You are on page 1of 12

HỌC PHẦN

KỸ NĂNG THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

GVHD: ThS. Đoàn Bắc Việt Trân


Mã HP: 2211PSYC1707
Sinh viên thực hiện:
1. Đặng Nguyễn Minh Thy - 46.01.611.121
2. Nguyễn Ngọc Tú Nguyên - 46.01.611.077
3. Trần Nguyễn Đức Huy - 46.01.611.044
4. Lê Tường Vy - 46.01.611.152
TP. HỒ CHÍ MINH – 2023

2
MÔ TẢ CASE LÂM SÀNG

Trường hợp: Trần Y, nữ, 17 tuổi, không tôn giáo, người Bắc Trung Bộ.

Lý do đến gặp NTV: sút cân nghiêm trọng, không cảm thấy hứng thú trong việc tham gia
các hoạt động xã hội. Gặp khó khăn trong việc giao tiếp và hòa nhập với bạn bè, người
thân. Luôn cảm thấy chán chường, mệt mỏi, mất đi sức sống và hy vọng vào tương lai.

Bối cảnh:
Trần Y, trước đây được biết đến là một người năng động, hòa đồng và ưa thích các hoạt
động thể thao ngoài trời. Y không chỉ thích chơi cầu lông với bạn bè mà còn say mê đọc
sách, bơi lội và ca hát. Y được bạn bè và gia đình đánh giá là người giao tiếp tốt, dễ hòa
nhập và thích nghi với môi trường mới.

Tuy nhiên, gần một năm nay, cuộc sống của cô đã thay đổi chóng mặt. Ví dụ, trước kia
cô ấy thường thích giúp mẹ vào bếp. Bây giờ, cô ấy dành cả ngày cuộn tròn trên giường.
Y nói mình không có cảm giác thèm ăn hay đói. Cô chỉ cảm thấy mệt mỏi và việc duy
nhất cô muốn là ngủ. Cô ấy không còn cảm thấy có động lực để tham gia vào bất kỳ loại
hoạt động nào. Thêm nữa, Y không còn nghĩ đến, đặt hy vọng hoặc lên kế hoạch cho
tương lai.

Được biết, Y là con một trong gia đình cô. Điều này khá hiếm ở một gia đình Bắc Trung
Bộ vì bố mẹ của Y đều bận rộn với công việc nên không có thời gian chăm sóc nếu gia
đình đông con. Là con duy nhất trong nhà, từ nhỏ, Y được bố mẹ cưng chiều và luôn đáp
ứng những đòi hỏi của cô. Khi Y 12 tuổi, cha Y li hôn với mẹ cô để lấy một người phụ nữ
khác. Dù Y rất thân với cha mình trước khi sự việc xảy ra, nhưng Y gần như không có cơ
hội gặp ông ấy sau khi ông ấy rời đi bởi cha Y đã ra nước ngoài sinh sống cùng gia đình
mới của ông. Khi cha đi, Y bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức cô ấy phải nghỉ học 1
tháng. Một năm trở lại đây, cha Y về nước định cư và ông tìm cách liên lạc, bước vào
cuộc sống của cô. Theo Y, cô cảm thấy khó khăn khi đoàn tụ, đặc biệt là khi có gia đình
mới. Cô có cảm giác xa lạ, không biết phải nói gì và hành xử thế nào mỗi lần gặp cha.

Về mối quan hệ yêu đương, cách đây ba tháng, Y vừa chia tay mối tình đầu của mình. Y
gặp khó khăn rất nhiều trong giai đoạn sau chia tay, điều này làm cô càng thêm mệt mỏi,
chán nản. Sự kiện chia tay càng củng cố thêm trong Y suy nghĩ "Ai rồi cuối cùng cũng bỏ
đi", "không ai thật sự quan tâm mình cả".

1
Cân nặng của Y ngày càng giảm sút, kèm theo đó là cơ thể luôn mệt mỏi, mất sức sống.
Y thường xuyên có tâm trạng kém, dễ buồn bã và kích động, mau nước mắt. Y không có
động lực để thực hiện các sinh hoạt trong đời sống, cô không muốn giao tiếp với gia đình
và bạn bè. Y đang dần tách mình ra khỏi mọi người xung quanh.

THÔNG TIN CƠ BẢN


Họ tên: Trần Khả Ngân Mã hồ sơ: TL 220524 Dân tộc: Kinh
Giới tính: Nữ Năm sinh/ tuổi: 2005/17 tuổi
Nghề nghiệp: Học sinh
Địa chỉ: 5A/681 Âu Cơ, Tân Thành, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại/ Email: 0918537xxx
Điện thoại/ Email của người thân: 0372561xxx (số điện thoại mẹ)

BỐI CẢNH LẦN ĐẦU GẶP NHÀ THAM VẤN


Ngày gặp đầu tiên: 24/5/2022
Cách thức gặp gỡ: Trực tiếp tại phòng tham vấn
Đi một mình/ cùng người khác:
- Buổi đầu: đi cùng cha, mẹ
- Các buổi còn lại: một mình
Tự nguyện/ Được yêu cầu: được yêu cầu
Lý do đến gặp NTV: được cha mẹ yêu cầu vì TC sút cân nghiêm trọng, không cảm thấy
hứng thú trong việc tham gia các hoạt động xã hội. Gặp khó khăn trong việc giao tiếp và
hòa nhập với bạn bè, người thân. Luôn cảm thấy chán chường, mệt mỏi, mất đi sức sống
và hy vọng vào tương lai.

ĐỀ NGHỊ GIÚP ĐỠ TỪ PHÍA THÂN CHỦ


Lời than phiền/ Lý do đến gặp NTV: sút cân nghiêm trọng, không cảm thấy hứng thú
trong việc tham gia các hoạt động xã hội. Gặp khó khăn trong việc giao tiếp và hòa nhập
với bạn bè, người thân. Luôn cảm thấy chán chường, mệt mỏi, mất đi sức sống và hy
vọng vào tương lai.
Mong muốn của TC:
- Có thể hoà thuận lại với cha và không còn cảm giác ngại ngùng, trốn tránh mỗi khi
đối diện với ông
- Tìm lại được hứng thú giao tiếp trò chuyện với mẹ và bạn bè
2
- Tình trạng cân nặng và sức khỏe được cải thiện

PHÂN LOẠI VẤN ĐỀ


- Gia đình: cha mẹ ly hôn, hiện tại không thể đối diện bình thường với cha, cũng
như không còn thân thiết gần gũi với mẹ
- Quan hệ xã hội: tự tách biệt mình ra khỏi bạn bè và các hoạt động xã hội. Mới
chia tay bạn trai và mất lòng tin vào tình yêu
- Sức khỏe tâm lý: thường xuyên có tâm trạng kém, dễ buồn bà và kích động, mau
nước mắt.
- Cảm xúc, tính cách: thường xuyên buồn bã, tính cách không còn hòa đồng nhiệt
huyết như trước. Không có động lực để thực hiện các sinh hoạt trong đời sống,
không muốn giao tiếp với gia đình và bạn bè.

TRIỆU CHỨNG VÀ DIỄN TIẾN


Triệu chứng nhận thức: nhận thức sai lệch về giá trị của bản thân ("ai rồi cuối cùng
cũng bỏ đi", "không ai thật sự quan tâm mình cả") cũng như sự tiêu cực quá mức về các
kế hoạch, định hướng trong tương lai (không còn nghĩ đến, đặt hy vọng hoặc lên kế
hoạch cho tương lai).
Triệu chứng cảm xúc: cảm xúc chán chường, không có năng lượng, mệt mỏi trong hầu
hết thời gian trong ngày, thường xuyên có tâm trạng kém, dễ buồn bã và kích động, mau
nước mắt, không có động lực để thực hiện các sinh hoạt trong đời sống. Ngoài ra, ghi
nhận cảm xúc hụt hẫng, đau khổ sau một sự kiện gây sang chấn (cha rời đi và sống với
gia đình mới, chia tay mối tình đầu).
Triệu chứng hành vi: dành cả ngày cuộn tròn trên giường, không có cảm giác thèm ăn
hay đói, cân nặng ngày càng giảm sút, kèm theo đó là cơ thể luôn mệt mỏi, mất sức sống,
không muốn giao tiếp với gia đình và bạn bè. Ở thời điểm hiện tại, thân chủ dần tách
mình ra khỏi các mối quan hệ xã hội.
Diễn tiến - Điều trị: các triệu chứng có xu hướng diễn tiến theo chiều hướng ngày càng
tiêu cực khởi phát từ sự kiện sang chấn trong quá khứ (cha rời đi và sống với gia đình
mới) và sự kiện chia tay mối tình đầu đã làm những triệu chứng xuất hiện trước đó diễn
tiến ngày càng trầm trọng hơn. Thân chủ chưa tiếp nhận điều trị tâm lý trước đây, không
sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm nào trước đây, hiện tại chỉ sử dụng thuốc ngủ.

MÔ HÌNH 4D
Danger (Nguy hiểm): không ghi nhận.
Distress (Đau khổ):
- Buồn bã, nghỉ học 1 tháng khi cha đi;

3
- Đau khổ và u uất sau khi chia tay người yêu.
- Dễ kích động, khó kiềm chế cảm xúc và hành vi.
- Mất sức sống và hy vọng vào tương lai
Dysfunction (Tổn hại chức năng):
- Rối loạn tâm vận động.
- Mất/giảm cảm giác ngon miệng
- Ngủ nông, chất lượng giấc ngủ kém kèm theo ác mộng.
Deviance (Lệch lạc): tự cô lập mình khỏi các hoạt động xã hội.

KIỂU ỨNG PHÓ CĂNG THẲNG


- Né tránh giao tiếp và các hoạt động xã hội
- Tự tách mình ra khỏi các mối quan hệ thân thiết
- Tự nhốt bản thân trong phòng
- Nhịn ăn uống và các sở thích khác

ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CÁ NHÂN


Trước sự kiện sang chấn: Thân chủ trước đây được biết đến là một người năng động,
hòa đồng và có sở thích tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời (đánh cầu lông, bơi
lội) và các hoạt động khác (đọc sách, ca hát). Đối với bạn bè và gia đình, thân chủ là
người giao tiếp tốt, dễ hòa nhập và thích nghi với môi trường mới.
Sau sự kiện sang chấn: Thân chủ thu mình, sống khép kín, hạn chế giao tiếp với các mối
quan hệ xung quanh (cha, mẹ, bạn bè…), dễ kích động và buồn bã.
Kiểu khí chất: Khí chất ưu tư

MỐI QUAN HỆ/ MÔI TRƯỜNG


Gia đình: mối quan hệ với mẹ không còn gần gũi như trước. Cảm giác lạ lẫm, xa cách với
cha và gia đình mới của cha.
Hôn nhân/ Cặp đôi: không tiến triển đến một mối quan hệ tình cảm nào khác sau khi chia
tay mối tình đầu.
Công việc/ Đi học: chịu sự ảnh hưởng nghiêm trọng của các triệu chứng, cụ thể là sự gián
đoạn trong học tập sau sự kiện cha rời đi và sống với gia đình mới. Ở thời điểm hiện tại,
không có động lực học tập hay duy trì việc học một cách ổn định.
Quan hệ xã hội khác: tự cô lập bản thân, ngày càng xa cách với bạn bè và các mối quan
hệ xã hội khác.

THỂ LÝ

4
Tổng quát thể trạng hiện tại:
- Cân nặng giảm sút nghiêm trọng
- Cơ thể luôn mệt mỏi, mất sức sống.
Bệnh nội khoa/ mãn tính: Không ghi nhận.
Phẫu thuật/ Tai nạn: Không ghi nhận.

CHIẾN LƯỢC CAN THIỆP


NHẬN ĐỊNH ĐÁNH GIÁ
Đánh giá trình trạng tâm lý:
● Rối loạn tâm lý/ tâm thần đang được nghi ngờ:
Y có thể đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán rối Rối loạn trầm cảm chủ yếu (F32.0 theo ICD-
11, 296.21 theo DSM-5)
● Các bất thường:
- Giảm khí sắc, TC trong trạng thái ủ rũ, chán chường.
- Mất/giảm hứng thú hoặc sở thích cho hầu hết các hoạt động.
- Mất/giảm cảm giác ngon miệng, ăn ít và sút cân nghiêm trọng.
- Ngủ nông, chất lượng giấc ngủ kém kèm theo ác mộng.
- Rối loạn tâm vận động, nằm lì trên giường cả ngày.
- Cảm giác vô dụng, mệt mỏi, mất/giảm định hướng và niềm tin sống.
- Ý nghĩ mình sẽ bị bỏ rơi, mình không được yêu thương và quan tâm.
● Điểm mạnh:
- Y vẫn còn đủ tỉnh táo trong nhận thức và không có các dấu hiệu như loạn thần
- Y không có ý nghĩ tự sát hay tự hại bản thân
- Y vẫn có nhận được sự quan tâm từ mẹ và cha, cũng như cha Y đã về nước
- Y trước đó là một người dễ hòa nhập với môi trường mới, năng động
- Y có hợp tác chấp nhận đi gặp tâm lý gia
● Điểm yếu
- Y vừa mới chia tay bạn trai
- Y có suy nghĩ về nỗi sợ bị bỏ rơi
- Y có cảm giác xa lạ và không biết nói gì mỗi khi gặp cha
- Y luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống, tâm trạng kém và dễ khóc
- Y không muốn bắt đầu một mối quan hệ mới và có xu hướng tự tách biệt bản thân

Các yếu tố theo Mô hình 5P:


● Presenting Problems (Vấn đề): mất cảm giác thèm ăn, sút cân. Cơ thể luôn trong
trạng thái mệt mỏi. Không có hứng thú trong việc giao tiếp và tham gia các hoạt
động xã hội.

5
● Predisposing factors (Nguyên phát): cha và mẹ ly hôn, cha ra nước ngoài sinh
sống và đã không liên lạc suốt nhiều năm.
● Precipitating factors (Khởi phát): cha Y về nước định cư và ông tìm cách liên
lạc, bước vào cuộc sống của cô; vừa chia tay mối tình đầu
● Perpetuating factors (Duy trì): thiếu sự kết nối trong mối quan hệ với mẹ; thiếu
các mối quan hệ xã hội
● Protective factors (Bảo vệ): là người trẻ, dễ dàng trong việc thay đổi thích nghi
và hòa nhập.

ĐỊNH HÌNH TRƯỜNG HỢP (theo CBT)

Về mặt nhận thức, thân chủ có những suy nghĩ quan điểm và cách nhìn nhận chưa đúng
về các mối quan tình cảm, cụ thể là mối quan hệ yêu đương. Bên cạnh đó cũng luôn
mang cảm giác nghi ngờ và sợ bị bỏ rơi, đổ vỡ trong tình cảm giống như cuộc hôn nhân
có kết cuộc là ly hôn của cha mẹ cô. Điều này tác động đến rất lớn đến niềm tin của thân
chủ về bản thân mình, sự tự ti về bản thân, cũng như mất hy vọng vào tương lai. Qua đó,
có thể thấy hệ thống niềm tin cốt lõi của thân chủ mang những nhận định tiêu cực như:

- Về bản thân: “ tôi không tin tưởng bất kỳ ai”, “tôi bị mọi người bỏ rơi”

- Về thế giới: “ai rồi cuối cùng cũng bỏ đi”, “không ai thật sự quan tâm mình cả”

- Về tương lai: “tôi sẽ không bao giờ tìm được ai thật sự quan tâm và không bỏ rơi
tôi”

Phần nhận thức trên làm cho TC có những biểu hiện cảm xúc như: có tâm trạng
kém, dễ buồn và kích động, mau nước mắt. Cộng thêm, thân chủ bị một tác động tiêu
cực mạnh đến cảm xúc khi phải đối mặt với chuyện chia tay mối tình đầu.

Điều này dẫn đến hành vi chán ăn, bỏ bữa và sút cân. Giai đoạn này thân chủ
cũng chống cự để tách mình ra khỏi gia đình, bạn bè, các mối quan hệ xung quanh,…
những vấn đề sức khỏe tinh thần trên kéo thân chủ đến một hệ lụy ngày càng nghiêm
trọng hơn về sức khỏe thể chất, cô ngày càng tách mình và bỏ ăn chỉ cuộn mình trên
giường và cân nặng giảm sút một cách nhanh chóng và nghiêm trọng. Nếu việc bỏ ăn này
còn kéo dài sẽ rất dễ kéo theo nhiều vấn đề về sức khỏe khác.

MỤC TIÊU CAN THIỆP


Mục tiêu tối ưu đối với thân chủ:
6
- Giảm bớt các triệu chứng trầm cảm và trở lại mức độ hoạt động hiệu quả trước đó.
- Phát triển các kiểu suy nghĩ và niềm tin lành mạnh về bản thân, người khác và thế
giới nhằm giảm bớt và giúp ngăn ngừa trầm cảm tái phát.
- Phát triển các mối quan hệ liên cá nhân lành mạnh dẫn đến giảm bớt và giúp ngăn
ngừa sự tái phát của trầm cảm.
- Đau buồn một cách thích hợp về sự mất mát để bình thường hóa tâm trạng và trở
lại mức độ hoạt động thích ứng trước đó.
- Ổn định hóa mức năng lượng và trở lại các hoạt động thông thường.
- Đạt được hành vi có kiểm soát, tâm trạng điều độ, quá trình suy nghĩ và lời nói có
chủ ý hơn và hoạt động hàng ngày ổn định
- Phát triển các mô hình nhận thức và niềm tin lành mạnh về bản thân và thế giới
dẫn đến sự nhẹ nhõm và giúp ngăn ngừa sự tái phát của các pha trầm cảm.
- Có khả năng nói về những cảm giác tiềm ẩn về lòng tự trọng thấp hoặc cảm giác
tội lỗi và nỗi sợ hãi bị từ chối, phụ thuộc và bị bỏ rơi.

Chọn can thiệp:


● Dài hạn, với ước lượng quãng thời gian:
● Ngắn hạn, với ước lượng quãng thời gian: 12 phiên, mỗi phiên 60 phút

Sau khi được trợ giúp, thân chủ sẽ đạt được:


- Về nhận thức: Phát triển các kiểu suy nghĩ và niềm tin lành mạnh về bản thân, người
khác và thế giới.
- Về cảm xúc: giảm các cảm xúc đau buồn, vô vọng, lo âu và có khả năng nhận diện và
điều tiết cảm xúc ngắn thông qua các kỹ thuật thư giãn
- Về hành vi: giảm các hành vi ứng phó kém lành mạnh và bắt đầu thay thế bằng những
hành vi ứng phó lành mạnh hơn

LIỆU PHÁP
Liệu pháp chính: Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT)
Điều chỉnh nhận thức suy nghĩ - hành vi về những lo lắng và củng cố những hành vi có
lợi.

Hỗ trợ thân chủ xác định những nhận thức chưa phù hợp, phi lí về bản thân cô ấy. Niềm
tin phi lí về bản thân. Phát triển kế hoạch hỗ trợ Y dựa trên danh sách các vấn đề. Hỗ trợ
thân chủ trong suy nghĩ, cách nhìn, đối mặt và vận dụng các bài tập để tác động, củng cố

7
suy nghĩ tích cực. Thực hiện các kỹ thuật thư giãn và bài tập nhận diện suy nghĩ - cảm
xúc.

Liệu pháp bổ trợ:


IPT (Interpersonal Therapy): mục tiêu cải thiện mối quan hệ, khả năng tương tác của thân
chủ với bố, mẹ và các mối quan hệ ở trường học. Hoạt động tương tác nhập vai diễn,
đóng vai giúp thân chủ tăng cường khả năng giao tiếp.

LỊCH TRÌNH
- Xây dựng khung: 1 phiên
- Tìm hiểu vấn đề, đánh giá tình trạng tâm lý: 3 phiên
- Xây dựng chiến lược: 2 phiên
- Thực hiện chiến lược: 6 phiên
- Lượng giá: 1 phiên
- Theo dõi: 1 phiên

Nội dung các phiên Đầu ra của các phiên


Phiên 1 - Gặp gỡ ban đầu - Tìm hiểu được các thông tin cơ bản và lý
- Thiết lập khung do đến tham vấn
- Thiết lập được khung làm việc ban đầu
Phiên 2 - Tìm hiểu vấn đề - Tìm hiểu được các thông tin về triệu chứng
nhận thức - cảm xúc - hành vi,...
Phiên 3 - Tìm hiểu vấn đề - Tìm hiểu thêm các thông tin về lịch sử gia
- Đánh giá tình trạng tâm lý đình, môi trường sống,...
- Đánh giá được mức độ trầm cảm của thân
chủ theo thang Đánh giá trầm cảm Hamilton
- HAM-D
Phiên 4 - Hướng dẫn, giải thích về CBT. - Thân chủ hiểu về cơ chế và mối quan hệ
- Đánh giá những mối quan tâm của của các yếu tố nhận thức - cảm xúc - hành vi
thân chủ. - thể lý và cách chúng tác động lẫn nhau tạo
- Đặt kế hoạch/mục tiêu điều trị ban nên vòng lặp.
đầu. - Thân chủ có sự đánh giá về mức độ quan
trọng/ khẩn cấp của các vấn đề.
- NTV và TC thảo luận và chọn được mục
tiêu/ kế hoạch điều trị ban đầu
Phiên 5 - Bắt đầu các liệu pháp can thiệp: - TC được thực hành liệu pháp
- Hướng dẫn thân chủ nhận biết ảnh

8
hưởng của suy nghĩ đối với tâm trạng
và các chiến lược để tranh luận về các
kiểu suy nghĩ tiêu cực tự động và tăng
cường suy nghĩ tích cực.
Phiên 6 Bắt đầu/Tiếp tục các kĩ thuật can - Được giới thiệu và thực hành về kỹ thuật
thiệp.
- Giới thiệu các bài tập: thang đo tâm
trạng hằng ngày, ghi nhật ký hàng
ngày về những suy nghĩ tích cực và
tiêu cực, xác định và thách thức
những suy nghĩ mang tính rối loạn.
- Các kỹ thuật thư giãn, tập trung vào
cảm xúc
Phiên 7 - Tiếp tục các kĩ thuật can thiệp. - Được giới thiệu và thực hành về kỹ thuật
Đánh giá lại các mục tiêu/Kế hoạch trị - Có sự trao đổi và lượng giá về hiệu quả của
liệu. kỹ thuật đã can thiệp
Phiên 8 - Tiếp tục/Tinh chỉnh các kĩ thuật trị
liệu
Phiên - Tiếp tục các kĩ thuật can thiệp: - Được giới thiệu và thực hành về kỹ thuật
9-10 - Thảo luận về cách các mối quan hệ
liên cá nhân ảnh hưởng đến tâm trạng
và tập trung vào việc tăng cường và
duy trì hỗ trợ xã hội, cũng như cải
thiện các kỹ năng giao tiếp.

Phiên - Tiếp tục các kĩ thuật can thiệp: Các - Được giới thiệu và thực hành về kỹ thuật
11 bài tập đóng vai giúp thân chủ luyện - Có sự trao đổi và lượng giá về hiệu quả của
tập tương tác với các gia đình hoặc kỹ thuật đã can thiệp
các mối quan hệ xã hội (bạn bè, thầy - Trao đổi về tiến trình trị liệu và chuẩn bị
cô). cho việc duy trì những sự thay đổi
- Thảo luận về việc kết thúc tiến trình
trị liệu và chuẩn bị cho việc duy trì
những sự thay đổi.
Phiên Kết thúc trị liệu và hỗ trợ thân chủ - Lượng giá hiệu quả trị liệu
12 duy trì những thay đổi. - Củng cố những cải thiện và kỹ năng đối
phó của thân chủ, đồng thời tư vấn cho thân
chủ về các chiến lược phòng ngừa tái phát.

9
10

You might also like