You are on page 1of 14

Vợ chồng A Phủ

Tìm hiểu chung

1. Tác giả
- Tô hoài (1920 – 2014) quê hà đông hà tây nay là hà nội
- Hoạt động văn nghệ trong thời kì kccP và chống Mỹ
- Ông là nhà văn có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học việt
nam hiện đại.
- Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng đất
và đăc biệt gắn bó với vùng đất Tây Bắc. Cách kể chuyện của ông hấp
dẫn, ngôn ngữ phong phú giản dị và tinh tế
2. Tác phẩm
- HCST: là kết quả của chuyến đi thực tế lên tây bắc của tô hoài năm 1952
- Xuất xứ: in trong tập truyện “tây bắc” đạt giải nhất hội thi văn nghệ
1954-1955
- Đề tài: số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân nghèo miền núi trong xã
hội cũ (qua nhân vật Mị và A Phủ)
- Tố cáo tội ác của chế độ thực dân phong kiến miền núi, tiêu biểu là gia đình
thống lí Pá Tra
- Thương xót cho số phận và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân nghèo
miền núi

Phân tích
Dàn ý chung
1. Nhân vật Mị
a) Lai lịch
- Tên là Mị, người dân tộc Mông quê ở Hồng Ngài, Tây bắc
- Cách xuất hiện
+ quay sợi gai, bên tản đá, cạnh tàu ngựa
+ Mặt buồn rười rượi đối lập với sự giàu sang nhộn nhịp của nhà thống lí
 Gợi sự tò mò

+ từ hiện tại quay về quá khứ


 Gợi sự tò mò
b) Tính cách
- Thời thanh xuân tươi đẹp: đầy sức sống
- Sau khi về làm dâu nhà thống lí
+ thời gian đầu: có ý thức phản kháng
+ thời gian sau: tê liệt sức phản kháng
+ đêm mùa xuân: sức sống tiềm tàng thức tỉnh
+ đêm mùa đông: sức sống tiềm tàng. Mãnh liệt bùng dậy
c) Số phận
- Bị áp bức => tự giải phóng
- Tiêu biểu cho số phận và vẻ đẹp của người nông dân nghèo miền núi thời
kì thực dân phong kiến
- Con đường giải phóng và con đường đến với cách mạng của người nông
dân nghèo
d) Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Miểu tả nội tâm tính tế
- Đặt trong tình huống hấp dẫn, éo le -> bộ lộ tính cách
- Điểm nhìn trần thuật hợp lí, linh hoạt
e) Ý nghĩa
- Khắc họa sinh động bức trnanh đời sống của người nông dân nghèo miền
núi trong xh cũ
- Thương xót cho tình cảnh bi thảm của người lao động nghèo miền núi
- Lên án tố cáo tội ác của giai cấp pk thực dân
- Ngợi ca vẻ đẹp của sức sống mạnh mẽ mãnh liệt
 Giá trị hiện thực và giá tị nhân đạo

PHÂN TÍCH

1. Nhân vật Mị


a) Lai lịch
- Mị là cô gái dân tộc Mông sống ở Hồng Ngài Tây Bắc
- Cách giới thiệu nhân vật
+ Hình ảnh Mị thường xuất hiện khi “quay sợi gai, bên cạnh tảng đá
trước cửa, cạnh tàu ngựa”. Tất cả đều là vật vô tri vô giác gợi liên tưởng
về tâm hồn nhỏ bé và thân phận thấp hèn của Mị. Nhà văn liệt kê hàng
loạt những công việc khiến người đọc liên tưởng Mị như một công cụ lao
động cho nhà thống lí Pá Tra
+ Đặc biệt khuôn mặt “buồn rười rượi” và hành động “cúi mặt” tương
phản với không khí nhộn nhịp và sự giàu có của nhà thống lí càng khiến
người đọc tò mò về thân phận của cô gái này
+ Từ hình ảnh hiện tại, Tô Hoài quay ngược thời gian về quá khứ kể về
lai lịch của Mị. Cách trần thuật ấy, thêm một lần nữa gợi sự tò mò và sự
hứng thú cho người đọc
b) Tính cách
b.1) Thời thanh xuân
- Từ cách mở đầu ấn tượng, nhà văn nhập vào nv Mị để kể lại câu
chuyện cuộc đời
+ Lúc còn trẻ, Mị xinh đẹp, trẻ trung, yêu đời “thổi kèn lá cũng hay
như thổi sáo”, có biết bao người mê Mị và Mị cũng có người yêu
- Đặc biệt người đọckhông thể quên được câu nói đầu tiên của nv trong tác
phẩm “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả
nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Câu nói ấy chúng tỏ sự
trưởng thành và ý thức của một cô gái hiếu thảo, khao khát sống và có
khát vọng tự do
- Với nhan sắc ấy, tâm hồn ấy, tính cách ấy Mị xứng đáng hưởng một cuộc
sống hạnh phúc
b.2) Sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra
* Thời gian đầu
- Cô gái xinh tươi yêu đời đã bị cắt ngang tuổi thanh xuân bởi món nợ
truyền kiếp. Mị bị A Sử bắt về làm vợ. Cô gái trẻ trung ấy đã phản kháng.
Mị khóc, Mị bỏ trốn bất chấp cường quyền, thần quyền. Mị không chấp
nhận bị đày đọa. Mị nghĩ đến cái chết, sẵn sàng chết để được tự do.
Những hành động của Mị khi mới về làm dâu nhìn chung còn tiêu cực
nhưng nó chứng tỏ ở người con gái bé nhỏ ấy vẫn còn tiềm tàng một sức
sống. Mị bản lĩnh mạnh mẽ, những phản kháng đầu tiên chính là những
con sóng ngầm đợi thời điểm để bùng lên thành bão tố.
* Sau một thời gian làm dâu
- Vì thương cha, Mị đã ném nắm lá ngón xuống đất như ném đi khát vọng
tự do của mình. Từ đó ta bắt gặp một chân dung cô Mị hoàn toàn khác
+ Trước hết Mị sống một cuộc đời khổ sai về thể xác. Giai cấp thống trị
miền núi đã biến Mị thành một công cụ lao động. Thời gian cuộc đời Mị
tính bằng công việc, từ việc này đến việc khác, từ mùa nọ đến mùa kia,
hết năm này sang năm khác
+ Tuy nhiên đó chưa phải là điều đau đớn nhất. Nỗi đau của Mị còn thê
thảm hơn ở mặt tinh thần. Lúc này Mị không còn nghĩ đến cái chết nữa.
Mị tồn tại như một cái bóng. Mị tự so sánh mình với thân phận một con
rùa lùi lũi trong xó cửa. Mị đang buông xuôi bỏ mặc cho số phận. Nói
chính xác hơn là sống lâu trong cái khổ bi hành hạ lâu ngày, Mị đã tê liệt
sức phản kháng
- Mị vô thức trước thời gian và mất cảm giác về không gian: “ở cái buồng
Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc
nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”.
Tô Hoài đã rất tinh tế khi đã dành cả một đoạn văn để miêu tả chi tiết căn
phòng Mị ở. Căn phòng nhỏ hẹp và tối tăm ấy chẳng khác gì một nhà tù
âm u đang giam hãm cuộc đời Mị. Giọng văn của Tô Hoài vừa thương
cảm xót xa vừa gay gắt tố cáo sự tàn ác dã man của gia cấp thống tị miền
núi. Chính chế độ xã hội ấy đã biến một người con gái trẻ trung xinh đẹp
yêu đời trở thành một con người trơ lì, chai sạn
* Cuộc trỗi dậy lần thứ nhất: đêm tình mùa xuân
- Nguyên nhân:
+ Thiên nhiên mùa xuân gợi cảm
+ Không khí mùa xuân rộn ràng đầy sức sống
+ Tiếng sáo
 Từ hiện tại nhớ về quá khứ
 Đánh thức cảm xúc

+ Men rượu

 Uống tự do
 Uống tủi hờn
- Diễn biến tâm trạng:
+ Nhớ về quá khứ
 Quá khứ tươi đẹp
 Tự hào (trẻ đẹp, nhiều người yêu)
+ Nhận thức hiện tại
 Giá trị bản thân bị rẻ rúng
 Sự bất hạnh bất công
 Muốn chết để giải thoát
- Hành động
+ Thắp đèn
 Ý thức bóng tối
 Khao khát ánh sáng
 Làm đẹp thể hiện sự yêu đời
 Muốn đi chơi thể hiện khát vọng giải phóng bản thân
- Đánh giá
+ Sự logic trong tâm lí
+ Kết quả
Bề ngoài: thất bại
Thực chất: thành công (đánh thức sức sống tiềm tàng)
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí, ngôn ngữ độc thoại
+ Tư tưởng nhân đạo sâu sắc
PHÂN TÍCH
- Mị đã sống không biết ngày tháng, lặng lẽ và vô cảm. Tuy nhiên sâu
thẳm bên trong tâm hồn cô gái ấy vẫn luôn có ý thức hướng vọng ra bên
ngoài. Chi tiết Mị ngồi trong căn buồng tối nhìn ra ô cửa nhỏ là bằng
chứng. Đây chính là tiền đề để tâm lí để Tô Hoài khai thác sức sống tiềm
tàng của Mị
- Bản chất Mị là một cô gái yêu đời có sức sống mãnh liệt, chẳng qua là vì
hoàn cảnh nên mị chưa có dịp thể hiện. Khi có điều kiện, ngọn lửa trong
lòng Mị sẽ cháy trở lại
+ Điều kiện ấy chính là không khí mùa xuân. Tô hoài được xem là cây
bút có khả năng miêu tả cảnh đặc sắc. Thật vậy, mùa xuân Hồng Ngài đã
được miêu tả sinh động và gợi cảm “Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc
gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng”, “những chiếc váy đã đem ra phơi trên
mõm đá, xòe như những cánh bướm sặc sỡ”. Tô Hoài chú ý miêu tả một
mùa xuân rực rỡ sắc màu và rộn rã âm thanh. Mùa xuân gắn liền với tuổi
trẻ và sức sống. ở miền núi, đó cũng là mùa trai giá hẹ hò với nhau, vì thế
không khí mùa xuân cũng đã đánh thức một cô Mị trẻ trung yêu đời.
+ Mùa xuân cũng là mùa của tiếng sáo gọi bạn tình. Âm thanh của hiện
tại đã chở kí ức tuổi thanh xuân về với Mị. Mị đang sống trong tiếng sáo
của một thời thanh xuân tươi đẹp. Nó đánh thức khát vọng yêu đương
trong lòng cô gái trẻ.
+ Trong không khí của ngày vui xuân, Mị đã uống rượu. Nhưng cách
uống rất lạ: “uống ừng ực từng bát”. Dường như Mị đang uống hết những
tủi hờn, dường như Mị đang uống với khát khao tự do
 Tóm lại tất cả các yếu tố từ không khí mùa xuân đến tiếng sáo gọi bạn
tình và cả men rượu đã cùng cộng hưởng tạo thành lực tác động mạnh
mẽ đến tâm hồn trẻ trung và ham sống của Mị.
- Nhà văn Tô Hoài đã thành công trong việc miêu tả tỉ mỉ diễn biến tâm lí
nhân vật Mị trong đêm tình màu xuân.
+ Trước hết sống trong không khí mùa xuân, Mị trở lại thời con gái. Sự
sống đang trỗi dậy trong tâm hồn thì quá khứ dần hiện ta một cách sinh
động “ngày xưa Mị thổi kèn lá cũng hay như thổi sáo, có biết bao người
mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Tô hoài đã cho Mị nhìn lại quá khứ
thanh xuân tươi đẹp và hạnh phúc. Lòng Mị tràn trề niềm tự hào và vui
sướng.
+ Càng tự hào về quá khứ bao nhiêu, Mị càng đau đớn khi nhận thức về
thực tại bấy nhiêu
 Mị đã sống trong những tháng ngày đày đọa đầy đau đớn. Lúc này,
Mị nhận thức rõ giá trị bản thân “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị
muốn đi chơi”. Ba câu văn ngắn ngọn nhưng diễn tả cụ thể nỗi
lòng của nhân vật. Tô hoài đã sử dụng lời văn gián tiếp, lời của nhà
văn hòa với lời của nhân vật để diễn tả đặc sắc nội tâm phức tạp
của Mị.
 Khi Mị ý thức về tuổi trẻ, Mị hiểu mình có quyền được yêu và
hạnh phúc, nhưng làm sao Mị đạt được khát vọng ấy khi đang phải
sống kiếp trâu ngựa ở nhà A Sử. Lúc này ta không còn thấy một cô
Mị cúi gằm mặt xuống và chẳng biết suy nghĩ, ngược lại là một cô
Mị có ý thức rõ sự bất hạnh trong cuộc hôn nhân bởi món nợ
truyền kiếp “huống chi Mị và A Sử không có lòng mà phải sống
với nhau”. Mị đã thấy được sự bất công của cuộc đời mình. Vì thế
mị muốn tự tử “Nếu co nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn
cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa”. Nỗi lòng ấy cho thấy
khát vọng muốn được giải thoát cả nhân vật Mị. Mị không chấp
nhận thực tại đau khổ. Khát vọng tự do cao hơn cả mạnh sống.
- Khi tâm hồn đã trỗi dậy, sức sống mãnh liệt trở thành hành động. Tô
Hoài đã miêu tả hàng loạt hành động của Mị
+ Trước hết, Mị thắp đèn cho sáng hơn. Hành động ấy chứng tỏ Mị ý
thức được bóng tối đang vây bọc cuộc đời mình. Đấy không chỉ là bóng
tối của căn buồng mà còn là bóng tối của số phận. Lúc này MỊ khao khát
bước ra ánh sáng.
+ Mị bắt đầu làm đẹp, cuốn tóc và mặc váy hoa. Thông thường khi người
ta ý thức trnag điểm cho bản thân thì cũng có nghĩa người đó còn yêu
đời, còn ham sống. quy luật ấy cũng đúng với Mị
+ Mị muốn đi chơi và chuẩn bị đi chơi. Khát vọng đã được thúc đẩy
thành hành động. Có thể tháy người kể chuyện rất tinh tế khi miêu tả âm
thanh tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị. Chính âm thanh có sức gợi và sức
lan tỏa ấy dã hối thúc Mị hành động theo trái tim mình.
 Thông qua diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị, Tô Hoài đã miêu tả
sinh động sức sống tiềm tàng trong tâm hồn ấy.
 Đánh giá
+ Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị khiến mọi người ngạc
nhiên, nhất là A Sử. Tuy nhiên nó là kết quả logic từ tâm hồn và hành
động của Mị, mị đã làm tất cả trong lặng lẽ, bình thản nhưng vẫn nói
lên sự quyết liệt của một cô gái mạnh mẽ.
+ Cuộc giải thoát của Mị không thành công bởi A Sử đã tàn nhẫn trói
Mị lại. Tuy nhiên A Sử chỉ giam hãm được thể xác chứ không thể cầm
tù tâm hồn Mị. Mị vẫn sống trong tiếng sáo, vẫn đi chơi trong tiếng
sáo gọi bạn tình. Có thể nói, cuộc trỗi dậy của Mị trong đêm tình mùa
xuân minh chứng cho sức sống mạnh mẽ quyết liệt của con người
miền núi mà bọn thống trị không thể tàn phá được.
+ Tô Hoài đã thành công trong việc phát hoạn tâm lí nhân vật theo
một logic biện chứng (vận động). Ngôn ngữ độc thoại nội tâm được
sử dụng đặc sắc hiểu quả.
+ Quan trọng hơn, đằng sau những câu chữ là tấm lòng của người kể
chuyện, một tấm lòng yêu thương dành cho con người bị đày đọa bởi
xã hội thực dân phong kiến miền núi tàn bạo
*. Cuộc trỗi dậy lần hai (cởi trói cho A Phủ trong đêm mùa đông)

- Hoàn cảnh:

+ Đêm mùa đông lạnh và buồn => khát khao tình cảm

+ Cuộc gặp gỡ với A Phủ

- Diễn biến tâm trạng (giọt nước mắt):


+ Nhớ quá khứ: đau đớn => thương mình
+ Đồng cảnh => đồng cảm => thương người
+ Nhận thức bất công => muốn đánh đổ bất công
- Hành động
+ Cởi trói cho A Phủ
o Sợ: tâm lí bình thường
o Cắt dây trói: tình thương lớn hơn nỗi sợ
o Tình hữu ái giai cấp => sức mạnh chiến thắng nỗi sợ

+ Chạy theo = bỏ trốn

So sánh 3 lần bỏ trốn

.) lần 1: muốn chết

.) lần 2: đi chơi

.) lần 3: muốn sống

Ý nghĩa

.) bản năng sống

.) tự giải phóng

- Đánh giá
+ Bất ngờ nhưng hợp lí
+ NT miêu tả tâm lí
+ Câu văn ngắn miêu tả hành động
+ Tư tưởng nhân đạo: tìm đường đi cho nhân vật
PHÂN TÍCH:
- Sau đêm mùa xuân Mị vẫn trở về cuộc sống đầy đọa ở nhà thống lí Pá tra
cho tới một hôm, một sự kiện mang tên A phủ đã làm thay đổi cuộc đời
Mị. Đó là cuộc gặp gỡ với A Phủ.
+ A Phủ vốn là vị cứu tinh cho người làng khi dám đánh lại con quan
thống lí. Xuất thân thấp kém (mồ côi, nghèo khó, đi làm thuê làm mướn)
nhưng A Phủ là chàng trai bộc trực, dũng cảm, bản lĩnh, mạnh mẽ. Vì
đánh A Sử mà A Phủ mang trọng tội bị bắt làm người ở gạt nợ. Làm mất
một con bò, A Phủ bị trói đứng, hành hạ, cận kề cái chết.
+ Trong khi đó, Mị lại trở về với thời gian cầm tù câm lặng. Mị khép kín
mình trước những diễn biến xung quanh. Thậm chí khi chứng kiến cách
A Phủ bị đánh đập, bị trói đứng từ đêm này sang đêm khác, Mị vẫn lạnh
lùng, “thản nhiên thổi lửa, hơ tay”. Phải chăng Mị là con người vô cảm?
Sự thật là những cảnh như thế này vẫn thường xuyên diễn ra trong ngôi
nhà này, đã trở thành quen thuộc, khiến con người ta trở thành chai sạn đi
+ Tuy nhiên không khí mùa đông làm Mị biết lạnh và sợ nỗi buồn, sưởi
lửa hơ tay dù cho có bị “A Sử đá ngã, ngay xuống cửa bếp”. Khát khao
hơi ấm cũng chính là khát khao tình người. Trạng thái tâm lí ấy vẫn thấp
thoáng ở Mị.
- Diễn biến tâm trạng: Mị vẫn thản nhiên trước cảnh A Phủ bị trói đứng
cho tới khi vô tình nhìn thấy nước mắt lấp lánh của A Phủ “một dòng
nước mắt lấp lánh đã bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Giọt nước
mắt ấy là chi tiết có ý nghĩa sâu sắc mở ra thế giới cảm xúc trong tâm hồn
mị
+ Dòng nước mắt của A phủ gợi nhớ đến QK đau thương của Mị đã từng
trải qua. Một dòng ký ức lướt về rất mạnh trong tâm trí Mị “Mị chợt nhớ
lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng như thế kia.
Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi
được”.
+ QK đau thương hiện về: Mị từng bị trói đứng, từng nhiều lần khóc nên
mị xót xa cho A Phủ như xót xa cho chính bản thân mình. Từ thương
mình đến chỗ thương người đồng cảnh ngộ là một quá trình không dễ
dàng. Đó chỉ có thể là kết quả của thái độ đồng cảm sâu sắc.
+ Qua đó, tô hoài muốn khẳng định: dù giai cấp thống trị ở miền núi có
ra sức đày đọa áp bức cũng không thể hủy diệt được những tình cảm đẹp
đẽ trong tâm hồn của người dân nghèo miền núi.
+ Trong khoảnh khắc ngắn ngủi cảm động ấy, Mị đã nghĩ gần nghĩ xa,
nghĩ đến số phận đau khổ của những người đàn bà ngày trước cũng ở
trong cái nhà này. Mị đã nhận thức rõ sự bất công khi giai cấp thống trị
đày đọa con người đến mức phải chết “chúng nó thật độc ác”. Câu hỏi
“người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ…. Mị phảng phất nghĩ như
vậy” cho thấy sự băn khoăn của Mị trước cái vô lí, bất công xã hội. Đặt
câu hỏi về nó cũng đồng nghĩa mị đã ý thức về sự bất công muốn đánh đổ
nó
- Tâm lí ấy đã tác động đến một loạt những hành động của Mị:
+ Mị quyết định cởi trói cho A Phủ dù biết rằng bao tai họa đang chờ
mình phía trước. Sợ là phản ứng tâm lí tự nhiên khi con người ta nhìn
thấy hậu quả của việc sắp làm. Tuy nhiên trước cảnh tượng A Phủ bị đyà
đọa và giọt nước mắt tuyệt vọng thương tâm, Mị không để nỗi sợ hãi lấn
át tâm trí mình. Hành động ấy cho thấy trong lòng Mị, trong tâm hồn
những người nông dân nghèo miền núi ấy tình thương còn lớn hơn cả nỗi
sợ hãi. Như vậy, từ thương mình đến đồng cảm thương người, Mị đã
hành động để cứu người. Tô Hoài đã khái quát nên một chân lí, chứng
minh rằng tình hữu ái giai cấp là động lực tạo nên sức mạnh, giúp người
nông dân nghèo xóa bỏ áp lực bất công
+ Sauk hi cởi trói cho A Phủ, mị đứng lặng trong bóng tối. Tô Hoài đã
viết những câu văn thật ngắn, thật súc tích với nhịp điệu nhanh để diễn tả
khoảnh khắc thiêng liêng ấy. Khi người đàn bà khốn khổ ấy quyết định
bỏ trốn: “rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn bang đi”.
Cuộc đời của Mị đã ba lần bỏ trốn những mỗi lần mỗi khác. Lần thứ nhất
là lúc Mị mới về làm dâu nhà thống lí, Mị bỏ trốn về nhà với cha, muốn
chết để giải thoát. Lần thứ 2, tiếng sáo gọi bạn tình và men rượu say đã
khiến Mị muốn bỏ trốn đi chơi. Ở lần thứ 3 này, Mị bỏ trốn vì một mục
đích hoàn toàn khác – bỏ trốn để được tự do. Và nguyên nhân thúc đẩy
Mị vừa mang tính bản năng, sợ bị A Sử bắt trói thay vào chỗ của A Phủ,
vừa là sự trỗi dậy của khát vọng sống của tình yêu tự do. Đó cũng là sự
tỉnh táo ý thức của Mị để giải phóng chính bản thân mình. Đây cũng là
quá trình tìm con đường tự giải phóng của người nông dân nghèo miền
núi
 Hành động cởi trói cho a phủ của mị rất táo bạo, bất ngờ khiến người
đọc ngạc nheien. Tuy nhiên, xem xét về hoàn cảnh của mị thì thấy rõ
ràng hành động phản kháng của Mị dũng cảm, bất ngờ nhưng lại hợp
lí. Bởi vì, đó là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng mãnh liệt, bị
đàn áp, bị đè nén, đã trỗi dậy mạnh mẽ. Cuộc trỗi dậy lần thứ 3 của
mị cho thấy sức mạnh lớn lao vì Mị đã dám chống lại cả cường quyền
và thần quyền.
+ Tô Hoài đã chứng tỏ tìa năng NT khi sử dụng lớp ngôn ngữ giản dị,
ngắn gọn để truyền tải cả thế giới tâm trạng và hành động của nhân
vật. Miêu tả cuộc trỗi dậy thành công của nhân vật Mị, tác giả cũng
gửi đến người đọc một thông điệp nhân đạo: nếu có tình yêu thương
và khát vọng sống, con người sẽ vượt qua những vật cản bất công để
giải phóng cuộc đời mình.
+ Tô Hoài viết về nhân vật Mị, một số phận tiêu biểu cho những số
phận của những người phụ nữ miền núi trong xã hội thực dân PK. Tuy
nhiên, với tư cách nhà văn, Tô Hoài không rơi vào bế tắc như Nam
Cao khi viết về “Chí Phèo”. Tô Hoài đã tìm đường đi cho nhân vật
qua chi tiết “Mị đến Phiềng Sa với A Phủ”. Việc Mị cởi trói cho A
phủ và giải phóng cho chính mình có thể được coi là cuộc đấu tranh tự
phát. Đến Phiềng Sa, dưới sự hướng dẫn của A Châu, cán bộ CM, Mị
sẽ biết đấu tranh tự giác để giải phóng chính mình và cho quê hương
c) Số phận
- Mị tiêu biểu cho số phận đau khổ bị đày đọa và cũng tiêu biểu cho vẻ đẹp
phẩm chất với sức sống mãnh liệt của người nông dân nghèo miền núi
dưới chế độ thực dân nửa PK
- Con đường đi của Mị cũng là con đường đến với CM của người noogn
dân trong xh cũ từ đấu tranh tự phát đến tự giác, từ giả phóng bản thân
đến giải phóng quê hương
d) NT xây dựng nhân vật
- Là một cô gái đa cảm, tâm hồn phong phú, nhạy bén. Mị có đời sống nội
tâm sâu lắng, phức tạp đầy cảm xúc. Đây là kiểu nhân vật nội tâm, tâm
trạng
- Điểm nhìn cũng linh hoạt, có lúc nhà văn đứng bên ngoài quan sát, có lúc
lại để nhân vật tự lên tiếng trỉa nghiệm. Vì thế Mị nghĩ nhiều và nói ít
- Nội tâm của nv Mị còn được thể hiện bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm,
vừa sinh động,vừa sâu sắc
- Không miểu tả chân dung ngoại hình cũng là cách để Tô hoài làm nổi bật
thế giới nội tâm của nhân vật
e) Ý nghĩa
- Qua nv Mị, tô Hoài đã khắc họa sinh động bức tranh đời sống của người
nông dân nghèo miền núi trong xh cũ
- Tô hoài thương xót cho tình cảnh bi thảm của người lao động nghèo miền
núi. Từ đó, lên án, tố cáo tội ác của giai cấp pk thực dân. Đặc biệt nhà
văn ngợi ca vẻ đẹp của sức sống mạnh mẽ, mãnh liệt của họ. Đó là biểu
hiện của tấm lòng nhân đạo sâu sắc
2. Nhân vật A Phủ
a) Lai lịch
- Tên: A Phủ, người dân tộc Mông ở Hồng Ngài Tây Bắc
- Cách xuất hiện
+ Bất ngờ (đánh A Sử – con quan thống lí)
+ những động từ mạnh, hành động nhanh chóng mạnh mẽ
+ Ấn tượng: hiên ngang, dũng cảm
b) Tính cách
- Tuổi thơ bất hạnh nhưng bản lĩnh mạnh mẽ
- Trưởng thành:
+ giỏi giang
+ mạnh mẽ
+ sống mãnh liệt
c) Số phận
- Người ở trừ nợ = công cụ lao động
- Giải phóng bản thân -> giải phóng quê hương
d) Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Bằng hành động
- Nhà văn đứng bên ngoài quan sát, miêu tả
Tổng kết
1. Giá trị nhân đạo hiện thực
a) Giá trị hiện thực
- Tác phẩm đã tái hiện bức tranh hiện thực đời sống miền núi thời kì phong
kiến thực dân. Tô hoài đã phản ánh chân thực nỗi khổ của người dân
nghèo bị đày đạo thể xác lẫn tinh thần ( phân tích nỗi khổ của Mị và A
Phủ). Nhà văn cũng vạch tràn bộ mặt tàn nhẫn dã man của giai cấp thống
trị miền núi (thống lí Pá Tra và A Sử)
- Qua tác phẩm, Tô Hoài cũng đã khái quát những quy luật xã hội:
+ Đó là quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa hoàn cảnh, môi trường
sống và tính cách con người bị đày đọa lâu ngày trong một thời gian phi
nhân tính. Những con người đầy hi vọng sống như Mị và A Phủ cũng có
thể bị tê liệt sức phản kháng.
+ Quy luật “tức nước vỡ bờ”, có áp bức có đấu tranh.
+ Tình hữu ái giai cấp sẽ tạo nên sức mạnh để con người tự giải thoát cho
mình và giải phóng cho người cùng giai cấp.
+ Con đường đi chung cho những người dân nghèo là từ đáu tranh tự
phát dến tự giác dưới sự dẫn đường của Cách mạng, người dân nghèo sẽ
tìm thấy hạnh phúc.
b) Giá trị nhân đạo
- Tác giả thể hiện cái nhìn ngợi ca về thiên nhiên và con người Tây Bắc
- Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ thơ mộng với mùa xuân gợi cảm và những
phong tục sinh hoạt hấp dẫn
- Con người Tây Bắc đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn, từ phẩm chất đến
hành động mà nổi bật là sự sống tiềm tang, mãnh liệt
- Nhà văn cũng bộ lộ lòng thông cảm sâu sắc với những đau khổ tủi nhục
bất công mà đồng bào miền núi phải gánh chịu dưới ách thống trị phong
kiến thực dân
- Càng yêu thương trân trọng con người, nhà văn càng lên án tội ác dã man
tàn bạo của giai cấp thống trị PK miền núi trước CMT8, đã dẩy những
con người có phẩm chất tốt đẹp vào bi kịch đau khổ
- Bằng tư tưởng CM, Tô Hoài đã tìm đường đi cho nhân vật, giúp họ giải
phóng cuộc đời mình, giải phóng quê hương. Đó chỉ có thể là con đường
đoàn kết giai cấp đi theo CM. Đây chính là điểm khác biệt giữa Mị và A
Phủ với Chị Dậu và Chí Phèo. Sự khác biệt này là do tính chất thời đại
2. Đặc sắc nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật
+ Phân tích tâm lí nhân vật sâu sắc
+ Điểm nhìn trần thuật linh hoạt
+ Ngôn ngữ độc thoại nội tâm truyền cảm hấp dẫn
+ Bút pháp đa dạng phong phú: 2 nhân vật chính được xây dựng với bút
pháp khác biệt. Mị là nhân vật tâm trạng trong khi A Phủ là nhân vật
hành động
- Nghệ thuật tả cảnh hấp dẫn. Tô Hoài có sở trường trong việc miêu tả sinh
động bức tranh thiên nhiên và phong tục tập quán. Đặc biệt là ở miền núi
Tây Bắc
- Nghệ thuật trần thuật đặc sắc
+ Cách giới thiệu nv hấp dẫn
+ Điểm nhìn trần thuật linh hoạt
+ Đan cài các tình tiết khéo léo làm cho mạch truyện hấp dẫn mà vẫn
logic chặt chẽ
- Ngôn ngữ sinh động đậm đà màu sắc địa phương. Giọng điệu sâu lắng
đầy yêu thương và cảm thông sâu sắc
ĐỀ LUYỆN TẬP
Đề 1: cảm nhận hình tượng nv Mị trong đoạn văn “Ai ở xa về … bố đừng
bán con cho nhà giàu”
Đề 2: cảm nhận hình tượng nv Mị trong đoạn văn “Lần lần mấy năm
qua… bao giờ chết thì thôi”
Đề 3: cảm nhận hình tượng nv Mị trong đoạn văn “Ngày tết Mị cũng
uống rượu … không bằng con người”
Đề 4: cảm nhận đoạn văn: “Những đêm mùa đông trên núi cao… hai
người lẳng lặng đỡ nhau lao xuống dốc núi”
Đề 5: cảm nhận chi tiết tiếng sáo trogn truyện ngắn VCAP
Đề 6: cảm nhận chi tiết Mị bỏ trốn theo A Phủ và người vợ nhặt theo
Tràng về nhà

You might also like