You are on page 1of 6

CHƯƠNG 6

VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN


CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Câu 1: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, dân tộc là:
A. Quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người, trải qua các hình
thức cộng đồng từ thấp đến cao.
B. Quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người, thông qua các chế độ xã
hội.
C. Quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người, thông qua từng giai
đoạn lịch sử.
D. Quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người, trải qua các hình thái ý
thức xã hội.
Câu 2: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, dân tộc được hiểu
theo mấy nghĩa cơ bản?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 3: Trong một quốc gia có nhiều tộc người, căn cứ để phân thành tộc
người đa số và tộc người thiểu số là:
A. Ngôn ngữ.
B. Văn hoá.
C. Giáo dục.
D. Số lượng người.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không nằm trong Cương lĩnh dân tộc của
V.I.Lênin?
A. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.
B. Các dân tộc được quyền tự quyết.
C. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại.
D. Các dân tộc trong cùng một quốc gia có thể tách thành các quốc gia
dân tộc độc lập.
Câu 5: Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?
A. 53.
B. 54.
C. 55.
D. 56.
Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào dấu (…) trong nội dung sau:
… là hệ thống những niềm tin, sự ngưỡng mộ, cũng như cách thức thể
hiện niềm tin của con người trước các sự vật, hiện tượng, lực lượng có tính
thần thánh, linh thiêng để cầu mong sự che chở, giúp đỡ.
A. Tôn giáo.
B. Tín ngưỡng.
C. Mê tín.
D. Tín ngưỡng và mê tín.
Câu 7: Chọn từ thích hợp điền vào dấu (…) trong nội dung sau:
… là niềm tin mê muội, viển vông, không dựa trên một cơ sở khoa học
nào.
A. Tôn giáo.
B. Tín ngưỡng.
C. Mê tín.
D. Tín ngưỡng và mê tín.
Câu 8: Chọn từ thích hợp điền vào dấu (…) trong nội dung sau:
… là niềm tin của con người vào những lực lượng siêu nhiên, thần thánh
đến mức độ mê muội, cuồng tín, dẫn đến những hành vi cực đoan, sai lệch
quá mức, trái với các giá trị văn hoá, đạo đức, pháp luật, gây tổn hại cho cá
nhân, xã hội và cộng đồng.
A. Tôn giáo.
B. Tín ngưỡng.
C. Mê tín dị đoan.
D. Tín ngưỡng và tôn giáo.
Câu 9: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nội dung nào dướ
đây thuộc nguồn gốc nhận thức của tôn giáo?
A. Sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội.
B. Những lúc ốm đau, bệnh tật.
C. Những may, rủi bất ngờ xảy ra.
D. Nhận thức của con người về tự nhiên, xã họi và chính bản thân mình
là có giới hạn.
Câu 10: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, về khách quan, sự
phát triển của quan hệ dân tộc được diễn ra theo mấy hướng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 11: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, để thực hiện được
quyền bình đẳng dân tộc, trước hết phải:
A. Thủ tiêu tình trạng áp bức giai cấp.
B. Phát triển kinh tế.
C. Ổn định chính trị.
D. Nâng cao đời sống của nhân dân.
Câu 12: Quan điểm: “… tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh
hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài
chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực
lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” là của
ai?
A. C.Mác.
B. Ph.Ăngghen.
C. V.I.Lênin.
D. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 13: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tôn giáo và tín
ngưỡng:
A. Không đồng nhất và có sự giao thoa nhất định.
B. Đồng nhất và có sự giao thoa nhất định.
C. Không đồng nhất và không có sự giao thoa.
D. Đồng nhất và không có sự giao thoa.
Câu 14: Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, con người sáng tạo ra
tôn giáo vì:
A. Mục đích, lợi ích của họ, phản ánh những ước mơ, nguyện vọn, suy
nghĩ của họ.
B. Nhu cầu của họ.
C. Xu hướng phát triển của xã hội.
D. Xu hướng phát triển của thế giới.
Câu 15: Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tôn giáo là một hiện
tượng xã hội có tính chất nào dưới đây?
A. Tính lịch sử.
B. Tính vĩnh viễn
C. Tính cố định.
D. Tính giáo dục.
Câu 16: Chọn phương án sai theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
về tính chính trị của tôn giáo?
A. Tôn giáo không chỉ biểu hiện ở số lượng tín đồ rất đông đảo mà là nơi
sinh hoạt văn hoá, tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân.
B. Tôn giáo là sản phẩm của các điều kiện kinh tế - xã hội, phản ánh lợi ích,
nguyện vọng của các giai cấp khác nhau trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh
dân tộc.
C. Khi các giai cấp bóc lột, thống trị sử dụng tôn giáo để phục vụ cho lợi ích
giai cấp mình, chống lại các giai cấp lao động và tiến bộ xã hội.
D. Tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có sự khác biệt,
sự đối kháng về lợi ích giai cấp.
Câu 17: Trong giai đoạn hiện nay, hàng ngũ chức sắc các tôn giáo ở Việt
Nam luôn chịu sự tác động của:
A. Tình hình chính trị - xã hội trong và ngoài nước.
B. Tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước.
C. Tình hình văn hoá – xã hội trong và ngoài nước.
D. Tình hình văn hoá – tư tưởng trong và ngoài nước.
Câu 18: Chọn đáp án đúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin:
A. Tôn giáo không phải là một hiện tượng xã hội bất biến, ngược lại, nó
luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng tuỳ thuộc vào những điều kiện
kinh tế - xã hội – lịch sử cụ thể.
B. Tôn giáo là một hiện tượng xã hội bất biến, trường tồn với thời gian.
C. Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối
với đời sống xã hội là giống nhau.
D. Các tôn giáo đều có lịch sử hình thành có quá trình tồn tại và phát triển
giống nhau.
Câu 19: Ở cấp độ gia đình Việt Nam, hoạt động phổ biến, thậm chí trở
thành truyền thống, nét đẹp văn hoá của mỗi gia đình, dòng họ là:
A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Thờ cúng Thành hoàng làng.
C. Thờ cúng các Vua Hùng.
D. Thờ các anh hùng dân tộc.
Câu 20: Ở cấp độ quốc gia Việt Nam, đỉnh cao của sự hội tụ đoàn kết
thống nhất cộng đồng dân tộc của người Việt Nam được biểu hiện dưới dạng:
A. Tự do tín ngưỡng.
B. Niềm tin tôn giáo.
C. Tín ngưỡng, tôn giáo.
D. Tự do mê tín.
Câu 21: Nội dung Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin là:
A. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết,
liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại.
B. Các dân tộc đoàn kết, bình đẳng.
C. Các dân tộc có quyền tự quyết.
D. Các dân tộc liên hiệp công nhân các nước.
Câu 22: Chọn từ thích hợp điền vào dấu (…) trong nội dung sau:
Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận
mệnh dân tộc mình, quyền tự quyết định chế độ chính trị - xã hội và … phát
triển của dân tộc mình.
A. Cách thức.
B. Con đường.
C. Mục tiêu.
D. Hình thức.
Câu 23: Nội dung nào là cơ bản trong “Cương lĩnh dân tộc” của
V.I.Lênin?
A. Đoàn kết.
B. Bình đẳng.
C. Tự quyết.
D. Liên hiệp.
Câu 24: Hình thức cộng đồng đầu tiên trong lịch sử là:
A. Bộ lạc.
B. Thị tộc.
C. Bộ tộc.
D. Dân tộc.
Câu 25: Bộ tộc là hình thức cộng đồng người xuất hiện và tồn tại đầu tiên
trong chế độ:
A. Công xã nguyên thuỷ.
B. Nô lệ và phong kiến.
C. Phong kiến và tư bản chủ nghĩa.
D. Tư bản chủ nghĩa.
Câu 26: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ vào
giai đoạn nào?
A. Những năm 60 của thế kỷ XX.
B. Những năm 70 của thế kỷ XX.
C. Những năm 80 của thế kỷ XX.
D. Những năm 90 của thế kỷ XX.
Câu 27: V.I.Lênin đã dựa vào tiền đề nào dưới đây để khái quát Cương
lĩnh dân tộc?
A. Hai xu hướng khách quan trong sự phát triển dân tộc.
B. Đặc trưng cơ bản của dân tộc.
C. Hai nghĩa cơ bản của dân tộc.
D. Khái niệm dân tộc.
Câu 28: Trong quan niệm tôn giáo, “thiên đường” tồn tại ở đâu?
A. “Thế giới bên kia”, trên “Thượng giới”.
B. Xã hội hiện thực.
C. Xã hội trong quá khứ.
D. Xã hội trong tương lai.
Câu 29: Việc xác định hành vi tôn giáo hay tín ngưỡng mê tín dị đoan dựa
vào yếu tố nào?
A. Nghi lễ tiến hành.
B. Hậu quả hành vi.
C. Nội dung hành vi.
D. Giáo lý.
Câu 30: Thờ cúng tổ tiên, Thờ anh hùng dân tộc, Thờ Mẫu là:
A. Tôn giáo.
B. Tín ngưỡng.
C. Mê tín.
D. Tín ngưỡng và mê tín.

You might also like