You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


Khoa Tâm lý học
-----------------------

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


HỌC PHẦN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Mã học phần: SOC 1051* (3 tín chỉ)


Lớp học phần: thứ 2, tiết 4 – 6

Đề tài:
Tình trạng phân tầng xã hội về thu nhập trong xã hội Việt Nam hiện nay, tác
động của tình trạng này tới xã hội, một số giải pháp giải quyết các vấn đề do tình
trạng này tạo ra.

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hà Minh – 21031770


Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đào Thuý Hằng

HÀ NỘI, 2023
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Khoa Tâm lý học
-----------------------

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


HỌC PHẦN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Mã học phần: SOC 1051* (3 tín chỉ)


Lớp học phần: thứ 2, tiết 4 – 6

Đề tài:
Tình trạng phân tầng xã hội về thu nhập trong xã hội Việt Nam hiện nay, tác
động của tình trạng này tới xã hội, một số giải pháp giải quyết các vấn đề do tình
trạng này tạo ra.

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hà Minh – 21031770


Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đào Thuý Hằng

HÀ NỘI, 2023
2
Lời nói đầu
Xã hội học là bộ môn nghiên cứu đời sống xã hội và nguyên nhân – hệ quả hành vi
của con người đem lại thông qua góc nhìn xã hội học, đặc biệt gần gũi với Tâm lý học.
Nếu Tâm lý học xã hội quan tâm đến ảnh hưởng của hành vi xã hội lên cá nhân và cá
nhân ảnh hưởng đến tương tác của cá nhân với cá nhân khác/nhóm xã hội, thì Xã hội
học lại tập trung nghiên cứu các nhóm xã hội và các hệ thống xã hội. Xã hội học mang
lại nhiều lợi ích được thể hiện dưới nhiều góc độ, chiều cạnh, là cơ sở quan trọng trong
quá trình phát triển của mỗi cá nhân. Phân tầng xã hội là một trong những đối tượng
nghiên cứu của Xã hội học, được nghiên cứu từ đầu những năm 1990 ở Việt Nam.
Những tri thức về phân tầng xã hội hiện nay được xây dựng trên cơ sở nền tảng lý luận
của Karl Marx (1818-1883) và Max Weber (1864-1920), trả lời cho câu hỏi “Ai có được
cái gì và tại sao như vậy?” – câu hỏi then chốt khi tìm hiểu bản chất của phân tầng xã
hội. “Cái gì” ở đây chính là các loại tài sản, nguồn lực và nguồn lợi được phân bổ tới
các cá nhân. Nhưng bởi các cá nhân nằm ở các vị trí trong cấu trúc xã hội khác nhau,
chia thành nhiều tầng lớp được xếp theo trật tự từ cao đến thấp, những người ở đáy sẽ
nhận về ít tài sản và nguồn lợi hơn, sẽ chịu thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần, còn
những người càng ở phía trên sẽ càng dễ tiếp cận với các đặc quyền đặc lợi. Đây chính
là sự phân tầng xã hội về thu nhập. Việc tìm hiểu thực trạng phân tầng xã hội, ở đây là
phân tầng xã hội về thu nhập là vô cùng cần thiết để có thể đưa ra các giải pháp thu hẹp
khoảng cách về thu nhập giữa các tầng.
Bài tiểu luận được chia làm 3 phần chính: Các khái niệm, Thực trạng phân tầng xã
hội về thu nhập và Giải pháp; sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để làm rõ đề tài.
Mục lục

I. Các khái niệm................................................................................................ 1

1. Phân tầng xã hội ........................................................................................... 1

2. Thu nhập ....................................................................................................... 4

3. Phân tầng xã hội về thu nhập ...................................................................... 4

II. Thực trạng phân tầng xã hội về thu nhập .................................................. 5

1. Thực trạng ..................................................................................................... 5

a. Giữa thành thị và nông thôn ........................................................................... 5

b. Giữa các vùng trên cả nước ............................................................................ 7

2. Ảnh hưởng ..................................................................................................... 8

a. Tích cực .......................................................................................................... 8

b. Tiêu cực .......................................................................................................... 9

III. Giải pháp ....................................................................................................... 9

Danh mục tài liệu tham khảo........................................................................... 10


I. Các khái niệm
1. Phân tầng xã hội
• Khái niệm:
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phân tầng xã hội:
Theo David Popenoe, phân tầng xã hội là khuôn mẫu phân chia con người thành
những tầng lớp khác nhau theo vị trí xã hội, dựa trên việc họ tiếp cận những điều đáng
mong muốn.
Theo Anthony Gidden, phân tầng xã hội được sử dụng để mô tả sự bất bình đẳng
tồn tại giữa các cá nhân và giữa các nhóm trong xã hội. Phân tầng hiểu là những bất bình
đẳng mang tính cấu trúc giữa các nhóm xã hội khác nhau.
Theo Laurence A. Basirico và đồng nghiệp (Barbara G. Cashion và J Ross
Eshleman), phân tầng xã hội là sự phân hạng con người dựa trên của cải, uy tín và vị trí
xã hội.
Từ các quan niệm trên, ta có thể đi đến kết luận rằng, phân tầng xã hội là sự phân
chia các cá nhân trong xã hội thành các tầng lớp nhất định, trong đó mỗi tầng/lớp bao
gồm các cá nhân có đặc điểm chung hay có sự ngang bằng nhau về những phương diện
nào đó (của cải, vị trí xã hội, uy tín, quyền lực, tuổi tác…). Sự phân chia này không phải
bất biến, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau.
Các hệ thống phân tầng cơ bản trong lịch sử:
- PHÂN TẦNG KHÉP KÍN (CLOSED): nghiêm ngặt trong việc quy định thứ
bậc các tầng lớp, cấu trúc mang tính cứng nhắc, ổn định
Chế độ chiếm hữu nô lệ: Dạng thức cực đoan của phân tầng xã hội, dựa trên
chiều cạnh kinh tế là sở hữu con người. Con người được phân chia thành chủ nô
và nô lệ dựa trên sở hữu của một số người với những người khác như một thứ tư
liệu sản xuất. (VD: Chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã cổ đại).
Hệ thống đẳng cấp: Dạng thức phân tầng xã hội khép kín dựa trên cơ sở thứ
bậc địa vị và sự quy gán nghiêm ngặt. Các đẳng cấp được xếp hạng theo tôn ti trật
tự trên dưới và có ranh giới phân chia ngăn cản đẳng cấp dưới di động lên đẳng
cấp trên. Địa vị xã hội của cá nhân được xác lập ngay từ khi sinh ra, được trao
truyền từ đời này sang đời khác và không thể thay đổi. (VD: Hệ thống đẳng cấp
Bà La Môn).

1
Chế độ phong kiến: Dạng thức phân tầng trong xã hội nông nghiệp dựa trên sở
hữu đất đai với mức độ quy gán cao. Các tầng lớp được phân chia dựa trên cơ sở
về sở hữu ruộng đất có quyền thừa kế, có ranh giới phân chia riêng biệt và tầng lớp
dưới rất khó có thể di động lên tầng lớp trên (VD: chế độ phong kiến Việt Nam).
- PHÂN TẦNG MỞ (OPEN): ranh giới giữa các tầng lớp không quá nghiêm
ngặt, cấu trúc xã hội biến đổi liên tục
Hệ thống giai cấp: Hệ thống phân tầng mở trong xã hội công nghiệp, chủ yếu
dựa trên địa vị kinh tế và quyền lực xã hội. Sự phân chia giai cấp là lỏng lẻo và
không có ranh giới rõ ràng như những hệ thống khác, di động xã hội xảy ra thường
xuyên và phổ biến. (VD: Xã hội tư bản chủ nghĩa hiện nay).
- PHÂN TẦNG HỖN HỢP (MIXED): Tồn tại đồng thời chế độ quân chủ
(Hoàng gia Anh) và vai trò chủ đạo của sự phân tầng trong xã hội kiểu mới:
vừa khép kín vừa mở, cứng nhắc ở một số mặt nhưng lại linh hoạt ở nhiều mặt
khác.
• Những quan niệm khác nhau về phân tầng xã hội:
- Theo Max Weber (1925): Ba khía cạnh của phân tầng xã hội bao gồm sự giàu
có, quyền lực và uy tín.
Sự giàu có là tất cả các tài sản kinh tế của một xã hội, không chỉ tiền mà còn các sản
phẩm vật chất khác như đất đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động, dịch vụ. Sự
giàu có phần lớn được hiểu là sự tích lũy lao động trong đồ vật, nhưng cũng có thể hiểu
là sự tích lũy về vẻ đẹp, tình cảm, kiến thức hay các cơ hội kinh tế trong tương lai. (VD:
Kim cương đẹp và hiếm có, các tác phẩm nghệ thuật mang giá trị tinh thần và ý nghĩa
lịch sử, đất đai có khả năng tạo ra lợi ích kinh tế). Sự giàu có được phản ánh thông qua
thu nhập - lợi ích có được từ việc sử dụng nguồn tài nguyên hay nhân lực. Thu nhập
thường được hiểu với nghĩa “lưu lượng tiền trên một đơn vị thời gian” nhưng không
phải mọi thu nhập đều được thể hiện bằng tiền. Có những công việc không làm ra tiền
nhưng mang lại thu nhập thực sự cho gia đình (VD: Thành viên làm việc nhà giúp tăng
thu nhập trong gia đình → Người ta tạo ra thu nhập không phải dưới hình thức tiền bạc
→ Nếu không làm sẽ phải trả tiền cho người khác làm giúp họ). Trong một xã hội, mặc
dù chúng ta đều muốn trở nên giàu có, nhưng có người giàu có hơn, có người nghèo nàn
hơn. Sự chênh lệch cũng xảy ra giữa các nhóm xã hội, giữa quốc gia này với quốc gia
khác (Popenoe 1986).

2
Quyền lực là khả năng của một người hay một nhóm người trong việc gây ảnh hưởng
lên hành động của người khác, bất chấp việc người ta muốn thế hay không. Quyền lực
luôn song hành với quyền lợi của cá nhân hay quyền lợi nhóm. Ai thực hiện quyền lực,
vì sao người ta lại thực hành quyền lực, điều đó mang lại lợi ích cho ai… là những câu
hỏi các nhà xã hội học luôn quan tâm. Quyền lực thường rất khó đo lường – là thứ khó
đo nhất trong 3 khía cạnh của xã hội học, nhiều hình thức của quyền lực là tiềm ẩn. (VD:
Những người giật dây, có thế lực về kinh tế, sau các nhà cầm quyền về chính trị). Trong
thực tế, sự phân tầng theo quyền lực luôn đan xen nhiều mối liên hệ phức tạp.
Uy tín là sự quý trọng và sự thừa nhận mà một người nhận được từ những người
khác. Uy tín đến từ nhiều nguồn: tiếng tăm và sự thừa nhận từ công chúng, sự kính trọng
và sự ngưỡng mộ, sự tôn trọng và sự quý mến. Uy tín có thể đạt được bằng nhiều cách
khác nhau: phẩm chất tốt, được xã hội tin tưởng và quý trọng (dũng cảm, thông minh,
tài ba, tốt bụng, rộng lượng,...), tiền bạc, quyền lực, địa vị xã hội cao, thành công giành
được sự công nhận từ công chúng.
- Theo Theo John Macionis: Phân tầng đề cập đến một hệ thống phân hạng con
người theo thứ bậc dựa trên bốn nguyên lý sau:
① Phân tầng xã hội là một đặc điểm của xã hội chứ không đơn thuần là sự khác
biệt giữa các cá nhân. Thông thường cuộc sống của một cá nhân bị định hình nhiều bởi
xã hội hơn là do tự họ quyết định. VD: Những đứa trẻ sinh sống trong các hoàn cảnh gia
đình, xã hội khác nhau sẽ có cuộc sống khác nhau (về tiền tài, địa vị, danh vọng,...).
② Phân tầng xã hội chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác: Vị trí xã hội của bố mẹ
được trao truyền sang cho con cái (VD: Các công ty gia đình). Tuy nhiên cũng có các
trường hợp ngoại lệ: Những trường hợp mà cá nhân có sự di động xã hội liên tục, đi lên
hay đi xuống tùy thuộc vào nỗ lực của bản thân hay gặp phải những thất bại lớn. (VD:
Gia đình tài phiệt phá sản và mất trắng trong 1 đêm)
③ Phân tầng xã hội phổ biến ở khắp mọi nơi. VD: Các hiện tượng phân tầng dễ
thấy ở mọi quốc gia (giàu - nghèo; tuổi tác; quyền lực; uy tín). Tuy nhiên, sự bất bình
đẳng xã hội về khía cạnh nào, diễn ra ở mức độ nào lại có sự khác nhau từ nơi này đến
nơi khác. (VD: phân tầng theo tuổi tác: ở Mỹ và các nước phương Tây thì người cao
tuổi không được coi trọng bằng các nước phương Đông).
④ Phân tầng xã hội không chỉ liên quan đến bất bình đẳng xã hội mà còn liên quan
đến niềm tin. Đây là cách thức để biện minh và duy trì sự tồn tại của những hình thức

3
bất bình đẳng xã hội. Do vậy, cách thức lý giải này cũng có sự khác biệt giữa các nền
văn hóa.
2. Thu nhập
“Thu nhập là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, một doanh
nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công
việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó.” (Nhung, 2021)
Vậy có thể hiểu rằng, số của cải của một cá nhân có thể có từ thu nhập đến từ nhiều
nguồn khác nhau: có thể từ lao động (tiền lương, tiền công), sở hữu những giấy tờ có
giá trị, được thừa kế, tặng,… Con người trong quá trình lao động, sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ tạo ra một số lượng của cải nhất định cho xã hội và được phần phối lại những
khoản thu nhập/của cải tương ứng. Vấn đề thu nhập luôn là mối quan tâm lớn, chính là
kết quả của việc cá nhân cung ứng sức lao động cho xã hội. Tóm lại, bất cứ thứ gì cá
nhân có thể nhận được để biến nó trở thành tài sản của mình được gọi là thu nhập, trừ
khi nguồn thu đó trái pháp luật. “Thu nhập là điều kiện, là nguồn lực quan trọng, để một
cá nhân hay hộ gia đình theo đuổi các mục tiêu xã hội của mình.” (Cường và Ánh, 2020,
p.27)
3. Phân tầng xã hội về thu nhập
Phân tầng xã hội là một hiện tượng thiết yếu trong xã hội văn minh của loài người.
Sự phân tầng này được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau như sự phân hoá giàu
nghèo, sự phân chia giai cấp, tầng lớp, các nhóm nghề nghiệp,… những rõ nhất và cũng
được nhắc đến nhiều nhất chính là sự phân hoá giàu nghèo. Sự phân tầng giữa người
giàu với người nghèo là nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng xã hội. Khoảng cách giữa
các tầng lớp các lớn, khả năng xảy ra rối loạn trật tự xã hội càng cao. Vậy phân tầng xã
hội về thu nhập có thể hiểu là sự phân chia về khối lượng của cải đến từ thu nhập và khả
năng tiếp cận của cá nhân đến các nguồn lợi này.

4
II. Thực trạng phân tầng xã hội về thu nhập
1. Thực trạng
Cơ chế thị trường đã loại bỏ dần tính bình quân chủ nghĩa, điều này khuyến khích
người dân làm giàu chính đáng bằng việc phát huy các nguồn lực về vốn, trình độ học
vấn, chuyên môn, sức lao động và kinh nghiệm,... Song khoảng cách chênh lệch về mức
sống giữa các hộ gia đình là một tất yếu do trong cơ chế thị trường, khả năng tiếp cận
thị trường của mỗi người không giống nhau, vì có sự khác nhau về năng lực, thể chất,
trí tuệ, điều kiện và cơ hội để làm giàu,... Sự khác nhau đó chính là nguồn gốc tự nhiên
đầu tiên tạo nên sự phân tầng xã hội.
Nền kinh tế Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại phát triển khá ổn định, mức sống
của các khu dân cư, thu nhập bình quần đầu người đều được cải thiện. Để phân tích thực
trạng phân tầng xã hội về thu nhập, hay sự phân hoá giàu nghèo tại Việt Nam, ta sẽ phân
tích tìm hiểu qua 2 chiều hướng: giữa thành thị - nông thôn và giữa các vùng trên cả
nước.
a. Giữa thành thị và nông thôn
Cơ cấu giai tầng luôn có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Dĩ nhiên, sự chênh
lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn luôn là một trong những biểu hiện rõ rệt
nhất.

Bảng trên cho thấy thu nhập bình quân ở cả 2 khu vực thành thị và nông thôn giai
đoạn 2002 - 2012 đều có xu hướng tăng nhanh, nhưng sự chênh lệch giữa 2 khu vực này
tuy có giảm nhưng vẫn còn cao (thành thị gần như gấp đôi). Vậy tuy có sự tăng lên về
mức sống, sự phân hoá về mặt thu nhập vẫn còn tồn tại.

5
Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, KSMS 1992 - 1993, ĐTMS 1997 - 1998, ĐTMS 2002, KSMS 2004, KSMS 2006)

Bằng sự nỗ lực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, cũng như sự phát triển về mặt
kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm qua các năm, đời sống người dân có sự chuyển biến
rõ rệt.

Thu nhập bình quân người/ tháng chia theo khu vực
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, KSMS 1992 - 1993, ĐTMS 1997 - 1998, ĐTMS 2002, KSMS 2004, KSMS 2006)

Thu nhập bình quân đầu người của các nhóm dân cư đều tăng so với các năm trước.
Tuy nhiên các nhóm khá và giàu lại tăng khá nhanh so với một số nhóm dưới. Điều này
càng đẩy mạnh sự phân hoá về thu nhập ở thành thị và nông thôn. Dựa vào bảng trên,
dù đều tăng nhanh (thành thị gấp 6,9; nông thôn gấp 6,5), nhưng thu nhập bình quân tại
thành thị vẫn gấp đôi, dẫn đến khoảng cách khá xa giữa 2 khu vực.
“Hệ số chênh lệch thu nhập giữa các giai tầng xã hội ngày càng tăng trong giai đoạn
1998-2018. Mức chênh lệch đặc biệt rõ ở giai tầng trên và giữa trên so với các giai tầng
còn lại. Mức chênh lệch thấp trong thập niên 2000, nhưng cao hơn trong thập niên 2010.
Nếu bối cảnh phát triển và chính sách không thay đổi trong thập niên 2020, phải chăng
mức và tốc độ chênh lệch sẽ cao hơn?” (Cường và Ánh, 2020, p.27)

6
Theo số liệu điều tra mức sống của hộ gia đình năm 2006 được Tổng cục Thống kê
công bố thì chênh lệch về thu nhập trung bình đầu người/tháng giữa nhóm hộ giàu nhất
và nhóm hộ dân nghèo nhất tồn tại một khoảng cách lớn. So sánh 20% số hộ có mức thu
nhập cao nhất với 20% số hộ có thu nhập thấp nhất thì khoảng cách chênh nhau giữa
nhóm giàu nhất và nhóm dân nghèo là 8,4 lần. Theo các kết quả điều tra, khoảng cách
chênh lệch này vẫn đang có xu hướng tăng lên. Sự chêch lệch về thu nhập diễn ra khá
phổ biến tại Việt Nam, điều này đem đến khá nhiều lo ngại.
Xét về mô hình phân tầng xã hội, kết quả phân tích cho thấy sự biến đổi tương đối:

(Nguồn: Phân tầng xã hội và di động xã hội ở Việt Nam hiện nay, 2017, p.68)
Nhìn vào đồ thị, ta thấy được mô hình ở khu vực nông thôn vẫn là hình kim tự tháp,
ở đồ thị là hình quả trám. Tuy vẫn có thể thấy rõ sự tương phản rõ rệt giữa nông thôn
(xã hội truyền thống) và đô thị (dần trở thành xã hội hiện đại), ta có thể thấy ở điểm giữa
của nông thôn đã có sự phình ra, dần trở thành hình quả trám. Xã hội nông thôn bao
gồm tầng lớp nông dân – có vị thế kinh tế, xã hội thấp nhất (so với các tầng lớp còn lại)
chiếm tỉ lệ đông đảo, và phần nhiều là các tầng lớp thuộc xã hội truyền thống. Hiển
nhiên với số lượng của tầng lớp đại diện cho xã hội hiện đại cao hơn, càng làm cho sự
phân tầng về thu nhập giữa thành thị và nông thôn càng rõ rệt.
b. Giữa các vùng trên cả nước

7
Sự chênh lệch trong thu nhập bình quân đầu người giữa các khu vực là khá rõ nét.
Trong đó Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là 2 vùng kinh tế trọng điểm, 2 vùng
có thu nhập bình quân trên đầu người cao nhất.

Số liệu từ bảng thống kê trên cho thấy thu nhập bình quân đầu người của tất cả các
vùng tuy đều tăng, nhưng tình trạng chênh lệch thì không có sự thay đổi. Đông Nam Bộ
vẫn là vùng có thu nhập bình quân cao nhất, theo sau là Đồng bằng sông Hồng và thấp
nhất là Trung du miền núi phía Bắc. Con số chênh lệch giữa 2 vùng đứng đầu và cuối
tuy có giảm (2,7→2,52) nhưng là không đáng kể.
Sự phân phối thu nhập bình quân không đồng đều giữa các vùng và khoảng cách
chênh lệch về mức sống giữa các vùng, các tầng lớp dân cư có xu hướng tăng lên qua
các năm. Sự khác nhau phản ánh trong thu nhập giữa các nhóm dân cư là đến từ tác động
của những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội đến phân tầng xã hội, phân hóa
giàu nghèo.
2. Ảnh hưởng
a. Tích cực
Trong xã hội luôn tồn tại những cá nhân có mức thu nhập cao hơn do nhiều yếu tố
tác động. Sự chênh lệch về thu nhập tuy diễn ra phổ biến nhưng vẫn còn nằm ở mức cho
phép, chưa trở thành mâu thuẫn về lợi ích nên vẫn đang là động lực phát triển kinh tế.
Đối với nước ta hiện nay, sự phân tầng xã hội là cần thiết để thúc đẩy các cá nhân trong
xã hội vươn lên cố gắng khẳng định bản thân, làm giàu cho chính mình cũng như cống
hiến cho xã hội. Góp phần tích cực kích thích sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng
phát triển bền vững. Đây chính là động lực giúp giảm sự bất bình đẳng xã hội do phân
hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội mang lại.

8
b. Tiêu cực
Sự phân tầng xã hội về thu nhập làm cho khác biệt giàu - nghèo ngày càng lớn.
Những cơ hội phát triển cho người giàu nhiều hơn, giới hạn khả năng tiếp cận đến các
nguồn thu nhập của những người ở tầng dưới. Những khác biệt này ban đầu trong lĩnh
vực kinh tế, sau đó rồi sẽ lan sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế và các dịch vụ
khác. Khoảng cách càng lớn sẽ càng dễ khiến đất nước bị suy thoái. Đất nước không
cân bằng, mức sống chênh lệch, bất bình đẳng xã hội gia tăng sẽ làm nhiễu loạn xã hội,
dẫn đến các hành vi tiêu cực, chống phá, bất mãn, gây mất ổn định xã hội, cản trở sự
phát triển của đất nước.
III. Giải pháp
Thứ nhất, cần tạo cơ hội bình đẳng cho tất các tầng lớp và các khu vực phát triển.
Môi trường kinh doanh bình đẳng sẽ tạo động lực cho sự đầu tư. Đầu tư công bằng sẽ
giải quyết được mỗi quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Vừa xoá đói
giảm nghèo nhưng cũng phải vừa kích thích năng lực, mong muốn làm giàu. Cần phải
khuyến khích mọi người tăng thu nhập và làm giàu dựa vào kết quả lao động và hiệu
quả kinh tế, nhằm giữ khoảng cách giàu nghèo và phân tầng xã hội về thu nhập trong
giới hạn tối ưu, không để trở thành vấn đề xã hội bức xúc.
Thứ hai, hoàn thiện, điều chỉnh các chính sách thuế, tiền lương. Chính sách thuế
hợp lý sẽ phân bố sử dụng vào những mục tiêu xã hội, giảm bớt sự khác biệt giữa thành
thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các nhóm xã hội. Cần phải kích thích hoạt động
kinh doanh, tạo cơ hội cho người nghèo ở nông thôn có cơ hội tăng thu nhập. Chính
sách tiền lương phải phản ánh đúng giá trị sức lao động, loại trừ các thu nhập không
chính thức bên cạnh lương, để có thể trở thành cơ sở duy trì trật tự kinh tế

Kết luận
Qua các số liệu, ta có thể thấy thấy mức sống của người dân tại Việt Nam có xu
hướng tăng nhưng vẫn tồn tại sự phân tầng xã hội về thu nhập giữa các khu vực cũng
như các hộ gia đình. Phân tầng xã hội không thể phủ nhận là một động lực quan trọng
để kích thích kinh tế phát triển, nhưng cần phải được giữ trong tầm kiểm soát. Để sự
phân hoá này không làm tăng thêm sự bất bình đẳng gây nhiễu loạn xã hội, ta cần tiếp
tục đẩy mạnh các hoạt động xoá đói giảm nghèo, nhưng đồng thời tạo động lực công
bằng cho mọi đối tượng phát triển, xoá bớt khoảng cảnh giàu nghèo, tạo nên một xã hội
nơi mọi con người đều được trao cơ hội đóng góp và tạo dựng vị thế trong xã hội.

9
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bùi, C. T., & Trương, Á. S. (20/06/2020). Giai tầng xã hội dựa trên thu nhập ở
Việt Nam, 1998-2018. Tạp chí Xã hội học.
2. Bùi, N. T. (15/05/2021). Thu nhập là gì? Tiền lương là gì? Quy định pháp luật
về thu nhập, tiền lương. Luật Minh Khuê. Truy cập vào: 18/01/2023, từ:
https://luatminhkhue.vn/thu-nhap-la-gi---quy-dinh-phap-luat-ve-thu-nhap.aspx
3. Đỗ, K. T. (2017). Phân tầng xã hội và di động xã hội ở Việt Nam hiện nay. Nxb
Khoa học Xã hội.
4. Lê, T. V. (02/08/2008). Phân tầng xã hội ở nước ta qua điều tra mức sống hộ
gia đình. Tạp chí Cộng sản. Truy cập vào: 19/01/2023, từ:
https://tapchicongsan.org.vn/nghien-cu/-/2018/2848/phan-tang-xa-hoi-o-nuoc-
ta-qua-dieu-tra-muc-song-ho-gia-dinh.aspx
5. Lê, V. T. (2012). Phân tầng xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang
nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà
Nội.
6. Hoàng, P. T. (22/09/2017). Phân tầng xã hội về thu nhập và chi tiêu ở Việt
Nam. Tạp chí Khoa học - Đại học Huế.
7. Nguyễn, N. T. V. (03/2019). Phân tầng xã hội và công bằng xã hội ở nông thôn
Việt Nam hiện nay. Tạp chí Kinh Doanh và Công nghệ.
8. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Khoa Xã hội học (2016). Giáo
trình xã hội học đại cương. Nxb ĐH Quốc gia HN.

The end!

10

You might also like