You are on page 1of 4

I.

Các giai đoạn của shock văn hóa:


Giai đoạn trăng mật
Giai đoạn khủng hoảng
Giai đoạn thay đổi để thích nghi
Giai đoạn tái trăng mật hay còn gọi là hòa nhập
1/ Giai đoạn trăng mật:
- Đây là giai đoạn khi vừa tiếp xúc với một nền văn hóa mới. Mọi thứ đều thú
vị, lạ lẫm, từ thức ăn đến mọi đồ vật xung quanh, nên được ví von chẳng khác
nào cảm giác phấn khởi của thời kì trăng mật.
- Các biểu hiện: vui vẻ, tò mò, thích thú, háo hức với những nét độc đáo của
một nền văn hóa mới. Họ đặt nhiều kì vọng, lạc quan, có nhiều quyết tâm khi
được bắt đầu một môi trường sống mới, một cuộc sống mới.
- Nhìn chung giai đoạn này thường rất ngắn, thường sẽ xuất hiện ở 1 đến 3
tháng đầu tiên.
- Ví dụ:
+ Du học sinh người Việt Nam đi du học ở Hàn Quốc ban đầu sẽ cảm thấy
rất vui vẻ và hào hứng vì ước mơ được đặt chân đến “xứ sở Kim Chi” đã
thành hiện thực. Những nét đẹp văn hóa của Hàn Quốc mà trước kia chỉ
được nhìn thấy qua tranh ảnh thì nay đã được hiện thực hóa. Tàu điện
ngầm hay tuyết rơi mùa đông đều là mới mẻ và thú vị với họ. Và cũng
chính thời gian này họ sẽ có quyết tâm học tập và thành công hơn.
Tuy nhiên kết thúc giai đoạn rực rỡ này cũng là lúc họ bắt đầu gặp những khó
khăn và rắc rối khi phải đối mặt với thực tế không giống như họ suy nghĩ.

2/ Giai đoạn khủng hoảng:


- Giai đoạn này thể hiện rõ nhất cái gọi là “shock văn hóa”. Những dị biệt văn
hóa bắt đầu tác động khiến những dự định ban đầu bị thay đổi. Bắt đầu cảm
thấy không còn phù hợp với môi trường này và những hỗ trợ từ gia đình
không còn sẵn sàng.
- Các biểu hiện: các triệu chứng có thể xảy ra liên quan đến shock văn hóa thời
kì khủng hoảng này:
- Thường sẽ kéo dài từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6.
Các mặt ảnh hưởng Ví dụ
Vật lý - Vấn đề về tiêu hóa
- Ăn không ngon miệng
- Rối loạn giấc ngủ
Tâm lý - Chán nản, thất vọng
- Mất tự tin vào bản thân
- Cô đơn, sợ bị lừa dối
- Nóng giận, bực tức
- Mất phương hướng vì không biết việc mình
đến đây là đúng hay là sai
- Khó chịu, ác cảm với văn hóa của người bản
xứ
- Nhớ nhà, bạn bè, người thân
 Mức độ lâu dài sẽ dẫn đến trầm cảm
Hành vi - Tách biệt với những người xung quanh
- Tiêu thụ rượu cao hơn
- Từ chối học tập, làm việc và nói ngôn ngữ
của nước chủ nhà
- Trở thành lưu trú bất hợp pháp
- Kết giao với phần tử xấu

- Ví dụ: một quản lý người Việt Nam làm việc tại Honda Nhật Bản, anh ấy chia
sẻ: khi mới làm việc được 1 tháng , đi tham quan nhiều nơi, anh cảm thấy NB
rất đẹp, nhưng vẫn chưa quen lắm với cái lạnh ở nơi đây. Sau một thời gian
tiếp xúc với nền văn hóa mới, anh ấy cảm thấy nhớ những cảm giác dễ chịu
khi ở VN, cảm giác nhẹ nhõm khi chỉ cần mặc một chiếc áo sơ mi và chiếc
quần tây gọn nhẹ đi làm. Món ăn ở NB không hợp khẩu vị của anh. Đồng
nghiệp thì ít nói chuyện hỏi thăm nhau mà chỉ chú ý đến công việc, anh ấy
muốn có bạn bè để đi chơi, và cảm thấy thật sự mệt mỏi.
Có thể nói giai đoạn khủng hoảng này là giai đoạn quan trọng, bởi nếu có sự nổ
lực tại thời điểm này, họ có thể tiến triển sang giai đoạn tiếp theo để bắt đầu
thích ứng với sự khác biệt về văn hóa, hòa nhập tốt với cuộc sống mới.
3/ Giai đoạn thay đổi để thích nghi:
- Lâu dần những dị biệt và tương đồng của nền văn hóa mới với văn hóa quê
hương đã được chấp nhận. Mọi thứ đều trở nên dễ dàng hơn, không còn
những trạng thái tâm lý cáu gắt nữa.
- Các biểu hiện: dần quen với cuộc sống mới, tinh thần thoải mái, vui vẻ, tự tin
trong giao tiếp hơn, nhiều mối quan hệ mới xuất hiện, có khả năng đối phó với
những tình huống mới lạ dựa vào kinh nghiệm ngày càng nhiều của mình.
- Thường sẽ kéo dài từ tháng thứ 6 đến hết 1 năm.
- Ví dụ: một NQT người Việt Nam sau 6 tháng công tác tại Nhật Bản đã quen
dần với thời tiết và món ăn Nhật. Bắt đầu thấy thích phong cách làm việc
đúng giờ,tiết kiệm và bảo vệ môi trường của người Nhật. Ông thấy người
Nhật có những đức tính tốt và phong cách làm việc tiên tiến mà ở VN chưa có
được. Quan hệ giữa ông với đồng nghiêp cũng trở nên cởi mở hơn và ông
ngày càng phát hiện ra nhiều nét văn hóa thú vị của người Nhật. Thay vì suy
nghĩ muốn nhanh chóng trở về VN thì ông lại muốn thời gian công tác dài hơn
để có thể trải nghiệm hết những nét đặc sắc và mới lạ này.
Sau khi xóa bỏ những khác biệt về văn hóa,họ đã dễ thích nghi hơn với hoàn
cảnh. Tuy nhiên quá trình thích nghi đó có thể đi xa hơn khi họ lại có cảm giác
yêu quý nét đẹp văn hóa này. Và đó là giai đoạn tiếp theo của shock văn hóa.
4/ Giai đoạn hòa nhập:
- Những dị biệt và tương đồng của nền văn hóa mới với văn hóa quê hương đều
được coi trọng. Họ cảm thấy đủ sức đương đầu với mọi chuyện và mọi tình
huống đều trở thành hứng thú. Họ hòa nhập và sống trọn vẹn mỗi ngày. Đây
là giai đoạn những thay đổi trong suy nghĩ, cách sống của họ thể hiện rõ ràng
nhất.
- Các biểu hiện:

Các mặt ảnh hưởng Ví dụ


Vật lý - Ăn ngon miệng
- Sức khỏe ổn định
- Giấc ngủ ngon
Tâm lý - Cảm thấy thích thú và yêu nền văn hóa mới
- Lạc quan
- Tự tin với các thành viên của xã hội
- Không nổi nóng, yêu đời
- Ra quyết định nhanh chóng
Hành vi - Hòa đồng với mọi người
- Tăng hiệu quả làm việc
- Học tập, làm việc và nói ngôn ngữ của nước
sở tại.
- Thường sẽ từ 1 năm trở đi.
- Ví dụ:ông Cheng Chi Young, phụ trách thương mại của văn phòng kinh tế và
văn hóa Đài Loan tại TP.HCM chia sẻ: ban đầu sang VN ông đã không hiểu
và không thích nghi được với văn hóa làm việc của người VN. Giờ mới nhận
ra đó là những điểm yếu về vấn đề con người. Ông đã cải tiến giờ giấc làm
việc và huấn luyện đội ngũ nhân viên để thích nghi với các quyết định nhanh
chóng. Bây giờ mỗi ngày đi làm ông cảm thấy rất vui vì công việc không bị trì
trệ và hiệu quả tăng cao.
Khi đã quen với một nền văn hóa mới, sống và thích nghi ở một môi trường sống
mới, họ cảm thấy thích nghi với nền văn hóa và còn yêu thích nó nữa. Nhưng đó
cũng là lúc nguy cơ của một căn bệnh mới bắt đầu. Lúc này họ đã quen với cuộc
sống ở đất nước mới này và khi họ phải rời xa đất nước đó họ sẽ cảm thấy nhớ
vô cùng. Quay trở về quê hương rất có thể sẽ gặp phải một trạng thái khác, đó là
shock văn hóa ngược.

You might also like