You are on page 1of 3

2.

Tìm hiểu cụ thể 3 văn bản thơ:


a) Văn bản: Tức cảnh Pác Bó.
1. - Chép thuộc lòng bài thơ:
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.”
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
- Hoàn cảnh sáng tác: 2/1941, khi Bác đang hoạt động cách
mạng ở hang Pác Bó, Cao Bằng.
- Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng).
2. Giọng điệu chung của bài thơ là giọng sảng khoái, tự nhiên,
hóm hỉnh pha chút vui đùa. Điều này đã thể hiện rất rõ tâm
trạng của Bác Hồ. Trong điều kiện sinh hoạt rất khó khăn,
thiếu thốn, gian khổ: sống trong hang đá thật lạnh; ăn uống
thì thiếu thốn : cháo nấu bằng ngô, rau thì thay...
3. Hình ảnh thiên nhiên: suối, hang, cháo bẹ, rau măng, bàn
đá. -> Hình ảnh giản dị, đơn sơ nhưng thể hiện rõ tình yêu
gắn bó thiên nhiên của Bác. Với Bác, làm cách mạng và sống
hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui cao cả.
4. - Từ “sang” có nghĩa là sang trọng, giàu có, đẹp đẽ hoặc là
cảm giác hài lòng vui thích. Nhưng “sang” ở đây không phải
là về vật chất, phú quý mà là cái thoải mái tinh thần, cuộc
sống đầy ý nghĩa của người cách mạng.
- Bởi vì đối với Bác, làm cách mạng sang nhất vì công việc này
đem lại ánh sáng, tự do, đem lại cơm no áo ấm cho nhân
dân; cái sang của người làm cách mạng không phải là điều
kiện ăn ở mà là đem lại hạnh phúc ấm no cho cả dân tộc.
5. – Có 2 cách hiểu cụm từ “vẫn sẵn sàng”:
+ Chỉ sự có sẵn của “cháo bẹ rau măng”.
+ Chỉ sự sẵn sàng của tinh thần cách mạng.
-> Cả hai ý kiến trên đều hoàn toàn đúng. Thứ nhất, trong điều
kiện sống giữa núi rừng chiến khu Việt Bắc, những sản vật như
“bẹ”, như “rau”, như “măng” rất đầy đủ và lúc nào cũng có
‘’sẵn“. Nhưng bên cạnh đó, ở đây ta còn có thể hiểu là, dẫu
trong điều kiện gian khổ, thiếu thốn về vật chất nhưng người
chiến sĩ cách mạng lúc nào cũng “sẵn sàng” để phục vụ cho cách
mạng, phục vụ cho lợi ích dân tộc.
6. Giống: đều vui với cảnh nghèo nhưng thanh cao, trong sạch,
sống giao hòa với thiên nhiên với núi rừng, xa lánh cuộc đời
trần tục.
Khác: “thú lâm tuyền” ngày xưa là cảm thấy bất lực trước thực
tế xã hội, muốn “lánh đục về trong” tự an ủi bằng lối sống “an
bần lạc đạo”. Đối với Bác, thú ở ẩn không là lánh đời mà là thú
được sống hòa hợp với thiên nhiên để làm cách mạng.
7. Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sau
ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài,
Người đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc. Hoài bão cứu nước đã làm cho Người luôn nghĩ
về đất nước: “Đêm mơ ước thấy hình của nước” (Chế Lan Viên).
Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong trái tim người. Tình yêu
đất nước nồng nàn đã làm Bác quên đi sự gian khổ tột cùng
trong bước đường hoạt động cứu nước, cứu dân. Bài thơ Tức
cảnh Pác Bó đã cho thấy cuộc sống đầy gian khổ của Bác trong
thời kì ở hang Pác Bó nhưng cũng thể hiện tâm trạng thoải mái,
lạc quan của Người khi được sống giữa thiên nhiên. Tuy thiếu
thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và
lòng lạc quan tin tưởng. Bác tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa
của người cách mạng. Bác thích sống ở núi rừng, được sống hòa
hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ. Tuy nhiên, cái vui thú của Bác
không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời
chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp
giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong
cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ
đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác.

You might also like