You are on page 1of 6

I.

Khái niệm chào hỏi của người Việt

- Hành vi chào là hành vi dùng lời nói để bày tỏ thái độ, tình cảm của một người đối
với một người, hoặc một nhóm người khi gặp mặt hoặc khi từ biệt.
- Trong văn hóa của người Việt thì hành vi chào là một nghi thức xã giao quan
trọng, có chức năng mở đầu hoặc kết thúc mọt cuộc giao tiếp. Lời chào biểu hiện
cho phong cách con người, nề nếp gia đình, thuần phong mỹ tục của địa phương
và cả dân tộc. Chào hỏi chính là nét văn hóa, tính nhân văn của cộng đồng người
Việt Nam.
- Người Việt rất coi trọng lời chào thông qua sự xuất hiện của các câu ca dao, tục
ngữ về việc chào hỏi như:

“ Lời chào cao hơn mâm cỗ ”

“ Dao năng liếc năng sắc


Người năng chào năng quen”

- Cách chào hỏi trong Tiếng Việt rất phong phú, đang dạng. Tùy thuộc vào vào đối
tượng, hoàn cảnh thậm chí cả ở mỗi địa phương, vùng miền cũng sẽ có cách sử
dụng các câu chào riêng biệt.

II. Các cách chào và thời điểm

1. Chào khi gặp gỡ và chào khi chia tay


*Chào trực tiếp:
- Hành vi chào trực tiếp có các hình thức biểu hiện được quy định chặt chẽ, do đó
dễ nhận diện trên bề mặt ngôn từ
- Theo các nhà ngôn ngữ học, chào trực tiếp là lời chào có chứa động từ vi “chào”,
“xin chào”, “kính chào”, “thưa”, “kính thưa”, ...Dựa vào kết quả khảo sát thì hành
vi chào trực tiếp khi gặp mặt được chia làm 5 kiểu và chào khi chia tay làm 4 kiểu
như sau:
STT Cấu trúc chào trực tiếp Ví dụ
Chào khi gặp mặt
1 Động từ ngữ vi “Thưa” + - Thưa ba, thưa má, con mới về ạ.
Sp2 (đối tượng giao tiếp) - Kính thưa đồng chí chủ tịch viện
hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

2 Động từ vi “Chào xin - Chào!


chào” - Sao đến trễ vậy?
Sp1 ( người nói) động từ
- Cháu chào bà ạ.
ngữ vi “Chào/Xin chào” +
Sp2 ( đối tượng giao tiếp)

3 Động từ ngữ vi (Xin) - Kính chào các đồng chí!


“Kính chào” + Sp2 (đối - Xin kính chào quý vị đại biểu!
tượng giao tiếp)

4 Sp1 (người nói) + Động từ - Chúng tôu hân hạnh chào mừng
ngữ vi “Chào mừng/chào quý khách đã đến với chương trình
đón” + Sp2 (đối tượng giao của chúng tôi!
tiếp)
5 Xin cho phép Sp1 được gửi - Xin cho phép tôi được gửi đến quý
đến Sp2 lời chào (gửi lời khán giả lời chào trân trọng nhất!
chào)

Chào khi chia tay


1 Động từ ngữ vi “thưa” + - Thưa bác, con về.
thông báo - Ừ, con đi cẩn thận nhé!
2 Động từ ngữ vi chào (+ - Chào bác, con về đây ạ.
thông báo)
3 Động từ “xin kính chào” - Xin kính chào quý vị.
4 Động từ “tạm biệt” - Tạm biệt em.
- Vâng, chúc anh ngủ ngon.

- Các kiểu chào trực tiếp trên đều thể hiện sự trang trọng, lịch sự của người tham gia
giao tiếp. Phần lớn các lời chào trực tiếp đều là lời chào mà Sp1 (Người nói) sử
dụng với Sp2 (đối tượng giao tiếp) là người nhiều tuổi hơn mình, hoặc dùng trong
các tình huống mở đầu và kết thúc các cuộc giao tiếp chính thức như cuộc họp, hội
nghị, hội thảo,..

*Chào gián tiếp:


- Hành vi chào gián tiếp, hay còn gọi là chào hàm ẩn, là hành vi mà người nói sử dụng
một hành vi ngôn ngữ này nhưng lại nhằm thực hiện một hiệu lực ở lời khác.
- Hành vi chào gián tiếp được biểu hiện thông qua các hành khác như: hỏi ( Bác đi chợ
sớm đấy ạ?), hô gọi (Ê, Lan!), xác nhận (Cậu đến rồi!), khen ( Áo mới đẹp thế!), chê (Ôi
trời, mặt mũi sao mà đen láng vậy!), giới thiệu (Mình là Lan. Còn bạn là...?), nhận xét
(Trông mày xanh xao quá. Mọi việc ổn chứ?), thông báo ( Tôi về đây.), trách móc
(Khiếp, dạo này sang chảnh quá, không nhận ra bạn cũ nữa à?),..
- Theo khảo sát qua các truyện ngắn, tiểu thuyết, phim, quan sát thực tế, ghi âm,.. có thể
liệt kê được 11 biểu thức chào gián tiếp khi gặp mặt và 6 biểu thức chào gián tiếp khi
chia tay trong tiếng việt như sau:

Biểu thức chào gián tiếp khi gặp mặt trong tiếng việt
STT Biểu thức chào gián tiếp Ví dụ
1 Hô gọi - Dì Bảy!
- Con về lâu chưa vậy?
2 Hỏi/Hỏi thăm - Dạo này bố cháu khỏe không?- Dạ, bố cháu
cũng khỏe hơn rồi ạ.
- Ê, đi đâu đấy?- Chào!
3 Khen - Dạo này trắng trẻo thế!
- Thật không? Tao mới đi Hàn Quốc về.
4 Chê - Cắt tóc kiểu gì buồn cười thế không biết .
- Kệ em. Em thấy đẹp là được.

5 Tự giới thiệu - Bác Tôn ơi, quê cháu ở Long Xuyên đây!
- Vậy à? Quê bác cũng ở Long Xuyên.
6 Mời mọc - Mời chị vào đây xơi bát cơm với bọn em!
- Cả nhà cứ ăn đi, tôi đi có việc một chút.
7 Chúc tụng - Chúc ông, bà năm mới dồi dào sức khỏe,
làm ăn phát đạt!
- Cảm ơn ông bà. Mời ông bà vào nhà chơi!
8 Thông báo - Nhài này, hết gạo rồi đấy.
- Khổ chưa, đã bò về tới nhà, giờ lại bò ra
chợ nữa à.
9 Trách móc - Quý hóa chưa kìa! Ngủ như hổ ngủ Gọi hết
cả hơi mà không ra đỡ người ta một tay...
- Có việc gì nữa đâu?
10 Xin lỗi - Xin lỗi, cô cần tìm ai?
- Thưa chị, tôi muốn hỏi về vụ xét xử vừa rồi.
11 Xin phép - Xin phép bác cho em vào nhà.
- Ừ, cậu vào đi. Lâu lắm mới thấy cậu sang.

Biểu thức chào gián tiếp khi chia tay trong tiếng việt
STT Biểu thức chào gián tiếp Ví dụ

1 Hứa hẹn - Hẹn gặp lại


- Ừ, gặp lại sau nhé!

2 Thông báo - Thôi, tui về nghe cậu


- Lúc nào rảnh bác lại qua em chơi nhen!
3 Mời mọc - Khi nào rảnh lại đến chơi nhé!
- Vâng, chào chị
4 Chúc - Chúc cậu mai thi thật tốt!
- Cảm ơn cậu. Tớ sẽ cố gắng hết sức.
5 Đề nghị - Còn anh thì không được ngủ ngon đâu, phải
mơ về em đấy!
- Ừ, anh nhớ rồi.
6 Xin phép - Xin phép bác cháu về ạ.
- Không dám, anh lại nhà.

2. Cách đáp lại lời chào


- Trong giao tiếp chúng ta có nhiều cách đáp lại lời chào có thể là trang trọng hay xuồng
xã, gần gũi. Vậy nên tùy vào từng tình huống và đối tượng giao tiếp mà ta có cách đáp lại
lịch sự và phù hợp nhất. Sau đây là những cách chào thông dụng nhất trong đời sống
hàng ngày:
+ Khi gặp người bằng tuổi (bạn bè) hoặc ít tuổi hơn chúng ta có thể thực hiện hành động
vẫy tay thay cho lời chào.

+ Đối với những người lớn tuổi hơn như ông bà, bố mẹ, bậc tiền bối nói chung chúng ta
hãy mỉm cười và dùng lời chào trang trọng để đáp lại.

+ Người Việt cũng có đáp lại lời chào bằng cách cúi đầu như người Nhật, nó không phải
là một quy tắc nhưng chúng ta vẫn thường bắt gặp mọi người thực hiện hành động gật
đầu thay cho lời chào. Đó là trong các trường hợp mà ta đang không tiện trả lời lại,
cách người lớn đáp lại người nhỏ tuổi hơn hay là nhân viên cửa hàng, khách sạn chào
khách hàng…
+ Hành động bắt tay đối phương cũng là một hình thức thường được sử dụng thay cho
lời chào, ví dụ như trong công việc gặp mặt đối tác, hay trong xã giao khi gặp người
mới. Hành động này thường phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.

+ Và một hành động tuy không thông dụng nhưng cũng là cách để đáp lại lời chào đó là
hành động ôm. Hành động này ảnh hưởng từ văn hóa của các nước phương Tây như
Anh, Mỹ và nó được thực hiện nhiều nhất ở các bạn trẻ.

You might also like