You are on page 1of 1

GIAI CẤP VÀ DÂN TỘC

a. Giai cấp
*Định nghĩa: là những tập đoàn người to lớn, khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống xã hội
nhất định trong lịch sử, về quan hệ của họ đối với những tư liệu sản xuất ( thường thì những quan hệ
này được pháp luật quy định và thừa nhận), về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội và do đó
khác nhau về cách thức hưởng thụ phần của cải xã hội ít hay nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là
những tập đoàn người mà một tập đoàn có thể chiếm đoạt lao động của các tập đoàn khác, do địa vị
khác nhau của họ trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định.
*Đặc trưng:
-Là những tập đoàn người có địa vị kinh tế xã hội khác nhau.
-Dấu hiệu chủ yếu quy định địa vị kinh tế- xã hội của các giai cấp trong các mối quan hệ kinh tế- vật
chất giữa các tập đoàn người trong phương thức sản xuất.
-thực chất quan hệ giai cấp là tập đoàn người này chiếm đoạt lao động của tập đoàn người khác do
đối lập về địa vị trong một chế động kinh tế xã hội nhất định.
B. Nguồn gốc giai cấp
Sự phân chia một xã hội thành giai cấp trước hết là do nguyên nhân kinh tế tức là sự xuất hiện của
chế độ tư hữu
C. Kết cấu xã hội- giai cấp
-Mỗi kiểu xã hội có kết cấu xã hội- giai cấp khác nhau. Mỗi kết cấu xã hội- giai cấp của một xã hội sẽ
bao gồm hai giai cấp cơ bản đối lập nhau.
VD: chủ nô - nô lệ; địa chủ phong kiến - nông nô
-Ngoài hai giai cấp cơ bản mỗi kết cấu giai cấp còn bao gồm một số giai cấp không cơ bản
VD: nô lệ trong buổi đầu của xã hội phong kiến và tư sản của cuối xã hội phong kiến
-Cùng với đó là những tầng lớp trung gian
VD: tầng lớp bình dân trong xã hội nô lệ; tầng lớp tiểu tư sản thành thị và nông thôn trong xã hội tư
bản.
D. Đấu tranh giai cấp
*Định nghĩa: đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giữa các tập đoàn người có lợi ích đối lập nhau
không thể điều hòa được.
*Nội dung: Đấu tranh giai cấp được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
- Lĩnh vực kinh tế: đấu tranh giai cấp nhằm xóa bỏ quan hệ sản xuất lỗi thời, kìm hãm lực lượng sản
xuất phát triển, qua đó củng cố chế độ kinh tế cho giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất mới.
-Lĩnh vực chính trị: đấu tranh giai cấp nhằm xóa bỏ nhà nước, pháp luật, hệ tư tưởng cũ. Xây dựng bộ
máy nhà nước, xác lập hệ tư tưởng chính trị mới, phù hợp lợi ích giai cấp mới
-Lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, xã hội: đấu tranh giai cấp nhằm cải tạo xã hội, văn hóa, tư tưởng của xã
hội cũ, xây dựng đời sống văn hóa mới theo hướng tiến bộ hơn.
*Vai trò:
-Quan hệ sản xuất mới được xác lập phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Từ đó thức đẩy
sự phát triển của xã hội.
-Đấu tranh giai cấp góp phần cải tạo xã hội, xóa bỏ lạc hậu, tạo cơ sở cho cái mới tiên tiến phát triển
-Đấu tranh giai cấp cải tạo giai cấp cách mạng để giai cấp đó có đủ năng lực lãnh đạo xã hội.
-Thông qua đấu tranh giai cấp thì các lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, nghệ thuật, đạo đức cũng phát triển
phù hợp với sự tiến bộ của xã hội.

You might also like