You are on page 1of 1

Hoàng Kim Luật

Giai cấp ( định nghĩa)

 Theo các nhà triết học, xã hội học trước C.Mác thì giai cấp là tập những người có cùng một chức
năng xã hội, cùng một lối sống hoặc mức sống, cùng một địa vị và uy tín xã hội,…
 C.Mác nghiên cứu về giai cấp từ việc phân tích kết cấu phương thức sản xuất với cách tiếp cận
khoa học: lấy lý luận về hình thái kinh tế-xã hội làm cơ sở nghiên cứu xã hội. Theo ông thì sự
phân chia xã hội thành giai cấp là kết quả tất nhiên của sự phát triển lịch sử xã hội
o Quan hệ giai cấp là biểu hiện về mặt xã hội của những quan hệ sản xuất
o Chỉ có thể hiểu đúng vấn đề giai cấp khi gắn nó với nền kinh tế, với nền sản xuất vật chất
xã hội
 Kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mac và AWngghen V.I.Leenin đã đưa ra định nghĩa khoa
học về giai cấp: Được gọi là giai cấp, là những tập đoàn người to lớn, khác nhau về địa vị của họ
trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, về quan hệ của họ đối với tư liệu
sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và do đó khác nhau về cách thức
hưởng thụ phần của cải xã hội ít hay nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn
người, mà một tập đoàn có thể chiếm đoạt lao động của các tập đoàn người khác , do địa vị
khác nhau của họ trong một xã hội kinh tế nhất định
 Định nghĩa của V.I.Leenin đã chỉ ra các đặc trưng cơ bản của giai cấp, sau đây:
o Trước hết, giai cấp là những tập đoàn người có địa vị kinh tế-xã hội khác nhau, khác
nhau về vị trí, vai trò trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử
o Thứ hai, dấu hiệu chủ yếu quy định địa vị kinh tế-xã hội của các giai cấp là các mối quan
hệ kinh tế-vật chất giữa các tập đoàn người trong phương thức sản xuất
o Thứ ba, thực chất của quan hệ giai cấp là tập đoàn người này chiếm đoạt lao động của
tập đoàn người khác do đối lập về địa vị trong một chế độ kinh tế-xã hội nhất định

 Ví dụ: Giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội chiếm hữu nô lệ là chủ nô và nô lệ, trong xã
hội phong kiến là địa chủ và nông dân,trong xã hội tư bản chủ nghĩa là tu sản và vô sản. Đó là những
giai cấp đại diện cho bản chất của phương thức sản xuất thống trị ở Theo định nghĩa giai cấp
của V.I.Leenin cho thấy, giai cấp là phạm trù kinh tế-xã hội có tính lịch sử
 Định nghĩ giai cấp của V.I.Leenin mang bản chất cách mạng và khoa học có giá trị to
lớn về mặt lý luận và thực tiễn
 Như vậy đây là cơ sở để nhận thức đúng đắn vị trị vai trò, bản chất của các giai cấp
trong lịch sử, đồng thời trang bị cho giai cấp vô sản cơ sở lý luận khoa học để nhận
thức được vai trò lịch sử của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh xóa bỏ giai cấp
và xây dựng xã hội mới

You might also like