You are on page 1of 3

NHÓM 8 - CHƯƠNG 3

1- Vấn đề giai tầng thượng lưu là vấn đề


[<A>] Nóng hổi
[<B>] Quan trọng
[<C>] Nhạy cảm ( Phụ lục 3.2 trang 108 )
[<D>] Bình thường
 
2- Vấn đề “ Hiện tượng hoàn toàn mang tính cá nhân” có thuộc phương pháp chủ quan hay không? 
[<A>] Không
[<B>] Có ( Giải thích :Với cách tiếp cận này mỗi cá nhân được hỏi và tự đánh giá lựa chọn và xếp mình vào
một vị trí nào đó trong thang bậc của giai tầng XH )

 
3- Giai tầng xã hội là đa kích thước với nhiều phần tử, tức là có nhiều __ để phân chia giai tầng XH:
[<A>] Tiêu thức thành phần
[<B>] Phân tử
[<C>] Kiến thức
[<D>] Học vấn
 
4- Sản phẩm được mua bởi một nhóm người đáng kính trọng, có ___ và địa vị cao quý cho nên bạn sẽ là
người nhập hội với những người đó, xứng đáng cao quý và được kính trọng 
[<A>] Có uy tín ( Giải thích: Trước hết để có được lòng tin của người khác thì trước tiên phải là người có uy tín.
Từ đó mới được kính trọng )
[<B>] Có tiền
[<C>] Có sức khoẻ
[<D>] Có tham vọng
 
5- Trong quan điểm của M. Weber về giai cấp, đâu là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến vị trí của
một người trong xã hội nông nghiệp ?
[<A>] Quyền lực
[<B>] Kinh tế
[<C>] Uy tín xã hội
[<D>] Học vấn
 
6-  Bản chất của tầng lớp xã hội là:
[<A>] Những người trong cùng một tầng lớp có thể có khuynh hướng cư xử khác nhau nhưng giống về hành vi
tiêu dùng
[<B>] Quy mô và thành phần giai cấp có thể giống nhau giữa các nước
[<C>] Người ở tầng lớp thấp thì không bao giờ có thể thay đổi lên tầng lớp cao hơn được
[<D>] Người giàu có thể hạ bậc xuống thành người nghèo
 
7- Phân tầng xã hội theo truyền thống trước đây của Ấn Độ ( phân chia xã hội thành 5 tầng lớp và giai
cấp) dựa trên yếu tố nào?
[<A>] Tôn Giáo ( Giải thích : Phân tầng xã hội là sự phân chia nhỏ xã hội thành các tầng lớp khác nhau về địa
vị kinh tế, địa vị chính trị, học vấn, kiểu dáng nhà ở, nơi cư trú, phong cách sinh hoạt, cách ứng xử, sở thích
nghệ thuật. Đây là một trong những khái niệm cơ bản của xã hội học. Đó là một khái niệm để chỉ sự phân chia
các cá nhân hay các nhóm xã hội thành các tầng lớp khác nhau. Mỗi tầng bao gồm các cá nhân, các nhóm xã hội
có địa vị kinh tế, chính trị, uy tín giống nhau. Ấn Độ giáo hay Hindu Giáo là một tôn giáo, hệ thống tín ngưỡng
và đạo pháp, hay cách sống được hình thành rộng rãi ở tiểu lục địa Ấn Độ và một phần của Đông Nam Á. Vì
vậy, phân tầng xã hội theo truyền thống truớc đây của Ấ Độ là Tôn Giáo ) 
[<B>] Chính Trị
[<C>] Kinh Tế
[<D>] Quyền lực
 
8- Quá trình thay đổi vị thế xã hội của cá nhân trong một quan hệ thống phân tầng xã hội, được các nhà
xã hội học gọi là :
[<A>] Phân tầng xã hội
[<B>] Phân hoá xã hội
[<C>] Tiến hoá xã hội
[<D>] Di động xã hội ( Giải thích : Di động xã hội là sự vận động của cá nhân hay một nhóm người từ vị thế xã
hội này sang vị thế xã hội khác, là sự di chuyển của một con người, một tập thể, từ một địa vị, tầng lớp xã hội
hay một giai cấp sang địa vị, tầng lớp, giai cấp khác. Di động xã hội có thể định nghĩa như sự chuyển dịch từ
một địa vị này qua một địa vị khác trong cơ cấu tổ chức )  
9. Bản chất của tầng lớp xã hội là:
[<A>] Những người trong cùng 1 tầng lớp có thể có khuynh hướng cư xử khác nhau nhưng giống về hành vi
tiêu dùng
[<B>] Quy mô và thành phần về giai cấp có thể giống nhau giữa các nước 
[<C>] Người ở tầng lớp thấp thì không bao giờ có khả năng thay đổi lên tầng lớp cao hơn được
[<D>] Người giàu có thể hạ bậc xuống làm người nghèo (Giải thích: 
• Thứ nhất, trong các xã hội, cơ cấu xã hội luôn có sự phân hóa thành những tầng lóp thang bậc khác
nhau (theo cấu trúc dọc).
• Thứ hai, phân tầng xã hội luôn gắn với bất bình đẳng xã hội và sự phân công lao động xã hội.
• Thứ ba, có sự di chuyển, di động giữa các tầng ( cơ động dọc) hoặc trong nội bộ từng tầng (cơ động
ngang) và các loại cơ động khác.)

 
10.Yếu tố nào sau đây có thể chi phối vị thế xã hội của một người ?
[<A>] Quê quán 
[<B>] Học thức (Giải thích: Trình độ học thức sẽ tỷ lệ thuận với vị thế trong xã hội nên người có trình độ học
thức càng cao sẽ có vị thế càng cao trong xã hội. Vị thế cao sẽ có quyền lực và chủ động trong việc chi phối xã
hội.)
[<C>] Tuổi tác
[<D>] Thói quen

11.Khi một xã hội cố gắng sắp xếp các thành viên của mình trên cơ sở sự giàu có, quyền lực hay uy tín xã
hội. Định nghĩa này tương ứng với khái niệm?
[<A>] Bất bình đẳng xã hội
[<B>] Di động xã hội
[<C>] Phân hóa xã hội
[<D>] Phân tầng xã hội ( Giải thích: 
 
12. Nghèo đói là một sự kiện xã hội mang tính phổ quát:
[<A>] Vì nghèo đói không chỉ tồn tại ở nước nghèo mà cả nước giàu, ở xã hội truyền thống và xã hội hiện đại 
[<B>] Nghèo đói là một sự kiện có thực
[<C>] Nghèo đói là một sự kiện mang tính khách quan
[<D>] Nghèo đói là một sự kiện có thể kiểm tra được
 
13. Khái niệm bản chất của giai tầng xã hội được hiểu như thế nào sau đây?
[<A>] Là sự phân chia giữa các thành viên trong xã hội
[<B>] Là một trật tự được sắp xếp thứ bậc với tình trạng địa vị khác biệt nhất định
[<C>] Là những nhóm người tương đối ổn định trong khuôn khổ xã hội
[<D>] Tất cả đều đúng
 
14. Sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các giai tầng xã hội có giới hạn hay không?
[<A>] Không
[<B>] Có ( 3.3.5 trang 95 )

15. Người thích tìm kiếm thông tin trước khi mua hàng và ít xem giá là tiêu chí của chất lượng.thường
dựa vào các đặc điểm hiện có của sản phẩm,” đó là hành vi tiêu dùng của?
A giai cấp bình dân
B giai cấp trung lưu
C giai cấp thượng lưu
D người nổi tiếng
 
16 .Đâu là một ví dụ cụ thể cho việc mua sản phẩm để biểu hiện địa vị?
A một gia đình thượng lưu mua một chiếc xe hiệu Mercedes
B một gia đình trung lưu mua một xe honda hiệu SH đắc tiền
C một gia đình thượng lưu mua một chiếc oto hiệu roll royce được thiết kế theo yêu cầu , sở thích riêng
[<D>] Tất cả đều đúng
 
17: Giai tầng xã hội là gì ?
[<A>] Giai tầng xã hội là sự phân chia các thành viên trong xã hội vào một trật tự sắp xếp thứ bậc với tình trạng
địa vị khác biệt nhất định (3.1 Khái niệm bản chất giai tầng xh/ 83,84)
[<B>] Giai tầng xã hội là sự phân chia các thành viên trong xã hội vào nhiều trật tự sắp xếp thứ bậc với tình
trạng địa vị khác biệt nhất định.
[<C>] Giai tầng xã hội là sự phân chia các thành viên trong xã hội vào một trật tự sắp xếp thứ bậc với tình trạng
địa vị đồng nhất.
[<D>] Giai tầng xã hội là sự phân chia các thành viên trong xã hội vào nhiều trật tự sắp xếp thứ bậc với tình
trạng địa vị đồng nhất
                 
18. Trong phương pháp chủ quan có mấy giai tầng được nêu?
[<A>] 5
[<B>] 6 ( Mục 3.4.2 trang 98 )
[<C>]7
[<D>]8

You might also like