You are on page 1of 5

A.

Bài Tự Tình - Hồ Xuân Hương


1. Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi, cô đơn, tủi hổ của Hồ Xuân Hương
- Thời gian - không gian:
+ Đêm khuya
+ Âm thanh văng vẳng: cảm nhận âm thanh bằng thính giác (từ xa vọng lại, lúc cao lúc thấp, không rõ ràng),
nghe thời gian trôi
Đây là một motif trong thơ HXH:
“Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì? Thương chồng nên khóc tỉ ti” (Bỡn bà lang khóc chồng)
“Văng vẳng tai nghe tiếng khóc chồng” (Dỗ người đàn bà chồng chết)
“Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom” (Tự tình I)
+ Tiếng trống canh dồn: nhịp gấp gáp, lien hồi của tiếng trống trong tâm thức, cảm nhận của nhân vật, thể hiện
bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng, trăm mối tơ lòng không thể gỡ mà thời gian thì cứ trôi
đi.
- Cảm nhận sự bẽ bàng của duyên phận:
+ Nghệ thuật đảo ngữ: từ trơ (trơ trọi) → nhấn mạnh sự tủi hổ, bẽ bàng
+ Hồng nhan là hai chữ nói về dung nhan, vẻ đẹp của người thiếu nữ mà lại đi với từ cái thì thật là rẻ rung, mỉa
mai => cái đẹp k được coi trọng
+ Cái hồng nhan lại trơ ra với nước non ý chỉ vẻ đẹp của người thiếu nữ không được ai/người quân tử nào đoái
hoài tới, đó cũng là sự dãi dầu, cay đắng, bạc phận của người phụ nữ đẹp. (Liên tưởng tới Kiều) Thế nhưng nó
cũng là sự thách thức khi kết hợp với nước non: sự bền gan, thách đố → thể hiện bản lĩnh HXH (Liên tưởng tới
bà HTQ)
+ Cách ngắt nhịp: 1/3/3 như một sự chì chiết, bẽ bàng, buồn bực cho thấy cái hồng nhan ấy bị bỏ rơi, không
được quân tử yêu thương mà lại vô duyên, vô nghĩa, trơ lì ra với nước non.
* Thời gian bao giờ cũng hiện lên trong sự đối nghịch với cuộc sống của con người, đặc biệt là tuổi trẻ và tình
yêu. Bài thơ mở ra bằng thời gian và khép lại cũng bằng thời gian.
- Thường đêm khuya là lúc con người nghỉ ngơi sau một ngày lao động, còn nhân vật trữ tình vẫn ngồi trầm
ngâm, suy tư có nghĩa là trong lòng ngổn ngang tâm sự
2. Hai câu thực: nói rõ hơn thực cảnh và thực tình của HXH
- Uống rượu mong giải sầu nhưng không được.
- Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng quẩn quanh, tình duyên trở thành trò đùa của con tạo khi càng say càng
tỉnh càng nhận ra nổi đau của thân phận.
+ Hương rượu đi qua chỉ để lại vị đắng chát cũng như hương tình đi qua để lại nỗi khổ đau
+ Rượu tan, cơn say đi qua chỉ còn lại sự rã rời, nỗi chán chường
- Cảnh tình của HXH thể hiện qua hình tượng thơ chứa đựng sự éo le: trăng sắp tàn mà vẫn “khuyết chưa tròn”,
nghĩa là tuổi xuân trôi qua mà nhân duyên chưa trọn vẹn.
(Chạnh nhớ đến Kiều: Khi tỉnh rượu lúc tàn canh/ Giật mình, mình lại thương mình xót xa.)
Nhưng tính cách của Hồ Xuân Hương không khuất phục, cam chịu số phận như những người phụ nữ khác mà
vươn lên thể hiện cá tính mạnh mẽ của mình ở những câu thơ tiếp theo. Bên cạnh nỗi đau Xuân Hương là bản
lĩnh Xuân Hương.
3. Hai câu luận: nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng, bản lĩnh HXH
- Thiên nhiên cũng mang nỗi niềm phẫn uất của con người: rêu, đá, mặt đất, chân mây.
+ Rêu từng đám (sinh vật nhỏ bé hèn mọn, cỏ nội hoa hèn) không chịu mềm yếu, phải mọc xiên, mà phải “xiên
ngang” mặt đất
+ Đá mấy hòn: dù ít nhưng vấn muốn rắn và sắc nhọn để “đâm toạc chân mây”
- Tac giả Sử dụng các động từ mạnh (xiên, đâm) kết hợp với bổ ngữ (ngang, toạc) và nghệ thuật đảo ngữ gây ấn
tượng mạnh mẽ, làm nổi bật sự phẫn uất của tâm trạng và sự bướng bỉnh, ngang ngạnh trong cá tính Hồ Xuân
Hương: mạnh mẽ, quyết liệt, tìm mọi cách vượt lên số phận.
4. Hai câu kết: sự ngậm ngùi, chấp nhận trong xót xa của nhân vật trữ tình
- Ngán: chán ngán, ngán ngẩm
→ HXH thất vọng, ngán cuộc đời éo le, bạc bẽo
- Nỗi xuân đi xuân lại lại:
+ Chữ xuân: được hiểu theo 2 nghĩa mùa xuân, tuổi xuân
+ Chữ lại thứ nhất: thêm lần nữa
+ Chữ lại thứ hai: sự trở về
→ Một vòng tuần hoàn của tạo hóa, mùa xuân của thiên nhiên đi rồi xuân trở lại nhưng với con người thì sự trở
lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi trẻ.
=> Đây cũng là nỗi niềm chung của những người phụ nữ mang thân đi làm lẽ. Với họ, hạnh phúc chỉ là chiếc
chăn bông quá hẹp.
“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười họa nên chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không”
(Kiếp lấy chồng chung)
B. Bài Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến
1. Cảnh thu
* Các yếu tố không gian có tính ước lệ: ao nước, chiếc thuyền câu, làn sóng xanh, lá vàng, tầng mây, trời xanh,
ngõ trúc, những đám bèo, dưới lớp bèo là những con cá.
- Điểm nhìn: Bắt đầu từ chiếc ao để mở rộng ra 4 phía:
+ gần – xa (từ trên mặt ao → thuyền câu)
+ trên – dưới (bầu trời → ngõ vắng, ao, thuyền câu)
- Nghệ thuật đối ở từng cặp câu tạo nên sự hài hòa, cân xứng cho không gian thu:
Ao thu lạnh lẽo – một chiếc thuyền câu
Nước trong veo – bé tẻo teo
Sóng biếc – lá vàng
Theo làn – trước gió
Hơi gợn tí – khẽ đưa vèo
Tầng mây – ngõ trúc
Lơ lửng – quanh co
Trời xanh ngắt – khách vắng teo
- Cách gieo vần đặc biệt: Vần eo (tử vận) khó làm, được tác giả sử dụng một cách tài tình, độc đáo, theo niêm
luật chặt chẽ, gieo cuối câu 1,2,4,6; góp phần diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín
- Cách ngắt nhịp 4/3: phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ.
Từ một không gian hẹp của ao làng, không gian mùa thu được mở ra nhiều hướng cân đối, hài hòa sinh
động
* Cảnh sắc mùa thu của làng quê Bắc Bộ được gợi tả với những nét đẹp dịu nhẹ, thanh sơ, tinh khiết rất riêng
của cảnh vật nhưng tĩnh lặng và đượm buồn
- Màu sắc: Nhiều gam màu xanh gợi cảm giác se lạnh
+ Xanh trong veo của nước: nước rất trong, có thể nhìn thấu suốt xuống dưới đáy
+ Xanh biếc của sóng: nước màu xanh lam đậm, tươi ánh lên (do phù sa đã lắng lại, tạo nên một tầng nước
xanh)
(Thu vịnh: Nước biếc trông như tầng khói phủ)
+ Xanh ngắt của trời: xanh thuần một màu trên diện rộng
(Thu vịnh: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao/ Cần trúc thơ phơ gió hắt hiu)
- Các chuyển động diễn ra với nhịp điệu chậm chạp, không đủ tạo âm thanh phá tan sự tĩnh lặng:
+ Sóng - hơi gợn tí: chuyển động rất nhỏ, không đáng kể
+ Lá vàng - khẽ đưa vèo: rơi xuống nhanh nhưng rất khẽ khàng, nhẹ nhàng
+ Tầng mây - lơ lửng: trôi chầm chậm
- Không gian: vắng vẻ (khách vắng teo)
- Cách dùng từ đơn giản mà phá cách, không điển tích điển cố khó hiểu.
Chính cái lạnh và buồn trong cõi lòng nhà thơ đã thấm vào cảnh vật mùa thu, khó lòng tách bạch, tạo nên
một ấn tượng về cuộc sống ẩn dật nhàn thân mà không nhàn tâm, xa rời nhịp sống hối hả của đời thường.
2. Tình thu (con người)
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
- Hai câu thơ có 2 cách hiểu:
+ Nói chuyện câu cá nhưng thực chất là đang say mê thưởng thức vẻ đẹp của cảnh thu, trời thu.
+ Nói chuyện câu cá nhưng đang theo đuổi những ý nghĩ thầm kín về sự đời.
- Tâm hồn của nhà thơ được thể hiện rõ nét:
+ Tĩnh lặng trong tâm cảnh:
Lạnh lẽo của nước ao
Độ trong veo của nước,
Những chuyển động rất nhẹ của sóng, lá vàng, mây
+ Tĩnh lặng trong tâm hồn:

● Một tâm thế nhàn, thả lỏng, thảnh thơi: tựa gối buông cần lâu chẳng được (đi câu cốt không để kiếm cá
ăn)
● Cá đâu đớp động dưới chân bèo: có 2 cách hiểu chữ đâu:

1. đâu đó (quanh đây): tính chất khẳng định, có cá đớp nhưng tiếng động rất nhỏ khó phát hiện
2. đâu mang nghĩa phủ định, đâu có cá, làm gì có cá đớp quanh đây.
→ Thủ pháp lấy động nói tĩnh không phá vỡ cái tĩnh lặng, mà ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch
của cảnh vật
* Trong bức tranh, con người dường như ẩn kín sau cảnh vật, hòa tan vào thiên nhiên, đất trời. Giống như trong
bài thơ Uống rượu mùa thu, chỉ tả ngôi nhà chứ không kể người ngồi trong nhà
Năm gian nhà nhỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm khuya đóm lập lòe.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt,
Mắt lão không viền cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy
Độ năm ba chén đã say nhè.
Ở bài thơ này cũng vậy, chỉ thấy chiếc thuyền câu bé nhỏ chứ không nhắc đến người ngồi thuyền, chỉ nói đến
hành động “tựa gối buông cần” mà không nhắc đến ai ngồi câu.
Dù theo cách nào cũng thấy nhà thơ về ở ẩn ở quê nhà để giữ trọn vẹn nhân cách của mình nhg tấm lòng ông
vẫn cứ canh cánh một mối bận tâm (người câu cá bận lòng về thời cuộc, về ứng xử đạo đức trong bối cảnh đất
nước mất tự do; trong Thu vịnh nhà thơ cũng đã viết Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào)
Nguyễn Khuyến có một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên đất nước nhưng cũng chất chứa một nỗi cô quạnh,
uẩn khúc của một con người yêu nước thầm kín mà sâu sắc.
C. Bài Thương vợ - Tú Xương
1.Hai câu đề: Kể về công việc làm ăn và gánh nặng mà bà Tù phải đảm đương
- Quanh năm: Cách tính thời gian vất vả, triền miên, hết năm này sang năm khác
- Mom sông: Phần đất ở bờ sông nhô ra phía lòng sông → địa điểm làm ăn nguy hiểm, chênh vênh, bấp bênh,
không ổn định, gian nan, khó nhọc
- Nuôi đủ 5 con với 1 chồng:
+ Nuôi đủ: không thiếu cũng chẳng thừa
+ 5 con với 1 chồng: Bà Tú nuôi 6 miệng ăn, ở đây, cách đếm khác với cách đếm thông thường, ý đặt ngang
hàng đàn con đông đúc chưa đỡ đần gì được cho mẹ với ông chồng vô tích sự không giúp gì đc cho vợ
→ Nhấn mạnh vai trò trụ cột của bà Tú trong gia đình.
Công lao to lớn cũng như sự đảm đang, tháo vát, chu đáo, khéo vun vén của bà Tú đối với chồng con. Hai câu
thơ còn là nụ cười tự trào của ông Tú. Ông Tú hiểu tình thế của mình nên tự coi mình là một đứa con đặc biệt
cần được bà Tú nuôi và chăm sóc, tự nhận thấy sự bất tài vô dụng của mình.
2. Hai câu thực: Đặc tả cuộc sống tảo tần, buôn bán ngược xuôi của bà Tú
- Câu 1: Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của bà Tú, Tú Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về nỗi
vất vả của bà Tú.
+ Thân cò: NT ẩn dụ cho thân phận vất vả, đơn chiếc khi kiếm ăn.
+ Khi quãng vắng: Cảnh kiếm sống chứa đầy những lo âu, nguy hiểm (so sánh với nơi quãng vắng: không thấy
được sự rợn ngợp của thời gian và không gian)
+ Đảo ngữ lặn lội lên đầu
- Câu 2: Sự vật lộn với cuộc sống của bà Tú:
+ Eo sèo là từ tượng thanh, nghĩa là có nhiều người nói ồn ào, gợi âm thanh xô bồ → Eo sèo mặt nước: cảnh
chen chúc, xô đẩy, giành giật, lời qua tiếng lại của những người buôn bán trên sông nước, là bức tranh thủ nhỏ
của cuộc đời
+ Buổi đò đông: không chỉ có những lời phàn nàn, những chen lấn xô đẩy mà còn chứa đầy bất trắc
- Nghệ thuật đối và đảo ngữ: nhấn mạnh sự vất vả, sự hi sinh lớn lao của bà Tú đối với gia đình
- Cách ngắt nhịp 4/3 cho thấy tất tả, vội vã, nặng nhọc trong công việc của bà Tú
Hai câu thơ nói thực cảnh của bà Tú nhưng cũng cho thấy thực tình của ông Tú: nỗi xót thương da diết, thấm
đẫm tình yêu thương, thấu hiểu cho sự vất vả ấy nhưng không giúp đỡ được gì.
* Thân cò và đò đông là những hình tượng nghệ thuật của văn học dân gian truyền thống.
Nhà thơ viết về một đề tài không có tiền lệ (việc buôn bán tần tảo của người vợ) nên không thể vay mượn điển
tích điển cố có sẵn của văn học truyền thống phương Đông (Nho giáo vốn coi khinh việc buôn bán) mà buộc
phải tìm đến truyền thống văn học dân gian.
3. Hai câu luận: Bà Tú là người giàu đức hi sinh
- Một duyên hai nợ:
+ Duyên: xuất phát từ quan niệm của đạo Phật, là yếu tố tiền định gắn kết giữa hai con người với nhau
→ Duyên thì ít mà nợ thì nhiều nghĩa là vì tình nghĩa vợ chồng mà bà Tú chấp nhận hi sinh
- Năm nắng mười mưa: nắng, mưa chỉ sự vất vả; số đến năm, mười mang tính chất phiếm chỉ, ý chỉ nhiều, được
tách ra tạo nên một thành ngữ đan chéo
- Cả hai cụm đặt trong thế đối với Âu đành phận, dám quản công: sự lặng lẽ cam chịu, chấp nhận sự vất vả vì
chồng con nói của bà Tú, không một lời phàn nàn, than thân, oán trách số phận
→ Cho thấy đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con của bà Tú, cùng với đó ông Tú tự coi mình là
món nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu, không dựa vào duyên số để dứt bỏ trách nhiệm
Sự quên mình vì chồng con của bà Tú là một phẩm chất đáng trân trọng của bà Tú nói riêng và của người phụ
nữ Việt Nam nói chung trong truyền thống thời xưa.
4. Hai câu kết: Nhân cách của tác giả qua lời tự trách
- Thói đời: tiếng xấu, tiền lệ xấu, thành kiến, dư luận, là nguyên nhân sâu xa khiến cho những nhà thơ như ông
trở thành những kẻ vô dụng khiến bà Tú phải khổ
→ Cha mẹ thói đời: Tú Xương chửi đời
- Bạc: bạc bẽo, ăn ở bạc: ăn ở đối xử với nhau tệ hại, k ra gì
→ Tú Xương tự chửi, tự rủa mạt mình ăn ở với vợ bạc bẽo không ra gì.
- Có chồng hờ hững cũng như không: lực bất tòng tâm, không giúp gì được cho vợ để vợ phải vất vả mưu sinh
nuôi cả gia đình, tự chửi cũng là một cách để chuộc lỗi với vợ.
Hai câu kết cho thấy sự ân tình mà chân thật của ông Tú dành cho bà Tú và sự bế tắc rơi vào bi kịch của những
nhà nho như ông không đủ bản lĩnh để vứt bỏ bút nghiên tàu mực để giúp vợ.
* Tiếng chửi của Tú Xương thể hiện nhân cách của ông, một người luôn biết nghĩ cho người khác cũng giống
như Thúy Kiều nào đâu có phụ bạc với Kim Trọng mà lại thốt ra Vì ta khăng khít cho người dở dang hay Thôi
thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.
- Xã hội xưa trọng nam khinh nữ, Tú Xương là một nhà nho lại dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời,
dám tự thừa nhận mình là quan ăn lương vợ, không những đã biết nhận ra thiếu sót mà còn dám tự nhận khiếm
khuyết. Một con người như thế là một nhân cách đẹp.
* Cuộc đời ngắn ngủi của nhà thơ Trần Tế Xương rơi vào đúng giai đoạn có nhiều biến động, đau thương nhất
của lịch sử dân tộc và xã hội Việt Nam: mất Nam Kỳ, Bắc Kỳ rồi thực dân đặt ách thống trị trên toàn cõi Việt
Nam; xã hội phong kiến mục ruỗng nhưng chưa chết hẳn lại manh nha một xã hội mới nhố nhăng hơn… Những
nỗi đau, buồn, phẫn uất riêng của Tú Xương đã hòa chung với nỗi đau của dân tộc, nhân dân thời bấy giờ. Và
thế là, cái xã hội ấy đã đi vào thơ Tú Xương hầu như nguyên vẹn cả hình hài, từ sự tha hóa của nhiều bộ phận xã
hội trước ma lực của đồng tiền đến “sĩ khí rụt rè gà phải cáo” của tầng lớp nho sĩ cuối mùa, vừa muốn giữ vẻ oai
nghiêm, chững chạc vốn có, vừa lom khom chen lấn để có tí chút quyền lực và của cải. Cả đời, Tú Xương hầu
như làm thơ trào phúng về bao cái mới quái gở đó. Nhà thơ vạch trần, đả kích thẳng tay và khi cần gọi tên, điểm
mặt.
Tính khái quát của thơ trào phúng của Tú Xương cũng khá cao, vì thế cái xã hội cụ thể mà ông nói đến là xã hội
Vị Hoàng, Nam Định, song cũng là cái xã hội Việt Nam thời bấy giờ.
Bên cạnh phần lớn thơ trào phúng, Tú Xương còn để lại nhiều bài thơ trữ tình thắm thiết. Điều này phản ánh bản
chất, cốt cách của nhà thơ, một người giàu lòng yêu thương, luôn thao thức với đời và cũng hết sức chân thật khi
tự trách mình. Có người đã tôn Tú Xương là “nhà thơ thiên tài” Còn Xuân Diệu cho sự tồn tại của Tú Xương
trong văn chương dân tộc là vĩnh hằng.

You might also like