và sản xuất đại trà (nông nghiệp  công nghiệp)
▹ Chuyên môn hóa lao động
▹ Tiền công
 Tăng năng suất lao động, lối sống đa dạng
 Phá vỡ xã hội cổ truyền, thất nghiệp, nghèo đói…
38

Cuộc cách mạng công nghiệp

▸ Sự gia tăng nền kinh tế công nghiệp (nhiều


người rời nhà ở quê để di cư lên các thành
phố. Khi các thành phố trở nên đông đúc
hơn  con người tương tác với nhau trong
một tỷ lệ gần hơn  tạo nên sự bất bình
đẳng xã hội, thiếu nhà cửa, tội phạm gia
tăng, thất nghiệp tăng).
▸ Những ý tưởng mới về dân chủ và quyền
chính trị.
5/01/2024
39

Cuộc cách mạng chính trị

▸ Cuộc cách mạng công nghiệp tạo ra những giai cấp mới có mâu thuẫn
quyền lợi, xung đột với những giai cấp cũ của chế độ phong kiến
▸ Giai cấp tư sản chống đối chế độ cũ, muốn thực hiện một trật tự chính trị
bình đẳng hơn
▸ Cuộc cách mạng Pháp và những cuộc cách mạng 1830, 1848 nảy sinh
những quan điểm mới về xã hội mà những thế lực bảo thủ không ngăn cản
được  các chế độ chính trị khác nhau ở Pháp, Đức, Áo xuất hiện
 Dòng tư tưởng đề xuất sự hình thành một khoa học xã hội chữa lành vết
thương khủng hoảng chính trị
40

Cuộc cách mạng Mỹ

▸ Là cuộc nổi dậy của nhân dân thuộc địa chống lại
mẫu quốc  thành lập chế độ cộng hòa đầu tiên.
▸ Hình thành những lý tưởng về bình đẳng và hạnh
phúc của con người.
41

Cách mạng Pháp

▸ Loại bỏ sự cai trị khắc nghiệt về


tôn giáo và những triều đại phong
kiến.
▸ Mở ra một chế độ xã hội mới, cai
quản bởi lý trí giải phóng khỏi
mọi xiềng xích.
42

Cuộc cách mạng của khoa học tự nhiên

▸ Thành công của khoa học tự nhiên  mong muốn áp dụng các
phương pháp khoa học để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi về thế
giới xã hội
▸ Sự xuất hiện của lý thuyết tiến hoá trong sinh học đã cung cấp các
quan điểm, phương pháp luận trong nghiên cứu xã hội học
▹ A. Comte, Karl Marx: xem xã hội cũng giống như sinh vật, có quá
trình hình thành, vận động và phát triển
▹ Emile Durkheim: xem xã hội cũng như một cơ thể sống;
▸ Phương pháp định lượng trong khoa học tự nhiên.
43

Sự hình thành & phát triển của Xã hội học

▸ Xã hội học phát triển mạnh sau thế chiến thứ II (1939-1945) do một số
nhân tố như:
▹ Những thảm họa của chiến tranh do chủ nghĩa phát xít gây nên làm
con người ý thức hơn việc nghiên cứu sự vận hành của xã hội; tiến
bộ của khoa học nảy sinh nhiều vấn đề xã hội: bùng nổ dân số, nghèo
đói, tội ác, thất nghiệp,…
▹ Giải quyết những vấn đề xã hội, cải tạo xã hội  cần phải có kiến
thức về xã hội, phải nghiên cứu sâu xa mới có thể biến đổi chúng
▹ Cuộc cách mạng thông tin đại chúng đem lại nhiều hiểu biết hơn về
các hiện tượng xã hội, các lối sống, các nền văn hóa khác nhau
▹ Trong mọi lĩnh vực xã hội ngày càng đòi hỏi nhiều kiến thức về con
người, xã hội  Nếu chỉ giải quyết thuần túy dưới góc độ kỹ thuật,
kinh tế thì không đem lại kết quả mong muốn.
44

Các nhà xã hội học kinh điển

 Auguste Comte (1798-1857)


 Émile Durkheim (1858-1917)
 Karl Marx (1818-1883)
 Max Weber (1864-1920)
 Herbert Spencer (1820-1903)
45

Auguste Comte (1778-1857)

▸ Comte được xem là “cha đẻ” của thuật ngữ


“xã hội học”.
▸ Chủ nghĩa thực chứng: một cách hiểu xã
hội dựa trên khoa học.
▹ Xã hội vận hành trong các khuôn khổ
của nó, giống như thế giới vật lý.
▹ Kiến thức là cái chúng ta biết chắc chắn
hay là cái mà chúng ta có thể rõ ràng.
46

Auguste Comte (1778-1857)

▸ Phát triển môn vật lý xã hội (coi xã hội học là một ngành khoa học
“cứng”)
▸ Tạo ra hai vấn đề cụ thể cho khảo sát xã hội học:
▹ Sự tĩnh tại xã hội (Social statics): những vấn đề về trật tự và ổn định
(làm thế nào và vì sao các xã hội có thể cùng nhau tồn tại)
▹ Năng động xã hội (Social dynamics): những vấn đề về thay đổi xã
hội (thứ làm cho các xã hội thay đổi và những điều tạo ra bản chất và
hướng của những thay đổi)
▸ Lý thuyết ba giai đọan: thần học, siêu hình và thực chứng
▸ Mất trật tự trong khoa học – mất trật tự xã hội
47

Auguste Comte (1778-1857)

▸ Ưu điểm:
▹ Đóng góp lớn cho sự phát triển xã hội học cổ điển - trường
phái thực nghiệm.
▸ Hạn chế:
▹ Tiếp cận vĩ mô - bỏ qua yếu tố vi mô
▹ Chưa đưa ra phương pháp nghiên cứu cụ thể
▹ Quan điểm thực chứng nhưng ảnh hưởng duy tâm
48

Émile Dukheim (1858-1917)

▸ Xã hội tồn tại bên ngoài chúng ta.


▹ Xã hội đã xuất hiện trước chúng ta, nó hình thành
chúng ta khi chúng ta ở đây và nó sẽ còn tồn tại khi
chúng ta không còn nữa.
▹ Tính cách của chúng ta được tạo ra do các xã hội mà
chúng ta sống trong đó.
▸ Hòa nhập xã hội: cấp độ mà một cá nhân được kết nối với
xã hội.
▹ Những người có các liên kết xã hội yếu hơn thường dễ
nghiêng về các hành vi tự hủy hoại (tự tử, đặc biệt là
những người nổi tiếng).
▹ Những khao khát của một cá nhân phải được cân bằng
bởi chỉ dẫn của xã hội.
49

Karl Marx (1818-1883)

▸ Xung đột xã hội: đấu tranh giữa các bộ phận của xã hội vì các
nguồn tài nguyên có giá trị.

▸ Xung đột giai cấp:


▹ Đấu tranh giữa “giai cấp vô sản” (công nhân bán sức lao động
để nhận lương) và “giai cấp tư sản” (các ông chủ của các
phương tiện sản xuất).
▹ Tin rằng giai cấp vô sản sẽ phát triển và lật đổ giai cấp tư sản.
50

Karl Marx (1818-1883)

▸ Không chấp nhận ý tưởng về chủ nghĩa cá nhân.


▹ Nhận thức sai lầm: các giải thích sai lầm về các vấn đề xã hội là các thiếu sót của
cá nhân hơn là các sai sót của xã hội (hệ thống tạo ra các vấn để, chứ không phải
là do các cá nhân tự tạo ra).
 Tư tưởng cấp tiến, ủng hộ cách mạng
 Con người có tiềm năng sản xuất để tồn tại.
 Sản xuất tạo ra sự liên kết giữa các cá nhân  tạo nên xã hội
 Kinh tế là nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng xã hội
 Quyền sở hữu tài sản tác động đến quyền lực
 Cần có cách mạng để cải tạo xã hội, xóa bỏ bất bình đẳng xã hội
51
Max Weber
(1864-1920)

▸ Xã hội học giải thích: tìm hiểu về xã hội, tập


trung vào các ý nghĩa mà con người gắn vào
thế giới xã hội của họ.
▹ “hiện thực” được tạo nên bởi chính con người.
▹ Sử dụng dữ liệu định tính để tạo ra “các hiện thực” xã
hội.

▸ Hiểu vì sao người ta làm hơn là chỉ đơn giản


quan sát điều mà họ làm – đồng cảm
52

Max Weber (1864-1920)

▸ Sự hợp lý hóa:
▹ tôn giáo (đạo Tin Lành) là nguyên nhân tạo ra nền kinh tế hợp lý ở xã hội
phương Tây.
▹ xã hội hiện đại dựa trên việc sử dụng kiến thức, nguyên do và kế hoạch hơn
là truyền thống và điều mê tín.
▸ Kinh tế và phân tầng xã hội tạo nên giai cấp xã hội (trái
ngược quan điểm của Marx).
▸ Chỉ trích mạnh mẽ các mặt trái của xã hội tư bản nhưng theo
quan điểm bảo thủ không ủng hộ cách mạng như K. Marx.
53

Herbert Spencer (1820 – 1903)

▸ Xã hội giống như các phần của cơ thể con


người tạo thành một tổng thể.
▹ Giống như tim hay mắt giúp cơ thể hoạt
động, các tổ chức xã hội (tôn giáo, giáo
dục,v.v.. ) giúp xã hội hoạt động.
54

Herbert Spencer (1820 – 1903)

▸ Thuyết Darwin xã hội: Áp dụng thuyết lựa chọn tự nhiên của


Darwin vào trong xã hội.
▹ Sự sống còn của cái thích hợp nhất – Các thành viên “mạnh
nhất” trong xã hội không nên giúp các thành viên “yếu hơn”.
▹ Người giàu xứng đáng là giàu, người nghèo đáng bị nghèo 
tạo ra một xã hội mạnh hơn.
▸ Xã hội phát triển từ xã hội đơn giản sang xã hội phức tạp (xã hội
công nghiệp).
▸ Cách mạng từ xã hội quân sự- công nghiệp
55
Một số quan niệm/ mô hình lý thuyết trong
xã hội học
 Lý thuyết cấu trúc – chức năng
 Lý thuyết xung đột xã hội
 Lý thuyết tương tác biểu tượng
 Lý thuyết lựa chọn hợp lý
56

Lý thuyết

▸ Lý thuyết là tập hợp những phát biểu nhằm giải thích


các vấn đề, các hành động hay cách thế xử sự.
▸ Một lý thuyết hay có thể có cả sức mạnh giải thích
lẫn sức mạnh tiên đoán.
57

Các lý thuyết xã hội học

Lý • Lý thuyết cấu trúc -


thuyết chức năng
vĩ mô • Thuyết xung đột xã hội

Lý • Lý thuyết tương tác


thuyết biểu tượng
vi mô • Thuyết lựa chọn hợp lý
58

Lý thuyết cấu trúc - chức năng (tt)

▸ Nhấn mạnh đến chức năng của các bộ Thay


phận xã hội (gia đình, tôn giáo, v.v…). Bất ổn
đổi xã
xã hội
Thuyết hội
▸ Xem các bộ phận xã hội đặt trong tổng cấu
thể xã hội. trúc
chức
▸ Các khuôn mẫu bất ổn, thay đổi, hòa năng Hòa
Ổn định nhập
nhập và ổn định. xã hội
▸ Đồng thuận về các giá trị xã hội
59

Hebert Spencer (1820 - 1903)

▸ Coi xã hội như là một cơ thể sống. Mỗi một bộ phận trong xã
hội có một chức năng riêng biệt nhưng không tồn tại độc lập.
▸ Giữa các bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Sự thay
đổi bộ phận này kéo theo sự thay đổi của bộ phân khác.
▸ Trong mỗi xã hội có 5 thiết chế: kinh tế, giáo dục, gia đình,
tôn giáo và chính trị.
5/01/2024
60

Xã hội được ví như cơ thể người như thế nào?

Con người Xã hội


▸ Mỗi bộ phận của cơ thể có ▸ Mỗi bộ phận của xã hội có
một chức năng – giúp cho một chức năng – giúp cho xã
cơ thể tồn tại hội tồn tại
▸ Cơ thể người lớn lên và phát ▸ Các bộ phận trong xã hội lớn
triển lên và phát triển
▸ Tất cả các bộ phận của cơ ▸ Tất cả các bộ phận của xã hội
thể kết nối thành một cơ thể kết nối thành một cơ thể xã
hội hoàn chỉnh
hoàn chỉnh
▸ Nó giúp cơ thể chống chọi
▸ Nó giúp xã hội chống chọi
bệnh tật và thực hiện các chức
bệnh tật và thực hiện các năng một cách đầy đủ
chức năng một cách đầy đủ
61

Davis và Moore

Thuyết chức năng của sự phân tầng (Một sự khởi đầu của thuyết cấu
trúc chức năng).
▸ Không có xã hội nào là không có sự phân tầng, chỉ tồn tại một giai
cấp.
▸ Phân tầng là một chức năng cần thiết vì xã hội là một hệ thống.
▸ Xã hội là sự phân tầng có hệ thống của các vị thế không phải của
các cá nhân.
▸ Cơ chế xã hội thông qua khen thưởng xứng đáng với những người
có vị thế cao
62

Davis và Moore (tt)

▸ Xã hội thúc đẩy và sắp xếp các cá nhân theo các địa vị thích hợp và điều
khiển để các cá nhân thực hiện tốt vị thế của mình.

▸ Ba nguyên nhân để sắp xếp các địa vị hợp lý: có những vị thế tốt nhiều
người muốn đạt được, nhiều vị thế rất quan trọng cho sự tồn tại của xã
hội, mỗi địa vị xã hội khác nhau đòi hỏi khả năng và tài năng khác nhau

▸ Các vị thế xã hội được sắp xếp phân tầng theo tiêu chí từ quan trọng đến
không quan trọng  Davis và Moore tập trung nghiên cứu các vị thế quan
trọng.
5/01/2024
63

Talcott Parsons (1902-1979)

▸ Tìm hiểu và giải thích sự vận hành của hệ thống xã hội, nhấn mạnh
đến tính cá nhân trong xã hội;
▸ Cá nhân là những người hành động xã hội tìm cách thỏa mãn
những mong muốn của mình;
▸ Cá nhân lựa chọn cách ứng xử của mình một cách cưỡng bức bởi
những người xung quanh  tuân thủ các chuẩn mực đã hấp thụ,
học hỏi được.
VD: Một cá nhân làm không tốt nhưng cũng phải bỏ phiếu ủng hộ cho
họ vì họ là lãnh đạo và người khác cũng bỏ phiếu
64

Talcott Parsons (tt)

▸ Chức năng là tập hợp các họat động để đáp ứng nhu cầu xã
hội.
▸ Có bốn chức năng cần thiết phải thực hiện:
▹ thích ứng (adaptation),
▹ đạt mục đích (goal attaiment),
▹ hòa nhập (integration)
▹ duy trì khuôn mẫu (latency or pattern maintenance)
▸ Cấu trúc hành vi (behavioral organism): là hệ thống các hành
động nhằm mục đích thích ứng với thế giới bên ngoài.
65

Talcott Parsons (1902-1979) (tt)

▸ Hệ thống cá nhân (personality system): thực hiện chức


năng đạt mục đích.
▸ Hệ thống xã hội (social system): liên kết các chức năng để
kiểm soát và điều hành các bộ phận của xã hội.
▸ Hệ thống văn hóa (cultural system): cung cấp các chuẩn
mực và giá trị định hướng hành động cá nhân.
▸ Hệ thống các hành động (action system)
66

Talcott Parsons (tt)


▸ Các hệ thống có một trật tự thích hợp và có mối liên hệ lẫn nhau.
▸ Các hệ thống luôn tự duy trì các trật tự ổn định và cân bằng.
▸ Các hệ thống có thể ở trạng thái tĩnh hoặc là thay đổi các trật tự.
▸ Một bộ phận của hệ thống có tác động lên hệ thống khác hoặc là chuyển
giao chức năng cho hệ thống khác.
▸ Các hệ thống luôn duy trì biên giới của mình cùng với môi trường đặc
trưng.
▸ Các giá trị thay đổi khi sự khác biệt trong xã hội về giá trị xảy ra  hệ
thống mới xuất hiện ở cấp độ cao hơn với cơ cấu phức tạp hơn.
67

Talcott Parsons (tt)

▸ Các hành động của cá nhân làm cho cá nhân hội nhập vào xã
hội và đóng góp cho sự duy trì của xã hội.
▹ VD: kết hôn là mong muốn cá nhân và chính gia đình
cũng thực hiện chức năng (sinh sản, xã hội hóa) cho xã
hội.
▸ Parsons bị phê phán khi đánh giá cao chức năng hội nhập xã
hội của các hành động cá nhân “chuẩn mực”
▹ VD: một số điều thực hành tôn giáo có thể gây xung đột
chứ không có tác dụng hội nhập
68

Robert K. Merton (1910-2003)

▸ Mô hình cấu trúc chức năng:


▹ Tất cả các niềm tin và tập quán tồn tại trong một xã hội
hiện đại phức tạp không phải theo chức năng.
▹ Không phải tất cả các loại hình cấu trúc tồn tại trong xã
hội đều có tính tích cực.
▹ Có nhiều giải pháp thay thế về cấu trúc và chức năng ở
trong xã hội.
69

Robert K. Merton (tt)

▸ Tiếp cận theo hướng cấu trúc chức năng nên tập
trung vào các nhóm, các tổ chức, các tiểu xã hội và
các nền văn hóa khác nhau.
▸ Các quan điểm chức năng truyền thống chỉ tập trung
nghiên cứu xã hội như một thể thống nhất  Phải
phân tích chức năng theo cấp độ.
70

Robert K. Merton (tt)

Nêu lên chức năng công khai và chức năng tiềm ẩn


▸ Chức năng công khai: có mục đích và được thừa
nhận
▸ Chức năng tiềm ẩn: không có mục đích, không ý
thức được
▸ Phản chức năng: gây ra những kết quả bất lợi cho
xã hội
71

Hạn chế

▸ Giả định xã hội có một trật tự “tự nhiên”, trong khi các khuôn mẫu
xã hội thay đổi theo không gian và thời gian
▸ Ý thức bảo thủ, biện minh cho hiện trạng khi quan niệm mọi kết
cấu xã hội đều hữu ích
▸ Đề cao thái quá sự hội nhập xã hội, thống nhất xã hội  giảm thiểu
sự khác biệt, bất bình đẳng giai cấp, chủng tộc, giới tính..
▸ Nhấn mạnh sự ổn định, không giải thích được xung đột xã hội và
biến chuyển xã hội
72

Thuyết xung đột

▸ Tập trung vào xung đột xã hội làm Chuyển


tăng cạnh tranh vì lợi ích và giá trị Xung đổi
đột quyền
và sự thay đổi. lực
Quan
▸ Xem các thay đổi là các đặc điểm điểm
chắc chắn xảy ra trong xã hội. Chuyển
xung
đột
▸ Quyền lực và ai nhận được cái gì. đổi Xung
quyền đột
▸ Thay đổi xuất hiện khi có sự chuyển lực
đổi quyền lực.
73

Thuyết xung đột (tt)

▸ Thuyết xung đột có quan điểm ngược lại quan điểm


của thuyết cấu trúc chức năng  Không nhìn xã hội
như một cấu trúc hài hòa mà nhấn mạnh đến quyền
lực kiểm soát xã hội.
▸ Mỗi vị thế trong xã hội có những quyền lực nhất
định.
74

Ralf Dahrendorf (1929 – 2009)

▸ Quyền lực không nằm trong cá nhân mà phụ thuộc vào vị thế.
▸ Có sự xung đột giữa các vị thế và cách sắp xếp các vị thế.
▸ Những người nắm giữ các vị thế quan trọng phải kiểm soát
được những người dưới quyền mình.
▸ Quyền lực là sự phân tầng: những người cấp dưới lại là cấp
trên của những người khác.
75

Ralf Dahrendorf (1929 – 2009) (tt)

▸ Những người có quyền lực có nhiều lợi ích hơn.


▸ Người có quyền lực không muốn thay đổi, còn những người
không có vị thế và ít quyền lực thì muốn thay đổi  xung đột
về quyền lực.
▸ Mặt hạn chế của thuyết xung đột: bỏ qua sự kiểm soát xã hội
và ổn định xã hội, bỏ qua yếu tố vi mô.
76

Randall Collins (1941-)

▸ Con người sống trong thế giới tự hoàn chỉnh cá nhân chủ
quan của mình.
▸ Những người có quyền lực kiểm soát hành vi cá nhân của
người ít quyền lực hơn.
▸ Nhiều người có xu hướng kiểm soát người khác chống lại
mình xảy ra sự xung đột.
77
Randall Collins (tt)
Năm nguyên tắc khi phân tích sự xung đột

• nên tập trung vào cuộc sống thực tế


1
• nghiên cứu sự sắp xếp về vật chất ảnh hưởng thế nào đến sự
2 tương tác xã hội
• những người kiểm soát nguồn lực có xu hướng bóc lột
3 những người thiếu nguồn lực

• những người có quyền lực luôn áp đặt chuẩn cho toàn xã hội
4
• nghiên cứu sự phân tầng xã hội bằng phương pháp thực
5 nghiệm và so sánh
78

Kết luận

▸ Cách tiếp cận của lý thuyết xung đột dựa vào bất bình
đẳng xã hội. Đây là cơ sở của xung đột và thay đổi.
▸ Có nhiều yếu tố tác động đến sự bất bình đẳng
▸ Karl Marx: cơ sở cho sự phân tầng xã hội là kinh tế (sở
hữu về tư liệu sản xuất)
▸ Xã hội được phân ra thành các tầng khác nhau theo các
tiêu chí: kinh tế, quyền lực và uy tín xã hội (Max Weber)
79

Lý thuyết vi mô

• Lý thuyết tương tác biểu


1 tượng

• Thuyết lựa chọn hợp lý


2
80

Lý thuyết tương tác biểu tượng

Thảo luận:
▸ Sự khác biệt cơ bản giữa con người với loài vật là gì?
▸ Phân biệt hai từ “tự nhiên” và “xã hội”, “chủ quan” và khách
quan”, “bản năng” và “ý thức”?
▸ Khi lý giải hành vi cá nhân, theo các bạn bản năng hay văn
hóa quan trọng hơn trong xã hội hiện đại?
81

Lý thuyết tương tác biểu tượng (tt)

▸ Các biểu tượng có ý nghĩa  là công cụ


để giao tiếp (Hoàn toàn mang tính xã hội).
▸ Ngôn ngữ là các biểu tượng có ý nghĩa.
▸ Phải có sự hiểu đồng nhất về các biểu
tượng: tạo ra cùng một phản ứng
▸ Các biểu tượng có ý nghĩa tạo ra các tương
tác biểu trưng.
82

Lý thuyết tương tác biểu tượng (tt)

▸ Tập trung vào cách mà các cá nhân tương tác trong xã hội và
vào các ý nghĩa mà các cá nhân gắn vào chính họ và với hành
động của những người khác và cách người ta phản ứng trong
xã hội
▸ Tập trung vào cá nhân: cảm xúc, suy nghĩ và ra quyết định
mang tính cá nhân
▸ Tập trung vào vai trò của các biểu tượng trong đời sống hàng
ngày
83
Thuyết lựa chọn hợp lý
(Friedman và Hechter 1988)
▸ Xuất phát từ thuyết kinh tế vi mô
▸ Các cá nhân hành động có mục đích, có chủ
ý  nhằm đạt mục đích mà cá nhân đặt ra
 cân nhắc để thu được lợi ích cao nhất
▸ Có hai tiêu chí để cá nhân hành động:
nguồn tài nguyên và tổ chức xã hội
84
Thuyết lựa chọn hợp lý
(Friedman và Hechter 1988)

▸ Giá trị của giải thưởng: Nếu sự ban thưởng mà có


giá trị thì cá nhân có xu hướng hành động.
▸ Nếu cá nhân nhận được sự ban thưởng như mong đợi
họ sẽ hài lòng hơn và ngược lại.
▸ Chi phí và lợi ích là cơ sở để cá nhân hành động
85
Thuyết trao đổi của Peter Blau
(1918 - 2002)
▸ Blau tập trung vào tìm hiểu cuộc sống xã hội được tổ chức
như thế nào trong một cấu trúc phức tạp của các cá nhân.
▸ Con người gắn kết với nhau vì nhiều nguyên nhân nhưng khi
hành động các cá nhân luôn hướng tới lợi ích.
▸ Cân bằng về lợi ích là cơ sở cho sự trao đổi
86

Thuyết trao đổi của Peter Blau (tt)

▸ Khả năng thực hiện cũng ảnh hưởng đến hành động
của cá nhân
▸ Có sự liên hệ giữa khả năng đạt được và mức độ của
sự ban thưởng
▸ Lý tưởng là hành động đạt sự ban thưởng cao và
khả năng thực hiện lớn
87

Tóm tắt lý thuyết


Cấu trúc - chức năng: xem xã hội là
Thuyết tương tác biểu tượng tập
một bộ các bộ phận có mối liên hệ
trung vào các cá nhân tương tác trong
với nhau, làm việc cùng nhau để tạo
xã hội và trong các ý nghĩa mà các cá
ra một hệ thống xã hội ổn định, tập
nhân gắn với hoạt động của chính
trung vào chức năng và rối loạn chức
mình và với của người khác
năng

Thuyết xung đột: tập trung vào các


lực lượng trong xã hội tạo ra sự cạnh Thuyết lựa chọn hợp lý: tập trung
tranh và thay đổi; xem các biến đổi xã vào yếu tố quyết định sự lựa chọn cá
hội là một đặc điểm chắc chắn xảy ra nhân.
của xã hội.
88

Câu hỏi ôn tập

1. Anh/Chị hãy luận giải tại sao cần bàn đến đối tượng nghiên
cứu của xã hội học ở cấp độ vi mô, trung mô và vĩ mô?
2. Anh/Chị hãy phân tích ví dụ cụ thể để làm rõ góc nhìn xã hội
học?
3. Anh/Chị hãy phân tích ví dụ cụ thể để làm rõ chức năng của xã
hội học?
4. Anh/Chị hãy phân tích ví dụ cụ thể để làm rõ mối quan hệ giữa
xã hội học với một ngành khoa học gần gũi với xã hội học?
89

You might also like