You are on page 1of 2

Việt Nam là quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á – khu vực điển hình của vùng

văn hóa
phương Đông. Môi trường sống của cư dân phương Đông là xứ nóng sinh ra mưa nhiều tạo nên
các con sông lớn với những đồng bằng phù trú nên đã hình thành nghề trồng trọt. Chính vì vậy
mà chúng ta có những đặc trưng của nền văn hóa gốc nông nghiệp được thể hiện rõ nét trong
cách tổ chức đời sống, phương thức tư duy,lối ứng xử của người Việt và được xem là nét đặc
trưng trong văn hóa Việt Nam

Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, nghề trồng trọt buộc người dân phải sống định cư để
chờ cây cối lớn lên, ra hoa kết trái và thu hoạch. Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên
dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên. Người Việt mở
miệng là nói “lạy trời”, “nhờ trời”, “ơn trời”,…Người nông dân Việt Nam trong tâm thức luôn
coi trời là chỗ dựa cho nên có những câu ca dao rất gần gũi như:

Lạy trời mưa xuống

Lấy nước tôi uống


Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp

Hay như:

Ơn trời mưa nắng phải thì


Nơi thì bừa cạn nơi thì cày sâu

Trong tư duy, vì nghề nông, đặc biệt là nghề nông nghiệp lúa nước, cùng một lúc phụ thuộc vào
tất cả mọi hiện tượng thiên nhiên: đất, nước, mưa, nắng,…Nắng, mưa nhiều quá hoặc không
nắng, không mưa đều nguy hiểm cả nên người Việt có câu: “trông cho chân cứng đá mềm/ trời
yên biển lặng mới yên tấm lòng”. Cho nên trong nhận thức của người dân dần hình thành lối tư
duy tổng hợp, bao quát thiên về kinh nghiệm, trực giác, cảm tính và linh cảm. Tổng hợp kéo theo
biện chứng- cái mà người nông nghiệp quan tâm không phải là các yếu tố riêng rẽ mà là những
mối quan hệ qua lại giữa chúng. Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố, còn biện chứng là chú
trọng đến các mối quan hệ giữa chúng. Người nông dân ta quan sát từng yếu tố , hiện tượng của
tự nhiên để đúc kết ra kinh nghiệm trong sản xuất, trồng trọt. Và để có thể nhớ một cách dễ dàng,
có thể truyền lại cho nhiều đời, cha ông ta đã chuyển thể những kinh nghiệm khô khan đó thành
những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ gần gũi, giản dị, xúc tích: “Đêm tháng năm chưa nằm đã
sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Đó chính là đặc trưng tư duy của văn hóa gốc nông
nghiệp mà nông nghiệp lúa nước là điển hình

Trong tổ chức cộng đồng, con người nôn nghiệp ưa tổ chức xã hội theo nguyên tắc trọng tình,
chuộng sự hòa thuận, tương trợ, quan tâm đến láng giềng. Hàng xóm sống cố định lâu dài với
nhau phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu, ví dụ như trong câu
ca dao: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”/”Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”. Không chỉ là
tình làng nghĩa xóm, dân ta còn luôn ưa chuộng hòa bình , luôn có thái độ sống hòa thuận, tương
trợ nước láng giềng. Từ xưa, khi đất nước còn nghèo khó, vừa thoát khỏi chiến tranh, dân ta, bộ
đội ta đã không ngần ngại giúp đỡ nước bạn khi họ cần.

Lối sống trọng tình đưa đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng mẫu đề cao nguyên lý mẹ. Trong
truyền thống Việt Nam, tinh thần coi trọng ngôi nhà, coi trọng cái bếp và coi trọng người phụ nữ
là hoàn toàn nhất quán và rõ nét. Chính vì thế theo kinh nghiệm dân gian: “Ruộng sâu trâu nái
không bằng con gái đầu lòng”. Phụ nữ Việt Nam cũng chính là người có vai trò quyết định trong
việc giáo dục con cái: phúc đức tại mẫu, con dại cái mang. Vì tầm quan trong của người mẹ nên
trong tiếng Việt, từ cái với nghĩa là Mẹ đã mang thêm nghĩa “chính, quan trọng” ví dụ như: sông
cái, đường cái, đũa cái, cột cái, trống cái, ngón tay cái, máy cái,…

Trong cách thức tổ chức cộng đồng, lối tư duy tổng hợp và biện chứng của người Việt Nam dẫn
đến lối sống linh hoạt, luôn ứng biến cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Nguyên tắc trọng
tình cảm cũng là cơ sở của tâm lí hiếu hòa, tôn trọng và cư xử bình đẳng. từ đó xuất hiện nhiều
triết lí sống: “ ở bầu thì tròn, ở ống thì dài’, “nước nổi bèo trôi” thể hiện tính ứng biến, linh hoạt,
không ngại thay đổi để thích ứng phù hợp với môi trường, hoàn cảnh khách quan. Tuy nhiên mặt
trái là thói tùy tiện biểu hiện ở việc co giãn giờ giấc, sự thiếu tôn trọng pháp luật,…”một bồ cái lí
không bằng một tí cái tình”. Nó dẫn đến tệ “đi cửa sau” trong giải quyết công việc: ví dụ như việc
vi phạm các quy tắc giao thông như vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

Trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt của văn hóa
nông nghiệp còn quy định thái độ dung hợp trong tiếp nhận các yếu tố: Ở VN không có chiến
tranh tôn giáo mà ngược lại mọi tôn giáo trên thế giới đều được tiếp nhận và đều bình đẳng giữa
các tôn giáo. Đối phó với chiến tranh xâm lược, người Việt nam luôn hết sức mềm dẻo, hiếu hòa

You might also like