You are on page 1of 9

1

XÃ HỘI HỌC
Nội dung: Gồm hai câu hỏi chính, trong đó một câu hỏi về định nghĩa và phân tích về một vấn
đề xã hội liên quan và một câu sử dụng một/các lý thuyết chủ đạo của Xã hội học để phân
tích một vấn đề xã hội

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ XÃ HỘI HỌC


1. Xã hội học là gì?

khái niệm ngành khoa học nghiên cứu quy luật của sự vận hành, biến đổi, phát triển mối
quan hệ giữa nhóm con người và xã hội, nghiên cứu hành vi của các nhóm người

khám phá bản chất, cấu trúc và động lực của đời sống xã hội, cũng như nguyên
nhân và hậu quả của nó đối với thế giới

đối tượng quan tâm đến mối quan hệ tương tác giữa người với người và cơ cấu xã hội

Tất cả các quá trình, hiện tượng XH, sự kiện XH về mức độ biểu hiện, nguyên nhân,
động lực và xu hướng phát triển của chúng

chức năng chức năng nhận thức

cung cấp tri thức về những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội,
cung cấp nhãn quan mới mẻ hơn khi tiếp cận với các hiện tượng xã hội

chức năng thực tiễn

phản ánh hiện tượng xã hội đang diễn ra, gắn liền với quá trình hoạt
động thực liên của con người. Đồng thời, thực hiện dự báo xu hướng vận
động

chức năng tư tưởng

giáo dục tư tưởng, ý thức công dân, góp phần đấu tranh phê phán các
trào lưu tư tưởng sai lệch và hiện tượng tiêu cực

chức năng dự báo

dự báo những xu hướng vận động của xã hội trong tương lai
2

 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ QUAN NIỆM/ MÔ HÌNH LÝ THUYẾT TRONG XÃ HỘI


HỌC
1. Các lý thuyết xã hội học
a. Lý thuyết cấu trúc – chức năng
cấu trúc – chức năng tập trung phân tích thành phần tạo nên cấu trúc, mối liên hệ của chúng
và cơ chế hoạt động, tác dụng đối với sự ổn định trong cấu trúc

một xã hội tồn tại được là do các bộ phận cấu thành nên hoạt động
nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng, bất kỳ một sự thay đổi ở
một thành phần nào cũng kéo theo sự thay đổi ở thành phần khác

cấu trúc của hệ thống xã hội cơ bản là cấu trúc của các mối liên hệ giữa
các tác nhân tham gia vào quá trình tương tác

chức năng là vai trò, nhiệm vụ mà mỗi một thành phần trong hệ thống
phải thực hiện để đảm bảo cho hệ thống xã hội tồn tại, vận động và
phát triển

b. Lý thuyết xung đột xã hội


xung đột xã hội nhấn mạnh đến yếu tố xung đột, cạnh tranh, áp bức

XH biến đổi liên tục vì có nhiều nhóm xung đột, kết quả là sự cân
bằng quyền lực có thể thay đổi

nguyên nhân mâu thuẫn xuất phát từ những vấn đề khác nhau (xung
đột về vật chất, giá trị và phương châm sống, quyền lực, khác biệt địa vị
- vai trò... Xung đột bao trùm lên tất cả phạm vi hoạt động sống con
người
xung đột xã hội là sự đối đầu công khai, mâu thuẫn giữa hai hoặc
nhiều hơn chủ thể và người tham gia vào tương tác xã hội mà nguyên
nhân là sự bất đồng về nhu cầu, lợi ích và giá trị

chính sự xung đột làm nên phát triển

c. Lý thuyết tương tác biểu tượng

tương tác biểu tượng nhấn mạnh sự tương tác của con người qua biểu tượng

đặc tính cá nhân được hình thành thông qua sự tương tác của cá nhân
với cá nhân và các nhóm

trong tương tác, mỗi người nhận biết "mình là ai" và "phải làm gì" thông
qua phản ứng của người khác

ứng xử phù hợp với sự mong đợi của người xung quanh

nếu mọi người trong nhóm không chia sẻ cùng một ý nghĩa cho một
biểu tượng đưa ra thì nhận thức sẽ bị lẫn lộn

hành vi của con người sẽ thay đổi theo những khung cảnh khác nhau

sự tương tác để lại các biểu tượng tượng trưng cho các giá trị xã hội
3

 CHƯƠNG 4: VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI


1. Định nghĩa

xã hội là một thực thể tồn tại xung quanh mỗi người, trong xã hội chứa đựng từng cá
nhân, những mối quan hệ, những vấn đề xoay quanh, tác động đến đời sống của con
người
đã gắn liền với sự ra đời của loài người từ xa xưa và ngày càng được tiến hóa qua
các cấp bậc khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp

mỗi khu vực khác nhau trên thế giới, xã hội có tiến trình phát triển khác nhau. Tuy
nhiên, xét đến hiện tại, tất cả đều hướng tới một xã hội văn minh, dân chủ, phát triển
ưu tiên lợi ích của con người

văn hóa là phạm trù để chỉ toàn bộ những kiến thức, kinh nghiệm sống, tín ngưỡng, nghệ
thuật, phong tục tập quán và một số năng lực, thói quen khác của con người được
lưu truyền trong xã hội

tổng hòa những hành vì học hỏi được những giá trị, niềm tin ngôn ngữ, luật pháp
và kỹ thuật của các thành viên sống trong một xã hội nhất định nào đó

2. Chức năng
nhận thức khả năng nhận thức, ý thức và học hỏi của con người là một sự tiến hóa so với các
loài động vật khác trên Trái đất

nếu loài vật chỉ sống theo bản năng tồn tại từ khi sinh ra, thì con người luôn có ý
thức cao, ngay từ khi sinh ra đã luôn vươn tới cuộc sống cao đẹp hơn

có tính kế thừa từ đời này sang đời khác giúp con người làm được điều này, tức là
học hỏi hoặc rút kinh nghiệm từ những giá trị đi trước để hướng tới những điều mới
mẻ hơn, tốt đẹp hơn, hình thành một xã hội nhân văn hơn

thẩm mỹ chức năng quan trọng của văn hóa để con người và cộng đồng không ngừng hoàn
thiện. Văn hóa là nét đẹp, làm cho con người đẹp hơn

giáo dục giáo dục nâng cao nhận thức và phát huy tiềm năng của con người. Con người
không chỉ tiếp thu tri thức học thuật mà còn cả nhân cách, tư tưởng đạo đức, lối sống
trong các mối quan hệ xã hội

điều tiết với những giá trị lịch sử của nó có thể giúp điều chỉnh xã hội luôn đi theo một
hướng nhất định, làm cho xã hội luôn vận hành ổn định vì mục tiêu chung của cộng
đồng
cụ thể ở đây là pháp luật và văn hóa pháp luật giúp mọi người luôn tuân theo để giữ
gìn trật tự xã hội, giúp mọi người cùng chung sống

động lực có chức năng động viên, định hướng xã hội phát triển, hướng tới xã hội tốt đẹp,
nhân văn hơn

mục tiêu của xã hội loài người, giúp chất lượng cuộc sống của con người tốt hơn cả
về vật chất và tinh thần
4

3. Đặc điểm và các thành tố của văn hoá


thành tố biểu tượng

là bất cứ thứ gì mang một ý nghĩa cụ thể được thành viên của một nền văn hóa nhận
biết
thay đổi theo thời gian và khác nhau, thậm chí trái ngược trong những nền văn hóa
khác nhau.

ngôn ngữ

hệ thống các ký hiệu có nghĩa chuẩn giúp các thành viên trong XH truyền đạt với nhau,
qua đó văn hóa được luân chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác

các mối liên hệ của con người được diễn ra là thông qua sự tương tác. Ngôn ngữ là 1
dạng tương tác

phân tích ngôn ngữ không chỉ giúp nhà khi có cơ sở phán đoán về hành vi xã hội, mà
còn hiểu được sự liên kết chữa các cấu trúc và các mối quan hệ khác nhau trong đời
sống XH

giá trị

là những tiêu chuẩn, điều liên quan đến nhận thức của các thành viên trong xã hội
trong việc xác định cái gì là quan trọng, là tối xấu, nên không nên, mong đợi không
mong đợi

trong những XH khác nhau, các giá trị được đề cao không giống nhau

niềm tin

là bày tỏ mà con người cho đó là sự thật

chuẩn mực

là những quy tắc, tiêu chuẩn xã hội định hướng hành vi của các thành viên

là những quy ước chung của cả cộng đồng nhóm, có thể công khai hoặc ngầm hiểu,
được mọi người chia sẻ về mặt hành vi

có chuẩn mực chính thức (quy định rõ ràng) và phi chính thức

chế tài (pháp luật): là những chuẩn mực có tính pháp chế. Chế tài không chỉ đơn thuần
quy định hành vi nào là không được phép mà còn đưa ra các hình phạt đối với những ai
vi phạm pháp luật
5

 CHƯƠNG 5: XÃ HỘI HÓA


1. Định nghĩa
xã hội hoá là quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai
trò của mình để phục vụ tốt cho việc thực hiện các hành vi tương ứng với hệ
thống vai trò mà cá nhân phải đóng trong cuộc đời

là quá trình quá độ mà theo đó chúng ta có thể tiếp nhận được nền văn hóa
của xã hội nơi chúng ta được sinh ra, quá trình chúng ta đạt được những đặc
trưng xã hội của bản thân, học được cách suy nghĩ và cách ứng xử thích hợp với
xã hội của chúng ta
2. Môi trường
gia đình là môi trường đầu tiên và quan trọng

sự tiếp thu trong giai đoạn này không chỉ là sự răn dạy mà còn thông qua quá
trình tương tác giữa các thành viên, có chủ đích hoặc không có chủ đích

mỗi gia đình có một tiểu văn hóa, tác động đến cá nhân trong suy nghĩ, cách
ứng xử

nhà thực hiện chức năng truyền đạt kiến thức


trường
giúp trẻ nhận biết quy tắc, tư tưởng, giá trị mà xã hội coi trọng, từ đó hình
thành cách ứng xử, xác định hành vi

nhóm nơi làm việc, các nhóm đồng đẳng (giống nhau về địa vị, tuổi tác...), các nhóm
thành viên xã hội khác

thông tin là 1 nhân tố quan trọng trong quá trình xã hội hóa, đặc biệt trong bối cảnh hòa
đại chúng nhập, thời đại số hiện nay

sự hình ứng xử con người là ứng xử xã hội


thành cái
tôi cái tôi được hình thành liên quan mật thiết với quá trình xã hội hóa của cá nhân

cái tôi nhằm giải thích kinh nghiệm của cá nhân, được hình thành từu những kinh
nghiệm ấy, nhà xã hội học nhìn “cái tôi” dưới góc độ là sự phản ánh kinh nghiệm

sự phát cái tôi được phát triển thông qua sự tác động qua lại với người khác, mang tính
triển cái chất phản chiếu, có thể tự quan sát hành vi của mình thông qua phản ứng của
tôi người khác, sau đó lý giải và hiểu được các tôi của mình và phản ứng trở lại
6

 CHƯƠNG 6: CẤU TRÚC XÃ HỘI


1. Địa vị xã hội
khái niệm là vị thế là một vị trí xã hội của một người hay một nhóm người trong kết cấu xã
hội, được sắp xếp, thẩm định hay được đánh giá của xã hội

nói đến vị thế XH là hiểu rằng có những thang bậc khác nhau, người này có thể
có địa vị XH cao hơn địa vị XH của người khác

sự sắp xếp này dựa trên quan điểm hệ thống giá trị do các thành viên trong XH
quy định

ứng với từng địa vị xã hội sẽ có một mô hình hành vi xã hội tương ứng với nó

phân loại địa vị gán cá nhân từ khi sinh ra ngay lập tức họ có địa vị ấy, không thuộc
vào chủ ý của cá nhân

địa vị đạt cá nhân có được nhờ vào sự nỗ lực của bản thân như học vấn, tài
được năng, đạo đức, sự may mắn...
2. Vai trò xã hội
khái niệm là tập hợp các chuẩn mực hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ được gắn liền với một
vị thế xã hội nhất định

Mỗi cá nhân cùng một lúc có thể đóng nhiều vai trò khác nhau, mỗi vai trò đều
phải đáp

khi nói đến quan hệ XH không đơn thuần chỉ nói đến quan hệ giữa các cá nhân mà
để chỉ quan hệ giữa các vai trò do các cá nhân nắm giữ trong XH
3. Xung đột vai trò
khái niệm là kết quả khi cá nhân đối diện với những mong đợi trái chiều, xuất phát từ việc
họ phải nắm giữ hai hay nhiều vị thế cùng một lúc

một chiến lược thường được dùng để ứng phó với xung đột vai trò là các cá nhân
định giá vai trò nào là vai trò quan trọng hơn rồi mới hành động theo vai trò mà họ
ưu tiên

ngoài ra phải xem xét việc có thể chuyển giao vai trò cho những người có khả năng
thực hiện, đây là cách thức người ta có thể thực hiện vai trò khi có xung đột vai trò
xảy ra

4. Căng thẳng vai trò


khái niệm là trường hợp xảy ra khi cá nhân nhận thấy những trông đợi đối với 1 vai trò nào
đó là không thích hợp, bởi thế họ khó khăn khi thực hiện vai trò đó

nếu như xung đột vai trò là sự trái chiều trong mong đợi xảy ra giữa các vai trò
khác nhau thì căng thẳng vai trò là sự va chạm giữa nhiều đòi hỏi trong cùng
một vai trò
7

5. Nhóm xã hội

khái niệm nhóm xã hội là một tập hợp người có liên hệ với nhau về vị thế, vai trò nhu cầu
lợi ích và những định hướng giá trị nhất định

cùng lúc cá nhân có thể thuộc nhiều nhóm xã hội khác nhau. Mỗi nhóm xã hội
được hình thành có mối kiểu đặc trưng quan hệ khác nhau

6. Tổ chức xã hội
khái niệm là một hệ thống các quan hệ, tập hợp, liên kết những cá nhân nào đó để hoạt động
xã hội, nhằm đạt được một mục đích nhất định

phân loại tổ chức chính thức

tổ chức không chính


thức
8

 CHƯƠNG 7: SỰ LỆCH CHUẨN VÀ KIỂM SOÁT XÃ HỘI


1. Lệch chuẩn xã hội
khái niệm là những hành vi không phù hợp với chuẩn mực, quy tắc đang được xã hội
thừa nhận

lệch chuẩn xã hội có tính chất tương đối, khó xác định, mang tính đồng tình
của xã hội

hệ quả Thứ nhất hậu quả của hành vi sai lệch có thể mang nội dung, tính chất tích
cực, tiến bộ, cách tân nếu như nó vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự chi
phối của các chuẩn mực xã hội đã lạc hậu, lỗi thời, phản động đang
kìm hãm phát triển của các cá nhân và xã hội

khi đó hành vi sai lệch có thể góp phần làm thay đổi nhận thức
chung
của cộng đồng xã hội và thúc đẩy sự tiến bộ xã hội trong cộng đồng
Thứ hai ngược lại, hậu quả của hành vi sai lệch có thể mang lại nội dung và
tính chất tiêu cực, ảnh hưởng xấu hoặc nguy hiểm cho xã hội nếu
nó vi phạm, phá hoại tính ổn định, sự tác động của những chuẩn
mực xã hội phù hợp, tiến bộ, đang phát triển, thịnh hành và được
thừa nhận rộng rãi trong xã hội

2. Kiểm soát xã hội


khái niệm một phương thức nhằm điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong một xã hội
nhất định thông qua những giá trị, chuẩn mực đã được thừa nhận, được xem là
phương tiện của nhóm xã hội nhằm thúc đẩy việc thực thi các chuẩn mực của
nhóm

là cách thức mà qua đó suy nghĩ, thái độ, nhận thức, hành vi của các cá nhân,
nhóm xã hội được điều chỉnh trong một hệ thống xã hội nhất định

được thể hiện bởi các thiết chế xã hội: gia đình, nhà trường, tôn giáo, chính trị,
pháp luật...

có mối liên hệ chặt chẽ với khái niệm lệch chuẩn xã hội vì nó là cách
thức mà qua đó xã hội kiềm chế và ngăn chặn hành vi lệch chuẩn mực xã hội,
thông qua 2 con đường điều chỉnh

thiết lập và duy trì các giá trị, chuẩn mực chung của xã
hội

sử dụng quyền lực


9

 CHƯƠNG 8: PHÂN TẦNG XÃ HỘI


1. Phân tầng xã hội
khái niệm là sự phân chia nhỏ, phân chia xã hội thành các tầng xã hội khác nhau về địa
vị kinh tế, địa vị nghề nghiệp, học vấn, kiểu dáng nhà ở, nơi cư trú, phong cách
sinh hoạt, cách ứng xử, thị hiếu nghệ thuật

là sự phân hóa, sắp xếp các cá nhân thành những tầng lớp, thang bậc khác nhau
trong cơ cấu xã hội

luôn gắn với bất bình đẳng xã hội và sự phân công lao động trong xã hội

được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và có thể có những thay đổi nhất
định

cơ sở có tính phổ quát trên phạm vi toàn cầu

tồn tại theo lịch sử

tồn tại trong tất cả các nhóm dân cư, các giai cấp, các tầng lớp xã hội

được duy trì một cách bền vững do điều kiện vật chất và do thể chế chính trị
2. Di động xã hội
khái niệm là sự dịch chuyển xã hội, chỉ sự chuyển đổi của những cá nhân, gia đình, nhóm
xã hội và hệ thống xã hội

là sự thay đổi vị trí trong hệ thống phân tầng xã hội, sự vận động của cá
nhân/nhóm từ vị trí, địa vị xã hội này sang vị trí, địa vị xã hội khác

phân loại thế hệ di động xã hội liên thế hệ: thế hệ con cái được nghề nghiệp khác
với bố mẹ; ví dụ: con trai của một gia đình nghèo, cố gắng học
tập để trở thành một kĩ sư nông nghiệp

di động nội thế hệ: con cái đạt được nghề nghiệp như bố mẹ họ.

ngang dọc di động theo chiều ngang; chỉ sự vận động cá nhân giữa các nhóm
xã hội, giai cấp xã hội tới một vị trí ngang bằng về mặt xã hội.
Trong xã hội hiện đại, di động theo chiều ngang cũng rất phổ
biến, nó liên quan đến sự di chuyển địa lý giữa các khu vực; ví
dụ: một trưởng phòng ở công ty A chuyển sang làm trưởng phòng
ở công ty B với mức lương cao hơn

di động theo chiều dọc: chỉ sự vận động của các cá nhân giữa các
nhóm xã hội, giai cấp xã hội tới vị trí, địa vị xã hội có giá trị cao
hơn hoặc thấp hơn. Biểu hiện của hình thức này là sự dịch chuyển
đi lên hay đi xuống trong một thang bậc kinh tế - xã hội; ví dụ: từ
nhân viên lên làm phó trưởng phòng

địa vị xã di động bải trợ: đạt được địa vị cao bởi nguyên nhân hoàn cảnh
hội gia đình hoặc yếu tố khác không trực tiếp liên quan đến khả năng
hoặc nỗ lực, cố gắng của bản thân

di động do tranh tàu: đạt được địa vị cao trên cơ sở của nỗ lực và
tài năng của bản thân

You might also like