You are on page 1of 3

MỘT SỐ LƯU Ý VỀ MÔN NGỮ VĂN.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 điểm) (Tập trung vào thể loại truyện)
* Phần trắc nghiệm (8 câu = 4 điểm): Học sinh lưu ý các dạng câu hỏi:
1. Đề tài của văn bản: là phạm vi hiện thực được thể hiện
2. Phương thức biểu đạt.:
- Phương thức biểu đạt chính: tự sự
- Các phương thức được sử dụng: tự sự kết hợp…(miêu tả, biểu cảm…)
3. Ngôi kể.
- Ngôi thứ nhất: người kể xưng “tôi” → Tác dụng: câu chuyện chân thực, bộc lộ được tình cảm,
cảm xúc của người kể
- Ngôi kể thứ ba: người kể giấu mình. → Đảm bảo tính khách quan, dễ thay đổi không gian kể.
4. Lời kể của ai?
- Ngôi thứ nhất: lời kể của nhân vật “tôi” (nói rõ tên nhân vật)
- Ngôi kể thứ ba: người kể giấu mình.
5. Câu hỏi Tiếng Việt: Tìm phép tu từ: chú ý nhân hóa, so sánh, Tìm số từ, Tìm phó từ, Từ láy,
Nghĩa của từ (chú ý nghĩa trong ngữ cảnh)
(Dựa vào kiến thức đã học để chọn đáp án đúng)
6. Câu hỏi đọc hiểu về nội dung: đọc kĩ truyện, tìm chi tiết trong văn bản.
* Câu hỏi tự luận (2 câu = 2 điểm).
1. Câu hỏi rút ra bài học (hoặc tác giả gửi thông điệp gì?)
- Hãy đặt mình vào các nhân vật trong truyện để rút ra bài học: Nên làm gì? Không nên làm gì?
(Ví dụ: Bài học rút ra từ câu chuyện “Cái bình nứt”:
+ Không nên tự ti, buồn bã vì những khiếm khuyết của mình. Hãy cố gắng phát huy những điểm
mạnh của cá nhân)
+ Đừng coi thường, chê bai người khác.
+ Hãy yêu thương, đồng cảm với người khác và phát hiện ra những điểm tốt của người khác.)
2. Nêu cảm nhận về một chi tiết trong văn bản.
- Chi tiết nào? Ở vị trí nào trong truyện.
- Chi tiết đó góp phần thể hiện đặc điểm tính cách nào của nhân vật? Thể hiện chủ đề của truyện
như thế nào?
3. Khái quát đặc điểm nhân vật qua một chi tiết.
- Đọc kĩ các chi tiết và suy luận.

II. PHẦN VIẾT (4 điểm): Phân tích nhân vật trong một văn bản truyện đã học.
(Lưu ý:
- Viết bài văn thành 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; giữa các đoạn phải có sự liên kết…
- Tìm các chi tiết trong truyện: ngoại hình, hành động, lời nói… → phân tích các chi tiết → thể
hiện đặc điểm nào của nhân vật?
- Phát hiện những nét nghệ thuật chính trong việc khắc họa chân dung nhân vật và ý nghĩa xây
dựng hình tượng nhân vật.)
GỢI Ý PHÂN TÍCH NHÂN VẬT NGƯỜI BỐ.
1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm + giới thiệu nhân vật, nhận định khái quát về nhân vật.
2. Thân bài:
a. Phân tích đặc điểm nhân vật người bố.
* Bố là người rất yêu thiên nhiên.
- Bố có một khu vườn rất rộng, ở đó bố trồng đủ các loại hoa
- Hàng ngày, sau những giờ làm việc vất vả trên cánh đồng, bố thường dắt con ra vườn “thi nhau
tưới hoa”
- Những trò chơi thú vị của hai bố con diễn ra trong khu vườn mà đối tượng là những bông hoa
với biết bao hình dạng và mùi vị → thông qua những trò chơi, bố dạy con cách cảm nhận sự kì
diệu của thiên nhiên không chỉ bằng thị giác mà còn bằng tất cả các giác quan và cả tâm hồn; để
con thấy rằng “khi nhắm mắt” vẫn có thể nhìn thấy cả khu vườn, thấy “bông hồng ngay trong
đêm tối” , “bông hoa sẽ chỉ lối cho bạn, một lối đi an toàn và thơm ngát”
→ Bố yêu thương, nâng niu và trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên.
* Bố yêu thương con vô cùng.
- Bố luôn tận dụng mọi thời gian rảnh rỗi để vui chơi cùng con, dạy con các trò chơi thú vị: đoán
tên các loài hoa bằng cách sờ hình dạng, ngửi mùi hương và cả trò chơi nhắm mắt lại, tìm ra bố,
đoán bố đứng cách bao xa.
- Đó là những trò chơi không hề dễ dàng. Và kết quả thật tuyệt vời, từ chỗ đoán sai, con đã đoán
chính xác được tất cả tên các loài hoa trong vườn và còn đoán chính xác khoảng cách của người
khác dù nhắm mắt. Điều đó khiến chú Hùng còn phải thốt lên khen con có “đôi mắt thần” →
Qua hành động của bố, người đọc không chỉ cảm nhận được tình yêu thương con vô bờ bến mà
còn là sự bền bỉ, kiên nhẫn đáng ngưỡng mộ.
- Tình yêu con của bố còn thể hiện qua lời nói. Khi con đoán sai, bố nhẹ nhàng “không sao cả,
dần dần sẽ đoán đúng”, khi con đoán được tên của 2,3 loài hoa; bố “cười khà khà khen tôi tiến
bộ lắm”, “Phen này con sẽ đoán được hết các loài hoa của bố mất thôi” rồi “con có cái mũi
tuyệt nhất thế giới”.
→ Đó là những lời động viên khích lệ ân cần, đầy yêu thương. Chính những lời nói ấy khiến đứa
con có cảm nhận luôn có sự đồng hành của bố trong cuộc sống.
- Không chỉ yêu con, bố còn yêu thương tất cả mọi người. Điều đó được thể hiện trong mối quan
hệ với Tí. Dù không thích ăn ổi nhưng khi Tí tặng những trái ổi, bố đã ăn ngon lành bởi “vì nó,
bố ăn”. Bố có thể vượt qua nguy hiểm để cứu Tí. Khi phát hiện ra Tí bị đuối nước, bố “quăng
chén cơm, vội băng ra vườn” và nhảy xuống sông cứu Tí. Bố “nắm ngược hai chân nó dốc xuống
như làm xiếc”. Sự dũng cảm, lòng nhân hậu của bố đã mang Tí trở về với cuộc đời.
* Qua ngòi bút vô cùng tinh tế của tác giả, người đọc còn cảm nhận được bố là người có trái tim
nhân hậu, ấm áp và một tâm hồn phong phú.
- Điều đó được thể hiện qua quan niệm của bố về những món quà “Một món quà bao giờ cũng
đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó.” → Dường như với bố,
món quà không chỉ có giá trị vật chất mà còn chứa đựng giá trị tinh thần lớn lao không thể đo
đếm được.
+ Chính vì vậy, với bố: giấc ngủ của đứa con cũng là một món quà và “cả người tôi đều là món
quà của bố”.
- Quan niệm của bố về những cái tên cũng thể hiện sự ấm áp trong trái tim bố “Bố tôi nói, mỗi
cái tên là một âm thanh tuyệt diệu. Người càng thân với mình bao nhiêu thì âm thanh đó càng
tuyệt diệu bấy nhiêu” → Chính sự chân thành và nhân hậu của bố đã truyền sang con, để con
thích “gọi tên bố chỉ để nghe âm thanh” rồi ở trường, con thích gọi “Tí, Tí” để “lắng nghe âm
thanh từ cái tên của nó”.
- Tình yêu thiên nhiên của bố cũng là một biểu hiện của tâm hồn phong phú. Tình yêu ấy đủ lớn
để truyền sang con, bối đắp cho con một tâm hồn đẹp, để con biết lắng nghe, cảm nhận, trân trọng
vẻ đẹp thiên nhiên bằng tất cả tâm hồn và trái tim mình.
b. Nghệ thuật khắc họa nhân vật.
- Tác giả đã rất thành công khi khắc họa nhân vật qua hành động, lời nói, mối quan hệ với các
nhân vật khác. Bố còn hiện lên qua suy nghĩ của nhân vật tôi…
- Việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất, người kể là đứa con cũng là một dụng ý nghệ thuật của nhà văn
Nguyễn Ngọc Thuần…
→ Cách khắc hoạ này khiến vẻ đẹp của bố hiện lên chân thực, đa dạng. Sử dụng ngôi kể thứ nhất
còn có thể bộc lộ được tình cảm, cảm xúc của nhân vật một cách rõ nét. Chính lòng biết ơn, sự
kính trọng, ngưỡng mộ của con đã làm nổi bật những phẩm chất cao quý của bố.
c. Ý nghĩa hình tượng nhân vật: Nhân vật người bố đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn
tượng sâu sắc, khơi gọi biết bao suy nghĩ:
- Hãy yêu mến thiên nhiên. Vẻ đẹp của thiên nhiên sẽ bồi đắp vẻ đẹp tâm hồn, dạy cho chúng ta
biết bao điều thú vị: sự nhạy cảm, đức tính kiên nhẫn… Hãy lắng nghe và cảm nhận thiên nhiên
bằng tất cả các giác quan, bạn sẽ thấy mình có những khả năng vô tận, có thể thấy được “bông
hồng ngay trong đêm tối”, có thể nhắm mắt, mở cửa số, thế giới thiên nhiên muôn màu sắc vẫn
hiện hữu trong tâm trí bạn.
- Hãy mở lòng mình với những người xung quanh và đối xử, yêu thương họ bằng tất cả tấm lòng
chân thành.
- Nhân vật người bố nhắc nhở chúng ta phải biết trân trọng mỗi khoảnh khắc bên gia đình, hãy
yêu thương những người thân bằng tất cả trái tim mình. Câu chuyện về người bố cũng thức tỉnh
mỗi người về giá trị bền vững của gia đình, nó giúp ta hiểu rằng: dẫu thế giới bên ngoài có rộng
lớn bao la với muôn vàn điều hấp dẫn nhưng gia đình vẫn luôn là bến bờ bình yên nhất.
3. Kết bài: Nhấn mạnh, khái quát vẻ đẹp của nhân vật + sức sống của tác phẩm.

You might also like