You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.

HỒ CHÍ MINH
Người phụ trách ra đề: Dương Thị Thanh Hậu Số câu hỏi: 50

MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC


Câu 1: Nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa nào đã tổ chức thực hiện khu vực cộng
sản trong long xã hội tư bản?
a.Xanh Xi Mông.
b.Rô Bớc Ô Oen.
c.Phu Ri Ê.
d.Ba Bớp.
Câu 2: Tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và
văn hóa xuất phát từ căn cứ nào?
a.Xuất phát từ cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa trong
thời đại ngày nay.
b.Xuất phát từ yêu cầu không ngừng nâng cao đời sống vật chất của nhân dân
lao động.
c.Xuất phát từ yêu cầu giải quyết các mối quan hệ quốc tế.
d.Cả ba đều đúng.
Câu 3: Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác với hạn chế cơ bản là gì?
a.Không chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
b.Không chủ trương xóa bỏ chế độ người bóc lột người.
c.Không thể phát hiện ra được lực lượng xã hội tiên phong thực hiện cuộc
chuyển biến cách mạng xã hội.
d.Mong muốn thực hiện chế độ bình quân trong phân phối.
Câu 4: Tiền đề kinh tế cho sự hình thành tư tưởng xã hội chủ nghĩa là?
a.Sự xuất hiện giai cấp thống trị.
b.Sự xuất hiện nhà nước.
c.Sự xuất hiện chế độ tư hữu.
d.Cả a, b, c đều đúng.
Câu 5: Tư tưởng xã hội chủ nghĩa được hình thành gắn liền với chế độ xã hội nào?
a.Chế độ công xã nguyên thủy.
b.Chế độ chiếm hữu nô lệ.
c.Chế độ phong kiến.
d.Chế độ tư bản chủ nghĩa.
Câu 6: Chủ nghĩa xã hội khoa học là học thuyết được xây dựng trên cơ sở thế giới
quan triết học nào?
a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
d. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Câu 7: C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận giải một cách khoa học và cách mạng về vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong tác phẩm nào?
a. Gia đình thần thánh.
b. Hệ tư tưởng Đức.
c. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
d. Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh.
Câu 8: Bộ phận thể hiện tập trung nhất tính chính trị - thực tiễn sinh động của chủ
nghĩa Mác:
a. Triết học Mác.
b. Kinh tế chính trị Mác.
c. Chủ nghĩa xã hội khoa học.
d. Chủ nghĩa xã hội nhân văn.
Câu 9: Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ điều kiện kinh tế - xã hội nào?
a. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ gắn liền với
nền đại công nghiệp.
b. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa gắn liền với công trường thủ công.
c. Sự ra đời của giai cấp công nhân.
d. Sự ra đời của Đảng cộng sản.
Câu 10: Chủ nghĩa xã hội khoa học đã làm sáng tỏ vai trò lịch sử toàn thế giới của
giai cấp nào?
a. Giai cấp nông dân.
b. Giai cấp công nhân.
c. Giai cấp tư sản.
d. Giai cấp chủ nô.
Câu 11: Thời gian nào đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?
a. Ngày 22 tháng 2 năm 1848.
b. Ngày 23 tháng 2 năm 1848.
c. Ngày 24 tháng 2 năm 1848.
d. Ngày 25 tháng 2 năm 1848.
Câu 12: : Chọn cụm từ thí ch hợp điền vào ô trống:
V.I.Lênin đã viết: “… có thể thắng lợi ở một số nước hay thậm chí ở một
nước riêng lẻ, nơi chủ nghĩa tư bản chưa phải là phát triển nhất, nhưng là khâu yếu
nhất trong sợi dây chuyền tư bản chủ nghĩa”
a. Cách mạng xã hội.
b. Cách mạng tư bản.
c. Cách mạng vô sản.
d. Cách mạng chủ nghĩa.
Câu 13: Chủ nghĩa xã hội khoa học có nhiệm vụ cơ bản là:
a. Luận chứng một cách khoa học tính tất yếu về mặt lịch sử sự thay thế của
chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội với sứ mệnh lịch sử của giai cấp tư sản.
b. Luận chứng một cách khoa học tính tất yếu về mặt lịch sử sự thay thế của
chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa cộng sản với sứ mệnh lịch sử của giai tư sản.
c. Luận chứng một cách khoa học tính tất yếu về mặt lịch sử sự thay thế của
chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân.
d. Luận chứng một cách khoa học tính tất yếu về mặt lịch sử sự thay thế của
chủ nghĩa xã hội bằng chủ nghĩa cộng sản với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân.
Câu 14: Theo nghĩa chung nhất dân chủ là gì?
a. Là quyền lực cho giai cấp chiếm số đông trong xã hội.
b. Là quyền lực thuộc về nhân dân.
c. Là quyền tự do của mỗi người.
d. Quyền lực cho giai cấp cầm quyền.
Câu 15: Nền dân chủ XHCN mang bản chất của giai cấp nào?
a. Giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.
b. Giai cấp công nhân.
c. Giai cấp chiếm đa số.
d. Công nhân và nông dân.
Câu 16: Kiểu nhà nước nào sau đây được Lênin gọi là nhà nước “ Nửa nhà nước”?
a. Nhà nước Chủ nô.
b. Nhà nước tư sản.
c. Nhà nước phong kiến.
d. Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 17: Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là gì?
a. Mang bản chất của giai cấp công nhân.
b. Mang bản chất của đa số nhân dân lao động.
c. Mang bản chất của giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân
tộc sâu sắc.
d. Vừa mang bản chất của giai cấp công nhân, vừa mang bản chất của nhân
dân lao động và tính dân tộc sâu sắc.
Câu 18: Trong lịch sử loài người đã từng xuất hiện các chế độ dân chủ nào sau
đây?
a. Chủ nô, phong kiến, tư sản, vô sản.
b. Chủ nô, tư sản, vô sản.
c. Công xã nguyên thủy, chủ nô, phong kiến, tư sản, vô sản.
d. Chủ nô, phong kiến, tư sản.
Câu 19: Điền vào chỗ trống: Khái niệm dân tộc “dùng để chỉ một cộng đồng người
có liên hệ chặt chẽ và bền vững, ….., xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc, kế thừa và phát
triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự
giác tộc người của dân cư cộng đồng đó.”
a.Sinh sống trên cùng một lãnh thổ, có gần huyết thống.
b.Có chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, văn hóa có những đặc thù.
c.Có cùng nguồn gốc tổ tiên, cùng chung ngôn ngữ.
d.Có ý thức về sự thống nhất của mình.
Câu 20: Chọn đáp án đúng
a.Dân tộc là một bộ phận của quốc gia.
b.Dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc gia đó.
c.Dân tộc và quốc gia là hai khái niệm đồng nhất.
d.a và b đúng.
Câu 21: Yếu tố nào sau đây là cơ sở để liên kết các bộ phận, các thành viên của
dân tộc. Nó tạo nên nền tảng cho sự vững chắc của cộng đồng dân tộc.
a.Có chung sinh hoạt về kinh tế.
b.Có chung ngôn ngữ.
c.Có chung văn hóa, tâm lý, lãnh thổ.
d.Có chung lãnh thổ.
Câu 22: Điền vào chỗ trống: “Chủ nghĩa Mác – Lênin coi tín ngưỡng, tôn giáo là
….. phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Thông qua sự
phản ánh đó, các lực lượng tự nhiên trở thành siêu tự nhiên, thàn bí”
a.Một thực thể thần thánh.
b.Một tư duy huyền bí.
c.Một hình thái ý thức.
d.Một ý niệm tuyệt đối.
Câu 23: Có bao nhiêu nguồn gốc cho sự ra đời của tôn giáo, là những nguồn gốc
nào?
a.1, nguồn gốc tư duy huyền thoại.
b.2, nguồn gốc kinh tế - xã hội, nguồn gốc nhận thức.
c.3, nguồn gốc kinh tế - xã hội, nguồn gốc nhận thức, nguồn gốc tâm lý.
d.4, nguồn gốc tư duy huyền thoại, nguồn gốc kinh tế xã hội, nguồn gốc
nhận thức, nguồn gốc tâm lý.
Câu 24: Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
là?
a.Là công tác vận động quần chúng.
b.Là phát huy vai trò của các cơ quan quản lý tôn giáo.
c.Là phát huy vai trò của chức sắc tôn giáo.
d.Cả a, b và c.
Câu 25: Người ta có thể nhận biết điều gì qua sinh hoạt vật chất, cũng như sinh
hoạt tinh thần của dân tộc ấy, đặc biệt là qua các phong tục tập quán, tín ngưỡng,
đời sống văn hóa?
a.Trình độ phát triển của dân tộc.
b.Tâm lý, tính cách của một dân tộc.
c.Bản chất con người của dân tộc.
d.Năng lực sản xuất.
Câu 26: Trong một quốc gia có nhiều dân tộc cần thiết nên?
a.Tập trung phát triển văn hóa của dân tộc nổi trội nhất làm định hướng cho
các dân tộc còn lại.
b.Xóa nhòa khắc biệt về bản sắc văn hóa các dân tộc, để các dân tộc đồng
đẳng.
c.Bảo tồn giá trị văn hóa của tất cả các dân tộc, tạo ra sự thống nhất trong đa
dạng bản sắc văn hóa các dân tộc.
d.Tất cả đều đúng.
Câu 27: Tôn giáo có mấy tính chất? là những tính chất nào?
a.3 tính chất, gồm: tính lịch sử, tính quần chúng và tính chính trị.
b.4 tính chất, gồm: tính lịch sử, tính quần chúng, tính chính trị và tính triết
lý.
c.5 tính chất, gồm: đền bù hư ảo, thế giới quan, điều chỉnh hành vi, giao tiếp,
liên kết cộng đồng.
d.6 tính chất, gồm: triết lý, đền bù hư ảo, thế giới quan, điều chỉnh hành vi,
giao tiếp, liên kết cộng đồng.
Câu 28: Chọn đáp án sai
a.Tôn trọng tự do tín ngưỡng là tôn trọng quyền tự do tư tưởng.
b.Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng là tôn trọng quyền con người.
c.Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng là tôn trọng và chấp nhận giáo lý của tất
cả các tôn giáo.
d.Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã
hội chủ nghĩa.
Câu 29: Có bao nhiêu mối quan hệ cơ bản được xem là cơ sở hình thành gia
đình? Đó là những mối quan hệ nào?
a.1, là quan hệ hôn thú.
b.2, là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
c.3, là quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ kinh tế.
d.4, là quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ kinh tế, quan hệ
hôn thú.
Câu 30: Chức năng nào sau đây đảm bảo tái sản xuất nguồn lao động và sức
lao động cho xã hội
a.Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục.
b.Chức năng kinh tế.
c.Chức năng tái sản xuất ra con người.
d.Chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm.
Câu 31: Chức năng nào sau đây của gia đình ảnh hưởng lâu dài và toàn diện
đối với mỗi cá nhân trong cuộc đời, từ lúc còn bé cho đến khi trưởng thành và tuổi
già?
a.Chức năng tái sản xuất con người.
b.Chức năng cầu nối giữa cá nhân với xã hội.
c.Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục.
d.Chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm.
Câu 32: Gia đình phải thực hiện chức năng nào để đảm bảo nguồn sinh sống,
đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình?
a.Chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng.
b.Chức năng tái sản xuất con người.
c.Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục.
d.Chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm.
Câu 33: Gia đình Việt Nam hiện nay có sự biến đổi về quy mô như thế nào?
a.Có xu hướng thu nhỏ lại.
b.Có xu hướng phình to ra.
c.Có xu hướng ổn định không thay đổi so với trước đây.
d.Tồn tại cả 3 xu hướng trên.
Câu 34: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền
mang bản chất:
a. Giai cấp nông dân, tính nhân dân và tính dân tộc.
b. Giai cấp tư sản, tính nhân dân và tính dân tộc.
c. Giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc.
d. Tính nhân dân rộng rãi.
Câu 35: Nền dân chủ XHCN dựa trên cơ sở kinh tế nào?
a. Kinh tế nhiều thành phần.
b. Công hữu về tư liệu sản xuất.
c. Tư hữu về tư liệu sản xuất .
d. Kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Câu 36: Điền từ vào chỗ trống: Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp
công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính …………sâu sắc.
a. Giai cấp.
b. Nhân đạo.
c. Dân tộc.
d. Cộng đồng.
Câu 37: So với các nền dân chủ trước đây, dân chủ xã hội chủ nghĩa có điểm khác
biệt cơ bản nào?
a. Không còn mang tính giai cấp.
b. Là nền dân chủ mang tính lịch sử.
c. Là nền dân chủ tuyệt đối.
d. Là nền dân chủ rộng rãi cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Câu 38: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước
nhà do nhân dân làm chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có … làm tròn
bổn phận công dân” (Hồ Chí Minh)
a. Trách nhiệm.
b. Nghĩa vụ.
c. Trình độ để.
d. Khả năng để.
Câu 39: Điền vào ô trống từ còn thiếu: “Quyền không bao giờ có thể ở một mức độ
cao hơn chế độ … và sự phát triển văn hoá của xã hội do chế độ … đó quyết định”
(Mác: Phê phán Cương lĩnh Gôta)
a. Chính trị.
b. Xã hội.
c. Kinh tế.
d. Nhà nước.
Câu 40: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa quản lý mọi mặt của đời sống xã
hội chủ yếu bằng gì?
a. Đường lối, chính sách.
b. Hiến pháp, pháp luật.
c. Tuyên truyền, giáo dục.
d. Cả a, b và c.
Câu 41: Khẳng định nào dưới đây đứng về nội dung dân chủ trong lĩnh vực văn
hóa?
a. Công dân được tham gia vào đời sống văn hóa.
b. Công dân được kiến nghị với các cơ quan nhà nước.
c. Công dân bình đẳng về cống hiến và hưởng thụ.
d. Công dân tham gia vào các phong trào xã hội ở địa phương.

Câu 42: Nền dân chủ XHCN dựa trên hệ tư tưởng nào?
a. Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, nông dân và tri thức.
b. Hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
c. Hệ tư tưởng của giai cấp tư sản.
d. Hệ tư tưởng của trí thức.
Câu 43: Dân chủ XHCN được thực hiện trên những lĩnh vực nào?
a. Trên lĩnh vực chính trị.
c. Trên lĩnh vực, kinh tế , chính trị.
b. Trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội.
d. Văn hóa, tinh thần.

Câu 44: Phạm trù (khái niệm) dân chủ xuất hiện khi nào?
a. Ngay từ khi có xã hội loài người.
b. Khi có nhà nước vô sản.
c. Khi có chế độ tư hữu, giai cấp và nhà nước.
d. Trong xã hội công xã nguyên thủy.
Câu 45: Đặc điểm của nền dân chủ XHCN.
a. Phát triển cao nhất so với các nền dân chủ khác trong lịch sử.
b. Là nền dân chủ cho mọi giai cấp.
c. Tuyệt đối nhất trong lịch sử.
d. Không mang tính giai cấp.
Câu 46: Bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện như thế nào?
a.Là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đảng của nó đối với toàn
xã hội, để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân lao động, trong đó
có giai cấp công nhân.
b.Là thực hiện quyền lực của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đối với
toàn xã hội.
c.Là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó để cải
tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới.
d.Cả a, b và c.
Câu 47: Khái niệm “Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa” do tổ chức nào sau đây
nêu ra?
a.Đảng Cộng sản Liên Xô.
b.Đảng Cộng sản Trung Quốc.
c.Đảng Cộng sản Việt Nam.
d.Quốc tế cộng sản (Quốc tế III).
Câu 48: Câu nào sau đây sai?
a.Quan hệ huyết thống là cơ sở cho sự hình thành và tồn tại của một gia
đình.
b.Quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân.
c.Quan hệ huyết thống là cơ sở để duy trì hôn nhân, quan hệ hôn nhân và
gia đình.
d.Tất cả đều sai.
Câu 49: Khi đề cập đến nội dung tái sản xuất, duy trì nòi giống, nuôi dưỡng
nâng cao thể lực, trí lực là muốn đề cập đến chức năng nào của gia đình?
a.Chức năng tái sản xuất ra con người.
b.Chức năng duy trì quyền thừa kế.
c.Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình.
d.Chức năng giáo dục.
Câu 50: Có bao nhiêu điều kiện xây dựng gia đình trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội?
a.2, gồm: điều kiện chính trị và văn hóa - xã hội.
b.3, gồm: điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa - xã hội.
c.4, gồm: điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
d.5, gồm: điều kiện pháp lý, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

You might also like