You are on page 1of 2

ĐẠI HỌC KHXH & NV BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ

KHOA TRIẾT HỌC Tên học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Thời gian làm bài: 30 phút;
MÃ ĐỀ: 03 (20 câu trắc nghiệm)

Câu 1: Xu hướng “trí tuệ hóa” gắn liền với cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tác động thế nào
tới giai cấp công nhân hiện đại?
A. Một bộ phận của giai cấp công nhân gia nhập tầng lớp trí thức.
B. Nâng cao trình độ tri thức và kỹ năng nghề nghiệp, hình thành đội ngũ công nhân tri thức.
C. Vị trí, vai trò của giai cấp công nhân giảm đi và vị trí, vai trò của tầng lớp trí thức được nâng cao.
D. Giai cấp công nhân gia tăng nhanh về số lượng tập trung ở nhóm lao động phổ thông.
Câu 2: Chỉ ra đặc điểm bản chất của giai cấp công nhân?
A. Là lực lượng lao động trong nền sản xuất hiện đại, đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến.
B. Là lực lượng tiên tiến đại biểu cho trí tuệ của nhân loại.
C. Là lực lượng lao động đông đảo trong xã hội
D. Là lực lượng lao động chủ yếu trong nền sản xuất tiểu nông lạc hậu.
Câu 3: Nhân tố chủ quan nào có ý nghĩa quyết định trước tiên đến việc thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân?
A. Đảng cộng sản – chính đảng của giai cấp công nhân.
B. Sự phát triển về số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân.
C. Liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
D. Sự hình thành ý thức tổ chức kỉ luật và tác phong công nghiệp ở giai cấp công nhân.
Câu 4: Mối quan hệ lợi ích giữa giai cấp công nhân và dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa?
A. Là đồng nhất C. Là mâu thuẫn
B. Là thống nhất về căn bản D. Là đối kháng trực tiếp.
Câu 5: Vì sao tầng lớp trí thức không thể lãnh đạo được cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa?
A. Vì họ không có phương thức sản xuất riêng và địa vị kinh tế - xã hội độc lập.
B. Vì họ ít về số lượng, yếu về trình độ.
C. Vì họ không có hệ tư tưởng độc lập.
D. Vì họ không phải là đối tượng bóc lột của giai cấp tư sản.
Câu 6: Mục tiêu cao nhất trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân là gì?
A. Giành quyền làm chủ tư liệu sản xuất về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
B. Giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
C. Giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đồng thời giải phóng xã hội thoát khỏi áp bức,
bóc lột, bất công, xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
D. Đánh đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất công trong xã hội tư bản.
Câu 7: Điền từ vào chỗ trống (…) trong luận điểm sau: Theo V.I.Lênin, Đảng cộng sản ra đời là sản
phẩm của sự kết hợp giữa … với phong trào công nhân.
A. Chủ nghĩa Mác – Lênin C. Chủ nghĩa dân tộc
B. Chủ nghĩa Mác D. Chủ nghĩa Lênin
Câu 8: Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì?
A. Kết thúc thời kỳ đấu tranh giai cấp, bước vào thời kỳ hòa bình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.
B. Những tàn tích của chủ nghĩa tư bản hoàn toàn mất đi, các yếu tố mang tính chất xã hội chủ nghĩa
ngày càng phát triển.
C. Là thời kỳ cái cũ lấn át cái mới, tính tự phát tư bản chủ nghĩa còn có cơ sở rộng lớn nên chủ nghĩa
tư bản vẫn còn tồn tại lâu dài.
D. Tiếp tục cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản, giữa chủ nghĩa xã hội với chủ
nghĩa tư bản trong điều kiện mới, nội dung mới và hình thức mới.
Câu 9: Sự kiện nào mở đầu thời đại mới: Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội?
A. Công xã Pari năm 1871 C. Cách mạng tháng Tám năm 1945
B. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 D. Cách mạng Tân Hợi 1911
Câu 10: Lợi ích chính trị cơ bản của công nhân, nông dân và trí thức Việt Nam là gì?
A. Là bình đẳng xã hội C. Là công bằng xã hội
B. Là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội D. Là giải phóng dân tộc

MÃ ĐỀ 03 – TRANG 1/2
Câu 11: Chỉ ra luận điểm không đúng trong các luận điểm sau đây về giai cấp công nhân?
A. Là những người lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ công nghiệp.
B. Là giai cấp hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp ngày càng
hiện đại.
C. Là những người làm công hưởng lương trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
D. Là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại ngày nay.
Câu 12: Câu : “Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai trò lịch sử của giai
cấp vô sản là người xây dựng chủ nghĩa xã hội” là của ai ?
A. V.I.Lênin B. Ph.Ăngghen C. Stalin D. Hồ Chí Minh
Câu 13: Luận điểm nào dưới đây không phải là đặc trưng của giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa?
A. Nhà nước của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
B. Nhân dân lao động được giải phóng khỏi mọi áp bức, bóc lột.
C. Chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu được thiết lập.
D. Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.
Câu 14: Luận điểm nào dưới đây là một đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa do nhân dân ta xây dựng
được ghi nhận trong văn kiện Đại hội XI của Đảng cộng sản Việt Nam?
A. Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ, phù
hợp.
B. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực hưởng theo lao động,
có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
C. Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
D. Do nhân dân lao động làm chủ.
Câu 15: Vì sao giai cấp công nhân là giai cấp triệt để cách mạng?
A. Vì giai cấp công nhân sớm tiếp thu tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
B. Vì giai cấp công nhân xuất thân từ nông dân.
C. Vì giai cấp công nhân là giai cấp không có tư liệu sản xuất, đối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản.
D. Vì giai cấp công nhân đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến.
Câu 16: Giai cấp, tầng lớp nào là lực lượng cơ bản, lãnh đạo và là động lực chính của cách mạng xã hội
chủ nghĩa?
A. Tầng lớp tri thức C. Giai cấp công nhân
B. Tầng lớp tiểu tư sản D. Giai cấp nông dân
Câu 17: Các hình thức sở hữu tồn tại ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì?
A. Sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể
B. Sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu toàn dân
C. Sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể
D. Sở hữu tư nhân, sở hữu toàn dân
Câu 18: Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam bắt đầu thực hiện từ khi nào?
A. 1945 B. 1975 C. 1954 D. 1986
Câu 19: Giai cấp công nhân ra đời và phát triển dựa trên cơ sở kinh tế cơ bản nào?
A. Nền đại công nghiệp
B. Sự ra đời của phương thức sản xuất chủ nghĩa tư bản
C. Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu
D. Sản xuất kinh tế hàng hóa
Câu 20: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, có các hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội như
thế nào?
A. Quá độ trực tiếp. C. Quá độ trực tiếp và quá độ bỏ qua.
B. Quá độ bỏ qua. D. Quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp.

----------- HẾT ----------

MÃ ĐỀ 03 - TRANG 2/2

You might also like