You are on page 1of 4

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6

Các bạn trả lời thật ngắn gọn các câu hỏi sau

Câu 1: Hãy kể tên các hình thức cộng đồng người trong lịch sử trước khi hình thành dân tộc? Đâu là hình thức
cộng đồng người hình thành sớm nhất? Đâu là hình thức cộng đồng người phát triển cao nhất trong lịch sử nhân
loại?
Câu 2: Hình thức cộng đồng người được hình thành bởi sự liên kết các thị tộc lại với nhau, được gọi là gì? Hình
thức cộng đồng người được hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và huyết thống, được gọi là gì? Hình thức cộng
đồng người được hình thành bởi sự liên kết các bộ lạc lại với nhau, được gọi là gì?
Câu 3: Hình thức cộng đồng người ổn định được hình thành trong lịch sử trong một lãnh thổ nhất định, có chung
mối liên hệ về kinh tế, ngôn ngữ và một nền văn hóa, được gọi là gì?
Câu 4: Kết cấu của dân tộc? Hai xu hướng của phong trào dân tộc?
Câu 5: Dân tộc được hiểu theo 2 nghĩa đó là nghĩa nào? Đặc trưng của dân tộc?
Dân tộc là quốc gia và dân tộc là tộc người
Câu 6: Nội dung Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin? đâu là nội dung cơ bản nhất? đâu là nội dung tư
tưởng? Đâu giải pháp quan trọng để liên kết các nội dung của Cương lĩnh dân tộc thành một chỉnh thể? nội dung
nào được xem là quyền thiêng liêng của các dân tộc?
Câu 7: Đặc trưng nào đã tạo nên nét độc đáo trong sự cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam?
Câu 8: Đặc điểm của dân tộc Việt Nam
Câu 9: Quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc?
Câu 10: Tác phẩm “Về quyền dân tộc tự quyết” là của ai?
Câu 11: Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc phải được thể hiện trên cơ sở nào?
Câu 12: Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để các dân tộc thực hiện quyền nào?
Câu 13: Trong một quốc gia đa dân tộc thì vấn đề nào có ý nghĩa cơ bản nhất để thực hiện quyền bình đẳng giữa
các dân tộc?
Câu 14: Quan hệ giữa lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp công nhân dưới chủ nghĩa xã hội là gì?
Câu 15: Phân biệt Tôn giáo với Tín ngưỡng, Mê tín dị đoan
Câu 16: Quan niệm của chủ nghĩa mác – Lênin về Tôn giáo?
Câu 17: Niềm tin mê muội, viển vông quá mức, không dựa trên một cơ sở khoa học nào của con người, được gọi là
gì? Sự suy đoán một cách nhảm nhí, tùy tiện, sai lệch những điều xảy ra trong cuộc sống của con người, được gọi
là gì?
Câu 18: Nguồn gốc, Bản chất, tính chất, của Tôn giáo?
Câu 19: Nguyên nhân tôn giáo còn tại trong CNXH? Chức năng của Tôn giáo?
Câu 20: Quan điểm của CN Mác Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo?
Câu 21: Đặc điểm Tôn giáo ở Việt Nam, kể tên các tôn giáo nội sinh?
Câu 22: Quan điểm, chính sách giải quyết vấn đề tôn giáo của nước ta?
Câu 23: Tôn giáo là phạm trủ lịch sử, đúng hay sai? Tôn giáo sinh ra con người hay con người sinh ra tôn giáo? Tại
sao tôn giáo mang tính chính trị?
Câu 24: Tại sao phải có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn đề tôn giáo?
Câu 25: Chủ nghĩa xã hội nghiên cứu vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo dưới góc độ nào?
Câu 26: Niềm tin của con người được thể hiện thông qua các lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống
để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng, được gọi là gì?
Câu 27: Với tư cách là những hình thái ý thức xã hội, tôn giáo và khoa học khác nhau về điểm nào?
Câu 28: Điểm chung giữa tôn giáo và triết học là gì?
Câu 29: Khi xem xét nguồn gốc của tôn giáo, chủ nghĩa Mác-Lênin quan tâm trước hết đến nguồn gốc nào của tôn
giáo?
Câu 30: Luận điểm “Sự sợ hãi sinh ra thần thánh” đề cập đến nguồn gốc nào của tôn giáo?
Câu 31: Tôn giáo luôn bao hàm mê tín dị đoan đúng hay sai? Tất cả các tôn giáo ở Việt Nam đều được du nhập từ
nước ngoài đúng hay sai?
Câu 32: Chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước Việt Nam nhằm mục đích gì?
Câu 33: Xét đến cùng đâu là nguyên nhân quyết định sự hình thành, phát triển của các hình thức cộng đồng người
trong lịch sử?
Câu 34: Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống: "Tôn giáo là một hình thái ý thức – xã hội phản ánh một cách hoang
đường, hư ảo (...). Qua sự phản ánh của tôn giáo, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đều trở thành
thần bí."
Câu 35: Tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen và thường xuyên xảy ra xung đột, chiến tranh tôn giáo đúng hay
sai? Trong chính sách tôn giáo của Việt Nam hiện nay, đâu là nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo?
Câu 36Trong chính sách tôn giáo, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định công tác tôn giáo là trách nhiệm của ai?
Câu 37: Ở Việt Nam hiện nay, đặc điểm quan hệ dân tộc và tôn giáo chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi điều gì?
Câu 38: Phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” là định hướng hoạt động của tôn giáo nào ở Việt
Nam?
Câu 39: Tục thắp hương thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam, được gọi là gì?
Câu 40: Câu ca dao “Số cô chẳng giàu thì nghèo. Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà” đề cập đến hình thức nào
sau đây?
Câu 41: Đường hướng hành đạo “Nước vinh, đạo sáng” là của tôn giáo nào ở Việt Nam?
Câu 42: Đặc trưng nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta là gì?
Câu 43:. Cơ sở tồn tại của tôn giáo là gì?
Câu 44. Xóa bỏ mặt chính trị của tôn giáo là xoá bỏ gì?
Câu 45. CNXH nghiên cứu vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo dưới góc độ:
Câu 46: Đặc trưng chủ yếu của ý thức Tôn giáo là gì?
Câu 47. Một trong những khuynh hướng tích cực của hoạt động tôn giáo ở nước ta hiện nay là gì?

You might also like