You are on page 1of 6

CHƯƠNG 5

CƠ CẤU XÃ HỘI – GIAI CẤP VÀ LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Câu 1: Chọn cụm từ thích hợp thay thế dấu (…) trong nội dung sau:
Cơ cấu xã hội – giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại
khách quan trong một chế độ xã hội nhất định, thông qua những mối quan
hệ về sở hữu …, về tổ chức quản lý quá trình sản xuất, về địa vị chính trị, xã
hội v.v. giữa các giai cấp và tầng lớp đó.
A. Của cải.
B. Tài sản.
C. Tư liệu sản xuất.
D. Vật chất.
Câu 2: Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, yếu tố nào dẫn đến
những biến đổi đa dạng, phức tạp trong cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
A. Kinh tế nhà nước.
B. Kinh tế tập thể.
C. Kinh tế tư nhân.
D. Kinh tế nhiều thành phần.
Câu 3: Liên minh công, nông là vấn đề mang tính nguyên tắc để đảm bảo
cho thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm
1917, là quan điểm của ai?
A. C.Mác.
B. Ph.Ăngghen.
C. V.I.Lênin.
D. Hồ Chí Minh.
Câu 4: Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, xét từ góc độ kinh tế, liên
minh giữa các giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân
dân lao động khác được hình thành xuất phát từ đâu?
A. Từ yêu cầu ổn định tình hình chính trị của đất nước.
B. Từ yêu cầu khách quan của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá.
C. Từ yêu cầu phát triển văn hoá – tư tưởng.
D. Từ yêu cầu phát triển giáo dục.
Câu 5: Cơ cấu xã hội – giai cấp của Việt Nam ở thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội bao gồm những giai cấp, tầng lớp cơ bản nào?
A. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp tri thức của thời kỳ trước
đổi mới.
B. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, tầng lớp
doanh nhân.
C. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, tầng lớp doanh
nhân, tiểu chủ.
D. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, đội ngũ doanh
nhân, phụ nữ, đội ngũ thanh niên …
Câu 6: Lực lượng nào có vai trò quan trọng đặc biệt, là giai cấp lãnh đạo
cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Giai cấp công nhân Việt Nam.
B. Giai cấp nông dân Việt Nam.
C. Đội ngũ trí thức Việt Nam.
D. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam.
Câu 7: Ở Việt Nam, lực lượng nào giữ vị trí tiên phong trong sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước?
A. Tầng lớp trí thức.
B. Đội ngũ doanh nhân.
C. Giai cấp công nhân.
D. Giai cấp nông dân.
Câu 8: Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, lực lượng nào có xu hướng giảm dần về số lượng và tỉ lệ
trong cơ cấu xã hội – giai cấp?
A. Tầng lớp trí thức.
B. Đội ngũ doanh nhân.
C. Giai cấp công nhân.
D. Giai cấp nông dân.
Câu 9: Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, lực lượng nào giữ vai trò
là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế?
A. Đội ngũ tri thức.
B. Đội ngũ doanh nhân.
C. Giai cấp công nhân.
D. Giai cấp nông dân.
Câu 10: Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênn, lực lượng nào giữ vai trò
là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước?
A. Đội ngũ trí thức.
B. Đội ngũ doanh nhân.
C. Đội ngũ thanh niên.
D. Phụ nữ.
Câu 11: Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, chăm lo, phát triển lực
lượng nào vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát
triển bền vững của đất nước?
A. Đội ngũ trí thức.
B. Đội ngũ doanh nhân.
C. Đội ngũ thanh niên.
D. Phụ nữ.
Câu 12: Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, sự biến động của cơ cấu
xã hội – giai cấp được quy định trực tiếp nhất bởi sự biến động của:
A. Cơ cấu ngành, nghề.
B. Cơ cấu các thành phần kinh tế.
C. Cơ cấu hành chính, kinh tế - xã hội.
D. Cơ cấu ngành, nghề; Cơ cấu các thành phần kinh tế; Cơ cấu hành chính,
kinh tế - xã hội.
Câu 13: Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội – giai cấp tổng thể các giai cấp, tầng lớp, các
nhóm xã hội:
A. Có mối quan hệ hợp tác và gắn bó chặt chẽ với nhau.
B. Có tính độc lập tương đối với nhau.
C. Phụ thuộc lẫn nhau.
D. Mâu thuẫn với nhau.
Câu 14: Theo quan điểm chủ nghĩa Mac – Lênin, trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, yếu tố nào tất yếu đưa đến một kết cấu xã hội – giai cấp đa
dạng và phức tạp?
A. Kinh tế nhà nước.
B. Kinh tế tập thể.
C. Kinh tế tư nhân.
D. Nền kinh tế nhiều thành phần.
Câu 15: Lực lượng nào dưới đây là lực lượng sản xuất và lực lượng chính
trị - xã hội đông đảo nhất trong những nước nông nghiệp?
A. Đội ngũ trí thức.
B. Đội ngũ doanh nhân.
C. Đội ngũ công nhân.
D. Đội ngũ nông dân.
Câu 16: Chọn cụm từ thích hợp thay thế dấu (…) trong nội dung sau:
Cơ cấu xã hội là những … cùng toàn bộ những mối quan hệ xã hội do sự
tác động lẫn nhau của các cộng đồng ấy tạo nên.
A. Nhóm người.
B. Cộng đồng người.
C. Một số người.
D. Tập đoàn người.
Câu 17: Chọn cụm từ thích hợp thay thế dấu (…) trong nội dung sau:
Dưới góc độ chính trị - xã hội, môn Chủ nghĩa xã hội khoa học tập trung
nghiên cứu … vì đó là một trong những cơ sở để nghiên cứu vấn đề liên minh
giai cấp, tầng lớp trong một chế độ xã hội nhất định.
A. Cơ cấu xã hội – giai cấp.
B. Cơ cấu xã hội – nghề nghiệp.
C. Cơ cấu xã hội – dân tộc.
D. Cơ cấu xã hội – tôn giáo.
Câu 18: Chọn cụm từ thích hợp thay thế dấu (…) trong nội dung sau:
Cơ cấu xã hội – giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội … trong
một chế độ xã hội nhất định, thông qua những mối quan hệ về sở hữu tư liệu
sản xuất, về tổ chức quản lý quá trình sản xuất, về địa vị chính trị - xã hội v.v.
giữa các giai cấp và tầng lớp đó.
A. Tồn tại khách quan.
B. Xuất hiện.
C. Phát triển.
D. Thường xuyên thay đổi.
Câu 19: Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, cơ cấu xã hội nào liên
quan đến các đảng phái chính trị và nhà nước; đến quyền sở hữu tư liệu sản
xuất, quản lý tổ chức lao động, vấn đề phân phối thu nhập v.v. trng một hệ
thống sản xuất nhất định.
A. Giai cấp.
B. Nghề nghiệp.
C. Dân tộc.
D. Tôn giáo.
Câu 20: Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, cơ cấu xã họi nào là căn
cứ cơ bản để từ đó xây dựng chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội
trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể?
A. Giai cấp.
B. Nghề nghiệp.
C. Dân tộc.
D. Tôn giáo.
Câu 21: Sau thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhên cùng toàn thể các giai cấp, tầng
lớp xã hội, các nhóm xã hội bước vào thời kỳ nào?
A. Xây dựng xã hội mới.
B. Phát triển vượt bậc.
C. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
D. Xã hội chủ nghĩa.
Câu 22: Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, quá trình biến đổi trong
cơ cấu nào tất yếu dẫn đến những biến đổi trong cơ cấu xã hội – giai cấp?
A. Nghề nghiệp.
B. Dân tộc.
C. Tôn giáo.
D. Kinh tế.
Câu 23: Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, hình thái kinh tế - xã
hội cộng sản chủ nghĩa đã được “thai nghén” từ trong lòng xã hội nào?
A. Công xã nguyên thuỷ.
B. Chiếm hữu nô lệ.
C. Phong kiến.
D. Tư bản chủ nghĩa.
Câu 24: Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, trong từng giai đoạn
của thời kỳ quá độ, mức liên minh, xích lại gần nhau giữa các giai cấp, tầng
lớp trong xã hội tuỳ thuộc vào yếu tố nào?
A. Các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
B. Các điều kiện kinh tế - xã hội.
C. Các điều kiện văn hoá – tư tưởng.
D. Các điều kiện giáo dục.
Câu 25: Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, cơ cấu xã hội – giai cấp
đa dạng, phức tạp gồm:
A. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, giai cấp tư sản đã
xuất hiện sự tồn tại và phát triển của các tầng lớp xã hội mới nhu: tầng lớp
doanh nhân, tiẻu chủ, tầng lớp những người giàu có và trung lưu trong xã hội.
B. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, tầng lớp
doanh nhân.
C. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, tầng lớp doanh
nhân, tiểu chủ.
D. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, tiểu chủ.
Câu 26: Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, nội dung: Giữ vững lập
trường chính trị - tư tưởng của giai cấp công nhân, đồng thời giữ vững vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với khối liên minh và đối với
toàn xã hội, thuộc lĩnh vực nào của liên minh?
A. Nội dung kinh tế.
B. Nội dung chính trị.
C. Nội dung văn hoá.
D. Nội dung xã hội.
Câu 27: Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, sự biến đổi của cơ cấu
xã hội – giai cấp được quy định bởi sụ biến động của cơ cấu nào?
A. Dân số.
B. Kinh tế.
C. Dân tộc.
D. Dân cư.
Câu 28: Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, yếu tố nào quyết định sự
liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức?
A. Do giai cấp công nhân mong muốn.
B. Do có cùng một kẻ thù là giai cấp tư sản.
C. Do có những lợi ích cơ bản thống nhất với nhau.
D. Do mục tiêu về chính trị của giai cấp công nhân.
Câu 29: Ở những nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với
xuất phát điểm thấp, cơ cấu kinh tế sẽ có những biến đổi đa dạng: Từ một cơ
cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và công nghiệp còn ở trình độ sơ khai
chuyển sang cơ cấu kinh tế theo hướng:
A. Tăng tỉ trọng công nghiệp, giảm tỉ trọng nông nghiệp.
B. Tăng tỉ trọng dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp.
C. Tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp.
D. Tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Câu 30: Ngày nay, yếu tố nào đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
của xã hội?
A. Giáo dục.
B. Khoa học và công nghệ.
C. Công nhân.
D. Nông dân.

You might also like