You are on page 1of 2

PHẦN THI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO

Câu 1. Tác phẩm đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học là:
A. Hệ tư tưởng Đức.
B. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.
C. Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen.
D. Tình cảnh nước Anh.

Câu 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được quy định bởi:
A. Địa vị kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội của giai cấp công nhân.
B. Nguyện vọng của giai cấp công nhân.
C. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với giai cấp công nhân.
D. Nguyện vọng của nhân dân lao động.

Câu 3. Biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn cơ bản trong phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa là mâu thuẫn giữa:
A. Tư bản và lao động.
B. Giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.
C. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
D. Các tập đoàn tư bản

Câu 4. Đặc trưng nào thể hiện sự khác biệt về chất giữa chủ nghĩa xã hội với các chế độ xã
hội khác?
A. Có quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất.
B. Là chế độ giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con
người.
C. Có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc và
tinh hoa văn hóa nhân loại.
D. Bảo đảm đoàn kết giữa các dân tộc.

Câu 5. Mục tiêu chính trị chủ yếu của mọi quốc gia trong thời đại ngày nay là:
A. Độc lập dân tộc. B. Liên kết khu vực.
C. Liên minh quốc tế. D. Chủ nghĩa xã hội.

Câu 6. “Dân chủ xã hội chủ nghĩa” là thuật ngữ đồng nghĩa với khái niệm nào dưới đây?
A. Dân chủ tiểu tư sản.
B. Dân chủ tư sản.
C. Dân chủ chủ nô.
D. Dân chủ vô sản.

Câu 7. Giai cấp tầng lớp nào dưới đây là cơ sở và nguồn bổ sung lực lượng quan trọng nhất
cho Đảng Cộng sản?
A. Giai cấp nông dân. B. Giai cấp công nhân.
C. Đội ngũ trí thức. D. Tầng lớp doanh nhân.

Câu 8. Dân chủ có sự ra đời, tồn tại và phát triển trong một giai đoạn nhất định và sẽ mất đi
khi trong xã hội không còn giai cấp, vì thế, dân chủ là một:
A. Yếu tố văn hóa. B. Thành phần xã hội.
C. Phạm trù lịch sử. D. Phạm trù giai cấp.

Câu 9. Điền vào chỗ trống: “….là những cộng đồng người cùng toàn bộ những quan hệ xã
hội do sự tác động lẫn nhau của các cộng đồng ấy tạo nên”.
A. Cơ cấu - xã hội.
B. Dân cư.
C. Cộng đồng tộc.
D. Giai cấp.

Câu 10.Yếu tố nào quyết định nhất đến sự thay thế các hình thức gia đình trong lịch sử?
A. Yếu tố kinh tế. B. Yếu tố chính trị.
C. Yếu tố văn hóa. D. Yếu tố tâm linh.

Câu 11. Thực hiện đẩy mạnh công nghiệp


hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển
kinh tế tri thức theo định hướng xã hội chủ
nghĩa là nội dung của liên minh giai cấp ở
Việt Nam trên lĩnh vực:
A. Chính trị. B. Kinh tế.
C. Văn hóa. D. Xã hội.

Câu 12. Những nội dung nào dưới đây không phải là sự biến đổi có tính quy luật của cơ cấu
xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa?
A. Cơ cấu xã hội - giai cấp biến đổi gắn liền và bị quy định bởi cơ cấu kinh tế.
B. Cơ cấu xã hội - giai cấp biến đổi trong mối quan hệ vừa đấu tranh vừa liên minh dẫn
đến sự xích lại gần nhau của các giai tầng trong xã hội.
C. Cơ cấu xã hội - giai cấp biến đổi phức tạp đa dạng làm xuất hiện các các tầng lớp
mới.
D. Cơ cấu xã hội - giai cấp biến đổi và chịu sự tác động của biến đổi về dân số, tôn giáo.

Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phải là phương hướng xây dựng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay?
A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức,
bảo vệ tài nguyên, môi trường.
B. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục.
D. Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.

Câu 14. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:


Lênin cho rằng: “Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ
nghĩa cộng sản, có một……nhất định”.
A. Thời kỳ cách mạng. B. Thời kỳ chuyển giao.
C. Thời kỳ quá độ. D. Thời kỳ cải biến.

Câu 15. Quan điểm nào dưới đây không đúng về chủ nghĩa xã hội?
Chủ nghĩa xã hội là:
A. Là phong trào thực tiễn phong trào đấu tranh của nhân dân lao động chống lại giai cấp
thống trị.
B. Là hệ tư tưởng lý luận phản ánh lý tưởng giải phóng nhân loại khỏi áp bức, bóc lột bất
công.
C. Là khoa học nghiên cứu về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
D. Là một chế độ xã hội hiện thực tốt đẹp, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội
cộng sản chủ nghĩa.

You might also like