You are on page 1of 10

SỐC VĂN HÓA ẨM THỰC ĐỐI VỚI NGƯỜI PHÁP

Ở VIỆT NAM
ST Họ và tên Mã sinh viên
T
1 Nguyễn Thị Thanh Tâm 19031929
2 Nguyễn Hà Tân 19031931
3 Tống Mai Anh 19031850
4 Sầm Thị Khánh Ly 19031900
5 Đỗ Hiền Thảo 20032829

1. Nguyên nhân dẫn đến sốc văn hóa ẩm thực


1.1. Nguyên nhân khách quan: “Sự khác biệt”
Kết quả của sốc văn hóa dường như là một chức năng của sự khác biệt giữa
văn hóa bản địa và văn hóa nước ngoài về nhiều mặt: khí hậu, thực phẩm, ngôn
ngữ, trang phục, ứng xử, các giá trị khác,… và cả sự khác biệt liên quan đến nhân
khẩu học (tuổi tác, giới tính, tầng lớp kinh tế – xã hội, giáo dục,…)
 Khí hậu: Khí hậu là yếu tố khác biệt dễ dàng nhận thấy và có thể có ảnh
hưởng tốt hoặc không tốt đến người Pháp khi ở Việt Nam (Pháp: khí hậu ôn
hòa, Việt Nam: nhiệt đới ẩm gió mùa). Ví dụ: Ở Việt Nam có những món
ăn theo mùa “mùa nào thức nấy”, đây là đặc điểm người Pháp cần chú ý
đầu tiên.
 Thực phẩm: Người Pháp có thể thấy đồ ăn Việt Nam kì cục, khẩu vị khác,
cách nấu nướng cũng khác. Có một số người Pháp không ăn được thức ăn
lạ, hoặc ăn không ngon miệng, ảnh hưởng tới cả sức khỏe và tinh thần. Ví
dụ: Trong ẩm thực Việt có một số món ăn Việt mà người Pháp cảm thấy
không ngon miệng, khác lạ, điển hình như: tiết canh, sầu riêng trứng vịt lộn,
nước mắm, mắm tôm, thịt chó,…
 Ngôn ngữ: Lúc nào cũng nghe và nói bằng ngoại ngữ dễ khiến người Pháp
ở Việt trở nên căng thẳng. Họ sẽ cảm thấy nhớ tiếng nước mình. Thậm chí
ngay cả khi họ rất thành thạo ngoại ngữ nơi mình đến, thì ngữ điệu, cách

1
nói của dân địa phương (Việt Nam) cũng làm họ phải mất một thời gian
mới nghe quen tai được. Trong ẩm thực, khi đi ăn nhà hàng hoặc các quán
vỉa hè tại Việt Nam, việc hiểu được tên món trong thực đơn và việc giao
tiếp với chủ quán cũng là thách thức lớn đối với người Pháp.
 Nguyên tắc ứng xử: Bên cạnh những thứ có thể nhìn thấy được tác động
ngay lập tức đến người Pháp khi đặt chân xuống sân bay ở Việt Nam như
ánh sáng, âm thanh, mùi, vị, thì mọi nền văn hóa đều có những nguyên tắc
không thành văn tác động đến cách con người cư xử với nhau. Những điều
này có thể khó nhận ra ngay, nhưng sớm hay muộn họ cũng sẽ phải trải qua,
sẽ cảm thấy lạc lõng, mất phương hướng. Cách ứng xử trong xã hội có thể
làm họ bối rối, bất ngờ hay thậm chí cảm thấy bị xúc phạm. Ví dụ: Văn hóa
ứng xử của người Việt trong bữa cơm rất được coi trọng, luôn tạo cảm giác
thoải mái và ấm cúng trong suốt bữa ăn. Nếu bạn là một vị khách trong bữa
cơm ấy thì bạn nên chú ý vài quy tắc để giữ lịch sự và đáp lại sự hiếu khách
của gia chủ một cách văn hóa và tế nhị. Đây cũng là một trong những
nguyên nhân chủ yếu gây khó khăn cho người Pháp.

1.2. Nguyên nhân chủ quan

Ngoài những nguyên nhân khách quan do sự khác biệt giữa các nền văn hóa
Pháp và Việt Nam thì còn một số nguyên nhân chủ quan do chính bản thân người
Pháp chưa có sự chuẩn bị kỹ càng và có những hành trang cần thiết để thích nghi
với nền văn hóa mới.

 Chưa tìm hiểu nơi mình sẽ đến: Khi họ chưa tìm hiểu hoặc tìm hiểu chưa kỹ
càng về đất nước, con người, văn hóa, tập quán của Việt Nam, họ sẽ mất
nhiều thời gian để thích ứng với văn hóa mới hơn và cũng dễ bị “sốc” hơn.
Việc tìm hiểu kỹ văn hóa ẩm thực Việt Nam là điều cần thiết để giúp họ có
thể tồn tại và thích nghi nhanh chóng.
 Chưa có những hành trang cần thiết: Ngôn ngữ, các kỹ năng và sự thân
thiện là hành trang cần thiết cho người Pháp khi đến một nền văn hóa mới
(Việt Nam). Sẽ khó khăn cho họ khi không thông thuộc ngôn ngữ chung

2
hoặc ngôn ngữ bản địa, nhất là giao tiếp với bạn bè, các nhân viên và các
nhà quản trị khác. Hành trang về văn hóa ẩm thực bao gồm các kiến thức về
ẩm thực Việt như: Ẩm thực 3 miền: Bắc, Trung, Nam; ẩm thực đường phố;
ẩm thực ngày Tết,… Đây là những điều cần thiết mà người Pháp nên trang
bị kỹ để tránh bị xa lạ.
 Chưa có sự chuẩn bị các giải pháp nếu gặp khó khăn: Trong mọi trường
hợp, mọi vấn đề thì sự nghiên cứu, tìm hiểu và chuẩn bị các giải pháp luôn
là điều cần thiết, đặc biệt đối với người Pháp khi ở Việt Nam. Biết rõ những
điều mình còn thiếu sót và những khó khăn có thể gặp phải và chuẩn bị
những giải pháp khắc phục khó khăn đó sẽ giúp họ tránh khỏi hoặc nhanh
chóng vượt qua cú “sốc văn hóa” và thực hiện tốt công việc của mình. Ví
dụ: Trong ẩm thực, người Pháp rất dễ mắc phải các vấn đề về sức khỏe, đặc
biệt về vấn đề tiêu hóa, nhiều người Pháp chưa có sự chuẩn bị kỹ các giải
pháp để ứng phó với các món ăn ẩm thực Việt Nam.
 Suy nghĩ tiêu cực: Đôi khi những suy nghĩ tiêu cực là mình không thể thích
ứng được với nền văn hóa mới này dẫn đến sốc văn hóa. Đối với người
Pháp nói riêng, việc chủ động và suy nghĩ tích cực càng quan trọng vì nó
giúp họ định hướng, vượt qua nỗi nhớ quê nhà.
 Sống khép kín không muốn giao lưu, kết bạn: Kết bạn là việc vô cùng quan
trọng không chỉ ở nước bản xứ mà cả ở Việt Nam. Việc xa lạ, cô độc khiến
một bộ phận người Pháp có xu hướng sống khép mình. Điều này cũng là
một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến họ không thích nghi được nền
văn hóa mới, đặc biệt là trong ẩm thực.

2. Bốn giai đoạn sốc văn hóa


2.1. Giai đoạn hứng thú
Đây là giai đoạn khá ngắn của sự hân hoan. Đó là giai đoạn tò mò, quan tâm
tới đất nước mới. Chúng ta có cảm xúc háo hức, tò mò muốn khám phá một nền
văn hoá mới.
Tất nhiên, sự khác biệt văn hoá Đông Tây sẽ khiến cho người Pháp khi mới
tiếp xúc ẩm thực Việt Nam sẽ cảm thấy rất hứng thú, tò mò, muốn khám phá. Một

3
phần do văn hoá ăn uống ở Việt Nam đâu cũng có quán ăn to nhỏ, mọi người ăn
uống vui vẻ, hoa quả nhiệt đới rất tươi và người Việt tiếp đã khách rất nhiệt tình.
Một lý do nữa là do sự phát triển của truyền thông, những hình ảnh và thông điệp
tích cực, tươi vui về Việt Nam đã được gửi đi để lại một ấn tượng ban đầu tốt đẹp:
qua các kênh Youtube, TikTok cá nhân của cả người Pháp và người Việt.

2.2. Giai đoạn khủng hoảng


Sau giai đoạn trăng mật là đến giai đoạn căng thẳng hay còn gọi là sốc văn
hoá. Đây là giai đoạn mất phương hướng và thất vọng. Cá nhân sẽ cảm thấy nỗi
nhớ văn hoá như cảm giác thiếu hụt, mất mát và phải đối diện với cuộc sống hàng
ngày với những khó khăn về sự khác biệt, không quen thuộc.
Người Pháp khi tới Việt Nam đa số cũng trải qua giai đoạn này. Biểu hiện
của sự sốc văn hoá có thể thấy ở nhiều khía cạnh của lĩnh vực ẩm thực.
 Về việc uống:
Với người Pháp, họ thường có thói quen có một cốc nước trong khi ăn. Khi
mời khách, họ chỉ uống rượu mạnh với một, hai ly nhỏ khai vị, trong bữa ăn họ
uống vang hoặc bia tùy theo khả năng.
Và với người Pháp, không bao giờ đổ rượu quá nửa ly vì ở Pháp, rượu là để
thưởng thức, không phải để tu ừng ực. Cũng không được bao giờ uống ngay khi
được rót rượu xong mà phải chờ những người khác trên bàn đều đã được phục vụ
rượu mới uống.
Thêm vào đó, tuyệt đại đa số người Pháp thích uống rượu ở nhà (85%) nhiều
hơn là khi họ đi ăn nhà hàng (52%), họ uống rượu vang trước hết là với gia đình
người thân, rồi sau đó là với bạn bè.
Vì thế, khi tới Việt Nam, người Pháp (chủ yếu là đàn ông) đã bị sốc trước thói
quen uống ở Việt Nam. Bởi người Việt Nam uống rượu bia khá nhiều và rất nhiệt
tình mời mọc mọi người trên bàn ăn, ép họ cùng uống (thậm chí còn cạn 100%,
mời riêng người này người kia trên bàn ăn). Người Việt dù ở nhà hay ra quán đều
uống rất nhiệt tình.
 Về mùi, vị:

4
Mùi vị cũng là yếu tố gây khó khăn cho người Pháp bởi họ cảm thấy thực phẩm
Việt Nam có mùi, vị mạnh hơn sản phẩm ở Pháp.
Có thể kể đến đầu tiên là nước mắm hoặc mắm tôm. Hai mùi vị này thường gây
khó chịu cho người Pháp, thậm chí một số người không dám thử.
Các vị “quá” cay, mặn, ngọt, đắng hay quá mặn hoặc chua thì thường tạo cho
người Pháp cảm giác bất an về sức khỏe. Thêm vào đó, việc trên bàn ăn xuất hiện
nhiều loại gia vị khác nhau (tỏi ngâm giấm, tương ớt, nước mắm, ớt,...) cũng khiến
người Pháp bối rối khi dùng bữa.
Người Pháp: trên bàn để lọ muối, tiêu, nhỏ, và bình nước, nhưng không bao giờ
để chai dầu, dấm và tăm xỉa răng. Trong bữa ăn trịnh trọng những lọ tiêu, muối,
bình nước, bánh mì được để trên một cái bàn đẩy nhỏ có bánh xe để kế bên.
 Về an toàn thực phẩm:
Đây cũng là một trong những sự lo ngại lớn của người Pháp khi hòa nhập vào
văn hoá ẩm thực Việt, đặc biệt là khi ăn những quán vỉa hè với những bàn ghế bé,
thấp dính dầu mỡ, kê ngoài vỉa hè đầy bụi bặm, giấy ăn không được vứt gọn vào
sọt rác.
Hoặc việc người Việt thường dùng chung đĩa nước chấm, hay ở một số nơi,
gắp thức ăn mời khách nhưng lại dùng chính đũa của mình,... Đều khiến người
Pháp thấy sợ hãi, cảm thấy không an toàn.

2.3. Giai đoạn điều chỉnh


Đây là giai đoạn chấp nhận một lối sống mới và sẽ đi vào con đường hòa
nhập, sẽ điều chỉnh các thói quen theo nền văn hóa mới, bình tĩnh trở lại, tìm lại
được phương hướng, thay thế các thói quen cũ bằng các thói quen mới.
Việt Nam mang nhiều nét đặc trưng của ba miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi vùng
miền có những món ăn mang đậm nét địa phương, chịu nhiều ảnh hưởng của tập
quán dân cư và các điều kiện tự nhiên phong phú, tạo ra sự đa dạng cho văn hóa
ẩm thực của cả nước. Vậy nên, du khách nước ngoài nói chung và người Pháp nói
riêng sẽ có phần trăm tương đối giữa việc hợp và không hợp đồ ăn Việt Nam.
Theo như số liệu được thực hiện bởi nghiên cứu sinh Trịnh Đức Thái đã trao
đổi và phỏng vấn với hơn 100 người Pháp đến làm việc, học tập và du lịch tại Việt

5
Nam (từ năm 2014 đến năm 2017) trong lĩnh vực ẩm thực, có đến 48% người Pháp
có thể hoàn toàn ăn theo người Việt, 46% vẫn dùng đồ ăn Pháp và Việt, còn 6%
còn lại là không thể quen cách ăn uống của người Việt.
Chúng ta có thể thấy rõ sự khác biệt ở một số điểm, ví dụ như: người Việt
Nam sử dụng đũa là chính trong bữa ăn, còn người Pháp đã phần là dùng nĩa, dao.
Trong tiệc tùng, người Pháp sẽ sử dụng rượu vang, bia để mời nhau, không ép
uống. Còn người Việt Nam thì mời mọc rất nhiệt tình, khiến cho đối phương bị
khó xử, và cách uống rượu này khiến cho người Pháp bị choáng váng.
Tuy sự khác biệt là thế, song có rất nhiều du học sinh Pháp và người định cư
tại Việt Nam rất hứng thú với nền văn hóa ẩm thực nước ta. Ở trên nền tảng
TikTok có một tài khoản tên là Will in Vietnam, anh rất thích ăn trứng vịt lộn (mặc
dù đây là món mà nhiều người nước ngoài sợ), hay là thịt trâu Tây Bắc (món chứa
rất nhiều gia vị mắc khén, bột ớt, hồi, quế) và còn vô số món ăn khác được chủ tài
khoản này yêu thích. Người này thường xuyên ăn bánh mì Việt Nam, cách khoảng
2-3 ngày mỗi tuần. Anh chia sẻ rằng ở Pháp có bánh sandwich với phô mai, thịt,
hành,... Nhưng bánh mì Việt Nam có rất nhiều rau, hương vị vô cùng khác biệt,
nhất là có pate, dưa leo, thịt nướng”.

2.4. Giai đoạn thích nghi


Đây là giai đoạn hội nhập thực sự và làm chủ. Những khác biệt về văn hóa, xã
hội được chấp nhận. Ở giai đoạn này, chủ thể có thể hoạt động trong môi trường
văn hóa gốc và cả văn hóa của đất nước mới.
Sau giai đoạn khó khăn, người Pháp hầu như đều có thể ăn đồ ăn Việt Nam vì
vốn dĩ gia vị Việt Nam khá dễ ăn. Đồng thời, Việt Nam cũng có một lễ hội ẩm
thực đầu tiên giữa lòng thành phố Paris sau đợt dịch COVID-19. Với chủ đề “Chợ
ẩm thực - khung cảnh đương đại”, hội chợ ẩm thực này đã thu hút khoảng 25 hội,
đoàn và doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp. Hội chợ đã thu hút đông đảo người dân
Paris cũng như người Việt Nam tại Pháp.
Đặc biệt, tại lễ hội lần này, hệ thống siêu thị Thanh Bình Jeune còn giới thiệu
lô vải thiều tươi của Việt Nam được gắn tem truy xuất nguồn gốc itrace 247 của

6
Cục Xúc tiến thương mại lần đầu nhập khẩu vào Pháp. Nhiều du khách đã rất yêu
thích và cảm thấy hứng thú với hương vị của loại quả này.
Bên cạnh đó, vào ngày 07/02/2022, trong khung giờ vàng phát sóng bản tin
thời sự, kênh truyền hình lâu đời và lớn nhất tại Pháp, kênh TF1, đã đăng tải phóng
sự tìm hiểu về sự thành công của ẩm thực thế giới tại Pháp trong hơn 10 năm trở
lại đây và vinh danh ẩm thực Việt Nam là một trong ba ẩm thực được yêu thích
nhất bởi người Pháp.
Hiện nay có khoảng 3000 đầu sản phẩm tới từ 24 quốc gia khác nhau đang
được bày bán trong hệ thống phân phối bán lẻ tại Pháp. Trong đó, món nem rán cổ
truyền Việt Nam đứng vị trí thứ 3 món ăn yêu thích nhất bởi người tiêu dùng Pháp.
Ngoài ra, về món phở, ở nước bạn có tới hàng nghìn quán phở Việt Nam. Chỉ
tính riêng quận 13 ở Paris, đã có hơn 100 quán phở. Có quán nấu phở vị Nam, có
quán nấu phở vị Bắc, nấu đúng trường phái, không pha trộn.

3. Phỏng vấn người Pháp ở Việt Nam


Câu 1: Những cảm nhận ban đầu của bạn về ẩm thực Việt Nam là gì?
Món đầu tiên tôi ăn ở Việt Nam là phở và tôi cũng đã thử một số món ăn phổ biến
nhất ở Việt Nam (bánh mì, bún chả, bún bò). Về mặt tích cực, phở là một món ăn
thoải mái (thực phẩm thoải mái là thực phẩm cung cấp giá trị hoài cổ hoặc tình cảm
cho một người nào đó và có thể được đặc trưng bởi tính chất nhiệt lượng cao, lượng
carbohydrate cao hoặc chế biến đơn giản), nhiều nước dùng, nóng hổi và đôi khi có
một chút vị cay. Tôi cũng thích quy mô của nhà hàng, quán ăn ở Việt Nam (nhỏ và
kinh doanh theo dạng hộ gia đình). Ở Pháp chúng tôi không có những thể loại nhà
hàng nhỏ như vậy. Về mặt tiêu cực, tôi bị sốc bởi khẩu phần ăn quá nhỏ. Tôi luôn phải
gọi thêm gấp đôi cho những món ăn mà tôi thưởng thức.
Câu 2: Bạn có thể chia sẻ lý do vì sao bạn không thích một số món ăn Việt Nam
nhất định không?
Tôi không nhớ tên của món ăn đó nữa nhưng ở Vinh, tôi đã thử vịt luộc và tôi không
thích món ăn đó. Món đó có bún được dùng kèm một đĩa vịt đã được nấu chín rất to.
Ở Pháp, chúng tôi ưa thích thịt tái hoặc thậm chí là thịt sống, vì vậy tôi cảm thấy món
này thực sự nhạt nhẽo. Một điều nữa đó là tôi không thể ăn được vịt vì nó toàn xương.

7
Những người Pháp khác ở Việt Nam nói với tôi rằng họ thực sự không hiểu tại sao các
nhà hàng Việt lại để nguyên xương vào thịt gia cầm hoặc vịt.
Câu 3: Bạn có thể chia sẻ thêm về 4 giai đoạn sốc văn hóa của bạn đối với ẩm thực
Việt Nam được không?
Câu hỏi này có một chút khó khăn với tôi vì ở Paris có rất nhiều nhà hàng Việt Nam
nên tôi thực sự đã có một số ý niệm từ trước về mùi vị của món ăn Việt Nam.
 Giai đoạn 1: Tôi chỉ muốn ăn đồ ăn Việt Nam ngay sau khi từ Pháp đến đất
nước này. Thực sự phải công nhận rằng Việt Nam có rất nhiều bánh mì.
 Giai đoạn 2: Tôi phải thú nhận rằng tôi thấy rất ghê và bị sốc bởi lượng bột
ngọt (mì chính) có trong thức ăn. Tôi cảm thấy ghê tởm bởi mùi và vị của mì
chính. Điều này thường khiến người phương Tây cảm thấy buồn nôn sau khi ăn
(được gọi là “hội chứng nhà hàng Trung Quốc”. “Hội chứng nhà hàng Trung
Quốc” là một thuật ngữ được phương Tây đề cập trong y văn, thường biết đến
với tên dân dã “say bột ngọt”. Triệu chứng: đau đầu, đổ mồ hôi, da đỏ, tê/rát
trong miệng/cổ họng, buồn nôn, mệt mỏi…, nặng hơn thì là đau ngực, nhịp tim
bất thường, khó thở, sưng mặt/cổ họng). Ví dụ như ăn các món có mì chính
trong nước sốt hay nước dùng làm cho tôi cảm thấy thực sự tồi tệ trong vài giờ
đồng hồ.
 Giai đoạn 3: Khi tôi khám phá ra một số món ăn đường phố ở khu phố của tôi:
bò nướng, khoai lang hoặc ngô, bún chả không có quá nhiều mì chính. Thức ăn
đường phố thực sự giúp tôi yêu thích món ăn Việt Nam lại một lần nữa và
không muốn đến các nhà hàng Tây để ăn nữa. Tôi rất phấn khởi khi tìm thấy
chỗ bán thịt không luộc.
 Tôi nghĩ rằng tôi đang chưa ở giai đoạn 4, nhưng tôi vẫn đang tìm kiếm các
món ăn Việt Nam mới mà tôi có thể thưởng thức. Song, rào cản ngôn ngữ
khiến tôi gặp khó khăn trong việc biết món gì ngon và gọi món như thế nào.
Câu 4: Bạn thích và không thích những món ăn nào?
 Thích: bún chả, phở, bún bò, bánh mì xúc xích/trứng, bánh mì pate, các loại trà
(không có quá nhiều đường), sinh tố (bơ).
 Không thích: cà phê (nhiều đường).

8
 Thông tin thêm: đồ ăn Việt Nam chứa ít rau nên sinh tố là một cách tốt để thu
nạp rau củ và trái cây.

4. Kết luận
Cú sốc trong ẩm thực là một trong những khía cạnh cơ bản mà bất kỳ người Pháp
nào khi sinh sống tại Việt Nam đều phải trải qua. Điều này bắt nguồn từ những thay
đổi cuộc sống vốn dĩ rất căng thẳng, vì vậy những người tham gia vào các cuộc gặp gỡ
giữa các nền văn hóa cần phải kiên cường, thích nghi và phát triển các chiến lược và
chiến thuật đối phó. Điều chỉnh được coi là một quá trình tích cực quản lý căng thẳng
ở các cấp độ hệ thống khác nhau - cả cá nhân và tình huống. Khi trải qua 4 giai đoạn
sốc văn hóa ẩm thực, người Pháp sẽ thay đổi cuộc sống, các yếu tố tính cách và các
yếu tố tình huống để thích nghi. Họ cần xem xét yếu tố hành vi, căng thẳng và đối phó
tập trung nhiều hơn vào sức khỏe tâm lý – yếu tố tình cảm để có thể thêm hòa nhập và
thích ứng với văn hóa ẩm thực Việt.
Suy nghĩ, nhìn nhận một cách tích cực thì đôi khi, sốc văn hóa ẩm thực cũng là
một phần trong cuộc sống. Do đó, chúng ta nên thoải mái chấp nhận vấn đề này và sau
khi trải qua bốn giai đoạn sốc văn hóa, ta sẽ dần thích nghi được với nền văn hóa đích.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. “Ẩm thực Việt Nam được vinh danh tại khung giờ vàng của kênh TF1, kênh
truyền hình lớn nhất tại Pháp”, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/am-thuc-viet-nam-duoc-vinh-danh-
tai-khung-gio-vang-cua-kenh-tf1-kenh-truyen-hinh-lon-nhat-tai-phap.htm
2. Hồ Phương (2022), “Sôi động Lễ hội Ẩm thực Ici Vietnam 2022 tại Pháp”, Báo
Thế giới và Việt Nam.
https://baoquocte.vn/soi-dong-le-hoi-am-thuc-ici-vietnam-2022-tai-phap-187739.html
3. Trịnh Đức Thái (2019), Người Pháp và sốc văn hóa ẩm thực Việt Nam, Luận án
Tiến sĩ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/67162/1/TR%E1%BB%8ANH
%20%C4%90%E1%BB%A8C%20TH%C3%81I.pdf

9
10

You might also like