You are on page 1of 7

Văn hoá: ăn, mặc, ở của người

Việt
I. Quan niệm về ăn

 Để duy trì sự sống, ăn uống luôn là việc quan trọng số 1. Đối với người Việt, xuất phát từ nếp
sống nông nghiệp thì ăn quan trọng lắm. Bởi “Có thực mới vực được đạo” , “trời đánh còn tránh
bữa ăn”. Mọi hành động của người Việt đều lấy ăn làm đầu: ăn uống, ăn ở, ăn mặc, ăn nói,…
Thích trò chuyện trong bữa ăn: Người Việt có thói quen ăn uống tổ chức, ăn chung nên các
thành viên của bữa ăn liên quan. Điều này khác hẳn với phương Tây vì mỗi người đều có suất ăn
riêng, họ không thích trò chuyện khi ăn. Trò chuyện khi ăn là nhu cầu thiết yếu của người Việt vì đó
là dịp tụ tập để cùng nhau chia sẻ về những kinh nghiệm của cuộc sống.
Ăn trông nồi, ngồi trông hướng: Đây là biểu hiện cao trong cuộc sống cộng đồng người Việt,
nó đòi hỏi người ăn đừng ăn quá nhanh, quá chậm, đừng ăn quá nhiều cũng đừng ăn quá ít, đừng ăn
hết mà cũng không nên ăn còn. Thói quen này phản ánh khi ăn cơm khách phải ăn cho ngon để tỏ
lòng biết ơn và tôn trọng chủ nhà, nhưng mặt khác lại phải để chừa 1 ít để thể hiện mình không chết
đói, không ham ăn. Do vậy ông bà ta rất chú trọng việc dạy bảo con cái: “học ăn, học nói, học gói,
học mở”
Sử dụng đũa khi ăn: Đây là cách ăn phổ biến của người châu Á. Đôi đũa của người Việt
được sử dụng rất linh hoạt các chức năng khác nhau như gắp, xé, trộn,…
Không bới cơm nhiều hoặc ít vào mỗi chén: Chủ nhà phải tế nhị khi bới cơm cho khách,
nhiều quá thì đầy dễ rơi, vãi, ít quá thì mau hết, phải đưa bới nhiều lần.
Phải có chén nước mắm: Chén nước mắm trở thành thước đo sự ý tứ, đo trình độ văn hoá
của con người. Chén nước chấm phải cho gọn, sạch, chấm vương vãi là thể hiện con người
vụng về.
 Tính tổng hợp trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt
+ Thể hiện trong cách chế biến đồ ăn: hầu hết các món ăn của Việt Nam đều là sản phẩm của
sự pha chế tổng hợp. Chúng tổng hợp với nhau, bổ sung với nhau để cho ta những món ăn đủ
chất, để nó tạo nên những món ăn nhiều dinh dưỡng và độc đáo
+ Thể hiện trong cách ăn: Mâm cơm của người Việt dọn ra bao giờ cũng có đồng thời nhiều
món. Cách ăn tổng hợp của người Việt tác động vào đủ mọi giác quan
+ Tính cộng đồng và tính mực thước trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt: người Việt khi
ăn thích trò chuyện, ăn chung. Tính cộng đồng đòi hỏi mọi người thứ văn hóa cao trong ăn
uống, giữ ý tứ vàmực
II. Quan niệm về mặc

Đối với mỗi người, cái mặc là cái quan trọng sau cái ăn. Mặc giúp con người chống lại cái nóng, cái lạnh của thời tiết.
Quan niệm về mặc của người Việt rất thiết thực “Ăn lấy chắc, mặc lấy bền”. Mỗi dân tộc đều có nét đặc trưng trong
phong cách ăn mặc, vì vậy cái mặc cũng là biểu tượng của văn hoá dân tộc
Là 1 trong những cái nôi của nền văn minh nông nghiệp, người Việt ưu tiên tận dụng các chất liệu may mặc có nguồn
gốc thực vật, đó chính là những sản phẩm của nghề trồng trọt. Chất liệu được ưa chuộng là tơ tằm. Bên cạnh nghề
trồng lúa, nghề trồng dâu nuôi tằm đã hình thành từ rất sớm. Ông cha ta đã lai tạo nhiều giống tằm phong phú để ứng
với các loại thời tiết lạnh, nóng, khô, ẩm để có thể tạo ra nhiều lứa tằm trong năm.
- Trang phục qua các thời đại và tính linh hoạt trong cách mặc: bị chi phối bởi 2 nhân tố chính là khí hậu và công
việc trồng lúa nước
Đồ mặc phía dưới tiêu biểu của người phụ nữ là váy. Váy là đồ mặc điển hình của vùng Đông Nam Á vì mặc váy
phù hợp với khí hậu nóng bức và phù hợp với công việc đồng áng. Đồ mặc phía trên là cái yếm, yếm là đồ mặc đặc thù
của người Việt do phụ nữ tự cắt may nhuộm lấy, dùng vào những ngày lễ hội
Đồ mặc phía dưới của nam giới là chiếc khố. Khố mặc mát, phù hợp với khí hậu nóng bức và dễ thao tác trong lao
động. Đàn ông khi lao động thường cởi trần. Cách ăn mặc này phù hợp với môi trường tự nhiên và trở thành quan niệm
về cái đẹp của người Việt cổ truyền:“Đàn ông đóng khố đuôi lươn , đàn bà yếm thắm hở lườn mới xinh”
III. Quan niệm về ở
Đối với nông nghiệp, ngôi nhà là tổ ấm để đối phó với nóng lạnh, nắng mưa, gió bão, là một trong
những yếu tố quan trọng đảm bảo cho họ cuộc sống định cư, ổn định. Có an cư thì mới lạc nghiệp.
Biện pháp để ứng phó với môi trường là chọn hướng nhà, chọn đất. Đó là cách tận dụng thế mạnh
của môi trường tự nhiên để ứng phó với nó. Hướng nhà tiêu biểu là hướng nam: “lấy vợ đàn bà, làm
nhà hướng nam” vì Việt Nam ở gần biển, trong 4 hướng chỉ có hướng nam là tối ưu, vừa tránh được
cái nóng phía tây, cái bão từ phía đông và gió lạnh thổi về vào mùa rét từ phía bắc.
Truyền thống văn hoá nông nghiệp đã hình thành cả nghề chọn đất để làm nhà, đặt mộ, gọi là
phong thuỷ. Nghề phong thủy bắt nguồn từ những nhu cầu tinh tế trong quá trình sống định cư và
những kinh nghiệm phong phú của người nông nghiệp. “Phong” và “thuỷ” là 2 yếu tố quan trọng tạo
thành khí hậu cho 1 ngôi nhà. Phong là gió, không có gió thì hỏng nhưng gió nhiều quá cũng không
tốt, nhà phong thuỷ cần nắm vững hướng gió, biết sử dụng các bình phong để lái gió theo ý mình.
Thuỷ là nước, nhà mặt nước sẽ tạo nên sự cân bằng sinh thái cho ngôi nhà.

You might also like