You are on page 1of 23

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1. Phân tích sự khác nhau giữa loại hình văn hoá gốc chăn nuôi du mục và văn
hoá gốc nông nghiệp trồng trọt. Lý giải nguyên nhân của sự khác nhau đó.

Phương Đông Phương Tây


Loại hình nông nghiệp trồng trọt Loại hình chăn nuôi du mục
-Sống định cư, ổn định, trọng tĩnh -Sống du mục, di chuyển, trọng động
- Sùng bái, tôn trọng, hòa hợp tự nhiên - Coi thường, muốn chinh phục, chế ngự
tự nhiên
- Đề cao tính cộng đồng - Đề cao tính cá nhân
- Trọng văn, trọng phụ nữ - Trọng võ, trọng nam giới
- Trọng tình, ứng xử mềm dẻo, linh hoạt - Trọng lý, ứng xử theo nguyên tắc (theo
- Tư duy tổng hợp trọng kinh nghiệm pl)
- Tư duy phân tích, trọng khoa học thực
nghiệm
Nguyên nhân của sự khác nhau trên:

-Phương Đông ( Châu Á, Châu Phi): có đặc điểm, địa hình gồm nhiều đồng bằng phì
nhiêu màu mỡ, có mạng lưới sông ngòi dày đặc, kết hợp với khí hậu nóng ẩm thích hợp
cho việc trồng trọt (trồng trọt là hoạt động canh tác cố định không thể di chuyển).
+ Từ đó, sinh ra việc tôn thời thiên nhiên. Cuộc sống định cư cộng với những thách thức
mà thiên nhiên đặt ra cho dân cư, đòi hỏi họ phải hình thành tính liên kết cộng đồng cao
để vượt qua những thách thức ấy.

+ Trong cuộc sống có tính cộng đồng ấy, họ thường giao lưu với nhau trong các hoạt
động thường ngày bằng thơ ca và tình cảm hình thành lối sống trọng văn , trọng tình
nghĩa.

+ Chế độ mẫu hệ ở phương Đông tồn tại lâu hơn phương Tây, do đó cũng hình thành văn
hóa trọng phụ nữ. Nghề trồng trọt phụ thuộc vào nhiều yếu tố ( thời tiết: mưa nắng, đất
đai, khí hậu, giống cây trồng,...) nên từ đây lối tư duy tổng hợp- biện chứng, coi trọng
vào mối quan hệ giữa các yếu tố được hình thành.

 Đây lại là nguyên nhân cho thái độ ứng xử mềm dẻo, linh hoạt. Cuối cùng, việc trồng trọt
cần phải có phương thức sản xuất (được đúc kết từ kinh nghiệm trải nghiệm thực tế khoa
học) do đó hình thành văn hóa trọng kinh nghiệm.
- Phương Tây ( Châu Âu): có đặc điểm địa hình chủ yếu ở các thảo nguyên rộng lớn, kết
hợp với khí hậu lạnh khô thích hợp với việc chăn nuôi du mục ( là việc chăn thả vật nuôi
trên các đồng cỏ yêu cầu cao về việc di chuyển).
+ Từ đó, yêu cầu dân cư phải có lối sống du cư, nay đi mai đó, thích di chuyển, trọng
động. Do lối sống du cư nên không phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên làm xuất hiện
tâm lí coi thường thiên nhiên, có tham vọng chinh phục thiên nhiên.

+ Cũng vì cuộc sống du cư, yêu cầu về gắn kết cộng đồng là gần như không cần thiết nên
đề cao tính cá nhân, đồng thời, đặt ra yêu cầu về sức khỏe, sức mạnh, bản lĩnh nên người
đàn ông có vai trò quan trọng nên hình thành tư tưởng trọng võ, trọng nam giới.

+ Do tính cá nhân, độc lập trong văn hóa chăn nuôi du mục nên hình thành trọng họ tư
duy phân tích ( để nhận diện từng cá thể trong đàn gia súc) chú trọng vào từng yếu tố,
được hình thành từ việc quan sát khách quan hằng ngày ( trọng khoa học thực nghiệm)

+ Từ lối tư duy phân tích đã sinh ra lối trọng lí, ứng xử theo nguyên tắc và thói quen tôn
trọng pháp luật.

Câu 2. Hãy chứng minh rằng văn hoá Việt Nam thuộc loại hình văn hoá gốc nông
nghiệp trồng trọt điển hình.

Văn hóa Việt Nam thuộc loại hình văn hóa nông nghiệp trồng trọt điển hình bởi nó có
những nét đặc trưng cơ bản sau đây:

- Thứ nhất, về vị trí địa lý, Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á. Nơi có địa
hình khá bằng phẳng với 2 vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn ( ĐBSH, ĐBSCL) kết hợp
với khí hậu gió mùa nóng ẩm và hệ thống sông ngòi dày đặc thích hợp cho nghề trồng
trọt phát triển.
- Thứ hai, người Việt Nam xưa đến nay luôn thích một cuộc sống ổn định, thích gắn bó với
quê hương xứ sở, với làng, với nước. Đồng thời cũng hình thành nên lối sống tự trị, khép
kín, hướng nội. Biểu hiện qua các câu ca dao tục ngữ như: An cư lạc nghiệp, Ta về ta tắm
ao ta,...
- Thứ ba, dân cư VN rất sùng bái thiên nhiên, họ luôn mong muốn mưa thuận gió hòa để
việc trồng trọt suôn sẻ. Biểu hiện qua hoạt động hằng ngày (các tín ngưỡng , lễ hội như lễ
cầu an, lễ Lồng Tồng (của người Tày), tín ngưỡng thờ mẫu,...) trong lời ăn tiếng nói của
người dân ( Lạy Trời, Cầu trời, Ơn trời,...)
- Thứ tư, người VN đề cao tính cộng đồng, coi trọng tình nghĩa. Biểu hiện như việc xem
trọng tình làng nghĩa xóm, gắn bó đoàn kết trong làng xóm, tôn trọng lối ứng xử đặt cái
tình cao hơn cái lí ( Bán anh em xa mua láng giềng gần, Một con ngựa đau cả tàu bỏ
cỏ,...)
- Thứ năm, người VN muốn có cuộc sống định cư ổn định thì cần đến vai trò của người
phụ nữ. Họ là người vun vén, chăm lo cho gia đình, không những vậy họ còn có thể làm
những công việc như đồng áng, trồng trọt như những người đàn ông khác. Vì vậy, vai trò
của người phụ nữ tại VN được đề cao và tôn trọng. ( Nhất vợ nhì trời, Ba đồng một mớ
đàn ông, Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha. Ba trăm một vị đàn bà, Đem về mà trải chiếu
hoa cho ngồi). Chỉ khi có sự tác động của Nho giáo làm cho vai trò của người phụ nữ
ngày càng bị phai nhạt, hình thành tư tưởng trọng nam khinh nữ.
- Thứ sáu, theo tình cảm nên mọi người biết tôn trọng và cư xử bình đẳng, dân chủ với
nhau. Lối sống trọng tình và cách cư xử dân chủ dẫn đến tâm lý coi trọng cộng đồng, coi
trọng tập thể. Làm gì cũng phải tính đến tập thể, luôn có tập thể sau lưng, xem nhẹ vai trò
cá nhân (Bán anh em xa mua láng giềng gần)
- Thứ bảy, trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp và phong cách linh
hoạt còn quy định thái độ dung hợp trong tiếp nhận: ở Việt Nam không những không có
chiến tranh tôn giáo mà mọi tôn giáo đều được tiếp nhận. Đối phó với các cuộc chiến
tranh xâm lược người VN luôn hết sức mềm dẻo, hiếu hòa.
- Cuối cùng, lối tư duy tổng hợp – biện chứng kết hợp với lối sống trọng tình tạo nên thói
quen ứng xử tùy tiện, vô nguyên tắc ( Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra
làm mười). Đồng thời còn tạo nên lối ứng xử mềm dẻo linh hoạt ( Tùy cơ ứng biến, Đi
với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy).
Như vậy, ta thấy VN có hầu hết các đặc điểm của một loại hình văn hóa nông nghiệp
trồng trọt được thể hiện rõ trong lối sống, cách ứng xử, trong lời nói, hành động trong
cuộc sống hằng ngày. Được kết tinh thành những câu ca dao tục ngữ thể hiện quan điểm.
Câu 3. Hãy chỉ ra khả năng tận dụng, thích nghi và ứng phó với môi trường tự nhiên
của người Việt được thể hiện ở lĩnh vực văn hoá vật chất.

Trong văn hóa sản xuất vật chất, người Việt đã biết tận dụng và ứng phó với môi
trường tự nhiên. Từ điều kiện tự nhiên nóng ẩm, mưa nhiều… thuận lợi phát triển nghề
nông trồng lúa nước và giữa vị trí chủ đạo, chi phối toàn bộ nền kinh tế của XH VN
truyền thống. Quá trình cải tạo và chinh phục tự nhiên, chinh phục đầm lầy, lấn biển, đắp
đê chống lụt… đã trở thành những vùng đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ và Nam bộ để
chuyên canh lúa nước.
Ngoài ra, với điều kiện tự nhiện thuận lợi, người Việt còn tận dụng để trồng các loại cây
cho củ, cho quả, cho lá cây, cho sợi để làm các nghề thủ công… Tận dụng điều kiện tự
nhiên để chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, các nguồn lợi thủy hải sản từ tự nhiên.
Trong văn hóa ẩm thực: Hai yếu tố có tính trội chi phối đến văn hóa vật chất của người
Việt là tính chất sông nước và thực vật. Sự chi phối của hai yếu tố tự nhiên này được thể
hiện trước hết trong việc lựa chọn cơ cấu một bữa ăn truyền thống với 3 thành phần
chính: cơm –rau – cá. Cơm được làm từ gạo, đứng vị trí đầu tiên trong bữa ăn “Người
sống vì gạo, các bạo vì nước”, bữa ăn của người Việt gọi là bữa cơm. Người Việt không
chỉ tận dụng cây lúa thành gạo để nấu cơm mà còn biết tận dụng từ gạo để làm bún và
làm bánh: bánh lá, bánh đúc, bánh tráng… Gạo nếp dùng làm xôi, làm bánh mặn, bánh
ngọt… Thành phần thứ hai trong cơ cấu bữa ăn người Việt là rau quả. Là nước nằm trong
vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nông nghiệp lại là ngành kinh tế chủ yếu nên rau quả
vô cùng phong phú. Việc dung rau trong cơ cấu bữa ăn chứng tỏ khả năng tận dùng môi
trường tự nhiên của người Việt.

Người Việt thường hay nói “Đói ăn rau, đau uống thuốc”, “Ăn cơm không rau như đánh
nhau không có người gỡ”, “Ăn cơm không rau như người giàu chết không kèn trống”.
Rau quả đặc thù trong cơ cấu bữa ăn là rau muống và dưa cà: “Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”. Cà và dưa cà, dưa cải là những món ăn hợp
thời tiết, được người Việt ưa thích và thường được dự trữ để ăn thường xuyên: “có dưa
chừa rau”, “có cà thì tha gắp mắm”, “thịt cá là hoa, tương cà là gia bản”. Bên cạnh các
loại rau quả là thành phần chính trong cơ cấu bữa ăn còn có những loại rau quả dùng làm
gia vị như: hành, gừng, ớt, tỏi, rau răm, rau diếp cá… Gia vị cũng là thành phần không
thể thiếu trong bữa ăn của người Việt. Thành phần thứ ba trong bữa ăn của người Việt là
cá. Việt Nam có phía Đông giáp với biển Đông lài có hệ thống sông ngòi, ao hồ chằng
chịt nên dùng các trong cơ cấu bữa ăn cũng là khả năng tận dụng môi trường tự nhiên của
người Việt. Cá đứng thứ ba trong cơ cấu bữa ăn và đứng đầu trong bảng các loại thức ăn
thủy sản (so với tôm, cua, mực…). Người Việt thường nói: “Cơm với cá như má với
con”. “Có cá đổ vạ cho cơm”, “con cá đành ngã bát cơm”. Người Việt còn tận dụng các
loài thủy sản để chế biến ra một thứ đồ chấm đặc biệt là nước mắm và mắm các loại:
nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm sét, các loại nước mắm nổi tiếng: Nghệ An, Phan Thiết,
Phú Quốc. Thực phẩm được chế biến từ thủy sản cũng rất đa dạng: nấu chin, ướp mắm,
phơi khô. Chế biến cũng có nhiều cách: chiên, xào, kho, luộc, nướng, gỏi… Văn hóa ẩm
thực của người Việt thể hiện ở việc ăn uống theo mùa, theo vùng miền. Đó là biểu hiện
của lối ứng xử thích nghi với môi trường tự nhiên, thích nghi với nền kinh tế tự cung tự
cấp.

Trong văn hóa trang phục, người Việt biết tận dụng các điều kiện tự nhiên chọn các màu
sắc trang phục phù hợp với môi trường sông nước như màu nâu, màu đen…, có ý thức
làm đẹp.
Người Việt sử dụng các chất liệu may mặc có sẵn trong tự nhiên, mang đậm dấu ấn nông
nghiệp trồng trọt, sống ở xứ nóng nên chọn các chất liệu mỏng, nhẹ, thoáng mát như tơ
tằm, sợi bông, sợi đay… trang phục của phụ nữ: váy, yếm, áo tứ thân, áo dài, quần lĩnh…
Ngoài ra chiếc nón là phần không thể thiếu trong trang phục phụ nữ được tận dụng để che
mưa,che nắng. Trang phục của nam giới: áo cánh, quần ống rộng để phù hợp với khí hậu
nóngbức và công việc đồng áng.

Văn hóa ở và đi lại: Văn hóa ở - Tận dụng điều kiện tự nhiên, có sẵn trong tự nhiên
người
Việt xây nhà bằng các chất liệu như gỗ, tre, nứa, rơm rạ… Kiến trúc nhà mang dấn ấn của
vùng sông nước, lá nhà sàn thích hợp cho cả miền sông nước lẫn miền núi để ứng phó với
những tác động xấu của môi trường. Không gian nhà là không gian mở, có cửa rộng
thoáng mát và giao hợp với thiên nhiên. Trong quan niện về kiến trúc, xây nhà, dựng cửa:
người Việt biết chọn hướng nhà, chọn đất, tránh hướng gió độc, đó lấy hướng mặt trời,
hay xây dựng nhà cửa gần sông suối để tiện nước sinh hoạt (“nhất cận thị, nhị cận
giang”), trồng trọt. Một điểm đặc biệt trong kiến trúc nhà cửa là các kiến trúc đều thuận
theo phong thủy. Đó là sự hài hòa giữa thề đất, thế núi, ngồn nước… Điều này thể hiện
rất rõ trong kiến trúc thành quách như thành Thăn Long, thành nhà Hồ, kinh thành Huế…
hay trong thuyết tam tài của người dân: “thiên-địa- nhân”.
Văn hóa đi lại: do điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhiều sông ngòi…tận dụng sông nước
nên
phương tiện đi lại của người Việt chủ yếu là thuyền, ghe, đò, xuồng…

Tóm lại, ăm mặc, ở, đi lại là những nhu cầu tiết thân của con người nhưng cũng đồng thời
thể hiện sự ứng xử văn hóa của con người với môi trường tự nhiên. Thể hiện rõ nét dấu
ấn
loại hình văn hóa nông nghiệp trồng trọt, đồng thời thể hiện khả năng tận dụng, thích
nghi
và ứng phó linh hoạt với môi trường tự nhiên vùng sông nước và xứ sở thực vật.
.

Câu 4. Hãy chỉ ra sự ứng xử với môi trường xã hội của người Việt được thể hiện ở
lĩnh vực văn hoá vật chất.

Đó là việc coi trọng nông nghiệp, chính sách khuyến nông tích cực, khuyến khích
khai hoang, mở rộng diện tích canh tác, bảo vệ sức kéo trong văn hóa sản xuất vật chất.

Trong văn hóa ẩm thực thể hiện ở tính cộng đồng và tính mực thước, bữa ăn của
người Việt là ăn chung nên người Việt rất thích trò chuyện nên qua đó cũng thể hiện thái
độ ứng xử ý chừng mực trong ăn uống. Ngoài ra trong văn hóa ẩm thực còn thể hiện tính
linh hoạt theo mùa, theo vùng miền, cách chế biến và lựa chọn món ăn và trong dụng cụ
ăn đó là đôi đũa.
Trong sự ứng xử với môi trường xã hội, trang phục của người Việt luôn thể hiện vẻ
kínđáo tế nhị.
Kiến trúc nhà ở mang tính cộng đồng, giao thông đi lại chủ yếu bằng đường thủy
nên văn hóa cũng gắn liền với những phương tiện đi lại, coi đó như là nền tảng cho thái
độ ứng xử văn hóa với môi trường xã hội.
Câu 5. Hãy chỉ ra mối liên hệ giữa thuyết âm dương – Ngũ hành với sự hình thành
các triết lý sống của người Việt.

Nền tảng nhận thức của người Việt dựa trên thuyết âm dương – ngũ hành, đây là
hệ tư tưởng triết học Trung Hoa cổ đại, phản ánh về bản chất và qui luật tồn tại của vạn
vật trong vũ trụ bao gồm nhận thức về tự nhiên về đời sống xã hội con người. Do có sự
giao hòa giữa các mặt đối lập (âm – dương) trong vũ trụ và con người nên mới tạo ra
những sự vật mới. Trang văn hóa bản địa của người Việt cổ, cũng đã có sẵn ý niệm về sự
tồn tại các cặp đôi, các hiện tượng như trời/đất, nóng/lạnh, sự đối ngẫu âm/dương, ý niệm
về sự đối xứng, các tín ngưỡng nghi lễ, các câu chuyện thần thoại. Là cơ sở để thuyết âm
dương ngũ hành ăn sâu trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, trở thành cơ sở
nhận thức, từ đó người Việt hình thành triết lí sống cho mình và truyền bá cho thế hệ sau
thể hiện qua các mối liên hệ với:

+ Mối quan hệ giữa thuyết âm dương ngũ hành với triết lí về sự cân xứng, cặp đôi: trong
tâm thức của người Việt, âm dương luôn tồn tại trong sự cặp đôi, tương ứng, cân bằng ân
dương thì sự vật mới hoàn thiện trọn vẹn, bền vững hợp qui luật. Các cặp âm dương
thường được sử dụng cặp đôi như cha/mẹ, ông/bà, trời/đất, đất/nước…

+ Mối quan hệ âm dương ngũ hành với triết lý sống quân bình, hài hòa âm dương: từ triết
lí âm dương người Việt quan niệm mọi sự vật tồn tại trong trạnh thái cân bằng, hài hòa
âm dương thì mới bền vững, không bị biến đổi trạng thái. Người Việt sống theo triết lí
quân bình, duy trì trạng thái âm dương bù trừ nhau từ việc ăn uống tời việc làm nhà ở,
cho đếm việc ứng xử hài hòa trong quan hệ với người khác để không làm mất lòng ai
khiến cho người Việt tự bằng lòng, an phận với những gì mình đang có, không hiếu
thắng, do đó thường phê phán thái độ sống cực đoan.

Như vậy, về mối quan hệ giữa âm dương ngũ hành với triết lí sống lạc quan của
người Việt do nhận thức được qui luật bù trừ âm dương, vận hành vào cuộc sống nên
người Việt thường có cái nhìn bình tĩnh, lạc quan trước mọi sự biến, trong rủi có may,
trong hỏa có phúc, nhận thức được qui luật chuyển hóa âm dương nên có cái nhìn biện
chứng về cuộc sống. Thuyết âm dương ngũ hành giúp cho con người có một triết lý sống
lạc quan, tuy nhiên nếu lạc quan thái quá sẽ dẫn đến tiêu cực, tự bằng lòng và an bài với
cuộc sống hiện tại, không nỗ lực cố gắng.

Câu 6. Hãy trình bày những hiểu biết của anh/chị về phật giáo ở Việt Nam và vai trò
của phật giáo đối với đời sống văn hoá tinh thần của người Việt xưa và nay.

Phật giáo Việt Nam đã có hơn 2.000 năm lịch sử. Từ khi du nhập, Phật giáo đã được
người Việt bản địa hóa, khiến nó nhanh chóng cộng sinh để hòa mình trong dòng chảy
của văn hóa dân tộc, tạo nên sắc thái riêng của Phật giáo Việt Nam với các đặc điềm nổi
bật như sau:

Về khuynh hướng nhập thế:

- Giáo lý của Phật giáo là cứu khổ cứu nạn, phổ độ chúng sinh. Bản thân mục đích ấy đã
bao hàm nhân tố nhập thế, bởi vậy Phật giáo VN luôn đồng hành với cuộc sống chúng
sinh bằng những việc làm thiết thực, tham gia các hoạt động XH: nhà chùa mở trường
dạy học, tham gia đào tạo tri thức, nhiều nhà sư đồng thời nhà sư đồng thời là thầy thuốc
chữa bệnh cho dân.

- Giáo lý Phật giáo được người Việt cụ thể hóa trong các mối liên hệ đời thường.

Tính tổng hợp:

- Là một trong những đặc trưng của lối tư duy nông nghiệp, chi phối đến thái độ ứng xử
với Phật giáo làm nền sắc thái riêng của Phật giáo Việt Nam.

+ Phật giáo dung hợp các tín ngưỡng và truyền thống văn hóa bản địa: dung hợp với tín
ngưỡng sùng bái tự nhiên, với tín ngưỡng thờ Mẫu giữa việc thờ Phật với thờ các vị thần,
Thánh, Mẫu, Thành Hoàng, Thổ địa…;

+ Dung hợp giữa các tông phái Phật giáo: đây là một nét đặc trưng rất riêng của Phật giáo
VN so với Phật giáo của các quốc gia láng giềng.

+ Dung hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác như nho giáo, đạo giáo và bổ sung cho
nhau để cùng hướng về một mục đích vì cuộc sống tốt đẹp cho con người.

Với tất cả những đặc điểm trên, Phật giáo đã bén rễ sâu vào truyền thống tín ngưỡng và
văn hóa dân gian của quần chúng, khẳng định sự hiện diện qua hàng ngàn ngôi chùa trên
khắp mọi miền đất nước. Với người dân Việt, giáo lý phật giáo đã thấm sâu vào triết lí
sống, ngôi chùa là nơi giáo dục đạo đức và lòng hướng thiện, nơi an cư của tâm hồn là
trung tâm sinh hoạt cộng đồng và cũng là nơi ẩn chứa các giá trị văn hóa truyền thống đã
có lịch sử từ lâu “Mái chùa che chở hồn dân tộc. Nếp sống ngàn năm của tổ tiên”. Và
đến ngày nay, trong số các tôn giáo có mặt ở Việt Nam, Phật giáo vẫn là tôn giáo lớn
nhất, có ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi nhất. Hiện nay, số lượng người đi chùa ngày càng
đông, có niềm tin vào thuyết nhân quả, luân hồi. Ăn chay vào các ngày rằm, mồng một,
có treo ảnh phật và bàn thờ Phật trong nhà. Qua đó ta thấy được vai trò của Phật giáo
trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt từ xưa đến nay.

*Về vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hoá tinh thần của người Việt xưa và nay
(ảnh hưởng đến Pháp luật) gồm:

+ Những tác động tích cực như trong việc điều chinh ý thức và hành vi của con người
theo triết lý sống từ bi bác ái, nhẫn nhịn, vị tha, “khuyến thiện từ ác" đã giúp hạn chế sự
xung đột, tranh chấp, kiện tụng, góp phần đem Tư tưởng, giáo lý của Phật giáo đã góp
phần quan trọng lại sự bình yên, hòa mục cho cuộc sống.

+ Những tác động tiêu cực như việc khuyên con người tự tiết chế các hành vi của mình
mình bằng thái độ nhường nhịn, cam chịu, thậm chí cả nhẫn nhục, Phật giáo đã góp phần
làm hạn chế, thui chột khả năng hành động và đầu tranh của con người khi cần phải bào
vệ công lý, lẽ phải.

Do ảnh hưởng bởi thuyết "luân hồi", "quả báo" của Phật giáo, nhiều người Việt
thường không chủ động sử dụng luật pháp là công cụ bảo vệ mình khi quyền lợi bị xâm
hại, mà chọn phương pháp im lặng trông chờ vào quả báo, tin vào sự trừng phạt của luật
Trời hơn là luật pháp, vì vậy từ đây cũng không hình thành thói quen sử dụng công cụ
luật pháp trong đời sống dân sự.

Câu 7. Hãy trình bày những hiểu biết của anh/chị về Nho giáo ở Việt Nam và vai trò của
Nho giáo đối với đời sống văn hoá tinh thần của người Việt xưa và nay.

Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức, một hệ thống quan niệm tư tưởng – giáo lý
nhằm tổ chức, duy trì sự ổn định của trật tự xã hội bằng biến pháp nhân trị - đức trị.

Du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc, nhưng do xu hướng cưỡng bức văn hóa suốt 1000
năm, Nho giáo chưa có được chỗ đứng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.
Sang thời Đại Việt, tư tưởng Nho giáo ngày càng được phổ biến rộng rãi do Nho giáo là nội
dung chủ yếu được giảng dạy trong nhà trường. Từ chỗ chiếm được địa hạt giáo dục, Nho
giáo đã từng bước chậm mà chắc, chiếm lĩnh dần địa hạt chính trị và tư tưởng. Đến thế kỷ
XV, Nho giáo đạt đến cực thịnh khi nhà Lê tuyên bố lấy Nho giáo làm quốc giáo

Nhà nước phong kiến Việt Nam chủ động tiếp nhận Nho giáo chính là để khai thác những
yếu tố là thế mạnh của Nho giáo, thích hợp cho việc tổ chức và quản lý đất nước. Trước hết
nhà nước quân chủ Việt Nam đặc biệt là các triều Lê, Nguyễn đã học tập rất nhiều ở cách tổ
chức triều đình và hệ thống pháp luật, hệ thống thi cử để chọn người tài bổ dụng, trong bộ
máy cai trị đã được triều đình phong kiến Việt Nam vận dụng ngay từ đầu thời Lý hoàn thiện
dần ở thời Trần và hoàn chỉnh vào thời Lê. Thời Tây Sơn vua Quang Trung đã mở rộng sử
dụng chữ Nôm trong lĩnh vực hành chính và giáo dục. Có rất nhiều yếu tố của Nho giáo khi
vào Việt Nam đã biến đổi cho phù hợp với truyền thống của văn hoá dân tộc tức là: “Chữ
nghĩa nó vẫn thế nhưng cách hiểu thì đã khác nhiều”.

Về tín ngưỡng, nhà nho Việt Nam coi Nho giáo như là tôn giáo; gạt bỏ, bài xích các tôn giáo
khác ngoại trừ những nội dung được Nho giáo chấp nhận và khuyến khích, như lòng tin vào
thiên mệnh, việc tế lễ, việc thờ cúng tổ tiên...

Về phong tục, sự tác động của Nho giáo và văn hóa Hán đã làm Hán hóa một phần các
phong tục vòng đời, đặc biệt là phong tục hôn nhân, phong tục tang ma. Trong thời trung đại,
các phong tục này đều lấy hình mẫu của Nho giáo và văn hóa Hán làm chuẩn mực.

Trong giáo dục, Nho giáo là cơ sở hình thành hệ thống giáo dục chính thống của Việt Nam
trung đại ở bốn cấp kinh đô - tỉnh/đạo - phủ - huyện/châu, và chế độ thi tuyển gồm bốn cấp
khảo hạch - thi Hương - thi Hội - thi Đình, để đào tạo ra quan lại nhà nước, quan viên làng
xã. Hệ thống giáo dục chính thống này tồn tại song hành với mạng lưới giáo dục dân gian
trong gia đình, làng xóm, làng nghề, nhằm giáo dục cách ứng xử với gia đình, cha mẹ, ông
bà, tổ tiên, họ hàng, làng xóm, thần linh...

Về văn học và nghệ thuật, Nho giáo đã góp phần làm hình thành các thể văn khoa cử (kinh
nghĩa, chiếu, biểu, luận, văn sách, thơ, phú...), các thể loại văn học mô phỏng Trung Hoa (thơ
Đường luật, phú, từ, đối...), các điển tích văn học, các sách giáo khoa truyền thụ Nho giáo,
các tác phẩm văn học và nghệ thuật chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Những sản phẩm ấy làm
thành dòng văn học nghệ thuật quan phương chính thống, tồn tại song hành với dòng văn học
dân gian, nghệ thuật dân gian.

Ngày nay, trong mỗi con người Việt Nam, trong mỗi gia đình Việt Nam, trong mỗi làng xã
Việt Nam, trong sinh hoạt cộng đồng, trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà mước,
trong tinh thần của dân tộc vẫn côn thẩm đượm những tư tưởng của Nho giáo. Tuy nhiên,
trong phạm vi quốc gia, nếu không có một định hướng đúng đắn thì những giá trị tích cực
của Nho giáo sẽ bị mai một, di sản quý báu đó trong văn hoá dân tộc sẽ không được phát
huy, lớp bụi thời gian ngày càng phủ dày và dần dần sẽ vùi lấp nó. Trách nhiệm của những
người nghiên cứu văn hoá nói chung và văn hoá pháp luật nói riêng là phải bảo vệ và phát
huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Tinh thần của Nho giáo trong cai trị xã
hội là phải biết kết hợp “lễ, nhạc, hình, chính" trong quản lý và xây dựng xã hội. Điều này
cho đến nay vẫn còn mang tính thời sự. Nhờ có “lễ" mà con người Việt Nam thường sống
điều độ biết “kính trên, nhường dưới", biết “ăn trông nồi, ngồi trông hướng", biết sống “có
trước, có sau". Từ cách ăn, mặc, đi, đứng, nằm, ngồi, đến nói, cười, nhày, múa, ca hát người
Việt Nam thường chừng mực mà không thái quá. Chính sự chừng mực,điều độ như uống
không quá say, ăn không quá no, nói không quá lời, áo không quá hở,váy không quá ngắn,
tóc không quá dài mà trật tự xã hội được thiết lập. Như vậy, trong xã hội hiện đại ngày nay,
vai trò của pháp luật được để cao, không những pháp luật hình sự như thời xa xưa mà cả
pháp luật dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình... Tuy nhiên, điều đó không hề làm giảm
vai trò của đạo đức và các thuần phong, mỹ tục mà người Việt Nam đã xây dựng hàng nghìn
năm nay. Nếp sống hiền hòa, nhân hậu, lưrơng thiện của người Việt Nam trong con mắt
người nước ngoài chính là sản phẩm văn hóa được hun đúc từ hàng nghìn năm mới có được,
trong đó tư tưởng Nho giáo đóng góp một phần không nhỏ. Sự hòa quyện của những quy tắc
pháp luật, đạo đức, tôn giáo, phong tục tập quán đã tạo nên một trật tự xã hội mà người Việt
Nam nhiều khi chỉ cảm nhận được bằng linh cảm hoặc bằng kinh nghiệm sống của mình.
Văn hóa pháp luật Việt Nam như một tàng băng, phần nổi chỉ là rất ít, chủ yếu là phần không
nhìn thấy dưới tầng sâu, đôi hỏi phải nghiên cứu, khám phá để có thể đưa ra những phương
hướng, giải pháp đúng đắn nhằm làm cho nó ngày càng phong phú và giàu có hơn trong đời
sống pháp lý. Tuy nhiên, vẫn có những mặt hạn chế như việc tuyệt đối hóa tính tôn ti, thứ
bậc là nguyên nhân làm hạn chế ý thức về quyền cả nhân, mà hệ quả trực tiếp là sự triệt tiều
ý thức phản biện/ phản kháng của con người, đó cũng là nguyên nhân làm hạn chế việc sử
dụng công cụ pháp luật để bảo vệ quyền cá nhân. Việc kết hợp, lồng ghép giữa đức trị với
pháp trị khiến cho sự phân cách giữa đạo lý và pháp lý là một ranh giới mờ, nhậpnhằng, khó
phân định. Bằng chứng là, trong các bộ luật thời phong kien Việt Nam, "Tam cương", "Ngũ
thường" là đạo lý nhưng cũng đồng thời là pháp lý. Điều này dẫn đến hệ quả là: Như vậy,
trong quá trình tiếp nhận Nho giáo, giữa văn hóa Việt Nam và Nho giáo đã bộc lộ những nét
tương đồng và dị biệt, và nó đã được Việt Nam hóa, làm cho Nho giáo ở Việt Nam không
còn trạng thái nguyên sơ của nó nữa mà phù hợp với đời sống tư tưởng và văn hóa tinh thần
của người Việt xưa và nay. việc xét xử các vụ án thường khó tránh khỏi hiện tượng “tội đồng
luận dị" (tội giống nhau nhưng phán xử lại khác nhau) do tính chất chủ quan, cảm tính, tùy
tiện, làm suy giảm niềm tin của người dân đối với pháp luật.

Câu 8. Hãy trình bày dấu ấn của văn hoá nông nghiệp ảnh hưởng đến văn hoá giao tiếp
ứng xử của người Việt, theo các bạn những đặc điểm giao tiếp nào cần được giữ gìn và
phát huy.

Giao tiếp và ứng xử là một hình thức biểu đạt văn hóa của cá nhân, cộng đồng khá rõ nét. Do
sự chi phối của lối sống nông nghiệp và tư tưởng Nho giáo nên văn hóa giao tiếp, ứng xử của
người Việt có những đặc điểm cơ bản sau đây:

Do nền văn hóa nông nghiệp sống quần cư, sự gắn kết cộng đồng cao nên người Việt coi
trọng việc giao tiếp và thích giao tiếp. Chào hỏi nhau được xem là một nghi thức ứng xử văn
hóa quan trọng của người Việt “lời chào cao hơn mâm cỗ”, thích thăm viếng nhau, coi việc
thăm viếng như biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, để thắt chặt thêm quan hệ và giàu tính
hiểu khách (khách đến nhà thường được đón tiếp niềm nở, chu đáo, tận tình).
Về cách ứng xử trong giao tiếp của người Việt, người dân Việt Nam thường thích tìm hiểu,
quan sát, đảnh giá, quan tâm đến những thông tin cá nhân của đối tượng giao tiếp (tuổi tác,
quê quán, nghề nghiệp, địa vị, hoản cảnh gia đình...). Tuy nhiên, việc này cũng tác động đến
cách ứng xử nặng tình cảm hơn lý trí. Trong thực tế người Việt Nam vẫn coi trọng “cái tình”
hơn cả, bất đắc dĩ lắm mới dung “cái lý” để giải quyết những mâu thuẫn. Xử sự với nhau
bằng “cái tình” là rất đẹp, để rồi “một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”, để không phải hối
hận về sau. Người ta thường nói “tình làng nghĩa xóm” lúc “tắt lửa tối đèn” là để nhấn
mạnh “cái tình”, chứ ít ai đưa “cái lý” ra làm thước đo con người.

Ngoài ra, trong quan hệ ứng xứ, người Việt coi trọng danh dự, danh tiếng hơn là giá trị vật
chất (Tốt danh hơn lành áo; Đói cho sạch, rách cho thơm...). Vì coi trọng danh dự nên nghi
thức lời nói trong giao tiếp cũng thể hiện tính tôn ti, thứ bậc. Văn hóa nông nghiệp ưa ổn
định, sống chú trọng đến không gian nên người Việt Nam phân biệt kỹ các lời chào theo
quan hệ xã hội và theo sắc thái tình cảm.

Khi giao tiếp, người Việt thường có thói quen giữ ý, cả nể, thiếu tính quyết đoán trong giao
tiếp, không đi thắng vào vấn đề cần nói, mà thường hay mở đầu “vòng vo tam quốc" để đưa
đẩy, tạo không khí thân mật và thăm dò thái độ của đối tượng giao tiếp. Chính sự đắn đo cân
nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm là thiếu tính quyết đoán. Để tránh phải
quyết đoán, và đồng thời để không làm mất lòng ai, để giữ được sự hòa thuận cần thiết,
người Việt Nam rất hay cười. Nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp
của người Việt; người ta có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất. Và
hệ quả của việc giữ ý, cả nề dẫn đến thái độ đắn đo, cân nhắc thái quá, thiếu tính quyết đoán
trong giao tiếp “người khôn ăn nói nửa chừng, để cho ngưrời dại nửa mừng nửa lo; “uốn
lưỡi ba lần trước khi nói...”.Chính thói quen ứng xử nặng tinh cảm hơn lý trí và thái độ giữ
ý, cả nể, thiếu tính quyết đoán trong giao tiếp đã khiến cho ngươi Việt không dám thẳng thắn
bày tỏ quan điểm tráichiều, cũng như không dám quyết liệt trong đấu tranh chống lại cái xấu,
cái ác, cái tiêucực để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ chân lý. Đây chính là một nguyên nhân dẫn đến
thái độ ứng xử tiêu cực với pháp luật.Văn hóa ứng xử là một lĩnh vực đời sống văn hóa sinh
động, phong phú của con người diễn ra hàng ngày, luôn luôn gắn liền với sự tồn tại, phát
triển lịch sử của dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đó cũng
chính là sức mạnh mềm làm nên nét đẹp và là chìa khóa thành công của mỗi người, mỗi dân
tộc. Vì vậy, mỗi nét đặc trưng văn hóa ứng xử giao tiếp Việt Nam đều quan trọng như nhau
tạo nên một nền văn hóa ứng xử muôn màu, phong phú thấm đẫm tình người của người Việt.
Nếu xét đến những ảnh hưởng tiêu cực mà các đặc trưng văn hóa ứng xử giao tiếp đem lại thì
vạn vật tất yếu đêu phải có những mặt tích cực và mặt tiêu cực, hai yếu tố này luôn song
hành cùng nhau như ánh sáng và bóng tối, nếu không có ánh sáng thì không thể nhận diện
đượcbóng tối sẽ như thế nào. Vì lẽ đó nên nhờ những tác động tiêu cực này mà có thể
thôngqua đó phát triển hơn, hoàn thiện hơn, tiếp tục gìn giữ, bảo tồn và phát huy các đặc
trưng văn hóa ứng xử giao tiếp nói riêng cũng như bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam
nói chung

Câu 9. Hãy trình bày đặc điểm của gia đình Việt Nam truyền thống, qua đó chỉ ra vai trò
của gia đình trong việc hình thành nhân cách cá nhân.

- Đặc điểm:

Văn hoá gia đình truyền thống là một bộ phận hợp thành của nền văn hóa Việt Nam. Đó là hệ
thống những giá trị chuẩn mực đặc thù, có chức năng kiểm soát, điều hành hành vi và mối
quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và giữa gia đình với xã hội. Đó là những giá trị
được kết tinh của kiểu gia đình truyền thống Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử gắn với
nền văn hoá nông nghiệp lúa nước và cốt lõi quan hệ văn hoá gia đình Nho giáo phương
Đông

Mỗi gia đình thường có ba, bốn thế hệ cùng chung sống trong một nhà (tam đại, tứ đại đồng
đường), vì vậy các thành viên trong gia đình rất gắn bó, yêu thương, đùm bọc, nương tựa vào
nhau (Trẻ cậy cha, già cậy con; Con dại cái mang; Chị ngã em nâng; Anh em như thể tay
chân...). Vừa đề cao tính cộng, tinh thần vì lợi ích chung, vừa coi trọng đúng mức vai trò cá
nhân; vừa coi trọng tập thể gia đình; vừa tôn trọng giới hạn tự do cá nhân.Tuy nhiên, rất dễ
nhận thấy tính cộng đồng, tính tập thể thường lấn át, tới mức, người phương Tây cho rằng ở
gia đình Việt có một "chủ nghĩa cộng đồng"
Người Việt luôn ý thức trên đầu mình, trong nhà ngoài ngõ, nơi sông núi và ngoài đại dương
luôn có những lực lượng thần thiêng chi phối cuộc sống và an sinh của mình. Tình cảm tín
ngưỡng này đã ăn sâu trong văn hóa gia đình Việt Nam. Các lễ nghi cúng vái thờ thần luôn
được thể hiện trong cuộc sống gia đình và làng nước. Tin vào lẽ phải thiêng liêng và đó là lẽ
trời luôn thúc giục người ta biết ăn ở ngay lành, làm điều thiện được phúc đức, làm điều ác
sẽ bị quả báo trừng phạt “Ai ơi, chớ ở đầy vơi. Trời cao không phụ lòng người hiếu trung”.
Người thành công trong công ăn việc làm, cha mẹ đông con, gia đạo bằng yên hạnh thông
đều nhờ lộc trời, ân đất

Tổ chức gia đình theo chế độ phụ quyền do sự ảnh hưởng cốt lõi quan hệ văn hoá gia đình
Nho giáo phương Đông nên con cái mang họ bố; người bổ có quyền uy tuyệt đổi và chịu
trách nhiệm chính trong gia đình về mọi mặt, con trai đưoc thừa kể tài sản và có nhiệm vụ
thở cúng tổ tiên.

Tư tưởng Nho giáo và chế độ gia đình phụ quyền là nguyên nhân của quan niệm trọng nam
khinh nữ (nam tôn nữ ti, Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô). Đây là nguyên nhân gây ra
nhiều thiệt thòi và bi kịch cho thân phận phụ nữ trong xã hội phong kiến. Trong Người đàn
ông nắm quyền lực chính trong gia đình. Vị thế người phụ nữ dần bị xem nhẹ, dù cho vai trò
của họ vẫn là không thể phủ nhận đối với gia đình và xã hội

- Vai trò:

Cho đến nay, vai trò của gia đình vẫn là một thiết chế xã hội tồn tại mang tính bền vững, gia
đình luôn là tổ ấm, mái ấm tình thương cho mỗi con người người từ khi cất tiếc khóc chào
đời đến khi mất đi. Ở hoàn cảnh nào, điều kiện nào thì gia đình vẫn luôn là nhân tố tích cực
thúc đẩy sự phát triển của xã hội thông qua việc thực hiện các chức năng quan trọng của gia
đình đó là: Tái tạo sản xuất ra con người; tái tạo sức lao động, sản xuất ra của cải vật chất và
cũng là nơi gìn giữ và phát huy giá trị tinh thần cao qúy của dân tộc; là tổ ấm đem lại hạnh
phúc, yêu thương, chia sẻ vui buồn, luôn đảm bảo những điều kiện tốt nhất, an toàn nhất cho
mỗi con người.
Bên cạnh vai trò đó, gia đình còn là môi trường sống, môi trường giáo dục đầu tiên để mỗi cá
nhân hình thành, hoàn thiện nhân cách. Vai trò giáo dục trong gia đình giữ vai trò chủ đạo
trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người, kết hợp giáo dục từ nhà trường và xã
hội. Mỗi cá nhân, từ khi lọt lòng mẹ đến khi trưởng thành, chúng ta được dạy từ lời ăn, tiếng
nói, từ cách ứng xử với ông bà, cha mẹ, anh chị em, với cộng đồng thế nào cho đúng, cho lễ
phép. Khi bước chân vào cánh cửa nhà trường, môi trường giáo dục nhà trường, bên cạnh
việc dạy chúng ta kiến thức văn hóa, khoa học, kỹ thuật thì giáo dục đạo đức, lối sống vẫn là
nội dung quan trọng để mỗi cá nhân hình thành nhân cách. Trong môi trường giáo dục, khẩu
hiệu mà chúng ta thường gặp đó là: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Một cá nhân trước tiên phải
có nhân cách tốt, có đạo đức, làm điều thiện, biết chăm lo cho bản thân, gia đình và rộng hơn
phải biết thương yêu đồng loại; biết ứng xử làm sao cho văn hóa, văn minh nơi công cộng.
Nói về đức và tài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng,
có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, bởi vậy, đạo đức mỗi con người luôn được
đề cao, là tiêu chí quan trọng để đánh giá một con người.

Trong gia đình Việt Nam thường tồn tại nhiều thế hệ, có mối liên hệ mật thiết với nhau, ở đó
các cá nhân không ngừng học tập, hoàn thiện chính mình. Nhiều cá nhân tốt sẽ thành gia
đình tốt. Với ý nghĩa là môi trường văn hóa đầu tiên, gia đình hay văn hóa gia đình là giá trị
cốt lõi của văn hóa xã hội. Văn hóa gia đình là hệ thống những giá trị, chuẩn mực đặc thù
gắn liền với những điều kiện cụ thể của tự nhiên, xã hội. Văn hóa gia đình được hình thành
từ việc tổ chức cuộc sống có nền nếp, trật tự, gia phong, mà ở đó là môi trường đầu tiên cho
việc dạy điều hay, lẽ phải, ứng xử văn hóa, giao tiếp lịch sự của mỗi cá nhân… Ở gia đình,
mỗi thành viên vừa là người thầy, vừa là trò.

Thông qua giáo dục gia đình, các thế hệ đi trước truyền thụ cho thế hệ trẻ những giá trị văn
hóa truyền thống và hiện đại, tạo nên giá trị xã hội và nhân cách văn hóa của mỗi con người.
Bên cạnh việc giáo dục thế hệ trẻ, người lớn biết lắng nghe, học tập và hoàn thiện chính
mình. Trong chủ trương xây dựng gia đình văn hóa hiện nay, tiêu chí một gia đình văn hóa
phải đảm bảo các tiêu chí cơ bản, đó là: Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của
Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi
cư trú; Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; Tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng
đồng; Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và
hiệu quả. Gia đình văn hóa biểu hiện ở mối quan hệ ứng xử tốt đẹp, hiểu biết, sẻ chia, thông
cảm quan tâm, chắm sóc giữa các thành viên. Từ các tiêu chí đó, văn hoá gia đình chính là
mấu chốt để hình thành, gìn giữ và phát triển, hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Câu 10. Hãy trình bày đặc trưng của văn hoá làng và ảnh hưởng của nó đến thói quen, lối
sống, cách tư duy, ứng xử của người Việt. Sưu tầm những câu thành ngữ, tục ngữ nói về
văn hoá làng của người Việt.

Những nét đặc trưng của văn hóa làng xã và sự tác động của nó đến việc hình thành nếp sống,
lối suy nghĩ, ứng xử truyền thống của người Việt Nam trong đó nổi bật tiêu biểu là tính cộng
đồng và tính tự trị.

Tính cộng đồng là sự liên kết, gắn bó chặt chẽ giữa các gia đình, giữa các thành viên trong
làng với nhau. Tính cộng đồng được hình thành trên nền tảng của hai mối quan hệ: láng giềng
và huyết thống. Hai mối quan hệ này đã tạo nên chất keo gắn kết các thành viên trong làng
thành một khối cộng đồng bền chặt. Gắn kết với nhau về kinh tế giữa các thành viên trong làng
xã, luôn tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, chống thiên tai (hạn hán, lũ lụt), khi
đói rét, mất mùa. Về xã hội, những người trong làng luôn giúp đỡ nhau khi có khó khăn, hoạn
nạn, chia sẻ khi vui, khi buồn. Về phong tục, tín ngưỡng, cả làng có chung phong tục, tập
quán, tín ngưỡng, cùng thờ chung một vị thần của làng, cùng tham gia các hội hè, đình đám…
đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân.Về luật pháp, mỗi làng có qui ước, luât tục
riêng, mỗi thành viên trong cộng đồng không được pháp luật công nhận với tư cách cá nhân,
mà bị hòa tan trong cái chung của cộng đồng, làng xã “một người làm quan cả họ được nhờ”;
“phúc cùng hưởng, họa cùng chia”;

Biểu tượng của tính cộng đồng là sân đình - bến nước – cây đa. Làng nào cũng có một cái
đình. Đó là biểu tượng tập trung nhất của làng về mọi phương diện: trung tâm hành chính,
trung tâm văn hoá, trung tâm về mặt tôn giáo và trung tâm về mặt tình cảm.
=> Ảnh hưởng tiêu cực trong đặc trưng tính cộng đồng của văn hóa làng là do lối sống đề cao
tính cộng đồng, coi nhẹ vai trò cá nhân nên người dân trong xã hội phong kiến. Là hệ quả của
tính cộng đồng, thói quen ứng xử nặng tình nhẹ lý đã có nhiều tác động tiêu cực đến văn hóa
ứng xử với pháp luật, cụ thể là do tình cảm được đặt ở vị trí được ưu tiên trong việc giải quyết
các mối quan hệ nên đã hình thành thói quen ứng xử trọng tình nhẹ lý, dẫn đến cách hành sự
chủ quan, tùy tiện, vô nguyên tắc. Trong việc giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng thường dễ
dàng tha thứ cho nhau, "chín bỏ làm mười", "dĩ hòa vi quí", không đấu tranh đến cùng mà dễ
dàng thỏa hiệp, ứng xử nửa vời, cả nể, ngại va chạm, "một đời kiện 9 đời thù", từ đó pháp luậ
tkhông phải là một cách giải quyết tranh chấp được ưa chuộng đối với người Việt.

Nếu tính cộng đồng là sự ứng xử trong mối quan hệ giữa các thành viên trong làng với nhau
thì tính tự trị lại là sự ứng xử trong mối quan hệ giữa làng này với làng khác. Về tổ chức hành
chính, mỗi làng có một bộ máy hành chính tự quản độc lập, có vai trò và chức năng giải quyết
mọi việc trong làng. Về tình cảm, các thành viên trong làng đều có quan hệ họ hàng nên quan
hệ giao lưu tình cảm cũng tự đầy đủ, khép kín trong phạm vi làng. Nếu cây đa, đình làng là
biểu tượng cho tính cộng đồng thì lũy tre làng và cổng làng là biểu tượng cho tính tự trị, khép
kín của văn hóa làng; đồng thời là ranh giới phân định cụ thể không gian sống biệt lập của mỗi
làng. Trong cách tổ chức xã hội Việt Nam truyền thống, mỗi làng là một đơn vị hành chính độc
lập, quản lý xã hội chủ yếu bằng luật tục - Hương ước - Lệ làng. Vì luật tục - lệ làng rất cụ thể
và phù hợp với đặc điểm cụ thể của mỗi làng, trong khi luật pháp của nhà nước thì chỉ mang
tính phổ quát cho nên người dân chỉ quen với việc tuân thủ lệ làng mà không quan tâm đến
luật pháp của nhà nước. Đó là lý do khiến cho luật pháp của nhà nướckhông có mấy hiệu lực
đối với cuộc sống của cư dân sau lũy tre làng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn
đến ý thức không tôn trọng pháp luật. Rõ ràng, các truyền thống văn hóa ngàn đời của làng xã
Việt Nam là rất đáng trân quý. Nhưng bên cạnh đó, có các quy tắc, giới luật trong làng xã đôi
khi đi quá giới hạn. Đã ăn sâu vào máu thịt, trong tâm khảm của người dân. Khiến Phép Vua
thua lệ làng lại ở vế đầu tiên (vế này mang ý nghĩa tiêu cực). Đó là đặt ra những quy định tùy
tiện, những Hương ước bất chấp tất cả kỷ cương phép nước, mang tính bảo thủ. Các hành vi
trái với luân thường đạo lý, trái với đạo đức xã hội: Nạn mê tín dị đoan để trục lợi, hũ tục ma
chay, tảo hôn, trọng nam khinh nữ…Hiện nay, Phép vua thua lệ làng cũng đang dần dần nằm
trong sự kiểm soát của nhà nước. Đảng & nhà nước ta vẫn đang ngày ngày áp dụng chính sách
tuyên truyền vận động xóabỏ các Hương ước lạc hậu, những phong tục tập quán mang tính
tiêu cực, cổ hủ. Đồng thời củng cố để cho phát triển các bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục
tốt đẹp của làng xã đã có từ xa xưa. Để mong có một xã hội tiên tiến, công bằng và văn minh.

Câu 11. Hãy phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự chuyển đổi cấu trúc văn hoá Việt
Nam từ truyền thống đến hiện đại.

Văn hóa Việt Nam (cũng như bất cứ nền văn hóa của một dân tộc nào) đều là sản phẩm của
tính quá trình, như một dòng chảy liên tục từ quá khứ đến hiện tại. Nền văn hóa truyền thống
Việt Nam là sản phẩm của ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, trên nền tảng của phương
thức sản xuất nông nghiệp lúa nước tiểu nông. Những đặc trưng của văn hóa truyền thống đã
thẩm thấu đến những tầng sâu nhất của đời sống xã hội, kết đọng trong lối sông, cách tư duy
và cách thức ứng xử của con người, làm nên cái gọi là bản sắc văn hóa Việt. Tuy nhiên, là một
phạm trù xã hội, văn hóa hiển nhiên là không thể ổn định, bất biến khi xã hội có những thay
đổi mang tính bước ngoặt. Sự thay đổi có tính bước ngoặt của xã hội Việt Nam sau mấy mươi
thế kỷ tồn tại của xã hội phong kiến, trên nền tảng của văn minh nông nghiệp lúa nước đó là
cuộc tiếp xúc, giao lưu với phương Tây, được khởi đầu chính thức từ cuộc xâm lược của thực
dân Pháp (1858). Sự chuyển đổi cấu trúc văn hóa Việt Nam từ truyền thống sang hiện đại thực
ra đã bắt đầu từ thế kỉ XVII, bắt đầu từ cuộc tiếp xúc với văn hóa phương Tây thông qua vai
trò của các nhà buôn (đến từ Bổ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, buôn bán ở Kẻ Chợ
Thăng Long và các phố cảng như Hội An, Phố Hiến), và sau đó là các giáo sĩ Cơ-đốc giáo đến
để truyền đạo. Tuy nhiên, chỉ từ khi người Pháp đặt được sự thống trị lên toàn bộ lãnh thổ Việt
Nam thì ảnh hưởng của văn minh công nghiệp phương Tây mới thực sự tác động một cách
toàn diện và sâu sắc trên mọi lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần của ngườiViệt, từng bước
làm thay đổi văn hóa Việt. Dấu ấn của văn hoá Pháp ở Việt Nam là những điều tốt đẹp, tích
cực, làm phong phú thêm chính văn hoá dân tộc chúng ta. Có những di sản phi vật thể như chữ
Quốc ngữ mà chúng ta đang dùng ngày nay có một phần văn hoá của phương Tây nói chung
và người Pháp. Hiện nay, Tiếng Việt cũng có 1 số lượng không nhỏ từ mượn Tiếng Pháp: Nhà
ga, xúc-xích,trứng ốp-lết, áo vét, găng tay... Nhu cầu xây dựng các công trình công cộng và
nhà ở cho người Pháp đã khai sinh ngành công nghiệp xây dựng ở Việt Nam và để lại những
công trình kiến trúc độc đáo, một di sản chung cho cả hai quốc gia. Chúng ta có thể thấy Chợ
Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Phủ Chủ Tịch, Nhà Thờ Lớn Hà Nội,
Ngoài ra còn có các công trình như trụ sở Bộ Ngoại giao, đường Trần Phú, bệnh viện Xanh
Pôn, thư viện quốc gia, chợ Đồng Xuân… Đây đều là những công trình đẹp, tiêu biểu cho
phong cách Pháp ở Việt Nam. Các thể chế nghệ thuật khác như nhà hát Opera Hà Nội, Opera
Saigon, Opera Hải Phòng, rạp chiếu phim Cinema Palace (nay là rạp Công Nhân),… và tiếp
tục tồn tại tới ngày nay. Văn hóa ẩm thực Pháp còn thẩm thấu mạnh mẽ vào xã hội Việt Nam
để những thói quen mới được hình thành như uống cà phê, rượu vang, bánh mì, pa tê, các món
trứng và thói quen dùng dao, nĩa. Có thể nói kể từ khi du nhập vào Việt Nam, văn hóa Pháp có
ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Việt xưa và nay. Cuộc tiếp xúc và giao lưu với văn hóa Mỹ và
phương Tây diễn ra từ 1954 đến 1975 diễn ra ở miền Nam là hệ quả tất yếu của cuộc chiến
tranh xâm lược của để quốc Mỹ; theo đó, nền kinh tế, văn hóa, xã hội ở miền Nam phát triển
theo con đường tư bản chủ nghĩa. Người Mỹ rất coi trọng tính tự lập và cá tính bản thân.
Chính vì vậy nét văn hóa này có ảnh hưởng rất lớn tới Việt Nam. Người Việt vốn là nước
phong kiến trước đây giá trị con người giữa nam và nữ có sự khác biệt vô cùng lớn. Tuy nhiên,
cùng với sự hòa nhập phát triển văn hóa người Việt hiện nay có sự thay đổi vô cùng lớn. Đó là
đề cao giá trị con người, sự bình đẳng không phân biệt, giới tính, dân tộc vùng miền… Sự xuất
hiện rất nhiều món ăn ngon từ Mỹ tại Việt Nam không còn xa lạ hiện nay. Đây chính là ảnh
hưởng lớn văn hóa ẩm thực của Mỹ tới Việt Nam rõ nhất. Ngoài món ăn truyền thống người
Việt có cơ hội thưởng thức món ăn khoái khẩu của Mỹ tại Việt Nam như bánh pizza, hotdog,
sườn nướng, thịt xông khói, các món tráng miệng và các loại súp… Tuy vậy, có thể nói, 30
năm có mặt của chủ nghĩa thực dân mới (Mỹ) ở miền Nam Việt Nam, có mặt trực tiếp của
đông đảo binh lính Mỹ với văn hóa Mỹ, lối sống Mỹ nhưng riêng về văn học Mỹ ở miền Nam
không có vị trí to lớn như các nền văn học Pháp và văn học Trung Quốc.

Câu 12. Anh hay chị hãy phân tích văn hoá Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá và ảnh
hưởng của nó đến ứng xử của giới trẻ Việt Nam hiện nay.
Sau 1975, hai miền thống nhất, xã hội Việt Nam được qui về một mối, giao lưu văn hóa được
mở rộng. Qúa trình hội nhập giữa Việt Nam với thế giới đã khẳng định thái độ của Việt Nam là
nhận toàn cầu hóa từng bước: tham gia hiệp hội các nước Đông Nam Á (khối ASEAN), diễn
đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO). Thông qua các tổ chức quốc tế và khu vực này, nước ta đã chủ động tạo quan hệ
để liên kết các giá trị khu vực, từng bước hội nhập thế giới. Văn hóa trong bối cảnh toàn cầu
hóa góp phần kích thích sự cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật, làm tăng tốc
độ phát triển kinh tế, tăng mức sống của cư dân, rút ngắn thời gian để theo kịp sự phát triển
của thế giới nhờ việc áp dụng kinh nghiệm và khoa học công nghệ hiện đại của thế giới. Đồng
thời qua giao lưu văn hóa với thế giới, nền văn hóa truyền thống Việt Nam sẽ được bổ sung,
làm giàu thêm bởi những giá trị văn hóa tiên tiến của nhân loại. Về văn hóa vật chất, toàn cầu
hóa góp phần kích thích sự cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật, làm tăng tốc
độ phát triển kinh tế, tăng mức sống của cư dân, rút ngắn thời gian để theo kịp sự phát triển
của thế giới nhờ việc áp dụng kinhnghiệm và khoa học công nghệ hiện đại của thế giới. Về văn
hóa tinh thần, trong giao lưu toàn cầu hóa, cư dân văn hóa nông nghiệp lúa nước Việt Nam
đưoc tiếp xúc với các nền văn hóa phong phú, có điều kiện để hưởng thụ các sản phẩm văn
hóa da dạng của nhân loại. Tạo ra môi trường để co xát giữa văn hóa truyền thông với những
giá trị văn hóa mới của nhân loại, đó là con đường để đào thải những đặc trung văn hóa dân
tộc đã trở nên lỗi thời, không còn phù hợp với thời hiện đại. Tuy nhiên, toàn cầu hóa với nền
kinh tế thị trường cạnh tranh lạnh lung vì lợi nhuận đang dẫn tới nguy cơ làm xói mòn những
gia trị truyền thống của dân tộc (lối sống trọng tình, sự bên vững của gia đình và tính ổn dịnh
của xã hội...). Toàn cầu hóa kinh tế sẽ mang lại sự hưởng thu các gia trị vật chất, theo đó là văn
hóa tiêu dùng, văn hóa hưởng thụ, là khát vọng làm giàu, lối sống ăn chơi sa đọa, bạo lực, thực
dụng, tác động đến lối sống giản dị, cần kiệm của người Việt Nam truyền thống. Tính cộng
đồng như một giá trị tốt đẹp của văn hóa làng xã đang chịu thử thách mạnh mẽ trước làn sóng
đô thị hóa. Các quan hệ gia đình lỏng lẻo dân, có sự phân hóa trong tư duy, lối sống, cách ứng
xử giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư, các thế hệ. Trong giai đoạn hiện nay, văn hóa Việt
Nam đang ở buổi giao thời, khi các giá trị truyền thống đang bị khủng hoàng, nhiều cái cũ đã
tỏ ra lỗi thời, trong khi cái mới được du nhập ồ ạt mà chưa được thẩm định bởi thời gian nên
chua định hình những chuẩn mực mới. Do đó sẽ không tránh khỏi những hiện tượng xô bồ,
đan xen về văn hóa, trong đó tốt - xấu lẫn lộn, tệ nạn xã hội lan tràn, kiểm soát, thậm chí có
lúc, có nơi, cái xấu nổi trôi lấn át cái tốt. Đặc biệt, đối với tầng lớp thanh niên luôn vồ vập với
cái mới thì càng khó định vị một chuẩn mực sống cho phủ hợp, cũng những nguyên nhân trực
tiếp đë ra các loại tội phạm trong thanh niên - một thực trạng đáng báo động hiện nay. Trong
giao lưu hội nhập toàn cầu hóa, giới trẻ có ý thức hơn về quyền và nghĩa vụ học tập sẽ vào học
trong các ngành nghề đáp ứng dần với thị trường lao động trong nước và quốc tế. Giới trẻ có
quan điểm thực tế hơn đối với việc chọn bậc đại học. Từ đó dẫn tới tỷ lệ thanh niên đăng ký
theo học các trường nghề và các trường trung học chuyên nghiệp tăng lên đáng kể. Giới trẻ ý
thức đầy đủ hơn và tích cực tham gia vào xây dựng xã hội học tập; nhiều người sẽ thực hiện
phương châm: ở đâu, làm gì, thời gian nào, cũng học tập và học tập thường xuyên, suốt đời. Số
giới trẻ đi du học nước ngoài tăng nhanh, nhất là thanh niên đi du học tự túc; số thanh niên tự
tìm kiếm học bổng đi du học nước ngoài tăng lên đáng kể. Giới trẻ mong muốn Nhà nước có
các chính sách khuyến khích thanh niên học tập nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề;
mong muốn được đào tạo trong môi trường học tập thân thiện và chất lượng đào tạo cao. Khả
năng trí tuệ của giới trẻ, năng lực tự chủ và tính năng động của giới trẻ có bước phát triển đáng
kể. Bộ phận thanh thiếu niên tiên tiến có quyết tâm cao, hoài bão lớn và luôn phấn đấu cống
hiến cho đất nước sẽ ngày càng đông đảo. Nhận thức chính trị của giới trẻ được tăng cường là
động lực tinh thần quan trọng để phát huy tính xung kích, tinh thần tình nguyện của đa số
thanh niênViệt Nam trong thời gian tới. Tỷ lệ giới trẻ tích cực phấn đấu gia nhập tổ chức
Đoàn, Đảng có xu hướng tăng. Ngòai ảnh hưởng của thế hệ “cha chú” trong cộng đồng gia
đình hay quốc gia - dân tộc, trong thời đại tòan cầu hóa, giới trẻ còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố văn hóa, tri thức, kinh nghiệm, giá trị và lựa chọn của các cộng đồng và cá nhân khác
trên thế giới. Với tất cả những điều kiện đó, thanh niên thường có xu hướng thử nghiệm nhiều
khả năng, nhiều lựa chọn, ngay cả khi họ còn chưa được chuẩn bị đủ tốt cho những thử
nghiệm đó, vì đối với họ, dù có phạm sai lầm vẫn có thời cơ làm lại, thử nghiệm lại. Và vì vậy,
phần đông giới trẻ thường có xu hướng hoài nghi, kiểm chứng lạinhững lựa chọn, chế định và
quan niệm của thế hệ đi trước, thậm chí cố tình phủ nhận,làm khác, coi đó như một phương
thức để khẳng định tư cách “người lớn” của mình. Đó là nguyên nhân thường dẫn đến những
“lệch chuẩn” trong ứng xử văn hóa của giới trẻ. Khi những thử nghiệm bị thất bại, những “lệch
chuẩn” bị lên án thì thanh niên sẽ rơi vào tình trạng bi quan, chán nản, phản kháng và thậm chí
là phạm tội. Trong một vài thập kỷ gần đây, những lối sống xa lạ, trái với thuần phong mỹ tục
của dân tộc đã xuất hiện trong đời sống xã hội, từ thành phố cho đến những vùng nông thôn.
Một bộ phận lớp trẻ hiện nay có tâm lý sống buông thả, quay lưng lại với văn hóa, giá trị đạo
đức truyền thống. Họ không thích hoặc thờ ơ với các bản nhạc, bài ca cách mạng, không quan
tâm đến các hình thức nghệ thuật, các dòng dân ca truyền thống; trái lại, tán dương và cổ vũ
cho những bài hát có nhịp điệu mạnh, như Rock, Rap hoặc những bài hát có nội dung phản
cảm. Cùngvới sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, trên các mạng thông tin
toàn cầu liên tục tuyên truyền các hình ảnh, tin tức, ấn phẩm độc hại, không phù hợp với
truyền thống văn hóa dân tộc. Điều này đã làm gia tăng tình trạng phạm tội ở một bộ phận giới
trẻ hiện nay. Vì lẽ đó, việc giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam
trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay là yêu cầu tất yếu, là một trách nhiệm nặng nề, cấp bách và
có ý nghĩa to lớn đối với toàn Đảng, toàn dân ta.

You might also like