You are on page 1of 2

* ĐỀ 2: Cảm nhận về đoạn thơ sau đây trong bài thờ “Việt Bắc” của Tố Hữu:

“Ta về, mình có nhớ ta


….
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

I. Mở bài :
- Tố Hữu (1920 – 2002) là nhà thơ tiêu biểu, lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Nam. Thơ ông mang
đậm phong cách trữ tình – chính trị.
- “Việt Bắc” được sáng tác tháng 10/ 1954, sau cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa người cán bộ cách
mạng về xuôi và người dân VB; tác phẩm được in trong tập VB (1946 – 1954). Bài thơ là nỗi nhớ về
thiên nhiên và con người VB; đồng thời ngợi ca chủ nghĩa anh hùng CM.
- Đoạn thơ được xem là những vần thơ tuyệt bút trong bài thơ Việt Bắc, thể hiện tinh tế và sâu sắc nỗi
nhớ, cũng là những rung động trong trái tim của nhà thơ như một bức tranh tứ bình về vẻ đẹp thiên nhiên
và con người VB.
II. Thân bài: Phân tích bức tranh tứ bình về thiên nhiên và con người Việt Bắc
* Luận điểm 1: Giới thiệu cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ.
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.”
- Hai câu thơ đầu là lời ướm hỏi của người về xuôi, thể hiện sự băn khoăn về tình cảm của người ở lại với
mình; từ đó mà giãi bày tâm tư, nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc.
- Bằng lối đối đáp quen thuộc “ta – mình” gợi tình cảm gần gũi, thân thương; đặc biệt là điệp từ “nhớ” đã
làm nổi bật tình cảm sâu đậm của nhà thơ với thiên nhiên và con người nơi đây.
 Hai câu thơ vừa là lời hỏi, vừa mở ra đối tượng của nỗi nhớ; đồng thời mang cảm xúc chủ đạo của cả
đoạn thơ: “nhớ”.
* Luận điểm 2: Bức tranh mùa đông
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.”
- Thiên nhiên VB hiện lên qua hình ảnh quen thuộc nơi núi rừng: “rừng xanh”, gợi ra bức tranh núi rừng
mùa đông lạnh giá với gam màu xanh chủ đạo. Nổi bật trên nền xanh rộng lớn ấy là màu đỏ của hoa
chuối. Bút pháp chấm phá “hoa chuối đỏ tươi” gợi liên tưởng những bông hoa chuối như ngọn đuốc cháy
rực, kết hợp “nắng” chỉ đủ “ánh dao gài thắt lưng” đã làm bức tranh sáng lên, ấm áp, xua đi cái lạnh của
rừng già.
 Thiên nhiên có sự hòa sắc “xanh – đỏ – vàng” nên càng tươi đẹp hơn.
- Hòa chung trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp là hình ảnh con người với “ dao gài thắt lưng” trên
đèo cao. Hình ảnh tia nắng ánh lên từ “dao gài thắt lưng” gợi dáng vẻ bình dị mà khỏe khoắn, lớn lao của
người lao động; với tâm thế chế ngự, làm chủ thiên nhiên, cuộc sống.
* Luận điểm 3: Bức tranh mùa xuân
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.”
- Ngày xuân đến trên dẻo cao với hình ảnh “mơ nở trắng rừng”. Đó là màu trắng tinh khôi của hoa mơ
tràn ngập không gian núi rừng. Dường như, cả không gian sáng lên sắc trắng của rừng mơ, làm cho thiên
nhiên vào xuân đẹp thơ mộng, tràn trề sức sống.
- Con người vào xuân được gợi tả với công việc nhẹ nhàng, bình dị mà tài hoa, khéo léo và cần mẫn trong
lao động: “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”. Hành động “chuốt từng sợi giang” thể hiện sự
chăm chút, tỉ mỉ với từng thành quả lao động của mình. Có thể thấy, trong nỗi nhớ của nhà thơ, người dân
Việt Bắc mang vẻ đẹp tự nhiên trong công việc.
* Luận điểm 4: Bức tranh mùa hạ
“Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.”
- Thời gian chuyển động, dường như, đã kéo cả âm thanh và màu sắc nơi núi rừng. Một tiếng “Ve kêu”
báo hiệu mùa hạ tới; đồng thời gợi cả chuỗi vận động liên hoàn của mùa hạ: ve kêu – gọi mùa hè –
nhuộm vàng rừng phách. Đặc biệt, động từ “đổ” cho thấy sự sáng tạo trong nghệ thuật thơ Tố Hữu, làm
cho toàn bộ khung cảnh thiên nhiên như đột ngột chuyển sang sắc vàng. Thiên nhiên vào hạ trở nên sinh
động, rộng ràng vui tươi với những âm thanh, hình ảnh, màu sắc.
- Trong nỗi nhớ của nhà thơ, con người Việt Bắc hiện lên vừa khái quát, vừa cụ thể. Trong nỗi nhớ ấy,
hình ảnh “cô em gái hái măng một mình” thể hiện sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Đó là con người
mang vẻ đẹp bình dị nhưng đầy nghĩa tình với cách mạng. Cách gọi “cô em gái” còn thể hiện sự trân
trọng, yêu thương của tác giả với con người Việt Bắc.
* Luận điểm 5: Bức tranh mùa thu
“Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”
- Câu thơ “Rừng thu trăng rọi hòa bình”: vừa gợi ánh trăng dịu dàng, đẹp thơ mộng chiếu sáng núi rừng
Việt Bắc; vừa gợi ánh sáng của “hòa bình”, niềm vui và tự do. Có thể thấy, thiên nhiên Việt Bắc vào thu
nổi bật với ánh trăng thơ mộng, yên bình.
- Con người hiện ra qua cách nói tình tứ “tiếng ai”. Tiếng ai mà say sưa ca hát; nghe mộc mạc, giản dị mà
sâu nặng nghĩa tình. Lời thơ vang lên cũng như một nốt nhạc vừa trầm vừa bổng, làm toát lên tình cảm
sâu nặng, thủy chung son sắt của người dân Việt Bắc với kháng chiến, với cách mạng...
* Đánh giá chung về nghệ thuật: Đậm đà tính dân tộc (thể thơ; ngôn ngữ thuần việt, giản dị; lối đối đáp;
…); bút pháp gợi tả được vận dụng độc đáo; sáng tạo trong dùng từ ngữ, …Nghệ thuật tứ bình tạo sự cân
đối hài hòa và có tác dụng khắc họa toàn diện vẻ đẹp hài hòa giữa con người và thiên nhiên…
c) Kết bài
+ Đoạn thơ như “Bức tranh tứ bình” về bốn mùa đạt đến độ hài hòa cân xứng, gắn kết giữa một câu tả
cảnh với một câu tả người, làm cho thiên nhiên và con người trở nên ấm áp, đầy sức sống; mang vẻ đẹp
đậm sắc thái phương đông.
+ Thể hiện tình yêu tha thiết của nhà thơ với cảnh, với người VB.

You might also like