You are on page 1of 5

Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Giáo dục chính trị

Câu 1: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào?
A. 06/05/1901. B. 06/05/1911.
C. 05/06/1901. D. 05/06/1911.
Câu 2: Ý nghĩa ngôi sao vàng năm cánh Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết.
B. Tượng trưng cho năm nước xã hội chủ nghĩa cùng đoàn kết.
C. Tượng trưng cho năm châu lục cùng đoàn kết.
D. Tượng trưng cho năm châu lục cùng sống hòa bình đoàn kết.
Câu 3: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX mâu thuẫn chủ yếu trong lòng xã hội Việt Nam?
A. Nhân dân ta với giai cấp địa chủ phong kiến. B. Dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.
C. Nhân dân ta với nhân dân Pháp. D. Dân tộc Việt Nam với đất nước Pháp.
Câu 4: “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” là phương châm Đại
hội nào của Đảng?
A. Đại hội Đảng VIII (1996). B. Đại hội Đảng VI (1986).
C. Đại hội Đảng IX (2001). D. Đại hội Đảng VII (1991).
Câu 5: Hàng hóa có hai thuộc tính cơ bản, đó là những thuộc tính nào?
A. Giá trị và giá trị sử dụng B. Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi
C. Giá trị và giá trị trao đổi D. Giá trị và giá cả
Câu 6: Trong các truyền thống văn hoá dân tộc hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh, yếu tố
nào giữ vị trí hàng đầu?
A. Truyền thống đoàn kết B. Chủ nghĩa yêu nước
C. Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo D. Truyền thống nhân ái
Câu 7: Miền Bắc Việt Nam sau năm 1954?
A. Được giải phóng, quá độ lên CNXH. B. Bị chia cắt thành hai miền.
C. Được sự hậu thuẫn của Liên Xô. D. Thực dân Pháp và can thiệp Mỹ xâm lược.
Câu 8: Tiêu chuẩn của chân lý theo triết học Mác – Lênin là gì?
A. Khoa học. B. Nhận thức.
C. Thực tiễn. D. Hiện thực khách quan.
Câu 9: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được diễn ra ở đâu?
A. Sóc Sơn (Hà Nội). B. Sơn Tây (Trung Quốc).
C. Hương Cảng (Trung Quốc). D. Hà Tây (Nay thuộc Hà Nội).
Câu 10: Theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu cuối cùng của cách mạng XHCN là gì?
A. Giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động
B. Xóa bỏ chế độ tư hữu
C. Giải phóng con người, giải phóng xã hội
D. Xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa
Câu 11: Tính đến ngày 07/2021 Đảng ta đã tiến hành bao nhiêu kỳ đại hội Đảng?
A. 10 kỳ đại hội. B. 14 kỳ đại hội.
C. 11 kỳ đại hội. D. 13 kỳ đại hội.
Câu 12: Chủ nghĩa duy vật cho rằng thế giới thống nhất ở lĩnh vực nào sau đây?
A. Lĩnh vực tư duy. B. Lĩnh vực vật chất.
C. Tự nhiên. D. Lĩnh vực xã hội.
Câu 13: Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của?
A. Chủ nghĩa tự do. B. Cộng sản chủ nghĩa.
C. Chủ nghĩa tư bản. D. Chủ nghĩa dân chủ.
Câu 14: Đảng ta lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho mọi hành động từ đại hội nào?
A. Đại hội X. B. Đại hội VIII.
C. Đại hội VII. D. Đại hội IX.
Câu 15: Vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam?
A. Vua Bảo Đại. B. Vua Duy Tân.
C. Vua Hàm Nghi. D. Vua Thành Thái.
Câu 16: Mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp là do đâu?
A. Sự khác nhau về mức thu nhập. B. Sự khác nhau giữa giàu và nghèo
C. Sự khác nhau về tư tưởng lối sống. D. Sự đối lập về lợi ích cơ bản - lợi ích kinh
tế.
Câu 17: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là sự tổng hợp của các văn kiện?
A. Chính cương vắn tắt, chương trình tóm tắt.
B. Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt.
C. Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt.
D. Sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt.
Câu 18: Hàng hóa khác với sản phẩm khác chỗ nào?
A. Sản xuất để trao đổi, mua bán B. Sản xuất để dự trữ
C. Sản xuất để tiêu dùng D. Sản xuất để vừa dự trữ, vừa tiêu dùng
Câu 19: Sự thất bại của phong trào nào sau đây đã chấm dứt vai trò cứu nước theo ý thức hệ tư
tưởng phong kiến?
A. Phong trào Cần Vương. B. Phong trào Duy Tân.
C. Phong trào Đông Du. D. Phong trào Đông kinh nghĩa thục.
Câu 20: Nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng theo Hồ Chí Minh?
A. Lý luận gắn với thực tiễn, phải nêu gương đạo đức.
B. Nói đi đôi với thực hành, phải nêu gương đạo đức.
C. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức.
D. Nói đi đôi với hành động, phải nêu gương đạo đức.
Câu 21: Đâu là nhận định đúng về ý thức?
A. Chỉ có con người mới có ý thức. B. Người máy cũng có ý thức
C. Động vật bậc cao cũng có ý thức D. Tất cả đều đúng
Câu 22: Quan điểm Hồ Chí Minh về sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và phong trào công nhân.
B. Chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
C. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và phong trào yêu nước.
D. Chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân và khuynh hướng dân chủ.
Câu 23: Chủ tịch Hồ Chí Minh xem các bệnh quan liêu, lãng phí, tham ô, là loại giặc nào?
A. Giặc nội xâm. B. Bọn cơ hội chủ nghĩa.
C. Giặc ngoại xâm. D. Giặc dốt, giặc dốt.
Câu 24: Sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh?
A. Tư tưởng về văn hóa và đạo đức.
B. Tư tưởng về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
C. Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
D. Tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.
Câu 25: Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời?
A. Từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
B. Từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
C. Từ sau cách mạng tháng Tám 1945.
D. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Câu 26: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ […]”.Trong dấu ba chấm?
A. Tự nhiên khách quan. B. Hiện thực khách quan.
C. Thực tại khách quan. D. Thế giới khách quan.
Câu 27: Đảng ta đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam ở kỳ Đại hội lần nào của Đảng?
A. Đại hội III (9/1960). B. Đại hội VI (tháng 12/1986).
C. Đại hội IV (tháng 12/1976). D. Đại hội II (tháng 2/1951).
Câu 28: Mục đích của việc trao đổi 2 hàng hóa với nhau là gì?
A. Trao đổi lao động B. Trao đổi ngang giá
C. Trao đổi sức lao động D. Trao đổi giá trị sử dụng
Câu 29: Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc đã hợp nhất 3 tổ chức cộng sản trong nước thành tổ
chức chính trị nào?
A. An nam cộng sản Đảng B. Đảng Cộng sản Đông dương
C. Đảng Cộng sản Việt Nam D. Thanh niên cách mạng đồng chí Hội
Câu 30: Theo Hồ Chí Minh người cách mạng cần phải có?
A. Tài năng. B. Hiếu với dân.
C. Trung với nước. D. Đạo đức và tài năng
Câu 31: Tổng bí thư đầu tiên của Đảng ta?
A Trần Phú. B. Trường Chinh.
C. Lê Hồng Phong. D. Hồ Chí Minh.
Câu 32: Phủ định biện chứng là sự phủ định:
A. Làm cho sự vật thay đổi hình thái. B. Làm xuất hiện sự vật mới.
C. Tạo ra điều kiện, tiền đề cho sự phát triển. D. Thủ tiêu sự vật cũ.
Câu 33: Trong định nghĩa về vật chất của mình, V.I. Lênin cho thuộc tính chung nhất của vật
chất là:
A. Tự vận động.
B. Cùng tồn tại.
C. Đều có khả năng phản ánh.
D. Tồn tại khách quan bên ngoài ý thức, không lệ thuộc vào cảm giác.
Câu 34: Xác định mệnh đề sai:
A. Vật thể không phải là vật chất.
B. Vật chất không phải chỉ là một dạng tồn tại là vật thể.
C. Vật thể là dạng cụ thể của vật chất.
D. Vật chất tồn tại thông qua những dạng cụ thể của nó.
Câu 35: Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc đã hợp nhất 3 tổ chức cộng sản trong nước thành tổ
chức chính trị nào?
A. An nam cộng sản Đảng B. Đảng Cộng sản Đông dương
C. Đảng Cộng sản Việt Nam D. Thanh niên cách mạng đồng chí Hội
Câu 36: Hiện nay đồng chí nào là Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Nguyễn Xuân Phúc. B. Nguyễn Phú Trọng.
C. Vương Đình Huệ D. Phạm Minh Chính.
Câu 37: Chủ nghĩa Mác- Lênin được thành lập và phát triển bởi những đại biểu nào?
A. Các Mác B. Ph. Ănghen
C. V.L. Lênin D. Cả 3 đại biểu trên
Câu 38: Hoạt động cơ bản của thực tiễn là:
A. Sản xuất vật chất. C. Chính trị - xã hội.
B. Quan sát, thực nghiệm khoa học. D. Cả a,b,c đều đúng.
Câu 39: Bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất. Điều đó thể hiện
ở chỗ:
A. Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất.
B. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng của thế giới chỉ là những hình thức biểu hiện đa dạng
của vật chất với những mối liên hệ vật chất và tuân theo quy luật khách quan.
C. Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận.
D. Thể hiện ở cả A, B, C.
Câu 40: Trung tâm định nghĩa vật chất của V.I. Lênin là cụm từ nào?
A. Thực tại khách quan. B. Phạm trù triết học.
C. Được đem lại cho con người trong cảm giác. D. Không lệ thuộc vào cảm giác.
Câu 41: Tính chất xã hội Việt Nam Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là gì?
A. Xã hội có đấu tranh giai cấp. B. Xã hội xuất hiện giai cấp công nhân.
C. Xã hội thuộc địa nửa phong kiến. D. Xã hội phong kiến địa chủ.
Câu 42: Quan hệ sản xuất là gì?
A. Là mặt tự nhiên của phương thức sản xuất.
B. Quan hệ giữa con người với tự nhiên.
C. Là mặt xã hội của phương thức sản xuất.
D. Là mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất.
Câu 43: Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào thời gian nào?
A. 25/9/1929 B. 25/9/1930
C. 30/2/1930 D. 03/2/1930
Câu 44: Theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh độc lâp, tự do là:
A. Quyền thiêng liêng của tất cả các dân tộc
B. Quyền bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc
C. Quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc
D. Quyền căn bản
Câu 45: Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc chỉ có ý nghĩa thật sự khi:
A. Giành được chính quyền về tay nhân dân.
B. Xây dựng được hệ thống chính trị vững mạnh.
C. Nhân dân được hưởng ấm no, tự do, hạnh phúc.
D. Giành được chính quyền về tay giai cấp công nhân.
Câu 46: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?
A. Giai cấp nông dân. B. Giai cấp tư sản.
C. Giai cấp tiểu tư sản. D. Giai cấp công nhân.
Câu 47: Khái quát nguồn gốc của ý thức:
A. Nguồn gốc tự nhiên và ngôn ngữ.
B. Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
C. Nguồn gốc lịch sử – xã hội và hoạt động của bộ não con người.
D. Cả b và c.
Câu 48: Nhân tố cơ bản, trực tiếp tạo thành nguồn gốc xã hội của ý thức:
A. Lao động và ngôn ngữ. B. Lao động trí óc và lao động chân tay.
C. Thực tiễn kinh tế và lao động. D. Lao động và nghiên cứu khoa học.
Câu 49: Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi hoàn toàn vào thời gian nào?
A. 05/07/1954. B. 07/05/1954.
C. 07/04/1954. D. 30/04/1954.
Câu 50: Theo quan điểm duy vật biện chứng, trong nhận thức và thực tiễn cần:
A. Phát huy tính năng động chủ quan. B. Xuất phát từ thực tế khách quan.
C. Cả A và B D. Không có phương án đúng.
Câu 51: Sau cách mạng Tháng Tám 1945, nước ta đứng trước những tình thế nào?
A. Giặc đói, giặc dốt, phát xít Nhật. B. Giặc đói, giặc dốt, giặc pháp.
C. Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. D. Giặc đói, giặc ngoại xâm, địa chủ cường
hào ác bác.
Câu 52: Đâu là nội dung nguyên lý của phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến của
các sự vật và hiện tượng.
A. Các sự vật và hiện tượng trong thế giới tồn tại tách rời nhau, giữa chúng không có sự
phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau.
B. Các sự vật có sự liên hệ tác động nhau nhưng không có sự chuyển hóa lẫn nhau.
C. Sự vật khác nhau ở vẻ bề ngoài, do chủ quan con người quy định, bản chất sự vật
không có gì khác nhau.
D. Thế giới có vô vàn các sự vật, hiện tượng nhưng chúng vừa có liên hệ qua lại, vừa
thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau.
Câu 53: Phạm trù nào thể hiện mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong quá trình sản
xuất?
A. Phương thức sản xuất. B. Quan hệ sản xuất.
C. Lực lượng sản xuất. D. Tư liệu sản xuất .
Câu 54: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quy luật nào chỉ ra cách thức của
sự phát triển?
A. Quy luật mâu thuẫn. B. Quy luật lượng - chất.
C. Quy luật phủ định của phủ định. D. Không có quy luật nào.
Câu 55: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quy luật nào chỉ ra khuynh hướng
của sự phát triển?
A. Quy luật mâu thuẫn. B. Quy luật lượng – chất.
C. Quy luật phủ định của phủ định. D. Không có quy luật nào.
Câu 56: Thế nào là “mối liên hệ”?
A. Là khái niệm cơ bản của phép biện chứng được sử dụng để chỉ sự ràng buộc quy định
lẫn nhau, đồng thời là sự tác động làm biến đổi lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng
B. Là khái niệm của phép biện chứng dùng chỉ sự nương tựa vào nhau của các sự vật hiện
tượng
C. Là khái niệm của phép biện chứng dùng chỉ sự quy định làm tiền đề cho nhau giữa các
sự vật hiện tượng
D. Cả A, B, C
Câu 57: Thế nào là mâu thuẫn biện chứng?
A. Có hai mặt khác nhau. B. Có hai mặt trái ngược nhau.
C. Có hai mặt đối lập nhau. D. Sự thống nhất của các mặt đối lập.
Câu 58: Những nhân tố nào thể hiện lượng của một sự vật?
A. Số lượng các yếu tố cấu thành. B. Quy mô tồn tại.
C. Tốc độ vận động, phát triển. D. Cả A, B, C.
Câu 59: Cơ chế vận hành của hệ thống chính trị ở nước ta là:
A. Nhà nước lãnh đạo, Đảng quản lý, nhân dân làm chủ
B. Nhà nước làm chủ, Đảng lãnh đạo, nhân dân quản lý
C. Đảng và Nhà nước lãnh đạo, quản lý, nhân dân làm chủ
D. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
Câu 60: Nội dung tiết kiệm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là:
A. Mỗi người cần tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền của mình và của gia đình mình.
B. Tiết kiệm sức lao động và tiền của.
C. Tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền của Nhà nước, của nhân dân, của người khác và
của chính mình.
D. Tiết kiệm tiền của.
Câu 61: Quy luật nào được V. L. Lê Nin xác định là hạt nhân của phép biện chứng?
A. Quy luật lượng – chất
B. Quy luật mâu thuẫn
C. Quy luật phủ định của phủ định
D. Không có đáp án đúng
Câu 62: Chủ trương “Vô sản hóa” là của hội?
A. Tổng Công hội đỏ.
B. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
C. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á đông.
D. Hội liên hiệp thuộc địa.
Câu 63: Hội nghị thống nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Từ ngày 06 tháng 01 - 07 tháng 02 năm 1930.
B. Từ ngày 03 tháng 01 - 07 tháng 02 năm 1930.
C. Từ ngày 06 tháng 01 - 06 tháng 02 năm 1930.
D. Từ ngày 03 tháng 02 - 07 tháng 02 năm 1930.
Câu 64: Những phát minh có ảnh hưởng lớn đến sự ra đời chủ nghĩa Mác-Lênin?
A. Định luật Ăc si mét; học thuyết tế bào; thuyết tiến hóa.
B. Định luật bảo toàn động lượng; định luật bảo toàn cơ năng; học thuyết tiến hóa.
C. Định luật ôm, Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
D. Định luật bảo toàn và chuyển năng lượng; học thuyết về tế bào; học thuyết tiến
hóa của Đác Uyn
Câu 65: Thuộc tính cơ bản nhất của vật chất nhờ đó phân biệt vật chất với ý thức đã
được V.I.Lê nin xác định trong định nghĩa vật chất là thuộc tính:
A. Tồn tại.
B. Tồn tại khách quan.
C. Có thể nhận thức được.
D. Tính đa dạng.

You might also like