You are on page 1of 2

LƯU Ý VỀ NỘI DUNG BÀI KIỂM TRA NGỮ VĂN 6 GIỮA HỌC KÌ 1

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN


1.Phần câu hỏi đọc hiểu văn bản :
1. Trong văn bản, em xác định được những dấu hiệu đặc trưng của thể loại truyện truyền
thuyết, cổ tích: chi tiết tiêu biểu (kì ảo/ lịch sử), nhân vật, cốt truyện, lời người kể chuyện
và lời nhân vật, người kể chuyện và ngôi kể, ý nghĩa, bài học.
- Xác định đúng thể loại của văn bản (dựa vào dấu hiệu của thể loại truyện)
- Chỉ ra được phương thức biểu đạt, ngôi kể, nhân vật, người kể chuyện,
- Xác định và nêu được ý nghĩa, tác dụng của từ ghép, từ láy.
2. Cảm nhận về nhân vật, nhận xét đặc điểm nhân vật (trả lời bằng 3-5 câu văn)
- Dựa vào chi tiết miêu tả nhân vật: hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ…để
tìm ra đặc điểm, tính tình, phẩm chất của nhân vật
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về vẻ đẹp, ý nghĩa nổi bật của nhân vật
- Nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật.
3. Cảm nhận về chi tiết (trả lời bằng 3-5 câu văn)
- Nêu nhận xét chung về chi tiết: VD: kì ảo/ thú vị/ giàu ý nghĩa….
- Giải thích những ý nghĩa mà chi tiết thể hiện: thể hiện vẻ đẹp, đặc điểm nào đó của nhân
vật
- Giải thích nét thú vị, hấp dẫn về nghệ thuật: kì ảo hay chân thực, tự nhiên, hay độc đáo,
lạ lùng…
4. Nêu ý nghĩa của truyện, rút ra bài học cho bản thân (Trả lời ngắn 3-4 câu văn)
a.Ý nghĩa của truyện truyền thuyết
- Thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân đối với nhân vật (gắn với lịch sử) như: tự hào,
ngợi ca, biết ơn, …
- Thể hiện mơ ước của nhân dân (về người anh hùng, về người xây dựng, bảo vệ đất
nước…).
- Giải thích nguồn gốc cảnh vật, di tích, tên gọi (có yếu tố lịch sử).
b. Ý nghĩa của truyện cổ tích:
- Thể hiện ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc
- Thể hiện mong ước về công bằng, công lí của nhân dân
- Ca ngợi vẻ đẹp của người lao động: trí thông minh, lòng dũng cảm, yêu chuộng hòa bình,
nhân hậu…
c. Rút ra bài học từ câu chuyện:
+ Về học tập, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đức tính tốt đẹp
+ Ứng xử, cư xử với người thân, bạn bè, thiên nhiên…
d. Liên hệ những hành động, việc làm trong thực thế của em
- Kể ra những việc làm, hành động cụ thể cho thấy tấm lòng nhân ái, yêu thương, quan
tâm…
2. PHẦN TẬP LÀM VĂN: KỂ LẠI TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT, CỔ TÍCH BẰNG
LỜI VĂN CỦA EM:
1. Chọn chính xác truyện truyền thuyết hoặc cổ tích theo đúng yêu cầu của đề bài:
- Không chọn truyện quá dài.
Một số gợi ý:
Truyền thuyết Cổ tích
- Con Rồng cháu Tiên - Cây khế
- Sơn Tinh, Thủy Tinh - Sự tích bông hoa cúc trắng
- Bánh chưng, bánh giày - Hà rầm hà rạc
- Thánh Gióng - Cây tre trăm đốt

2. Sáng tạo:
- Có thể kể theo ngôi thứ nhất (đóng vai 1 nhân vật chính để kể) hoặc ngôi thứ 3.
- Thay đổi lời kể, thêm vào các câu văn tả ngoại hình, khung cảnh, cảm xúc, suy nghĩ của
nhân vật, các lời đối thoại…
3. Bố cục của bài kể (BẮT BUỘC): THEO CÁCH 2 CÔ ĐÃ HƯỚNG DẪN.
PHẦN NỘI DUNG
MỞ BÀI - GIỚI THIỆU TÊN TRUYỆN
- NÊU LÍ DO KỂ CÂU CHUYỆN
THÂN BÀI KỂ LẠI TRUYỆN BẰNG LỜI VĂN CỦA MÌNH:
- HOÀN CẢNH, GIỚI THIỆU VỀ NHÂN VẬT
- CÁC SỰ VIỆC: NHÂN VẬT LỚN LÊN, TRẢI QUA
CÁC THỬ THÁCH, CHIẾN CÔNG, ….
- KẾT CỤC CỦA TRUYỆN, CỦA NHÂN VẬT
KẾT BÀI - Ý NGHĨA CỦA TRUYỆN
- CẢM NGHĨ VỀ TRUYỆN (VỀ TRUYỆN HOẶC VỀ
NHÂN VẬT CHÍNH

- Mỗi phần: mở bài, thân bài, kết bài phải tách bạch
- Phần thân bài tách thành các đoạn văn
- Trình bày sạch sẽ, lời đối thoại viết xuống dòng.

You might also like