You are on page 1of 3

Câu 1. Văn hóa ẩm thực có vai trò thế nào đối với nhanh công nghệ thực phẩm?

Đối với ngành chế biến thực phẩm, văn hóa ẩm thực có vai trò và ảnh hưởng lớn đến vấn đề
về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy trình chế biến, nguyên vật liệu sử dụng,... để tạo ra thành phẩm
luôn được thực khách quan tâm. Khi có ý định sử dụng một thực phẩm nào đó, khách hàng đều đặt ra
những câu hỏi quen thuộc như “Thực phẩm này có đảm bảo chất lượng không? Thực phẩm này có
được chế biến đúng cách không?”.

Trong ngành CNTP, việc nắm bắt được đặc điểm văn hóa ẩm thực của các quốc gia, các khu
vực có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm thực phẩm tại các
nhà máy, cơ sở, doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Điều này, giúp cho việc nghiên cứu tạo ra sản
phẩm mới phù hợp, đáp ứng được thị hiếu, đặc điểm văn hóa ẩm thực của từng quốc gia, từng khu
vực, từ đó giúp mở rộng thị trường, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Câu 2: Ảnh hưởng của lịch sử, văn hóa đến văn hóa ẩm thực?

+Sự ảnh hưởng của lịch sử đến văn hóa ẩm thực thể hiện qua một số điểm có tính quy luật
sau:
-Bề dày lịch sử của dân tộc nào căng lớn thì các món ăn căng mang tính chất cổ truyền, độc
đáo, truyền thống riêng, đặc trưng cho dân tộc đó.
VD: VN là dân tộc có 4000 năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, bánh chưng là món
ăn có tính độc đáo và tượng trưng rất cao, là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân
tộc.
-Trong lịch sử, dân tộc nào mạnh, hùng cường thì món ăn phong phú, chế biến cầu kỳ pha
chất huyền bí nhưng lại có tính bảo thủ cao.
VD: + Trung Quốc là quốc gia có bề dày lịch sử hàng chục nghìn năm với nhiều sự kiện lừng
lẫy, món ăn Trung Quốc nổi tiếng ngon, cầu kỳ, khó học hỏi. Mặt khác, họ ít du nhập tập quán và
khẩu vị ăn uống của các quốc gia khác.
+ Pháp là một nước có nên kinh tế phát triển, văn minh lâu đời. Khí hậu của Pháp ôn hòa, có
nhiều thực phẩm quý hiếm, có nhiều loại rượu ngon nổi tiếng trên thế giới. Người Pháp biết nấu ăn rất
ngon và học hỏi cách nấu ăn của các nước khác.
-Chính sách cai trị của nhà nước trong lịch sử càng bảo thủ thì tập quán và khẩu vị ăn uống
càng ít bị lai tạp.
VD: Nhật Bản trước đây là một nước thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng. Đến tận thời kỳ
Minh Trị năm 1868 mới thực hiện chính sách cách tân. Do đó, món ăn của Nhật Bản rất đặc biệt, món
ăn và cách thức nấu ăn của Nhật Bản rất ít bị lai căng

++Sự ảnh hưởng của văn hóa đến văn hóa ẩm thực thể hiện qua một số điểm có tính quy luật
sau:
-Văn hóa càng cao thì khẩu vị càng tinh tế và đòi hỏi sự cầu kỳ, cẩn thận từ khâu lựa chọn
nguyên liệu đến kỹ thuật chế biến phục vụ.
VD: Chẳng hạng, việc uống trà của các nhà nho thường khác với cách uống trà của các tầng
lớp khác cùng thời.
-Sự giao lưu văn hóa càng nhiều thì kéo theo cả sự giao lưu văn hóa ăn uống, vì giao lưu văn
hóa nói chung không thể tách rời giao lưu văn hóa ăn uống.
VD: Chẳng hạn, vùng châu Á -Thái Bình Dương chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung
Quốc. Các nước trong vùng như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên,... đều dùng gạo để
nấu thành cơm, cùng dùng đũa để đưa thức ăn lên miệng.

Câu 3: Xu hướng chung


Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, khoa học công nghệ… cuộc sống hàng
ngày bị cuốn hút vào công việc và nếp sống công nghiệp được hình thành. Con người luôn khẩn
trương vội vã, tiết kiệm thời gian thì nhu cầu ăn và phục vụ ăn nhanh, kịp thời, cũng được hình thành
theo với rất nhiều nhà hàng, khách sạn phục vụ đồ ăn nhanh, sẵn sàng phục vụ khi khách hàng có nhu
cầu.
Câu 4: 10 thực phẩm có tính âm, 10 thực phẩm có tính dương

ÂM: Dưa hấu, kiwi, cà chua, nước dừa, dưa hấu, thịt chó, MUỐI, TÁO, DƯA CHUỘT,
XOÀI, CHUỐI

Dương: húng quế, thìa là, cà rốt, tỏi tây, gừng, gà, TỎI, CÀ RỐT, ỚT

Câu 5: Văn hóa ẩm thực là nét đặc trưng để phân biệt tầng lớp và phát triển xã hội. Why????
Ẩm thực được xem là nét đặc trưng để phân biệt các tầng lớp trong xã hội. Mỗi tầng lớp có
điều kiện sống khác nhau nên có những món ăn và cách thức riêng.
Thông thường, ăn uống được chia thành ba loại ứng với ba tầng lớp cơ bản trong xã hội.
+Ăn uống cung đình của tầng lớp quý tộc,
+Ăn uống bình dân của tầng lớp lao động
+Ăn chay của tầng lớp tăng ni, phật tử.
-Ăn uống cung đình của tầng lớp quý tộc: Tầng lớp này có điều kiện sống vương giả nên cách
thức ăn uống khá cầu kỳ, sang trọng và được tổ chức có thể thức, quy mô riêng.Dụng cụ ăn cũng càu
kỳ, sang trọng.
-Ăn uống bình dân: Người lao động có điều kiện sống không giàu có, thức ăn của họ là những
nguyên liệu dễ nuôi trồng, dễ tỉm kiếm. Cách thức chế biến món ăn không quá cầu kỳ, chủ yếu là
luộc, kho, xào, rang, muối,... Dụng cụ ăn là những thứ mộc mạc, giản dị như mâm gỗ, mâm đồng, bát
sành, đũa tre,..., cả nhà ngồi quây quần ăn cơm, có thể trên bàn, chiếu. Ở Ấn Độ còn ăn theo kiểu
“bốc”, “trộn” thức ăn bằng tay, ăn không cần đũa,...
-Ăn chay: Tầng lớp tăng ni, phật tử tại chùa chiền ăn chay trường. Món ăn của họ được chế
biến từ nguyên liệu thực vật, không ăn các món được chế biến từ động vật vì nhà Phật cấm sát sinh.
Ăn uống với tầng lớp này chỉ đơn thuần là để đáp ứng nhu cầu tồn tại chứ không mang tính chất
hưởng thụ.
Ngày nay, việc ăn uống không còn phân tầng nữa nhưng vẫn thể hiện qua: cách chọn món ăn,
chế biến món ăn, qua các bữa ăn nơi đình đám.

Câu 6: Vì sao văn hóa ẩm thực là di sản văn hóa?


Ẩm thực được xem như là những nét truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc,
của địa phương. Ăn uống là một thành tố quan trọng tạo nên phong vị dân tộc, phong vị quê hương.
Nó lưu giữ và tạo nên những nét riêng của vùng miền. Món ăn của dân tộc nào, của địa phương nào sẽ
mang đặc điểm văn hóa truyền thống của dân tộc đó, địa phương đó và có tác động không nhỏ đến
tâm tư, tình cảm và cách ứng xử của mỗi cộng đồng người, mỗi con người.
Chính những khác biệt trong cách ăn, lối ứng xử đã tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc, của
địa phương và vùng miền. Và cũng vì thế, văn hóa ẩm thực được xem là một nhân tố quan trọng tạo
nên và góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc. Và nghệ thuật ẩm thực đã trở thành một loại
“di sản văn hóa”, một “tài nguyên” quý quá của mỗi quốc gia nói chung và của ngành du lịch nói
riêng.

You might also like