You are on page 1of 7

Dàn ý phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

Mở Giới thiệu tác giả - tác phẩm truyện


bài Giới thiệu vấn đề cần bàn luận trong truyện: chủ đề và những nét đặc sắc
về nghệ thuật của truyện
Thân 1. Tóm tắt truyện
bài 2. Phân tích đánh giá truyện qua các yếu tố NT
-Thể loại: thần thoại gì?
-cốt truyện( đưa ra lời nhận xét: đơn giản hay phức tạp? )vd. Cốt truyện
đơn giản, đơn tuyến, tập trung vào nhân vật thần trụ trời...
- Tình huống truyện: đó là tình huống gì?( kịch tính, đối lập? ) Lí giải vì
sao? Tác dụng của tình huống truyện?
- Nhân vật ( Pt nhân vật có nhiều cách tùy theo từng tp. Có thể phân tích
nhân vật qua hình dáng, lời nói, hành động, suy nghĩ...; có thể phân tích
các nét tính cách...; có thể PT nhân vật trong từng hoàn cảnh cụ thể...) +
đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật.( vd. Truyện thần thoại: xây dựng
nhân vật chức năng, có phép thuật, qua thủ pháp phóng đại, chi tiết kì ảo
hoang đường )->
-Thời gian, không gian trong truyện ntn? thời gian :cổ xưa, ước lệ, phiếm
chỉ( trích dẫn những từ ngữ).vd. Không gian, thời gian trong truyện
phiếm chỉ, khó xác định: thuở ấy, ngày xửa ngày xưa, năm ấy, mùa xuân,
cuối mùa…. Các sự việc được kể theo trình tự thời gian vừa lạ hoá vừa
gần gũi …
-Tình huống truyện: đó là tình huống gì?( kịch tính, đối lập? ) Lí giải vì
sao? Tác dụng của tình huống truyện?
-Người kể chuyện là ai? ngôi kể thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể?
- Lời thoại ( ngôn ngữ trần thần của truyện?; ngôn ngữ của nhân vật? ).
Vd. lời kể của tác giả dân gian ngắn gọn, đơn giản, chủ yếu thuật lại sự
việc...
- Kết thúc truyện ntn?( thú vị, bất ngờ, kết mở? chi tiết kết thúc này, t/g
dân gian muốn giải thích hiện tượng tự nhiên gì... )->Tư duy, quan niệm
của người xưa ntn?
- Chi tiết nào đắt giá? Thủ pháp nghệ thuật gì?
3.Nêu chủ đề của truyện và đánh giá, mở rộng chủ đề.
-Phân tích đánh giá chủ đề (ý nghĩa, giá trị, bài học cuộc sống mà
truyện mang lại)
+Nhận thức điều gì về thế giới tự nhiên? ( giải thích các hiện tượng
gì? Vì sao như vậy?. )Qua đó thấy được điều gì về cuộc sống của người
cổ xưa?
+ Quan niệm gì? Tác dụng? ( quan niệm: vạn vật hữu linh),( mọi hiện
tượng tự nhiên đều gắn với một vị thần cai quản). Qua đây, ta thấy
được trí tưởng tượng phong phú, óc sáng tạo của của người xưa...
Kết - Tóm lược các ý kiến đánh giá đã được trình bày trong bài viết( nếu có)
bài - Khẳng định giá trị của truyện, độ phổ biến, sức sống lâu bền, khả
năng tái sinh… (Truyện có sức sống lâu bền, khả năng tái sinh ntn?
Truyện được tái hiện theo các loại hình nghệ thuật: kịch, múa rối, phim
không? Có được dịch ra các tiếng nước ngoài không? )
-truyện có ấn tượng gì với em? Cho em biết điều gì về các hiện tượng tự
nhiên theo qun niệm của người cưa?

Minh họa cụ thể:


I. Viết mở bài:
Vd.1.Phân tích truyện Nữ thần Lúa
Thần thoại Việt Nam là một thể loại cũng mang phong cách huyền huyễn tương
tự truyền thuyết, tuy nhiên nó lý giải những điều bình thường và thực tế hơn. Cũng
chính vì vậy, những truyện này gần gũi đối với người dân lao động. Hình ảnh cây lúa
nước trong những truyện thần thoại Việt Nam rất đa dạng, được sáng tạo nên từ nhiều
bàn tay nghệ nhân xây dựng. Đặc biệt, truyện nữ thần Lúa là một truyện thần thoại
vô gần gũi với những dân tộc ít người tại Việt Nam.

Vd2. Truyện ngụ ngôn Chó sói và chiên con của La Phông Ten( La Fontaine, 1621 -
1695) rút từ tập truyện Ngụ ngôn chọn lọc và La Phông Ten, được đánh giá là một
trong những tác phẩm đặc sắc về chủ đề và hình thức nghệ thuật của một truyện
kể bằng thơ.
Vd3.( Mở bài gián tiếp)Có thể nói, tình yêu thương giữa người với người nó
luôn đi cùng với cái cách hàng ngày mà ta đối nhân xử thế với mọi người xung quanh.
Nó giúp cho ta sưởi ấm tâm hồn làm vơi đi nỗi cô đơn. Tình yêu thương giữa người
với người nó đã đề tài được rất nhiều nhà văn, nhà thơ chọn và viết ra những tác phẩm
vô cùng hay và nổi tiếng. Hầu hết các tác phẩm về đề tài ấy đều mang một giá trị
nhân văn, giúp người đọc người nghe có thể rút ra bài học sau những tác phẩm. Nếu
như trong truyện ngắn "Quà Giáng Sinh" của O.Hen-ry giúp ta hiểu về "giá trị" trong
cuộc sống là gì thì đến với truyện ngắn" Những bông hoa hồng" của V.Kuvinov (
Nga) đã đánh thức những suy tư trong tâm hồn con người. "Những bông hoa hồng "
được trích trong "100 truyện cực ngắn thế giới". Nó khiến cho người đọc người nghe
một lần nữa phải suy ngẫm về lối sống của mình,giúp ta hiểu thêm giá trị cuộc sống
này là gì.
Thân bài
Bước 1.tóm tắt cốt truyện: tóm tắt tp tự sự( thần thoại, truyền
thuyết) Tóm tắt văn bản nghĩa là dùng lời văn của mình (của người
tóm tắt) nêu ngắn gọn các nội dung chính, sự việc chính của câu
chuyện.
Lưu ý:- Đọc và nắm được nội cung, chủ đề của tp truyện
-Nắm được nhân vật chính, các sự kiện chính của tp.
-Sắp xếp các sự kiện chính theo trình tự trong văn bản, không đảo
lộn trình tự.
-> Dùng lời văn của mình để tóm tắt cốt truyện
-> Có thể tóm tắt theo nhân vật
->Có thể tóm tắt theo diễn biến câu chuyện( mở đầu- diễn biến
– kết thúc)
Vd2. truyên ngụ ngôn chó sói và chiên con ( la phông ten)
Câu chuyện xoay quanh một sự việc đơn giản: một chú chiên
con ( “chiên con” là từ dùng để chỉ những con cừu non dưới một
năm tuổi) ra suối uống nước, chẳng may gặp một con sói cũng đang
uống nước suối phía đầu nguồn. Sói kiếm cớ để ăn thịt chiên, khịa
ra nhiều chuyện để hạch tội chiên. Các lời hạch tội của sói đều bị
chiên lần lượt vạch ra sự vô lí. Cuối cùng sói lấy lí do là cả giống
nhà chiên (giống chó, giống người nữa) đều không biết kiêng nể sói
nên đáng bị “báo thù”. Rồi sói bắt chiên con vào rừng ăn thịt.
(truyên ngụ ngôn chó sói và chiên con ( la phông ten)
vd3. Truyện thần Mưa kể về một vị thần hình rồng. Thần có khả
năng lên trời và xuống biển bất kỳ lúc nào để cung cấp những cơn
mưa cho thế gian. Thần Mưa phân phối nước ở các nơi khác nhau
theo lệnh của Trời. Tuy nhiên, đôi khi Thần Mưa quên mất những
vùng cần nước, gây ra tai hại như hạn hán hoặc lụt lội. Trời mở cuộc
thi để chọn giống thủy tộc trở thành rồng, giúp Thần Mưa trong công
việc tạo mưa tại cửa Vũ Môn, Hà Tĩnh. Chỉ có cá chép vượt qua
được cả ba đợt sóng của cuộc thi và hóa thân thành Rồng. Từ đó,
câu chuyện cá chép vượt Vũ Môn hóa rồng được lưu truyền.

vd4. Thần lửa còn gọi là bà Hỏa là một bà già hung dữ, có một thứ
lửa màu nhiệm, không dành cho hạ giới. Nhân một hôm thần lửa đi
vắng, một ông lão vào rừng, khám phá ngọn lửa mầu nhiệm của
thần, ăn uống no say. Bà Hỏa trở về, tức giận, tưới nước dập tắt bếp
lửa rồi đi mất. ông lão tỉnh dậy, cố bươi đống tro tàn còn một tí than
đỏ mang về nhà nhen nhóm. Từ đó, cuộc sống gia đình ông lão trở
lên sung túc .Chị con dâu một lần sơ ý dội nước vào đám cháy đã
dập tắt ngọn lửa. Từ đó gia đình ông lạo không còn sung túc như
xưa. Thần lửa có một thuộc hạ là thằng Bợ, rất hung ác. Nó ăn cắp
ngọn lửa của thần và là kẻ thù của loài người, chuyên đi tàn phá nhà
cửa, cây cối.
Bước 2. Phân tích đánh giá truyện qua các yếu tố nghệ thuật
Giá trị của chủ đề hay bài học trong Chó sói và chiên con không
tách rời hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Chủ đề và bài học
nêu trên càng trở nên sâu sắc, thấm thía hơn nhờ được thể hiện qua
một hình thức nghệ thuật đặc sắc của truyện kể với tình huống độc
đáo, nhân vật giàu tính biểu trưng, kết cấu tương phản, lối kể
chuyện bằng thơ hàm súc mà hấp dẫn...
Thông thường, khi muốn thể hiện lối ứng xử, tính cách nhân vật
nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn sẽ đặt các nhân vật trước những tình
huống thách thức khó khăn, nguy hiểm.(Phân tích đánh giá tình
huống truyện) Trong truyện Chó sói và chiên con, tình huống nguy
hiểm ấy là chiên con đang uống nước thì gặp sói, sói kiếm cớ bắt tội
để có lí do trừng phạt chú chiên tội nghiệp và hợp thức hóa hành
động tàn bạo của mình. Tình huống đơn giản, nhưng diễn biến lại
rất mau lẹ và bất ngờ. Tình huống và diễn biến ấy khiến cho điều
mà người kể chuyện đúc rút và khái quát công khai ở đầu truyện –
cái lí luôn thuộc về kẻ mạnh – mỗi lúc một thêm sáng tỏ qua từng
chi tiết, từng dòng thơ.
Cùng với cách tạo tình huống nói trên là cách xây dựng nhân
vật giàu tính biểu trưng. ( PT nhân vật) Sói biểu trưng cho kẻ
mạnh tàn bạo trong xã hội. Chiên biểu trưng cho kẻ yếu, đáng
thương, đáng được chăm sóc và bảo vệ. Từng hành động, từng đoạn
thoại của hai nhân vật được đặt cạnh nhau trong thế tương phản, đã
làm toát lên đặc điểm tính cách và ý nghĩa biểu trưng của mỗi nhân
vật, qua đó mà tô đậm chủ đề bài học.
Truyện ngụ ngôn là một trong những thể loại ngắn nhất ( thể
loại)trong các thể loại tự sự. Sự ngắn gọn của thể loại, cùng với ngôn
ngữ kể chuyện bằng thơ, mang lại sự thú vị riêng trong tiếp nhận,
nhưng cũng là một thách thức không nhỏ trong sáng tác. Các nhân
vật cần được khắc họa bằng những nét chấm phá qua một vài
hành vi, cử chỉ, lời thoại,... Tất cả đều phải chọn lọc, hàm súc.
Trong trường hợp này, rõ ràng, việc đặt hai nhân vật cạnh nhau trong
thế tương phản đã giúp cho tác giả Chó sói và chiên con bước qua
thử thách ấy một cách khéo léo, nhẹ nhàng.
Việc trích dẫn lời đối thoại giữa các nhân vật đối với một
truyện kể bằng thơ, hẳn là cũng khó khăn so với truyện kể bằng
văn xuôi. Qua bản dịch tiếng Việt bằng thơ lục bát của Tú Mỡ, ta
cũng cảm nhận được cuộc đối đáp giữa chó sói và chiên con là cuộc
đối đáp gay cấn có tính sinh tử. Chó sói nhiều lần buộc tối chiên con
một cách vô lí, chiên con ra sức dùng lí lẽ biện hộ cho sự vô tội của
mình. Bản chất xấu xa, gian ác của sói được tập trung bộc lộ ở những
lời lẽ vu khống trắng trợn và phi lí. Hễ chiên con cãi được điều này
thì chó sói lại vu cho điều khác. Khiến “tội” của chiên con mỗi lúc
một nặng thêm, càng bị đẩy vào đường cùng không lối thoát. Chiên
con, trong vị thế của kẻ yếu, đã cố gắng đáp trả từ tốn bằng lí lẽ giản
dị của một đứa trẻ hòan toàn vô tội. Lí lẽ ấy tuy là khó lòng cãi lại
được, nhưng rốt cuộc lại bị vô hiệu hóa bởi cái lí sự cùn của chó sói.
Như vậy, thông qua việc miêu tả, nói năng, đối đáp, lập luận, các
nhân vật đều được bộc lộ tính cách nổi bật của mình, qua đó làm
cho bài học từ truyện kể thêm phần sáng rõ, hiển nhiên hơn.

Bước 3: đánh giá chủ đề truyện


Nhưng hình ảnh con sói ở đây còn là biểu trưng cho tất cả kẻ
mạnh, những cái ác tương tự. Quá đó, truyện đề cập đến vấn đề lẽ
công bằng trong đời sống xã hội. Điều mà câu chuyện muốn cảnh
tỉnh là: sẽ không thể có chân lí và lẽ công bằng nào hết trong xã hội,
khi mà “kẻ mạnh” trơ tráo bẻ cong lẽ phải, thao túng mọi quan hệ và
tự cho mình cái quyền chà đạp lên tất cả bằng sức mạnh cơ bắp và
thói hung hăng. Là một truyện ngụ ngôn, Chó sói và chiên con
mượn chuyện loài vật để ám chỉ chuyện con người và những mối
quan hệ trong xã hội loài người. Chủ đề của truyện mang tính khái
quát. Đó không chỉ là khái quát đúng với một thời mà đúng với nhiều
thời. Tác phẩm vì thế, không chỉ là tiếng nói phê phán một nhân vật
cụ thể, trong một tình huống cụ thể mà còn là lời cảnh tỉnh sâu sắc:
hãy lên án cái ác và coi chừng những kẻ mạnh bất chấp lẽ phải như
con sói kia; hãy thương xót và bảo vệ những kẻ yếu thế, ngây thơ,
đơn độc như chú chiên con kia.
(Đánh giá chung) Những phân tích trên đây cho thấy Chó sói
và chiên con là một truyện ngụ ngôn đặc sắc. Tác phẩm tiêu biểu
cho những câu chuyện bằng thơ của La Phông Ten. Về chủ đề,
truyện là lời tố cáo, lên án sâu sắc xã hội bất công trong đó kẻ mạnh
bất chấp lí lẽ để bắt nạt kẻ yếu thế. Về hình thức nghệ thuật, tác giả
đã tạo được tình huống và lối kết cấu đặc sắc để các nhân vật tự bộc
lộ tính cách thông qua thái độ, hành động và lời nói của mình. Tác
phẩm mang lại lời nhắc nhở đối với mỗi người đọc chúng ta: cần
phải can đảm và mạnh mẽ đấu tranh chống cái ác, bảo vệ lẽ phải và
sự công bằng trong xã hội.
Kết bài: Không hiểu sao, mỗi lần nhớ đến truyện này, trước
mắt tôi lại hiện lên rõ mồn một hai hình ảnh tương phản dưới dòng
suối êm đềm: một con sói đói khát và rất hung hãn đang gầm gừ uy
hiếp một chú chiên con hiền lành, tội nghiệp, mắt nhìn ngơ ngác
như đang cầu khẩn ai đó cứu giúp mình...

You might also like