You are on page 1of 5

BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG 1

Câu 1. Chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?


a. Là hệ thống lý luận giải từ góc độ chính trị - xã hội bước chuyển từ hình
thái kinh tế TBCN sang - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
b. Là hệ thống lý luận luận giải từ góc độ chính trị - xã hội bước chuyển từ xã
hội phong kiến sang xã hội tư bản chủ nghĩa.
c. Là hệ thống lý luận luận giải từ góc độ kinh tế sự ra đời của hình thái kinh
tế - xã hội tư bản chủ nghĩa.
d. Là hệ thống lý luận luận giải từ góc độ kinh tế sự ra đời của hình thái kinh
tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Câu 2. Chỉ ra luận điểm đúng?
a. Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ
nghĩa Mác.
b. Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba xu hướng của chủ nghĩa Mác.
c. Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba tiền đề tư tưởng của chủ nghĩa
Mác.
d. Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba nguồn gốc hình thành chủ
nghĩa Mác.
Câu 3. Ba nguồn gốc hình thành chủ nghĩa Mác là những nguồn gốc nào?
a. Học thuyết giá trị thặng dư, chủ nghĩa duy vật lịch sử, sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân.(3 phát kiến vĩ đại của C.Mác và Angwghen)
b. Triết học cổ điển đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội
không tưởng Pháp.(tiền đề lý luận)
c. Thuyết tiến hóa, định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của thuyết
tế bào.(tiền đề khoa học)
d. Triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.
Câu 4. Chọn cụm từ dưới đây điền vào chỗ trống (…) để hoàn thiện luận
điểm sau: đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học là những
quy luật(…) của quá trình hình thành, phát triền hình thái kinh tế - xã hội
cộng sản chủ nghĩa?
a. Chính trị - xã hội
b. Kinh tế - xã hội.
c. Văn hóa – xã hội
d. Tư tưởng – xã hội.
Câu 5. Quy luật chính trị -xã hội phản ánh quan hệ nào sau đây:
a. Quan hệ giữa các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất.
b. Quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
c. Quan hệ giữa các cộng đồng dân cư trong xã hội.
d. Quan hệ giữa các tổ chức trong xã hội.
Câu 6. Điền vào chống trống để hoàn thiện luận điểm của V.I.Lênin: “điểm chủ
yếu trong học thuyết của mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của
(…) là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa”.
a. Giai cấp vô sản
b. Giai cấp tư sản.
c. Tầng lớp tri thức.
d. Tầng lớp doanh nhân.
Câu 7. Mảnh đất hiện thực để chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời là gì?
a. Sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – kỹ thuật, văn hóa – tư tưởng ở châu
âu những năm 40 của thế ký XIX.
b. Sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – kỹ thuật, văn hóa – tư tưởng ở châu
âu những năm cuối của thế ký XIX.
c. Sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – kỹ thuật, văn hóa – tư tưởng ở châu
âu những năm 40 của thế ký XX.
d. Sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – kỹ thuật, văn hóa – tư tưởng ở châu
âu những năm cuối của thế ký XX.
Câu 8. Tiền đề tư tưởng trực tiếp của chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?
a. Chủ nghĩa duy tâm lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
d. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Câu 9. Vai trò của C.Mác và Ph.Ăngghen đối với xã hội biểu hiện như thế nào?
a. Đưa chủ nghĩa xã hội từ lý luận thành hiện thực.
b. Đưa chủ nghĩa xã hội từ không tưởng thành khoa học.
c. Đưa chủ nghĩa xã hội hiện thực từ một nước trở thành hệ thống.
d. Đưa chủ nghĩa xã hội từ Anh sang Đức.
câu 10. Vai trò của V.I.Lênin đối với chủ nghĩa xã hội biểu hiện như thế nào?
a. Đưa chủ nghĩa xã hội từ lý luận thành hiện thực.
b. Đưa chủ nghĩa xã hội hiện thực từ một nước trở thành hệ thống.
c. Đưa chủ nghĩa xã hội từ không tưởng thành khoa học.
d. Đưa chủ nghĩa xã hội từ phương tây sang phương đông.
Câu 11. Phạm trù trung tâm của chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?
a. Phạm trù sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
b. Phạm trù sứ mệnh lịch sử của giai cấp nông dân.
c. Phạm trù dân tộc.
d. Phạm trù gia đình.
Câu 12. Vai trò của C.Mác gắn liền với tổ chức nào?
a. Tổ chức quốc tế 1.
b. Tổ chưc quốc tế 2.
c. Tổ chức quốc tế 3.
d. Tổ chức quốc tế 4.
Câu 13. Tác phẩm nào đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?
a. Hệ tư tưởng Đức.
b. Tuyên ngôn của đảng cộng sản.
c. Phê phán cương lĩnh Gôta.
d. Tình cảnh giai cấp lao động Anh.
Câu 14. Tác phẩm nào là cương lĩnh chính trị đầu tiên của giai cấp công nhân?
a. Tuyên ngôn của đảng cộng sản,
b. Hệ tư tưởng Đức.
c. Phê phán cương lĩnh Gôta.
d. Phê phán triết học pháp quyền của Hêghen.
Câu 15. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện luận điểm của V.I.Lênin: “học thuyết
của mác là học thuyết (…) vì nó là một học thuyết chính xác”’.
a. Vạn năng.
b. Khoa học.
c. Cách mạng.
d. Tiến bộ.
Câu 16. Một trong những đóng góp của V.I.Lênin đối với chủ nghĩa xã hội khoa
học là gì?
a. Xây dựng lý luận về đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.
b. Xây dựng lý luận về đảng kiểu mới của giai cấp nông dân.
c. Xây dựng lý luận về đảng của nhiều giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
d. Xây dựng lý luận về đảng của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.
Câu 17. Một trong những đóng góp của V.I.Lênin đối với chủ nghĩa xã hội khoa
học là gì?
a. Xây dựng lý luận về cách mạng dân chủ kiểu mới.
b. Xây dựng lý luận về cách mạng dân tộc kiểu mới
c. Xây dựng lý luận về cách mạng phong kiến kiểu mới
d. Xây dựng lý luận về cách mạng xã hội kiểu mới.
Câu 18. V.I.Lênin là người sáng lập tổ chức nào?
a. Đồng minh những người cộng sản.
b. Hội liên hiệp công nhân quốc tế.
c. Quốc tế xã hội chủ nghĩa.
d. Quốc tế cộng sản.
Câu 19. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện khẩu hiệu của V.I.Lênin:’’ vô sản tất cả
các nước, các(…) bị áp bức đoàn kết lại’’.
a. Dân tộc.
b. Cộng đồng.
c. Tổ chức.
d. Tầng lớp.
Câu 20. Một trong những đóng góp quan trọng của Đảng cộng sản Việt Nam vào
lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?
a. Tư tưởng động lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
b. Tư tưởng dân chủ.
c. Tư tưởng công bằng xã hội.
d. Tư tưởng bình đẳng dân tộc.

You might also like