You are on page 1of 10

Đề tài số 52: "Giả sử có một người phương Tây muốn tìm hiểu về chất phương Đông

trong văn hóa Việt Nam, Anh (Chị) sẽ gợi ý cho họ nghiên cứu về những vấn đề gì?"

STT 72 - Trần Thị Minh Thư thực hiện nội dung: Trình bày những nghiên cứu về
lĩnh vực Ẩm thực Việt Nam để làm rõ chất phương Đông trong văn hóa Việt Nam.

Bài làm của sinh viên:

Văn hóa ẩm thực Việt Nam


I. Đôi nét về ẩm thực Việt Nam.
Từ ngàn xưa, ông cha ta đã có câu “Có thực mới vực được đạo”. Ẩm thực, hay
nói đơn giản hơn là chuyện ăn uống chính là nhu cầu cơ bản và thiết yếu nhất của con
người, giúp duy trì sức khỏe để sản xuất và phát triển. Việc ăn uống từ “ăn no, mặc
ấm” theo bánh xe thời gian trở thành “ăn ngon, mặc đẹp”, không chỉ đơn thuần là giá
trị vật chất, ẩm thực đã vượt lên trên trở thành giá trị văn hóa dân tộc, mang trong
mình nét riêng của vùng miền, quốc gia. 
Ẩm thực của một quốc gia không chỉ dựa vào yếu tố tự nhiên, mà còn phụ
thuộc rất lớn vào phong tục tập quán, lối sống, truyền thống, tín ngưỡng của mỗi dân
tộc. Vì vậy, mỗi đất nước sẽ có những nét đặc trưng ẩm thực riêng. Văn hóa ẩm thực
bao gồm cả những văn hóa ứng xử, lễ nghi trên bàn ăn, cách ăn, kiểu ăn, món ăn đặc
trưng của từng vùng miền. Có thể nói ẩm thực chính là bộ gen di truyền từ đời này
sang đời khác, là minh chứng rõ ràng nhất của một dân tộc. 
Tìm hiểu về văn hóa ẩm thực là con đường đơn giản nhất để hiểu thêm về lịch
sử và con người của nền văn hóa ấy. Nước Việt Nam chúng ta được thừa hưởng
những món quà từ tạo hóa, kết hợp với sức sáng tạo, không ngừng tìm tòi và phát
triển của con người, ẩm thực Việt Nam dần trở thành một mảng văn hóa đậm đà,
duyên dáng. 
Nước ta thuộc một nước nông nghiệp nhiệt đới, bờ biển trải dài, nhiều loại sinh
vật đa dạng, phong phú. Là một nước nông nghiệp, lương thực chính của chúng ta vẫn
là lúa gạo, mang những nét đặc trưng của một nước phương Đông. 
Văn hóa ẩm thực phương Đông có những điểm khác biệt so với phương Tây,
người Phương Đông sẽ chú tâm vào xúc giác, thị giác, vị giác khi đánh giá món ăn mà
không chú trọng nhiều vào vấn đề đủ chất dinh dưỡng như phương Tây. Ẩm thực
phương Đông nổi tiếng với sự pha trộn nhiều loại gia vị khác nhau trong khi phương
Tây sẽ sử dụng một loại nước sốt riêng cho mỗi món ăn. Thẩm mỹ của phương Đông
trong ẩm thực sẽ có xu hướng nhiều màu sắc rất bắt mắt, công phu, thường sẽ có sự
cắt gọt tỉ mỉ các loại rau củ thành nhiều hình thù đặc sắc. Không như phương Tây,
thành phần chủ yếu của người phương Đông là rau xanh và có thiên hướng chuộng
hải sản hơn thịt. Là một nước Đông Nam Á, Việt Nam cũng được tiếp thu sâu sắc từ
văn hóa phương Đông. 
Triết lý Âm - Dương ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa ẩm thực của nhiều
quốc gia phương Đông, trong đó có Việt Nam. Như phương Tây tính toán vấn đề sức
khỏe trong ẩm thực bằng những chất dinh dưỡng, thì phương Đông áp dụng triết lý
Âm - Dương vào trong việc ăn uống. Cơ thể con người là sự hòa trộn giữa hai thái
cực “Âm” và “Dương”, người Việt phân biệt năm mức âm dương theo ngũ hành, bao
gồm: hàn (âm nhiều, hành thủy), nhiệt (dương nhiều, hành hỏa), ôn (dương ít, hành
mộc), lương (âm ít, hành kim), bình (trung tính, hành thổ). Từ đó, họ chia ra một bảng
các thành phần mang tính âm dương, dựa vào đó để duy trì tính quân bình âm dương
trong ẩm thực, và còn mang cả vào trong Đông y.
Ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon, đôi khi không chú tâm vào việc ăn bổ.
Hệ thống ẩm thực của người Việt không có nhiều món hết sức cầu kỳ như ẩm thực
Trung Hoa, Nhật Bản, cũng không quá chú trọng vào chế độ dinh dưỡng như ẩm thực
Phương Tây. Người Việt thiên về việc phối trộn các gia vị với nhau một cách hài hòa,
tinh tế. Mỗi vùng miền có các đặc trưng riêng tùy thuộc vào vị trí địa lí, điều kiện tự
nhiên. Nhưng nhìn chung, ẩm thực Việt Nam có các đặc trưng nổi bật sau (theo ý kiến
của tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã):
 Ẩm thực Việt mang tính thanh đạm, ít dầu mỡ, các thành phần trong thức ăn
chủ yếu làm từ rau, củ, quả chứ không ngập dầu như Trung Hoa, hay sử dụng
thịt là thức ăn chính như người Phương Tây.
 Đa phần các món ăn Việt Nam đều rất đậm đà hương vị, thường nêm nếm với
nhiều gia vị, nổi bật nhất là nước mắm. Một món ăn đã hoàn thành có thể
không cần sử dụng nước chấm. Không chỉ đa dạng gia vị, ẩm thực Việt Nam
còn đa dạng thành phần như thịt, tôm, cua, cá nấu cùng với rau, củ, đậu…
 Ẩm thực Việt Nam được chế biến theo triết lý âm dương, mang tính ngon và
lành, điều hòa ngũ vị.
 Giống các quốc gia phương Đông khác, dùng đũa cũng là một đặc trưng của
người Việt Nam, đũa được sử dụng trong tất cả các trường hợp trong bữa ăn và
rất ít khi có sự xuất hiện của nĩa như phương Tây. Sử dụng đũa cũng là một
nghệ thuật, dùng sao cho khéo, cho chắc là cả một quá trình.
 Ẩm thực Việt Nam thể hiện rất rõ tính cộng đồng, trên mỗi mâm cơm đều có
chung một chén nước chấm thay vì chia ra từng khẩu phần ăn như Hàn Quốc.
 Người Việt còn rất hiếu khách trong các buổi ăn, luôn luôn có lời mời khách
trước khi ăn, chủ nhà sẽ dành món ngon nhất cho khách.
 Ẩm thực Việt rất đa dạng, phong phú, sáng tạo một cách hài hòa từ các nền văn
hóa khác nhau như Ấn Độ, Trung Quốc và cả phương Tây.
 Người Việt mỗi bữa ăn đều dọn thành mâm, trên mâm cơm sẽ chia ra các thứ
bậc lớn nhỏ, phải có phép lịch sự trong mỗi bữa ăn, đó là truyền thống lâu đời
của người Việt Nam.
Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, là ngã ba giao lưu của các nền văn hóa, Việt Nam
được thừa hưởng rất nhiều tinh túy từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Nhưng không vì
thế chúng ta mất đi bản sắc dân tộc, vẻ đẹp của phương Đông và bản sắc của dân tộc
phát triển một cách hài hòa với nhau, tạo nên một Việt Nam đặc sắc.
Mỗi vùng của đất nước lại tạo ra một tập quán ẩm thực riêng, một nét đặc sắc
riêng không lẫn với nơi khác. Bắc, Trung, Nam, mỗi miền mang một phong vị riêng,
mang đặc trưng của lịch sử, con người, thiên nhiên mỗi nơi. Vẻ đẹp ẩm thực của mỗi
miền là vẻ đẹp con người của nơi ấy.
II. Ẩm thực từng vùng miền.
1. Ẩm thực miền Bắc.
1.1. Món ăn đặc trưng ngày Tết.
Nhắc đến phương Đông không thể không nhắc đến ngày Tết nguyên đán truyền
thống hằng năm, Việt Nam cũng vậy. Mỗi năm, vào ngày cuối năm âm lịch, nhân dân
Việt Nam lại rộn ràng chuẩn bị cho một năm mới may mắn. Không thể thiếu những
món ăn truyền thống của ngày Tết. Nhìn chung, cư dân Việt Nam đều có các món Tết
trên mâm cỗ như: Bánh chưng, bánh tét, dưa hành,... nhưng mỗi vùng miền vẫn có sự
khác nhau trong thực đơn mâm cỗ Tết. 
Vào những dịp Tết đến Xuân về, người miền Bắc trước hết sẽ làm một mâm cỗ
cúng ông bà tổ tiên để tỏ lòng biết ơn. Trên mỗi mâm cúng không thể thiếu bánh
chưng, bánh dày, giò chả, gà luộc, dưa hành để dâng lên gia tiên. “Thịt mỡ, dưa hành,
câu đối đỏ, cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” là nét nổi bật của ngày Tết miền
Bắc.
Bánh chưng là món ăn đầu tiên không thể bỏ qua của người miền Bắc cũng như
của người Việt Nam, trải qua quá trình dài dựng nước và giữ nước, bánh chưng vẫn
giữ được vị ngon của trời đất. Ăn kèm với bánh chưng là dưa hành, có vị chua cay
nhẹ nhẹ sẽ giúp hương vị của các món ăn được ngon hơn. Bên cạnh đó còn có các
món ăn không thể thiếu như giò chả, giò thủ, canh măng,... và món thịt đông đặc
trưng của miền Bắc có thời tiết se lạnh vào thời điểm đầu Xuân.
1.2. Món ăn đặc trưng miền núi Bắc Bộ.
Vị trí địa lý là yếu tố quyết định rất lớn đến ẩm thực của vùng miền đó, vì tự
nhiên, khí hậu sẽ ảnh hưởng đến nguyên liệu và tập tục ăn uống ở mỗi nơi.
Là vùng lãnh thổ phía Bắc Việt Nam, với đa phần là núi cao ở phần rừng núi
phía Tây Bắc và địa hình núi trung bình ở vùng Đông Bắc. Tây Bắc là xứ sở của hoa
ban, là vùng đất thấm đẫm những thiên tình sử trên từng trang giấy của nhiều nhà văn
lớn, một nơi núi rừng đại ngàn thiêng liêng từng cùng nhân dân Việt Nam chống giặc
ngoại xâm. Đông Bắc là vùng đón đầu của gió mùi Đông Bắc với tộc người chủ thể là
người Tày và Nùng. Địa hình hiểm trở hay khó khăn cũng là yếu tố tạo nên một nền
ẩm thực rất riêng của nơi đây.
Nhắc đến Tây Bắc không thể không nhắc đến Cơm lam. Không biết cơm lam
có từ đầu, nhưng theo theo lời kể của già làng thì ngày xưa các đồng bào dân tộc thiếu
số sống chủ yếu ở vùng rừng núi với cuộc sống du canh du cư, nên không thể mang
theo quá nhiều vật dụng nhà cửa. Vì thế cơm lam ra đời, được nấu chín trong ống nứa
dễ dàng mang đi, cách nấu vừa tiện mà cơm lại thơm và ngon hơn bình thường.
Hà Giang nổi tiếng với món Thắng cố ngựa, đặc sản dân tộc của dân tộc Mông.
Thoạt đầu sẽ có một vài phân vân trước khi thưởng thức, vì món thắng cố không chú
trọng về hình thức, nên sẽ có nhiều thứ nội tạng "lổn nhổn" trong một nồi nghi ngút
khói. Nhưng nếu thử một lần thì dư vị sẽ không quên được. Thắng cố có vị béo, hơi
ngậy ngậy, bùi bùi và có một chút mùi ngai ngái của nội tạng gia súc.Thưởng thức
được thắng cố, ta sẽ có thể mê đắm vào hương vị của núi rừng Tây Bắc.
Món thịt trâu gác bếp là món ăn truyền thống nổi tiếng của đồng bào dân tộc
Thái vùng núi Tây Bắc. Ngày xưa, họ nghĩ ra cách ướp thịt trâu rồi gác lên bếp để bảo
quản được lâu hơn và dễ dàng mang đi rừng hơn.
1.3. Món ăn đặc trưng vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ.
Vùng châu thổ Bắc Bộ là trung tâm của con đường giao lưu quốc tế, là cái nôi
của dân tộc Việt, là vùng đất "rồng cuộn hổ ngồi" mà vua Lí Công Uẩn đã chọn làm
kinh thành của nước Đại Việt. Cho đến tận tận bây giờ, Hà Nội nói riêng và đồng
bằng sông Hồng nói chung là kinh đô văn hóa của Việt Nam. Có thể nói, bề dày lịch
sử của vùng này gắn liền với bề dày văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Có câu nói rằng "ăn Bắc, mặc Kinh", nghĩa là muốn ăn ngon thì ăn ở miền Bắc,
còn muốn mặc sang thì hãy đến Kinh kỳ. Do sự ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam,
miền Bắc là nơi duy nhất trên đất nước chia ra 4 mùa rõ rệt thay vì 2 mùa: mùa mưa,
mùa khô như ở trong Nam. Được sự ưu ái của thiên
nhiên cho nên thực phẩm ở miền Bắc rất đa dạng và
phong phú, kết hợp với sức sáng tạo của cư dân đất
Việt, ẩm thực ở đây rất đa dạng, phong phú. Khẩu vị
miền Bắc đa phần ít cay, ít mặn, ít ngọt, tất cả đều
hài hòa với nhau chứ không đậm vị như miền Trung,
miền Nam.
Đến với thành phố cảng Hải Phòng, thứ níu chân du khách nhất có lẽ là món
Bánh đa cua Hải Phòng. Là một vùng cảng biển
rộng lớn, nơi đây nổi tiếng với nhiều món ăn thủy
hải sản như: bánh đa cua, tôm nước lợ, moi biển Đồ
Ảnh Bánh đa cua. https://nem-vn.net/vi/699
Sơn,…và đặc biệt nhất món bánh đa cua Hải Phòng.
Tô bánh đa cua ấm nóng, màu nâu của bánh đa lẫn
với màu vàng đỏ của gạch cua và cà chua chín, phảng phất trên đó là chút màu xanh
của vài cọng hành lá, rau thơm nghi ngút khói. Húp một ngụp bánh đa Hải Phòng ở
chính cái vùng đất Hải Phòng trong tiết trời se se lạnh, cảm giác ấy sẽ làm tê dại tâm
hồn của người con đất cảng cũng như thực khách thưởng thức. Cũng có thể nói, chỉ có
ở Hải phòng ăn bánh đa cua mới có cái vị của Bánh đa cua Hải Phòng.
Một món nước nữa mà khi nhắc đến, bạn bè thế giới sẽ nghĩ ngay đến Việt
Nam, một trong những món tiêu biểu nhất trong ẩm thực Việt Nam - Phở. Là nơi sinh
ra món Phở truyền thống Việt Nam, Hà Nội có rất nhiều món Phở ngon như phở gà,
phở bò, phở xào, phở cuốn,… thì đặc biệt nhất là Phở bò tinh hoa của ẩm thực Việt
Nam, là món ăn đã đưa Việt Nam ra nền ẩm thực thế giới. Phở là thức quà rất bình
dân mà ai cũng có thể ăn được. Nhưng công đoạn chế biến của Phở rất cầu kì, phải
trải qua 12 giờ ninh xương bò để lấy nước lèo, hành tây và gừng nướng lên, đập dập
rồi bỏ vào và thêm nước mắm, chờ sôi lên một lần nữa rồi bỏ muối vào, lại chờ sôi
một lần nữa để bỏ đường vào. Bên cạnh đó còn có nhiều thành phần như cánh hồi,
thảo quả, quế,… Mùi thơm của Phở chỉ cần ngửi thôi là đã muốn ăn, nước lèo trong
vắt nhưng rất vừa miệng, khói bốc nghi ngút của những hàng phở đã làm nên đặc
trưng ẩm thực Việt Nam.
Vào cái tiết trời se lạnh của đất Hà thành, không có cái thú nào hơn khi được
ngồi bên gia đình, thưởng thức món chả cá Lã Vọng và nhâm nhi chút rượu cho ấm
cái ruột cái gan. Món chả cá này đã có từ lâu đời, được truyền từ đời này sang đời
khác. Đặc biệt, món chả này phải làm từ loại cá Lăng cho thịt thơm, ngọt lại ít xương.
Để thực hiện món ăn cần rất nhiều nguyên liệu: cá lăng, mỡ, riềng, mẻ, mắm tôm,
hành hoa, thì là, lạc rang, bún, ớt tươi,….Đặc biệt phải giữ nóng suốt quá trình ăn để
tránh bị tanh. Tuy hiện nay chả cá Lã Vọng rất phổ biến ở các thành phố lớn, nhưng
chỉ có ở Hà Nội thì món ăn này mới có một bản sắc, phong cách riêng.
Không chỉ món ăn no, các món ăn vặt của miền Bắc còn rất đa dạng. Đơn cử như
Cốm Vòng - một thức quà của cánh đồng lúa xanh ngàn của đồng bằng sông Hồng, in
dấu trong từng trang văn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân. Hình ảnh các cô gái làng
Vòng xưa mặc áo dài nâu thắt vạt, quần lĩnh đen, quấn khăn nhung gánh những hạt
cốm thơm lừng khắp ba sáu phố phường Hà Nội đã trở thành một hình ảnh đặc trưng
của vùng đất Kinh Kì.
Các món bánh nổi bật như bánh Su Sê (Phu Thê), món bánh tượng trưng cho sự
chung thủy, thường được dùng cho những dịp cưới hỏi, lễ tết như muốn chúc cho
những người thân trong gia đình luôn đoàn kết, gắn bó, có đôi có cặp như bánh Su Sê.
Hay như món bánh trôi, là thứ bánh cổ truyền của dân tộc ta, có ý nghĩa nhắc nhở mọi
người nhớ tới cội nguồn dân tộc. Thứ bánh làm bằng bột nếp, nhỏ tròn trắng trắng,
bên trong có nhân đường đỏ hoặc nhân đậu xanh trông giống như quả trứng của mẹ
Âu Cơ, từ món bánh trôi, người trong Nam còn sáng tạo món chè trôi nước để dâng
lên ông bà tổ tiên những ngày lễ cúng.
Ẩm thực mỗi miền sẽ có những đặc trưng riêng, như ở miền Bắc, mùi nào thức
ấy, không ăn lẫn lộn cũng như không vội vàng, từ tốn, chậm rãi để thấm hết cái tính
túy trong từng món ăn. Xứ Bắc là nơi có nền văn hiến lâu đời, có kinh đô Thăng Long
và thủ đô Hà Nội, người Bắc vừa cần cù tiết kiệm lại sành ăn uống. Không những thế,
mỗi tỉnh thành của miền Bắc có ít nhất một món ăn đặc sản, vừa hài hòa văn hóa của
phương Đông, vừa mang chất riêng của kinh đô ngàn năm văn hiến.
2. Ẩm thực miền Trung.
Miền Trung được coi như cây cầu nối miền Bắc và miền Nam của ta, là khúc
ruột của Việt Nam. Vùng đất chịu thương chịu khó, luôn phải gánh chịu những khó
khăn của thiên nhiên như bão, lũ,…nhưng con người lại sống rất nghĩa tình, chăm chỉ
sáng tạo. Nói đến miền Trung không thể không nhắc đến xứ Huế, là kinh đô của triều
đại phong kiến nhà Nguyễn. Đây cũng chính là nét riêng biệt trong ẩm thực của miền
Trung - ẩm thực cung đình Huế.
2.1. Ẩm thực cung đình Huế.
Ẩm thực cung đình Huế là một nền ẩm thực rất riêng, gần như tách biệt với các
tỉnh miền Trung khác. Vì mục đích món
ăn để dâng cho vua chúa, nên mỗi món ăn
đều rất cầu kì, tỉ mỉ, được chọn lọc rất kĩ
càng từ nguyên liệu đến cách chế biến và
đặc biệt là cách trình bày rất công phu, đầy
màu sắc. Một bài Nam Ai xưa của Huế
còn liệt kệ hơn ba chục món ngự thiện
"nem công, thấu thỏ, xôi vò, nham bò,
trứng gà lộn, khum lệt, xào lươn, chiên cua
gạch, hầm câu, cao lầu, kho tàu, thịt quay,
Ảnh các món ăn bát trân.
https://pasgo.vn/blog/nhung-net-tinh-te-trong-am-thuc-cung-dinh-hue-3818 dưa giá…"1 và không thể không nói đến
bát trân - tám món ăn quý hiếm giành cho vua chúa, gồm: nem công, chả phượng, da
tây ngưu, bàn tay gấu, gân nai, môi đười ươi, thịt chân voi, yến sào. Các món ăn ở
đây đều được làm từ những nguyên liệu quý hiếm, có khi là quà của sử giả Trung
Quốc. Đến bây giờ, trong tám món bát trân chỉ có Yến sào là có thể dễ dàng mua
được, vì những món khác hoặc rất có tìm, hoặc dùng những nguyên liệu có nguy cơ
tuyệt chủng. Đến với Huế, ngồi thuyền trên dòng sông Hương êm ả vào buổi đêm,
thưởng thức các món ăn cung đình và nghe nhạc cung đình Huế, tất cả sẽ đưa con
người như đang được trở về thành quý tộc triều Nguyễn.
Ngoài các món ăn cung đình riêng biệt, Huế còn nức tiếng với món bún bò
Huế. Một tô bún bò Huế thường sẽ có sợi bún được làm từ bột gạo, thịt bò, tiết heo,
chả cua và "linh hồn" của món ăn - nước dùng. Nước dùng của bún bò cũng được
ninh từ xương bò như Phở Hà Nội, thêm vào đó một chút mắm ruốc và sả và một chút
dầu điều tạo nên sắc vàng cam của tô bún. Bún bò Huế cũng như Phở Hà Nội là một
dấu triện cho ẩm thực của vùng miền đó.
Một món nước nữa không thể không kể đến là Mì Quảng, món ăn bắt nguồn từ
vùng đất Quảng Nam. Sợi mì trong mì quảng có phần giống sợi phở nhưng có phần
dày hơn, và đặc biệt có một màu vàng ươm. Ăn mì Quảng thì chắc chắn phải có một
miếng bánh tráng nướng giòn, sợi mì thấm đẫm gia vị kết hợp với bánh tráng giòn tan
là cặp bài trung làm nên nét riêng biệt của món ăn này. Hiện nay, mì Quảng đã được
biến tấu theo nhiều khẩu vị khác nhau ở mỗi vùng miền, nhưng một tô mì Quảng
truyền thống vẫn khiến thực khách xao xuyến.
Cơm Hến cũng là một trong những mĩ vị của xứ Trung. Trong tô cơm Hến,
đậm nhất là vị của ruốc và vị cay của các loại ớt. Cũng như các món ăn Việt Nam
1
khác, cơm Hến cũng mang đậm chất Việt và chất phương Đông với nhiều nguyên liệu
hợp thành, gồm: gạo thơm, Hến, thịt heo, mắm ruốc Huế, đậu phộng, sả, ớt tươi, khế,
hủng quế, bạc hà,…và rất nhiều gia vị: muối, bột ngọt, tỏi, màu điều. Tô cơm Hến
ngon nhất khi vừa chế biến xong, tô cơm mềm, đầy sắc vàng của cơm, sắc xanh của
các loại rau và điểm một chút đỏ của ớt tươi2.
Dải đất miền Trung phải chịu nhiều khó khăn về điều kiện khí hậu. Các món ăn
không chỉ được chế biết một cách công phu, tỉ mỉ mà còn tận dụng hết tất cả các
nguyên liệu sẵn có, từ đôi bàn tay khéo léo của người dân xứ Trung, mỗi một một ăn
đều như một tác phẩm nghệ thuật, từ những nguyên liệu bình dân cũng có thể chế
biến thành mĩ vị cao sang. Đó là di sản quý báu mà nhân dân ta đã lưu truyền từ thời
xa xưa.
3. Ẩm thực miền Nam.
Khu vực miền Nam với Sài Gòn - hòn ngọc phương Đông và vùng đồng bằng
sông Cửu Long trù phú, là cửa khẩu giao thương của nhiều quốc gia. Dân cư ngoài
thành phần dân bản địa của quốc gia Chăm Pa, Phù Nam cổ thì đại đa số là dân di cư
từ miền Bắc và miền Trung vào Nam để lập nghiệp, và mang theo nền văn hóa vùng
miền. Vì vậy, ẩm thực miền Nam có sự giao thoa của ẩm thực cả 3 miền, không
những thế còn có sự ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực của nhiều quốc gia như Ấn Độ,
Trung Quốc,… Những yếu tố đó đã góp phần tạo nên một nền văn hóa đa dạng,
phong phú những vẫn đậm đà bản sắc dân tộc và nét đẹp ẩm thực phương Đông.
Vào dịp Tết nguyên đán hàng năm, trong mỗi bữa cỗ của miền Nam vẫn luôn
có bánh Trưng và bánh Tét và đa phần là bánh Tét - tượng trưng cho sự no ấm đầy đủ.
Nếu như miền Bắc có thịt đông nổi tiếng, thì miền Nam không thể thiếu thịt kho tàu
trong mâm cỗ ngày Tết, thịt được kho cùng với trứng vịt và nước dừa. Từng miếng
thịt mềm ăn cùng với cơm nóng và dưa giá là hình ảnh tiêu biểu của người dân miền
Nam. Một món ăn không thể thiếu nữa là canh khổ qua, người dân ở đây tin rằng ăn
canh khổ qua vào ngày đầu tiên của năm mới sẽ giúp tẩy sạch những khổ đau của năm
cũ, cũng như vị đắng lúc đầu lưỡi của khổ qua nhưng sẽ có vị ngọt của thịt bên trong.
Mỗi vùng miền có thể có những nét riêng biệt về ẩm thực ngày Tết, nhưng tất cả đều
có mục đích tạm biệt năm cũ, chào đón năm mới, dâng hoa dâng hương thờ cúng ông
bà tổ tiên để tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ của con cháu đối với tổ tiên. Cho dù ở đâu
cũng vậy, Tết là thời điểm các thành viên trong nhà
sum vầy với nhau, nhìn lại một năm cũ đã qua và
tiến đến một năm mới thật hạnh phúc.
3.1. Ẩm thực Sài Gòn.
Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố mang tên vị
lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là trung tâm kinh tế của

2
(Nhiều tác giả, 2019)
Ảnh thịt kho tàu.
đất nước. Thành phố Hồ Chí Minh hay còn gọi là Sài Gòn có một nét văn hóa ẩm
thực rất đặc sắc.
Nhắc đến Sài Gòn, hình ảnh đầu tiên chắc chắn sẽ là món Cơm tấm Sài Gòn
người người đều ăn nhà nhà đều biết. Cơm Tấm ra đời trong thời kì khó khăn, khi cái
đói luôn hiện hữu, người dân Sài Gòn đã nghĩ ra cách lấy gạo tấm (loại gạo chỉ dành
cho gia cầm ăn) để nấu chung với thịt heo nướng hoặc vài con tép, vài quả trứng. Dần
dần, cơm tấm được biến tấu và phát triển ngày một ngon hơn, và phổ biến ra lục tỉnh
phía nam. Cơm Tấm được coi là biểu tượng của người dân Sài Gòn, là "sự giao thoa
văn hóa giữa ẩm thực Đông và Tây: ăn bằng dĩa, muỗng theo kiểu Tây, thức ăn đi
kèm là thịt nướng phong cách Pháp, chả trứng của người Hoa, bì thính của người Bắc,
nước mắm chua ngọt của người Sài Gòn. Sự kết hợp vô cùng kì diệu này đã tạo nên
một món ăn có một không hai". Đến Sài Gòn mà không thử cơm tấm là một thiếu sót
lớn như đến Việt Nam mà không biết Áo dài. Món ăn đặc biệt này có thể sang trọng,
có thể bình dân, nhưng chắc chắn sẽ để lại cho thực khách một dư vị không thể quên.
Một món ăn nổi danh của Sài Gòn nữa là Phá lấu, có nguồn gốc từ Trung Quốc,
được truyền bá vào Việt Nam từ những người Hoa di cư. Phá lấu là món ăn gắn liền
với rất nhiều thế hệ học sinh, sinh viên của Sài Gòn. Phá lấu là một ví dụ điển hình
cho tính triệt để trong ăn uống của người châu Á, tận dụng các bộ phận như tai, lưỡi,
lòng,…của heo, gà hay bất cứ loại nguyên liệu nào mà ở phương Tây họ thường sẽ
không sử dụng. Trong phá lấu thường sẽ có các loại thuốc bắc như quế chi, đại hồi,
bát giác,…Là một món ăn chơi của Sài Gòn, mang đậm đức tính sáng tạo, tiết kiệm
của con người nơi đây, thử ngồi ở một quán vỉa hè cùng tô phá lấu, tuổi thơ mặc đồng
phục, đeo cặp sách tụ tập sẽ như được sống lại.
3.2. Ẩm thực các tỉnh Nam Bộ.
Nếu như người miền Bắc thích vị mặn mà đậm đà, người miền Trung có xu
hướng ăn cay, thì người miền Nam lại rất thích vị ngọt. Hầu như tất cả các món ăn
của vùng Nam Bộ đều có một chút đường. Nơi đây là một vùng đất trù phú, là "vựa
lúa của Việt Nam" với một mạng lưới sông ngòi dày đặt, thiên nhiên đã ưu ái cho nơi
đây một nguồn thực phẩm phong phú đa dạng.
Nhắc đến miền Nam không thể bỏ qua các loại
mắm: mắm cá linh, mắm chưng, mắm cá rô đồng, mắm
ba khía,… Và các món với mắm nổi tiếng như lẩu mắm
miền Tây, nước dùng của món ăn này được chế biến từ
các loại mắm chỉ có vào mùa nước nổi của miền Tây
Nam Bộ, một nồi lẩu mắm sẽ ăn kèm với rất nhiều loại
rau củ, như cà tím, bông súng, rau muống.
Đến với vùng đất cuối cùng của Tổ quốc - Cà
Mau, hằng năm vào tháng 10 âm lịch, ba khía phát Ảnh mắm ba khía. https://chodokho.com/gian-hang-san-pham-

triển rất nhiều được gọi là hiện tượng "ba khía hội". cho-do-kho/mam-ngon/mam-ba-khia-rach-goc.html
Người dân miệt vườn chế biến ba khía thành rất nhiều món ngon, điển hình là ba khía
muối. Ba khía sau khi được muối trong dung dịch nước muối khoảng một tuần sẽ
được đem ra trộn chung với nhiều thành phần khác, như khế, tỏi, ớt, đường, chanh,…
ba khía khi vào tới đầu lưỡi sẽ tổng hợp rất nhiều vị, chua cay mặn đắng ngọt có đủ.
Dù là món ăn dân dã nhưng chỉ cần một lần nếm thử sẽ không thể quên hương vị của
món ăn miệt vườn này.
Không chỉ các món ăn no, các món bánh kẹo của vùng Nam Bộ rất phong phú.
Được mệnh danh là xứ sở của cây dừa, Bến Tre nổi tiếng với món kẹo dừa gắn bó với
tuổi thơ nhiều người. "Bến tre dừa ngọt sông dài/ Nơi chợ Mỏ Cày có kẹo nổi danh/
Kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo/ Gái Mỏ Cày vừa khéo vừa ngoan" là câu ca dao dành
riêng để khen tặng thức quà ngon lành này. Vị ngọt của dừa được người dân chắt chiu
thành những viên kẹo dừa. Thức quà thể hiện nét đẹp ẩm thực của người dân Bến Tre
nói riêng và người dân Nam Bộ nói chung có thể dễ dàng mang đi bất cứ đâu, đưa
tinh hoa ẩm thực quảng bá khắp năm châu.
Các món ăn miền Nam gắn liền với cuộc sống lao động dân dã của người dân
gắn liền với nền nộng nghiệp lúa nước, vì vậy các món ăn không cầu kì, tỉ mỉ như các
món Huế, hay nguyên tắc, tinh tế như món miền Bắc. Các món ăn đều thể hiện được
sự thật thà, chất phát và phóng khoáng của người dân nơi đây. Ẩm thực miền Nam là
ẩm thực để cảm nhận bằng cả tâm hồn.
Văn hóa Việt Nam có sự đa dạng ở mọi miền, tùy thuộc vào vị trí địa lí, khí hậu
tự nhiên và phong tục tập quán của mỗi miền. Nhưng nhìn chung, ẩm thực Việt Nam
cũng như ẩm thực phương Đông đều chú trọng vào việc ăn ngon, ăn lành. Mỗi một
món ăn đều mang một nét riêng của con người Việt Nam chất phát thật thà, chịu
thương chịu khó và rất sáng tạo. Người ta nói tình yêu bắt nguồn từ cái dạ dày, nếu đã
một lần thử món ăn Việt, chắc chắn bạn bè thế giới sẽ không thể dừng lại là lần thử
đầu tiên.

HẾT
https://web.archive.org/web/20181024061457/http://lib.sgu.edu.vn:84/dspace/
bitstream/TTHLDHSG/2543/1/Giaotrinh_VanHoaAmThuc_Final_26022014.pdf

http://khamphahue.com.vn/kham-pha/lich-su-van-hoa/tid/Am-thuc-cung-dinh-Hue/
newsid/F255D40F-91E7-4E8A-B611-A7ED0115652B/cid/DDECB688-A9ED-
4DD3-9F8E-A7BB010D6CD3

You might also like