You are on page 1of 3

1.Phần lớn các nhà triết học xã hội học trước C.Mác quan niệm giai cấp là ?

A) Tập hợp những người khác chức năng xã hội, cùng một lối sống hoặc mức sống,
cùng địa vị và uy tín xã hội,...
B) Tập hợp những người có cùng một chức năng xã hội, cùng một lối sống hoặc
mức sống, cùng một địa vị và uy tín xã hội,…
C) Tập hợp những người có cùng một chức năng xã hội nhưng khác nhau về lối
sống hoặc mức sống, cùng một địa vị và uy tín xã hội,…
D) Tập hợp những người có cùng hoặc khác nhau về chức năng xã hội, cùng một lối
sống hoặc mức sống, cùng một địa vị và uy tín xã hội,…
Đáp án: B) Tập hợp những người có cùng một chức năng xã hội, cùng một lối sống
hoặc mức sống, cùng một địa vị và uy tín xã hội,…
2.Sự xuất hiện của dư trong xã hội là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ?
A) Phân công lao động xã hội phát triển
B) Kinh tế xã hội phát triển
C)Phân công giai cấp xã hội phát triển
D) Phân công tầng lớp phát triển
Đáp án: A) Phân công lao động xã hội phát triển
3.Kết cấu xã hội-giai cấp là gì ?
A) Các mối quan hệ giữa các giai cấp, tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định
B) Các mối quan hệ giữa các giai cấp, tồn tại trong nhiều giai đoạn lịch sử khác
nhau
C) Tổng thể các giai cấp và mối quan hệ giữa các giai cấp, tồn tại trong một giai
đoạn lịch sử nhất định
D) Tổng thể các giai cấp và mối quan hệ giữa các giai cấp, tồn tại trong nhiều giai
đoạn lịch sử khác nhau
Đáp án: C) Tổng thể các giai cấp và mối quan hệ giữa các giai cấp, tồn tại trong một
giai đoạn lịch sử nhất định
4.Quá trình đấu tránh giai cấp luôn “ gắn bó hữu cơ ” với ?
A) Liên minh giai cấp
B) Đoàn kết giai cấp
C) Hợp tác giai cấp
D) Chia rẽ giai cấp
Đáp án: A) Liên minh giai cấp
5.Sự phát triển của xã hội là kết quả của sự tác động biện chứng giữa ?
A) Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
B) Chủ nô và nô lệ
C) Nhà nước và người dân
D) Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản
Đáp án: A) Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
6.Điền vào chỗ trống trong câu sau : Bên cạnh đó, giai cấp vô sản còn phải đấu
tranh làm thất bại các âm mưu “ ….” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch;
bảo vệ vững chắc hệ tư tưởng vô sản và đấu tranh kiên quyết với các quan điểm tư
tưởng sai lầm, phản động của giai cấp tư sản và chủ nghĩa....
A) diễn biến hòa bình; tư bản
B) diễn biến hòa bình; hòa bình
C) diễn biến hòa bình; cơ hội
D) diễn biến hòa bình; thực dân
Đáp án: C) diễn biến hòa bình; cơ hội
7.Đâu không phải là đặc trưng của dân tộc ?
A) Dân tộc là một cộng đồng người ổn định trên một lãnh thổ thống nhất
B) Dân tộc là một cộng đồng thống nhất về ngôn ngữ
C) Dân tộc là một cộng đồng bền vững về văn hóa, tâm lý và tính cách
D) Dân tộc là một cộng đồng người có một nhà nước và pháp luật không thống nhất
Đáp án: C) Dân tộc là một cộng đồng bền vững về văn hóa, tâm linh và lối sống
8. Quan hệ giai cấp quyết định:
A) Khuynh hướng phát triển và tính chất của dân tộc
B) Khuynh hướng phát triển và hoạt động của dân tộc
C) Sự hình thành và tồn tại của dân tộc
D) Sự đối kháng của các giai cấp trong xã hội
Đáp án: A) Khuynh hướng phát triển và tính chất của dân tộc
9.Điền vào chỗ trống:
Đối với cách mạng Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “ Muốn cứu nước,
giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường …”
A) Cách mạng tư sản
B) Cách mạng vô sản
C) Cách mạng vũ trang
D) Cách mạng chính trị
Đáp án: B) Cách mạng vô sản
10.Sự phát triển của nhân loại qua mỗi giai đoạn đã từng bước tác động to lớn đến:
A) Phong trào giải phóng giai cấp
B) Phong trào giải phóng dân tộc
C) Cả A, B đều sai
D) Cả A, B đều đúng
Đáp án: D) Cả A, B đều đúng

You might also like