You are on page 1of 13

I.

ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA


Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm văn hóa ẩm thực Việt Nam:
Địa lý và Khí hậu:
 Địa hình và khí hậu ảnh hưởng đến sự đa dạng của nguyên liệu và thực phẩm có
sẵn trong khu vực. Ví dụ, miền Bắc thường có nhiều món ăn sử dụng gạo và đậu,
trong khi miền Nam có ảnh hưởng của biển nên thức ăn thường giàu hải sản.

- Vị trí, địa lý: Ở những khu vực địa lý khác nhau sẽ ảnh hưởng đế sinh thái và vận chuyển
nên đa số cư dân sống ở những khu vực này sẽ có thói quen ăn uống theo thời vụ và
những sản vật địa phương.
- Khí hậu: Khí hậu khác biệt sẽ ảnh hưởng đến khứu giác và vị giác của cư dân, đồng thời
cũng ảnh hưởng đến điều kiện phát triển của hệ sinh thái, xảy ra hiện tượng chênh lệch và
khác biệt về các chủng loại nguyên liệu, nên cách chế biến, thưởng thức cũng khác
biệt.
- Lịch sử: Các giai đoạn phát triển và suy tàn của một chế độ ảnh hưởng toàn cục đời sống
và nền kinh tế của một quốc gia, cũng ảnh hưởng đến mức nhu cầu của con người. Trong
đó nhu cầu ẩm thực sẽ có sự biến động rất lớn. Nhu cầu ăn uống sẽ tùy thuộcvào từng
mục tiêu mà phát triển hoặc thu hẹp lại. Ở những thời kỳ này văn hóa ẩm thực cũng trải
qua những thăng trầm không tránh khỏi
- Kinh tế: Sự phát triển đồng bộ của các ngành nghề sẽ là cầu nối bền vững cho kinh tế của
một đất nước cải thiện đời sống và thu nhập của người dân, mức sống được nâng cao,
người dân bắt đầu quan tâm đến những nhu cầu cao hơn trong ăn uống và cách thưởng
thức dần từng bước hình thành các thói quen mới. Vì thế, văn hóa ẩm thực cũng bắt đầu
chuyển mình phát triển.
- Tôn giáo: Ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và thói quen của con người, điều tiết quan
điểm ăn uống và thưởng thức theo xu hướng ôn hòa, làm chậm lại tác động phá hoại môi
trường sinh thái để chúng có đủ thời gian phục hồi. Xuất hiện thêm nhiều trường phái ẩm
thực khác nhau ngoài việc bảo vệ môi trường còn điều tiết chế độ dinh dưỡng và thải độc
từ cơ thể.
- Ảnh hưởng của sự phát triển du lịch: Sự phát triển của kinh tế, việc mở rộng truyền bá
tôn giáo là điều kiện cần để thúc đẩy sự giao thoa ẩm thực giữa các khu vực. Khi du lịch
càng phát triển nhu cầu đi lại của cư dân các khu vực càng nhiều, phổ giao thoa ẩm thực
càng rộng, đây là một trong những yếu tố quan trong cho văn hóa ẩm thực truyền thống
để chuyển mình hội nhập theo xu hướng giao thoa.

1. Đặc điểm tập quán ẩm thực Miền Bắc Việt Nam:
 Vị trí địa lý
Bắc Bộ nằm ở vùng cực Bắc lãnh thổ Việt Nam, có phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây
giáp Lào và phía đông giáp biến
Đông. Được bắt đầu từ vĩ độ 23 độ 23' Bắc đến 8 độ 27' Bắc với chiều dài là 1.650 km.
Chiều ngang Đông - Tây là 600 km, rộng nhất so với Trung Bộ và Nam Bộ.
Hơn thế, miền Bắc nằm liền kề với Đồng bằng sông Hồng về phía tây và tây bắc là
khu vực Trung du và miền núi có diện tích khoảng 101 ngàn km2 và bằng 30.7% diện
tích cả nước.
Những nguyên liệu chế biến món ăn, đặc biệt là những loại hoa quả cũng chịu sự ảnh
hưởng bởi yếu tô về vị trí địa lý, thỗ những và nguồn nước tác động.
Thiên nhiên tại đây có đầy đủ 4 mùa, mùa nào thức ấy nên các món ăn của Miền Bắc
có sự đa dạng và phong phú đúng với câu ca dao tục ngữ nỗi tiếng "mùa hè cá sông,
mùa đông cá bề, chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè."
 Khí hậu, thời tiết
Thiên nhiên miền Bắc không trủ phú giàu có như miền Nam nhưng cũng không đến
nỗi nghiệt ngã như miền Trung. Âm thực miền Bắc không đậm các vị cay, ngọt bằng
các vùng khác; chủ yếu sử dụng nước mắm.
Các món ăn đều mang biểu tượng của sự tao nhã, tinh tế, hài hòa từ màu sắc đến mùi
vị, từ sự sự kết hợp,gia giảm nguyên liệu, các phụ gia & các loại rau ăn kèm. Người
miền Bắc ăn không chỉ để no mà "ăn hương ăn hoa" , ăn có sự thưởng thực một cách
nhẹ nhàng, thanh tao dù cuộc sống có bận rộn đến mấy.
Am thực miền Bắc lại mang cho mình một hơi thở riêng của một nền ấm thực lâu đời
của xứ sở kinh kì. Trong đó, Hà Nội được xem là nơi hội tụ đầy đủ các tinh hoa của ấm
thực miền Bắc với những món ăn ngon trứ danh hội tụ.

Vừa mang đặc điểm vùng khí hậu lạnh vừa mang đặc điểm vùng khí hậu nóng nên:
+ Mùa lạnh: Người Bắc ăn rất nhiều thịt và các sản phẩm từ thịt (giò, chả), dùng nhiều
món xào, nấu, kho.
+ Mùa nóng: Ăn nhiều món canh được chế biến bằng phương pháp luộc, trần…Tỷ lệ
ăn có nguồn gốc thực vật nhiều hơn động vật, dùng nhiều món luộc, nấu…
- Thực phẩm: Dùng nhiều là thịt gia súc (trâu, bò, lơn…) hay thịt gia cầm (gà, ngang,
ngỗng), cá, cua…rau (rau muống, bầu, bí, rau ngót, bắp cải…), gia vị sử dụng nhiều là
dấm, chanh, sấu, ớt, tiêu, gừng, hành, tỏi…
- Các món ăn ít cay, ít ngọt, nổi mùi thơm trong khi chế biến, ít khi có đường, ít trực
tiếp voà món ăn, có nhiều món ăn đặc sản truyền thống lâu đời mang tính độc đáo.
( Miền Bắc là nơi ông cha ta định cư lâu đời nên từ món ăn đến cách ăn mặc đều được
chọn lọc kỹ càng và trở thành chuẩn mực, ăn sâu vào tiềm thức của mọi người, khó
lòng mà thay đổi được.
Các món ăn của người Bắc luôn thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ. Người Bắc
cũng thường dùng các loại rau làm gia vị như: rau húng, lá mơ, riềng, sả, mẻ, mắm tôm
để tạo nên những món ăn đặc thù.
Đặc biệt, cách ăn uống của người miền Bắc luôn đề cao tính tự nhiên, tươi ngon của
các loại thực phẩm, luôn nhẹ nhàng, không quá ngọt như miền Nam, cũng không quá
cay như miền Trung và rất dậy mùi thơm đặc trưng trong quá trình chế biến. Các loại
gia vị được sử dụng nhiều trong các món ăn miền Bắc là chanh, giấm, sấu, tiêu, ớt,
gừng, hành, tỏi, nước mắm pha loãng và mắm tôm. Cách chế biến món ăn và gia vị
cũng rất tinh tế, nước dùng của phở, bún thang phải là thứ nước được hầm từ xương
với lửa riu riu, luôn tay hớt bọt lúc sôi để nước được trong vắt, thoảng màu hơi vàng và
ngọt lim đầu lưỡi.
Và cách ăn uống của người miền Bắc được thể hiện rõ nhất trong những dịp lễ, Tết khi
những mâm cỗ được trình bày một cách cầu kỳ, bắt mắt với nhiều món ăn hấp dẫn. Và
một đặc trưng mà mỗi khi nhắc đến Hà Nội là người ta lại nhớ về chính là những món
quà bánh, không phải món ăn no nhưng nó gợi lại rất nhiều kỉ niệm, chan chứa biết bao
tình cảm như bánh cốm, bánh cam hay các loại mứt làm từ sấu,...
Trong ăn uống, cách ứng xử của người miền Bắc cũng rất tinh tế và nhẹ nhàng thể hiện
qua những câu tục ngữ như "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng","lời chào cao hơn mâm
cỗ",... Vì vậy mà khi ăn uống bao giờ người lớn tuổi và những người được tôn trọng
cũng được mời ăn trước hay khi ăn nên nhường những miếng ngon nhất trước cho
người khác. Người miền Bắc ưa được gắp và được mời chào vồn vã, do đó trong ăn
uống cũng rất khó mời được họ ăn mà phải rất khéo léo và tế nhị.
Ẩm thực Miền Bắc rất đa dạng và phong phú, cầu kỳ trong khâu bày trí nhưng vẫn rất
hấp dẫn bởi sự tươi ngon của nguyên liệu chế biên cũng như cách nêm nêm gia vị hài
hòa ngon miệng. Tât cá mang đên những nét đặc trưng độc đáo cho văn hóa ấm thưc
miền Bắc).
 Các món ăn đặc trưng của miền Bắc:
Có lẽ chính quan điêm vê cái ăn và phong cách ăn đã góp phân tạo nên những món ăn
đặc sản của xứ Bắc. Cách chế biến tinh tế, gia vị thanh nhẹ khiến cho người ăn chiêm
ngưỡng, không thể vội vã và ồn ào.
Hà Nội được xem là nơi hội tụ đầy đủ các tinh hoa của ẩm thực miền Bắc với những
món ngon Đông Bắc Bộ trứ danh như phở, bún chả, bún ốc, bún thạng, xôi cốm vòng,
bánh cuốn Thanh trì,...
cùng nhiều gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, mắm tôm, rau húng Láng. Và cách ăn
uống của người miền Bắc cũng được thể hiện rõ qua các món ăn đặc trưng như:
Phở Hà Nội - món ăn nổi tiếng Thế giới
Phở là món ăn đặc trưng khi nhắc về Hà Nội, nhắc về miền Bắc.
Và nó đã có tiếng trên nhiều nước trên thế giới, chứ không chỉ riêng Việt Nam, và đã
chinh phục được rất nhiều người yêu ẩm thực.
Phở thường là phở bò hay phở gà. Nước dùng cho nồi phở được ninh từ xương bò
(xương lợn), sá sùng, kèm theo nhiều loại gia vị như: quế, hồi, gừng nướng, thảo quả,
đinh hương, hạt mùi, hành khô nướng tạo nên hương vị đặc trưng riêng. Bánh phở thẹo
truyền thống được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Để thưởng
thức được tô phở ngon tùy thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thống
của người chế biến, trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng.
Cốm làng Vòng
Nhắc đến cốm Vòng là thứ cốm dẹt, màu xanh non làm từ nếp cái hoa vàng vừa qua kỳ
đổ sữa. Nghề làm cốm cũng lắm công phu, lúa già hạt cốm không còn xanh, cứng và
gãy nát. Lúa non quá, hạt cốm bết vào vỏ trấu, nhão mất ngon. Thường lúa gặt hôm
nào đem rang và giã cốm hôm đó, rang lúa gạo cho vừa lửa, hạt cốm chín tới, không
giòn mà tróc trấu. Giã côm băng loại cối riêng, nhịp chày nhẹ và đều, sao cho cốm mịn
và dẻo.
Cốm được gói vào lá sen già ấp ủ hương sen tinh khiết hoặc lá khoai rát xanh non và
buộc bằng những sợi rơm vàng. Ăn cốm bốc từng dúm nhỏ đựng trong lá sen, nhai
cốm thật chậm rãi để cảm nhận vị ngọt thơm thoang thoảng của lúa nếp non và hương
sen ngào ngạt.
Bánh cuốn Thanh Trì
Nhắc đến các món ăn làm từ lúa gạo ngon đã tồn tại từ bao đời nay của người dân đất
Hà Thành sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến bánh cuốn Thanh Trì. Ngôi làng
ấy dường như đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người bởi khi nhắc đến món bánh hấp dẫn
này là người ta lại vô thức buột miệng nhắc tên món ăn hấp dẫn này.
Chả cá Lã Vọng
Chả cá Lã Vọng là đặc sản nổi tiếng Hà Nội mà ai đến đây cũng ít nhất một lần thưởng
thức. Được làm từ công thức gia truyền, món ăn trở nên hấp dẫn và nổi tiềng khắp cả
nước với hương vị đậm đà của măm tôm, răn chăc của thịt cá lăng. Là món cá tấm ướp
rồi đem nướng trên bếp than hồng và rán lại trong chảo dầu mỡ nóng hôi hổi, ăn kèm
với chút bún rối là đúng vị Hà Nội luôn đấy nhé.

2. Đặc điểm tập quán ẩm thực Miền Trung Việt Nam:


- Đặc điểm nổi bật của khẩu vị người miền Trung là các món ăn có vị cay. Ớt được sử
dụng rộng rãi và phổ biến trong các món ăn và bữa ăn ở dạng tươi hoặc khô, có thể
dùng chế biến cùng món ăn và để ăn kèm thêm ngoài. Người miền Trung cũng ưa
vị ngọt nhưng vừa phải. Nét nổi bật nhất trong một mâm cơm xứ Huế (dù là bữa cơm
cung đình hay một bữa cơm bình dân trong mỗi gia đình) là tính hài hoà. Hài hoà về
màu sắc, hương vị; hài hoà về âm dương, bố cục, bát đĩa, đũa, thìa…
- Những món ăn của người Huế được chế biến từ những nguyên liệu rất dân dã, phổ
thông, không đắt nhưng trình bày đẹp và quyến rũ. Các món ăn rất ngon, luôn làm hài
lũng những thực khách khú tính như cơm hến, tôm, chua, giò heo, bún bò. Với bờ
biển dài, bề ngang hẹp, khẩu vị của miền Trung có mắm ruốc, cá khô đã đi vào mâm
cơm của số đông thay cho "tương cà gia bản" của truyền thống miền Bắc. Món cá ngõ
kho chan bún, bánh tráng là đặc sản của dọc suốt chiều dài miền Trung.

Miền Trung đặc trưng khí hậu là nắng nóng gió Lào và mưa ẩm, địa hình hẹp chạy dài
theo dãy núi Trường Sơn, một bên là biển Đông, chính vì vậy mà cuộc sống con người
vùng đất miền Trung khá kín đáo, thâm trầm và đa dạng. Cùng với đời sống văn hóa đa
dạng này.Trải dài theo địa hình mảnh hẹp và chịu nhiều gió bão, lụt lội, mưa nắng thất
thường ẩm thực của người dân miền Trung cũng mang hương vị rất độc đáo, rất riêng
biệt.

Đặc điểm của hương vị ẩm thực miền Trung


Miền Trung là vùng đệm mang tính trung gian giữa 2 miền Nam Bắc. Là kinh đô của
triều đại nhà Nguyễn, người dân ở đây rất cần cù chịu khó, tiết kiệm, chắt chiu.
Văn hóa ẩm thực miền Trung chịu ảnh hưởng bởi văn hóa ẩm thực Champa. Điển hình
là thói quen ăn ớt của người miền Trung bắt nguồn một phần từ việc cộng cư với người
Chăm và bắt chước một số tập tục về ẩm thực ăn ớt của họ.

Đặc điểm khẩu vị của khu vực miền Trung nói chung là đậm đà, cay nhiều, ít béo, ít
chua, ngọt vừa, thích vị chát và đắng vừa.

Ngoài ra, khẩu vị ăn uống của người Miền Trung còn có tính đặc thù: Dương tính (theo
thuyết âm dương). Theo Giáo Sư Trần Ngọc Thêm thì: “người Miền Trung ăn cái gì
cũng cay, ăn cái gì cũng nhiều muối, ăn cái gì cũng phải cho no, cho chắc”.

Người miền Trung thích vị chát vì khu vực này trồng được một số loại thực phẩm có
hương vị chát như vả, chuối chát, khế… Bánh tráng: thích sử dụng bánh tráng vì bánh
tráng dễ bảo quản, thuận lợi sử dụng những khi bị bão lũ.

Văn hóa ẩm thực miền Trung chia ra 2 trường phái rõ rệt: Ẩm thực cung đình ở Huế và
Ẩm thực bình dân.

Trong đó, các tỉnh/thành thuộc duyên hải Nam Trung bộ (gồm Tp. Đà Nẵng, Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận) theo
trường phái ẩm thực dân dã.
Khác với lối sống xa hoa tráng lệ được thể hiện trong ẩm thực cung đình Huế, trường
phái ẩm thực dân dã luôn khiến người thưởng thức cảm nhận được cái tính cần cù chịu
khó, tiết kiệm và chắt chiu của người dân miền Trung.
Ví như các món ăn Quảng Nam, món nào khi chế biến xong cũng phải thấm gia vị thật
đậm đà, phần nào do đặc điểm phải lao động nặng nhọc, việc bổ sung chất khoáng
trong muối, nước mắm là cần thiết. Vị mặn trong món ăn Quảng Nam thấm sâu nguyên
liệu nhờ vùng đất khô cằn này thấm đẫm những hạt mưa hiếm hoi. Đó mới chính là cái
no thật, cái no lâu bền. “Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm, Rượu Hồng Đào chưa
nhắm mà đã say”.

Với thời tiết khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn, người miền Trung tận dụng tất cả
những gì có thể do thiên nhiên ban tặng để làm đồ ăn thức uống cho mình. Họ thường
đem lượng cá dư thừa đánh bắt được đổi lấy mít non dùng làm thực phẩm ăn độn, ăn
kèm: “Ai ơi nhắn nẫu đầu nguồn, mít non đem xuống, cá chuồn gửi lên”

- Người miền Trung rất thích ăn tỏi sống, bởi vì trong tỏi có kháng sinh tự nhiên giúp
cho con người tăng sức đề kháng với những cái "âm" (cái lạnh) của môi trường sống
vùng duyên hải.

- Gia vị đặc trưng: Tỏi, tiêu, riềng, mắm ruốc Huế. Rất nhiều món ăn nêm mắm ruốc
huế. Đặc biệt có củ nén (là loại thực vật lai giữa tỏi với kiệu).

Khẩu vị đặc trưng: Vị cay, đậm đà, nhiều tiêu, ớt.

- Rau nêm đặc trưng: Rau răm, lá lốt, bông giờ.


- Nước mắm chan/ chấm trong các món miền Trung thường hơi kẹo hơn do đường
thường được thắng hơi kẹo trước đó, sau đó mới đem pha cùng nước mắm và gia vị.

- Gia vị cay: Ớt xanh, ớt bột, tiêu. Các món mắm được làm từ các loại thuỷ hải sản nên
có mùi khá tanh, nhưng với tinh dầu thơm và vị cay mà mùi tanh đã giảm đi rất nhiều và
khi ăn có thêm cảm giác thú vị.

- Ớt của miền Trung rất phong phú có nhiều loại như: Ớt chỉ thiên, ớt chìa vôi, ớt mọi,
ớt chuồn chuồn, ngoài ra còn có ớt muối, ớt bột. Nhà thơ Văn Công Hùng, người con
của miền Trung đã viết “cái bùi, cái béo, cái ngon, cái ngọt, cái bổ, cái tươi, cái nhân,
cái nồng nã của con cá như lặn hết vào quả ớt. Quả ớt căng ra, viên mãn và phủ phê,
ngập cái tinh tuý của nồi cá kho, nghiêng răng cắn một miếng, và một đũa cơm, thôi thì
khổ sở bực bội ở đâu không biết, đến đây thì đứng lại cho cái hít hà giãn nở của khuôn
mặt, của ánh mắt, của cái ánh hồng trên má và cả lấm tấm những giọt mồ hôi , vì cay,
vì khoái”

- Cách dằm ớt vào nước mắm khi ăn của người miền Trung cũng khác hẳn so với miền
Bắc và Nam là cắt và băm ớt.

- Bánh tráng trong thời bình thì có công dụng vào mùa lũ lụt ở các tỉnh miền Trung, khi
mà nước dân lên cao ngập nhà cửa, làng xóm thì bánh tráng trở thành lương thực chủ
yếu giúp dân chống đói, ăn thay cơm. Có lẽ vì những lý do này, nên cái bánh tráng ở
miền Trung to và dầy, ăn lấy no chứ không mỏng và nhỏ nhắn như bánh tráng ở miền
Nam là chỉ để gói rau và thịt cá khi ăn cho tiện!

- Và cho đến hiện nay, trong các bữa ăn quan trọng, mâm cơm cúng của người miền
Trung luôn có vài cái bánh tráng nướng.

Với địa hình trải dài và hẹp, miền Trung là mảnh đất chịu nhiều thiên tai, lũ lụt, khí hậu
khắc nghiệt, cũng vì thế, người dân ở đây cũng cần cù lam lũ hơn, món ăn cũng chú
trọng đi vào chiều sâu vào hương vị hơn, không quá cầu kỳ hay phô trương, đây cũng
là đặc điểm chung duy nhất tạo nên hương vị ẩm thực miền Trung.

Trải dài từ Bắc vào Nam đồng bằng duyên hải miền Trung, khí hậu, địa hình lại dần dần
khác biệt, cũng vì vậy cách chế biến, cách thưởng thức và các nguyên liệu, cũng như
đặc sản mỗi vùng lại khác nhau. Không có vùng nào trùng với vùng nào, cũng chỉ có
thể tìm thấy những hương vị này ở những vị trí địa lý khác, điều đó cũng vô tình tạo
nên sự đa dạng của ẩm thực miền Trung.

 Các món ăn đặc trưng của miền Trung:


Mì Quảng
Một món ăn không quá xa lạ với nhiều người, nhưng nếu muốn ăn một tô Mì Quảng
ngon đúng vị, bạn sẽ không thể tìm thấy tại bất cứ đâu trừ Quảng Nam - Đà Nẵng. Đây
là món ăn được ví như cái “hồn” của ẩm thực Quảng Nam và sẽ không khó để tìm thấy
địa điểm ăn mì Quảng vì đâu đâu ở nơi này từ trong ngõ ngách cho tới chợ búa, làng
mạc, đến khu phố nhộn nhịp, người ta có thể dễ dàng thưởng thức được tô mì thơm
ngon với tôm, thịt heo tươi thái lát hay thịt gà xé miếng nhỏ, vị beo béo của dầu, hương
thơm của đậu phộng, nước lèo sánh, ngọt đủ thấm và không thể thiếu bánh đa vừng
giòn ngậy ăn kèm với các loại rau sống như xà lách, diếp cá, húng, rau mùi, bắp chuối,
… Những nguyên liệu đó như hòa quyện với nhau, hài hòa làm tăng thêm hương vị,
tôn lên nét đặc trưng của một tô mì Quảng trứ danh.
Bánh xèo
Khác với bánh xèo miền Nam khá to, bánh xèo của người miền Trung có kích thước khoảng
bằng bàn tay người lớn, ít nhân, thường chỉ là một con tôm nhỏ, hoặc vài ba lát thịt, mực..
thêm một ít giá tươi. Bánh hấp dẫn người ăn bởi hương vị thơm ngon, vị đậm đà của chén
nước chấm ăn kèm với rau sống

Cao lầu

Ẩm thực Hội An luôn là một điều gì đó vô cùng cuốn hút khách du lịch. Và nhắc đến
ẩm thực phố Hội thì chúng ta phải nhắc đến món Cao lầu trứ danh. Cao lầu được xem
là niềm tự hào của ẩm thực nơi đây, món ăn này đặc biệt từ tên gọi cho đến cách thức
chế biến. Để có được sợi mì dai giòn cần phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ lúc
ngâm gạo thơm trong nước tro,rồi lọc cho kỹ, xay gạo ra, bòng, rã cho ra nước, rồi lại
nhồi, hấp nhiều lần nữa và cuối cùng đem phơi khô. Những sợi mì tươi, điểm xuyết vài
sợi mì khô chiên giòn, vài miếng thịt lợn thái lát mỏng, chan lên chút nước dùng ngon
ngọt, đậm đà, ăn kèm với rau đắng, cải con hay húng lủi thì cứ gọi là ngon hết nấc. Sau
khi thăm thú chán chê Hội An xinh đẹp, dừng chân tại một quán ven đường, gọi cho
mình bát Cao lầu và thưởng thức hương vị đặc biệt của nó là một lựa chọn tuyệt vời
cho chuyến đi của bạn đấy.

Cơm, bún hến

Tô Cơm, Bún hến thơm nồng, nóng hổi, vừa có vị ngòn ngọt, bùi bùi của hến cùng
phần nước luộc tinh chất không tanh. Có thể nói cơm và bún hến là món ăn cay nhất
trong ẩm thực Huế, vừa ăn vừa xuýt xoa, ăn đến đâu mồ hôi chảy ra đến đấy, nhưng
đối với người Huế, phải như vậy mới đã, mới thấm được hết cái hương vị thơm ngon
của món ăn. Các bạn cũng có thể thưởng thức cơm và bún hến tại Hội An với hương vị
ngon không kém.

3. Đặc điểm tập quán ẩm thực Miền Nam Việt Nam:


- Ẩm thực miền Nam là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc,
Campuchia, Thái Lan, có đặc điểm là thường gia thêm đường và hay sử dụng nước
dừa (nước cốt và nước dão của dừa). Nền ẩm thực này cũng sản sinh ra vô số loại
mắm khô (như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía v.v.). Ẩm thực miền Nam
cũng dùng nhiều đồ hải sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc (các loại cá, tôm, cua,
ốc biển), và rất đặc biệt với những món ăn dân dã, đặc thù của một thời đi mở cõi,
hiện nay nhiều khi đã trở thành đặc sản: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao,
rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá
lóc nướng trui v.v. Đặc điểm nổi bật của khẩu vị Nam Bộ là cay, ngọt, chua. Để các vị
này, người Nam Bộ thường dùng ớt, me, đường cho vào trực tiếp để chế biến món ăn.
Món ăn miền Nam mang tính chất hoang dã và hào phúng. Cơm tay cầm, cá kho tộ,
canh chua, lẩu mắm, bánh xèo là những món miền Nam qua thử thách của thời gian
được khẩu vị cả nước chấp nhận cho là đặc sản. Cơm nấu trong nồi đất thêm tay cầm
để tiện vừa ăn vừa di chuyển.
1. Địa Lý:
 Miền Nam nằm ở phía Nam của Việt Nam, giữa dãy núi Trường Sơn và biển
Đông. Địa lý chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều mạch sông lớn như
sông Mekong, sông Tiền Giang, và sông Hậu Giang.
2. Khí Hậu:
 Miền Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
 Mùa Khô (tháng 11 đến tháng 4): Khô ráo, gió mùa từ Đông Bắc mang
theo không khí lạnh và khô từ Trung Quốc.
 Mùa Mưa (tháng 5 đến tháng 10): Nhiệt độ cao, mưa nhiều, đặc biệt là
vào mùa hè.
3. Nhiệt Độ và Lượng Mưa:
 Nhiệt độ ổn định quanh năm, dao động từ 25-35 độ C. Lượng mưa tăng cao vào
mùa mưa, đặc biệt là trong thời kỳ mùa mưa lớn có thể gây lũ lụt.
Ẩm thực miền Nam là sự tổng hòa của văn hóa ẩm thực miền Bắc, miền
Trung và sự ảnh hưởng của văn hóa Khmer. Các món ăn từ những vùng
miền khác khi du nhập vào miền Nam đã được biến tấu khá nhiều. Chẳng
hạn, sợi bún của miền Bắc khi vào đến miền Nam trở nên to hơn, đ ặc b ột
hơn và được gọi là bánh canh. Bánh canh miền Nam cũng r ất phong phú
khi được ăn kèm với thịt gà, tôm, cua, mực, giò heo. Người miền Bắc khi
di cư vào miền Nam mang theo món phở và phở đã b ắt đ ầu có s ự đ ổi
khác. Đặc biệt là ở Tp. HCM, thịt bò trong phở được bán theo 6 ki ểu:
chín, tái, nạm, gầu, gân, bò viên tùy theo ý thích c ủa khách. Ph ở mi ền
Nam được ăn kèm với tương ngọt (tương đen), tương ớt đỏ, chanh, ớt
tươi, ngò gai, húng quế, giá, hành tây cắt lát mỏng. N ước ph ở th ường
không trong như phở miền Bắc mà có màu hơi đục, vị ngọt hơn, béo hơn.
Chiếc bánh tráng của miền Trung khi du nhập vào miền Nam cũng đ ược
thay đổi. Bánh tráng nhỏ hơn, thêm nhiều mùi vị hơn, đ ược ch ế bi ến c ầu
kỳ hơn, phục vụ cho việc ăn vặt của người miền Nam.

Còn về món chè của người miền Nam cũng rất phong phú. Ngoài chè
đậu, bánh trôi nước của miền Bắc, chè sen, chè bắp c ủa mi ền Trung,
miền Nam cũng tiếp nhận và biến tấu thành những món chè đ ặc tr ưng
như chè khoai, chè chuối, chè bà ba, chè trôi n ước… ăn v ới n ước c ốt
dừa.

Điểm nổi bật trong khẩu vị của người Nam không chỉ có vị ngọt đến ngọt
ngây, ngọt gắt của những món chè rưới đẫm nước cốt d ừa béo ng ậy, mà
khi ăn chua họ cũng nêm gia vị chua đến nhăn mặt, còn đ ắng thì đ ắng
như mật. Thậm chí món ăn cũng phải nóng đến “vừa thổi vừa ăn”.

Sở dĩ ngày trước người miền Nam có khẩu vị như vậy bởi thời khai khẩn
đất hoang họ phải làm lụng vất vả, cuộc sống cực k ỳ gian nan, d ữ d ội.
Nay khẩu vị của người Nam đã thay đổi ít nhiều, các món ăn nh ạt h ơn
nhưng họ vẫn giữ lại những dấu ấn ẩm thực từ thời xưa với những món
ăn như mắm kho, lẩu mắm, cá lóc nướng trui, rắn nướng lèo
Một số món ăn miền Nam có cách chế biến đơn giản, sử dụng nguyên
liệu có sẵn trong thiên nhiên như cá nướng trui, gà n ướng đ ất sét, chu ột
đồng quay, dơi xào lăn, cháo rắn, vịt nướng đất, mắm kho, mắm sống, rắn
nướng lèo… Cá bắt được đem nướng trui tại chỗ, ăn cùng v ới các lo ại
rau dại có sẵn và dễ tìm như điên điển, bông súng, đ ọt sen,… Khi cá
chín chỉ cần tách lớp vẩy bên ngoài, ngồi bờ ru ộng cu ốn cá v ới đ ọt sen
tươi và thưởng thức.

Người miền Nam rất tự nhiên trong việc thưởng thức món ăn. Họ có th ể
dọn cơm và ăn ngay trên sàn nhà. Tuy nhiên họ vẫn bày bi ện mâm c ơm
ở nơi trang trọng mỗi khi có khách đến nhà chơi, nhằm thể hiện sự hi ếu
khách của gia chủ.

 Các món ăn đặc trưng của miền Nam:


Cơm tấm
Cơm tấm là món ăn bình dị, quen thuộc với người dân Sài Gòn và cũng là món ngon
miền Nam mà du khách thập phương không ai có thể từ chối. Cơm tấm mềm dẻo, hạt tơi
được ăn kèm với chả trứng, trứng ốp la, sườn nướng, lạp xưởng,... Đặc biệt, nguyên liệu
làm nên hương vị thơm ngon của món ăn này chính là chén nước mắm mặn ngọt xen lẫn
vị cay.

Bún quậy Phú QUốc


Bún quậy Phú Quốc có cái tên độc lạ, gây ấn tượng với nhiều người. Sở dĩ có tên gọi này
bởi vì trước khi ăn tô bún thì bạn tự "quậy", tức là tự lấy nguyên liệu, tự pha chế nước
chấm, tự phục vụ. Bún quậy Phú Quốc vốn có nguồn gốc từ Bình Định, là một loại bún
tươi hải sản, sau đó được người dân địa phương biến tấu theo công thức riêng và trở
thành đặc sản của vùng này. Bún quậy Phú Quốc có đủ vị chua, cay, mặn, ngọt với các
nguyên liệu tôm, mực, chả cá, rau sống,... Món ăn bình dân nhưng lại là món ngon miền
Nam mà bạn nhất định phải thử khi đến đây.
Bánh canh ghẹ đặc sản Vũng Tàu
Bánh canh có ở nhiều vùng miền, thế nhưng bánh canh ghẹ Vũng Tàu lại có hương vị rất
riêng và là món ngon miền Nam mà ai cũng nên ăn thử. Nguyên liệu ghẹ tươi sống được
đánh bắt từ vùng biển Vũng Tàu. Một bát bánh canh hấp dẫn với nước dùng sánh sệt,
gạch ghẹ vàng ươm rất bắt mắt. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị đậm đà của nước dùng,
vị ngon ngọt của thịt ghẹ hoà quyện trong sợi bánh canh dai mềm.

Lẩu mắm

Nhắc đến món ngon miền Nam không thể thiếu lẩu mắm. Nguyên liệu chính làm nên
hương vị đặc biệt của món ăn này chính là cá sặc và cá linh. Cá sặc, xương heo, nước dừa
được ninh để lấy nước dùng, kết hợp mắm cá linh và một số nguyên liệu khác. Vì thế, lẩu
mắm không hề mặn mòi như cái tên mà rất ngọt thanh, thơm nồng. Rau ăn kèm lẩu mắm
cũng là những loại rau tự nhiên của vùng sông nước như rau đắng, rau nhút, lục bình,
điên điển, kèo nèo, so đũa, ngó súng,...

Ngày nay lẩu mắm còn được kết hợp nhiều nguyên vật liệu hơn, như cá hú, thịt ba rọi,
tôm, mực,... càng làm nước lẩu thêm đậm đà, thơm ngọt, khiến ai ăn một lần là nhớ mãi
không quên.
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
Phở Phở Bắc có hương vị đơn giản, Phở Trung có hương vị cay, Phở Nam có hương vị ngọt,
thanh khiết và đậm đà. Nước chua, mặn, ngọt và đậm đà. thanh và nhẹ nhàng. Nước dùng
dùng được nấu từ xương bò, hành Nước dùng được nấu từ xương được nấu từ xương bò, thêm
tây, gừng và các loại gia vị như bò, thêm đường, nước mắm, đường, hành tây, gừng và ít gia
quế, đinh hương, hoa hồi, thảo tương đen, sa tế và nhiều loại vị hơn phở Bắc. Thịt bò được
quả. Thịt bò được thái mỏng và gia vị khác. Thịt bò được thái thái mỏng hoặc để tái, có thể có
chín trong nước sôi, hoặc để tái dày hơn và có thêm nạc, gân, thêm gầu, vè, gân, chín, tái,
trên bánh phở. Bánh phở được cắt sách, bò viên. Bánh phở được nạm… Bánh phở được cắt
mỏng, dai và trắng. Phở Bắc cắt dày, mềm và vàng. Phở mỏng, dai và trắng. Phở Nam
được ăn kèm với hành lá, ngò rí, Trung được ăn kèm với rau được ăn kèm với nhiều loại rau
chanh, ớt và tương ớt. Không có sống như xà lách, rau muống, sống như húng quế, ngò gai, rau
rau sống như ở miền Nam. Phở húng quế, giá, bắp chuối, cải diếp, giá, bắp chuối, cải bẹ
Bắc có nhiều loại như phở bò, thảo, cà chua… Phở Trung có xanh, ớt, chanh, tương ớt, tương
phở gà, phở sườn, phở cuốn, phở nhiều loại như phở bò Huế, phở đen… Phở Nam có nhiều loại
chua bò Đà Nẵng, phở bò sắt như phở bò, phở gà, phở khô,
phở xào
Bún Bún bò ở miền Bắc có nước Bún bò ở miền Trung có nước Bún bò ở miền Nam không có
bò dùng ngọt từ xương và gân bò, dùng cay, chua, mặn, ngọt và nước lèo, mà là loại bún trộn
không có mắm ruốc và sả như ở đậm đà từ xương bò, đường, với nhiều thành phần khác nhau
miền Trung. Thịt bò được thái nước mắm, tương đen, sa tế và như thịt bò xào, bún tươi, các
dày hơn và có thêm chả bò viên. nhiều loại gia vị khác. Thịt bò loại rau xanh, lạc rang… Khi
Sợi bún là loại lớn, dai và được thái mỏng và có thêm nạc, ăn, thực khách chỉ cần rưới
trắng. Bún bò Bắc được ăn kèm gân, sách, bò viên. Sợi bún là nước chấm lên các nguyên liệu
với hành lá, ngò rí, chanh, ớt và loại dày, mềm và vàng. Bún bò rồi trộn đều và thưởng
tương ớt Trung được ăn kèm với nhiều thức. Thịt bò được tẩm ướp kỹ
loại rau sống như xà lách, rau với đường, nước mắm, hạt tiêu
muống, húng quế, giá, bắp cùng nhiều loại gia vị khác
chuối, cải thảo, cà chua…
Canh Canh chua miền Bắc có vị chua Canh chua miền Trung có vị Canh chua miền Nam có vị
chua thanh, được tạo nên bởi các loại chua, cay, mặn, ngọt và đậm đà, chua, ngọt và nhẹ nhàng, được
trái cây như sấu, khế, me, dọc được tạo nên bởi các loại quả tạo nên bởi các loại quả như cà
hoặc các loại gia vị lên men như như khế, thơm, cà chua, dưa chua, thơm, me, lá giang, chùm
giấm, mẻ. Thịt và hải sản được cải, mắm ruốc, sả và nhiều loại ruột, chanh, trái giác, trái bần,
nấu chín trong nước dùng, không gia vị khác. Thịt và hải sản me đất hoa vàng. Thịt và hải
có mắm ruốc và sả như ở miền được thái mỏng và có thêm nạc, sản được để tái, có thêm gầu,
Trung. Sợi bún là loại lớn, dai và gân, sách, bò viên. Sợi bún là vè, gân, chín, tái, nạm… Sợi
trắng. Canh chua miền Bắc được loại dày, mềm và vàng. Canh bún là loại mỏng, dai và
ăn kèm với hành lá, ngò rí, chanh, chua miền Trung được ăn kèm trắng. Canh chua miền Nam
ớt và tương ớt với nhiều loại rau sống như xà được ăn kèm với nhiều loại rau
lách, rau muống, húng quế, giá, sống như bông điên điển, so
bắp chuối, cải thảo, cà chua… đũa, bông súng, rau nhút, ớt,
chanh, tương ớt, tương đen…
Bánh Bánh trưng miền Bắc có hình Bánh trưng miền Trung có hình Bánh trưng miền Nam có hình
trưng vuông, biểu tượng cho trời, đất, tròn, biểu tượng cho mặt trời, chữ nhật, biểu tượng cho sự
vua, quan. Bánh trưng được làm mặt trăng, sự hòa hợp, sự vĩnh phát triển, sự thịnh vượng. Bánh
từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, cửu. Bánh trưng được làm từ trưng được làm từ gạo nếp, đậu
hành khô, nước mắm, tiêu, muối. gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, xanh, thịt lợn, hành khô, nước
Bánh trưng được gói bằng lá hành khô, nước mắm, tiêu, mắm, tiêu, muối. Bánh trưng
dong, có màu xanh tươi. Bánh muối. Bánh trưng được gói được gói bằng lá chuối, có màu
trưng được nấu trong nồi nước bằng lá chuối, có màu vàng vàng nhạt. Bánh trưng được nấu
sôi từ 8 đến 12 tiếng. Bánh trưng nhạt. Bánh trưng được nấu trong nồi nước sôi từ 4 đến 6
được ăn kèm với dưa hành, giò trong nồi nước sôi từ 6 đến 8 tiếng. Bánh trưng được ăn kèm
lụa, chả quế, hành muối, củ tiếng. Bánh trưng được ăn kèm với dưa góp, giò me, chả lụa,
kiệu… với dưa món, giò thủ, chả cá, tương ớt, đường…
mắm tôm, ớt…
Bánh Bánh cuốn Bắc có hình Bánh cuốn Trung có hình Bánh cuốn Nam có hình
cuốn vuông, lớp vỏ mỏng, dẻo, tròn, lớp vỏ dày, mềm, chữ nhật, lớp vỏ mỏng, dẻo,
trắng. Nhân bánh là thịt lợn vàng. Nhân bánh là thịt lợn trắng. Nhân bánh là thịt lợn
băm, đậu xanh, hành khô, băm, hành khô, nước mắm, nướng, trứng gà, hành khô,
nước mắm, tiêu, muối. Bánh tiêu, muối, mộc nhĩ, miến, nước mắm, tiêu, muối.
cuốn Bắc được gói bằng lá ram. Bánh cuốn Trung được Bánh cuốn Nam được gói
dong, có màu xanh gói bằng lá chuối, có màu bằng lá chuối, có màu vàng
tươi. Bánh cuốn Bắc được ăn vàng nhạt. Bánh cuốn nhạt. Bánh cuốn Nam được
kèm với hành lá, ngò rí, Trung được ăn kèm với rau ăn kèm với rau sống, nước
chanh, ớt, tương ớt, chả quế, sống, nước dùng xương, chấm, tương ớt, đường…
giò lụa, dưa hành… mắm ruốc, sả, ớt…
Bún Bún thịt nướng Bắc có lớp vỏ thịt Bún thịt nướng Trung có lớp vỏ Bún thịt nướng Nam có lớp vỏ
thịt nướng mỏng, giòn, thơm và ngọt, thịt nướng dày, mềm, đậm đà và thịt nướng mỏng, dẻo, thơm và
nướng được tẩm ướp kỹ với nước mắm, cay, được tẩm ướp với nước ngọt, được tẩm ướp với nước
đường, tỏi, hành, tiêu và dầu thực mắm, đường, tỏi, hành, tiêu, sả, mắm, đường, tỏi, hành, tiêu, sả
vật. Thịt nướng được xiên vào mộc nhĩ và sa tế. Thịt nướng và dầu thực vật. Thịt nướng
que tre và nướng trên than được thái miếng và nướng trên được thái miếng và nướng trên
hồng. Bún thịt nướng Bắc được vỉ. Bún thịt nướng Trung được vỉ. Bún thịt nướng Nam được
ăn kèm với nước chấm chua ngọt, ăn kèm với nước dùng xương, ăn kèm với nước chấm chua
có thêm chả quế, giò lụa, dưa có thêm mắm ruốc, sả, ớt, rau ngọt, có thêm thịt heo nướng,
hành, hành lá, ngò rí, chanh và ớt sống như xà lách, rau muống, trứng gà, rau sống như húng
húng quế, giá, bắp chuối, cà quế, ngò gai, rau diếp, giá, bắp
chua… chuối, cải bẹ xanh, ớt, chanh,
tương ớt, tương đen, đường…
Chả Chả giò Bắc có lớp vỏ mỏng, Chả giò Trung có lớp vỏ dày, Chả giò Nam có lớp vỏ mỏng,
giò giòn, thơm và ngọt, được làm từ mềm, đậm đà và cay, được làm giòn, thơm và ngọt, được làm từ
bánh tráng mỏng hoặc vỏ nem rế. từ bánh tráng dày hoặc vỏ bánh bánh tráng mỏng hoặc vỏ nem
Nhân chả giò là thịt lợn băm, nấm cuốn. Nhân chả giò là thịt lợn rế. Nhân chả giò là thịt lợn băm,
hương, củ cải, cà rốt, hành khô, băm, tôm băm, hành khô, nước tôm băm, củ cải, cà rốt, hành
nước mắm, tiêu, muối. Chả giò mắm, tiêu, muối, mộc nhĩ, khô, nước mắm, tiêu, muối. Chả
Bắc được chiên trong dầu nóng miến, ram. Chả giò Trung được giò Nam được chiên trong dầu
cho đến khi vàng giòn. Chả giò hấp trong nồi nước sôi cho đến nóng cho đến khi vàng
Bắc được ăn kèm với nước chấm khi chín mềm. Chả giò Trung giòn. Chả giò Nam được ăn
chua ngọt, có thêm chả quế, giò được ăn kèm với nước dùng kèm với nước chấm chua ngọt,
lụa, dưa hành, hành lá, ngò rí, xương, có thêm mắm ruốc, sả, có thêm thịt heo nướng, trứng
chanh và ớt ớt, rau sống như xà lách, rau gà, rau sống như húng quế, ngò
muống, húng quế, giá, bắp gai, rau diếp, giá, bắp chuối, cải
chuối, cà chua… bẹ xanh, ớt, chanh, tương ớt,
tương đen, đường…
Thịt Thịt kho Bắc có màu nâu sậm, vị Thịt kho Trung có màu đỏ cam, Thịt kho Nam có màu vàng
kho đậm đà và ngọt, được nấu từ thịt vị cay, chua, mặn, ngọt và đậm nhạt, vị ngọt, thanh và nhẹ
lợn, nước mắm, đường, tỏi, hành, đà, được nấu từ thịt lợn, nước nhàng, được nấu từ thịt lợn,
tiêu, muối. Thịt kho Bắc thường mắm, đường, tỏi, hành, tiêu, nước mắm, đường, tỏi, hành,
được nấu cùng với trứng gà, đậu muối, mộc nhĩ, sa tế, nước tiêu, muối, nước dừa. Thịt kho
hũ, củ cải, củ kiệu… Thịt kho dừa. Thịt kho Trung thường Nam thường được nấu cùng với
Bắc được ăn kèm với cơm trắng, được nấu cùng với trứng vịt, trứng gà, đậu hũ, củ cải, củ
dưa góp, cải chua… nem chua, chả bò, cà chua… sen… Thịt kho Nam được ăn
Thịt kho Trung được ăn kèm kèm với cơm trắng, dưa góp,
với cơm trắng, rau sống, mắm cải bẹ xanh, tương ớt, đường…
tôm, ớt…
Cá Cá kho Bắc có màu nâu sậm, vị Cá kho Trung có màu đỏ cam, Cá kho Nam có màu vàng nhạt,
kho đậm đà và ngọt, được nấu từ cá vị cay, chua, mặn, ngọt và đậm vị ngọt, thanh và nhẹ nhàng,
chép, nước mắm, đường, tỏi, đà, được nấu từ cá lóc, nước được nấu từ cá lóc, nước mắm,
hành, tiêu, muối. Cá kho Bắc mắm, đường, tỏi, hành, tiêu, đường, tỏi, hành, tiêu, muối,
thường được nấu cùng với trứng muối, mộc nhĩ, sa tế, nước nước dừa. Cá kho Nam thường
gà, đậu hũ, củ cải, củ kiệu… Cá dừa. Cá kho Trung thường được được nấu cùng với trứng gà,
kho Bắc được ăn kèm với cơm nấu cùng với trứng vịt, nem đậu hũ, củ cải, củ sen… Cá kho
trắng, dưa góp, cải chua… chua, chả bò, cà chua… Cá kho Nam được ăn kèm với cơm
Trung được ăn kèm với cơm trắng, dưa góp, cải bẹ xanh,
trắng, rau sống, mắm tôm, ớt… tương ớt, đường…
Mắm Mắm Bắc có màu nâu sậm, vị Mắm Trung có màu đỏ cam, vị Mắm Nam có màu vàng nhạt, vị
mặn, ngọt và đậm đà, được làm cay, chua, mặn, ngọt và đậm đà, ngọt, thanh và nhẹ nhàng, được
từ cá cơm, cá linh, cá thát lát, cá được làm từ cá cơm, cá linh, cá làm từ cá cơm, cá linh, cá thát
trích, cá hồi, cá thu hoặc tôm. thát lát, cá trích, cá thu, cá lóc, lát, cá trích, cá thu, cá lóc, cá
Mắm Bắc thường được nấu chín cá sặc, cá bống, cá đù, cá bơn, sặc, cá bống, cá đù, cá bơn, cá
với đường, nước mắm, tỏi, ớt, cá ngừ, cá thu hoặc tôm. Mắm ngừ, cá thu hoặc tôm. Mắm
gừng, hành, tiêu, muối. Mắm Bắc Trung thường được nấu chín Nam thường được nấu chín với
được ăn kèm với cơm, bún, phở, với đường, nước mắm, tỏi, ớt, đường, nước mắm, tỏi, ớt, sả,
bánh đa, bánh cuốn, bánh chưng, sả, mộc nhĩ, sa tế, nước nước dừa. Mắm Nam được ăn
thịt lợn, rau sống… Mắm Bắc có dừa. Mắm Trung được ăn kèm kèm với cơm, bún, hủ tiếu, bánh
nhiều loại như mắm tép, mắm với cơm, bún, bánh canh, bánh canh, bánh xèo, bánh tráng,
tôm, mắm cá, mắm ruốc, mắm bèo, bánh xèo, bánh ít, bánh bánh tét, thịt heo, rau sống…
nêm… khoái, thịt bò, rau sống… Mắm Mắm Nam có nhiều loại như
Trung có nhiều loại như mắm mắm tép, mắm tôm, mắm cá,
tép, mắm tôm, mắm cá, mắm mắm ruốc, mắm nêm, mắm kho
ruốc, mắm nêm, mắm chưng, quẹt, mắm chưng…
mắm chua…

You might also like