You are on page 1of 47

CHUONG 2

NHÓM TÂM THẦN PHÂN LIỆT & | CÁC Rối


L0ẠN L0ẠN THẦN KHÁC (SCHIZOPHRENIA
SPECTRUM & OTHER PSYCHOTIC
DISORDERS)

TỔNG QUÁT

Tâm thần phân liệt là một nhóm bao gồm các loại bệnh
thường được phát hiện với những dấu hiệu và triệu
chứng loạn thần (psychotic symptoms).
Trong nghĩa hẹp thì thuật ngữ loạn thần chỉ có
nghĩa là tâm trí đang ở trong trạng thái hoang
tưởng (delusion) (người bệnh tin vào những điều
viễn vông, không có thật, thí dụ tin rằng mình đang bị
người hàng xóm rình mò để giết hại dù thực tế họ và
mình chẳng có thù oán gì nhau) và/hay là ảo giác
(hallucination) (người bệnh đang nghe thấy hay
cảm nhận một điều gì đó, nhưng thực tế là không
có, thí dụ nghe văng vẳng từ trong đầu mình
tiếng nói của một người suốt ngày cứ liên tục chửi
rủa, đe dọa mình, hoặc hằng ngày người bệnh cứ
nhìn thấy ai đó đang đứng ngoài cửa sổ nói
chuyện với mình).
Trongý nghĩabao quát hơn thì tình trạng loạn thần
tức là thể hiện một sựhư hỏng, mất mát sâu rộng
khả năng nhận biết thực tại và khả năng hành xử
bình thường các sinh hoạt hằng ngày của cá
nhân.

106

Scanned with
CamScanner
Nói cụ thể hơn, tình trạng loạn thần thường thể
hiện trên cả hai mặt triệu chứng, vừa dương tính
vừa âm tính:
• Các triệu chứng dương tính gồm có tính
hoang tưởng, ảo
giác, hỗn loạn trong tư duy và ngôn từ... | Các triệu
chứng âm tính bao gồm tính năng cạn, thiếu
hụt và vô nghĩa trong lời nói, không phù hợp
và cùn mòn trong cảm xúc, chệch hướng
trong nhận xét và quyết đoán, xa lánh xã hội,
và hỗn loạn, cơ thể chuyển động thiếu phối hợp
hay cứng nhắc, bất động hoặc rập khuôn, lặp đi
lặp lại trong hành vi, cử chỉ và các chuyển
động cơ thể.
DSM-5 nêu ra 5 loại triệu chứng loạn thần tiêu chuẩn
thuộc nhóm bệnh tâm thần phân liệt như sau:
Hoang tưởng (delusion): Hoang tưởng là đột nhiên có
lòng tin sai lạc hoàn toàn trái ngược với
văn hóa và kiến thức đang có của người bệnh.
Dù như thế, người bệnh vẫn không thể bị
thuyết phục, không cho rằng lòng tin của
mình là sai dù có ngược hẳn với những
bằng chứng rõ ràng của thực tại. Lòng tin
sai lạc của người có triệu chứng hoang
tưởng có thể biểu hiện trong bất cứ vấn đề
gì, thí dụ: Tin rằng mình đang bị một căn
bệnh ngặt nghèo, hay các cơ phận trong cơ
thể mình đang thay đổi; Tin rằng có người
đang chuyển ý tưởng, thông tin của họ vào
đầu óc của mình; Tin rằng mình có một
thế lực vô hình bên ngoài đang bảo vệ
hay điều khiển mình; Tin rằng có người
đang tìm cách theo dõi để ám hại mình;
Tin rằng mình đang có một tội lỗi gì đó trầm
trọng lắm; Tin rằng mình đang bị
người yêu phản bội, hay tin rằng một nhân vật
nổi tiếng - đang yêu mình, vv..

Nhóm tâm thần phân liệt & Các Lối loạn


loạn thần khá
đơn

Scanned with
CamScanner
Ảo giác (hallucination): Ảo giác là một cảm nhận sai
lầm thuộc về giác quan, nghĩa là cảm nhận về
một sự vật hay sự việc không có thật. Ảo giác
của người bệnh có thể liên hệ đến cả 5 loại giác
quan, bao gồm thính giác, thị giác, khứu giác,
vị giác và xúc giác. Nhưng ảo giác thông
thường nhất của người bệnh loạn thần là do
giác thính giác (auditory hallucination) và ảo
giác thị giác (visual hallucination). Thí dụ, người
bệnh nghe từ trong đầu mình tiếng thúc giục
hằng ngày của một nhân vật vô hình nào đó cứ
xúi giục mình phải cầm con dao qua giết người
hàng xóm cạnh nhà. Hoặc người bệnh cứ nhìn
thấy một con cọp đang đứng bên ngoài cửa sổ
nhưng thực tế là không có thật. Những triệu
chứng ảo giác phải được phát hiện trong khi
người bệnh đang thức tỉnh, không phải là lúc
họ đang . trong trạng thái mộng mị, mê sảng,
hoặc đang bị ảnh
hưởng bởi các loại thuốc men hay chất nghiện.
Nhân đây, cần phân biệt hai trạng thái ảo giác
và ảo tưởng (illusion). Ảo tưởng là một trạng
thái sai lầm rất bình thường của bất cứ ai,
thường chỉ xảy ra trong phút chốc và trong
một số tình huống nhất định, do sự giới hạn về
các khả năng giác quan của con người. Thí
dụ, người lái xe trên đường cao tốc thường
nhìn thấy mặt đường bóng láng trước mặt mà
cứ tưởng như là những vùng nước đọng. Hoặc
có người nhìn viên sỏi đang lấp lánh dưới đáy
nước mà tưởng lầm là viên kim cương.

Ngôn từ rối loạn (disorganized speech): Người


bệnh thẻ hiện tính thiếu phối hợp và thiếu hợp
lý trong cách sắp đặt câu chữ, âm điệu và ý
nghĩa muốn diễn tả; vì vậy họ bị thiếu hụt hay
mất đi khả năng giao tiếp bình thường.

.
108 Phạm Toàn

Scanned with
CamScanner
Tình trạng rối loạn ngôn ngữ làm cho người
bệnh mắc phải những chứng tật như nói lang
bang không có đầu đuôi, thể hiện tính chệch
hướng (derailment), hay tính nói huyên
thuyên circumstantiality), phát biểu miên man và
không dứt vớinhiều chi tiết không cần thiết
và/hay là tính nói quanh (tangentiality),
nghĩa là nói quanh co, không có khả năng nói
thẳng vào trọng tâm của đề tài.

Hànhvbất thường(abnormalbehavior):Hành vi của


người bệnh thường hỗn loạn, không có chủ
đích, mục tiêu, nhưng không phải vì do giả
vờ, đóng kịch hay vì có mưu đồ gì.
Đặc biệt, một số người bệnh tâm thần phân liệt
thường thể hiện những cử chỉ và hành vi thuộc
dạng trương căng (catatonia). Trương cũng có
nghĩa là người bệnh hay có các điệu bộ và cử chỉ
thể hiện tính quá cứng nhắc, bất động hay đờ đẫn,
đứng im như pho tượng trong một thời gian dài,
hoặc nhăn mặt, méo miệng, nhướng mắt có tính
cách rập khuôn và lặp đi lặp lại. .
Triệu chứng trương căng có thể được giải thích như
là một hành vi không bình thường của cơ chế tâm
thần vận động (psychomotor behavior). Theo đó,
tâm thần vận động có nghĩa là giữa hai mặt tinh thần
và thân xác của một người luôn có sự liên đới,
gắn bó và tác động qua lại. Như thế, có thể giải
thích rằng các triệu chứng trương căng của người
bệnh rõ ràng đang phản ảnh một tình trạng căng
thẳng, mất cân bằng hoặc thiếu hụt nào đó trong
lĩnh vực sinh hoạt tinh thần của họ.
Triệu chứng trương căng có
nhiều dạng:
• Trương căng đờ đẫn (catatonicstupor),người
bệnh thường
Ở trạng thái lặng yên lâu dài, không phản ứng, không
chuyển động, câm nín trước mọi kích thích từ
bên ngoài.

Nhóm tâm thần phân liệt & Các rối loạn loạn thần khác
109

Scanned with
CamScanner

E
Trương căng cứng nhắc (catatonic
rigidity), cơ thể và dáng điệu cứng ngắc, bất
động, thường giữ yên một vị thế hằng giờ
mà không thay đổi. . Trương căng điệu bộ
(catatonic posturing), dáng điệu kỳ cục,
thiếu tự nhiên, rập khuôn và lặp đi lặp lại.
Trương căng mềmnhão (waxyflexibility), cơ
thể và tứ chi rất mềm mại, rất dễ uốn nắn
theo ý muốn của người điều khiển.

Triệu chứng âm tính (negative symptom): Cũng có


một số người bệnh loạn thần thường thể hiện những
triệu chứng âm tính, bao gồm tính nông cạn trong lời
nói, tính cùn mòn, tê liệt trong cảm xúc, tính thiếu
quyết đoán trong suy nghĩ, mất năng lực, mất sinh
khí, mất khả năng chú ý tập trung, và xa lánh, không
muốn tiếp xúc với tha nhân và xã hội.
Sự khác nhau giữa tính chất của các triệu chứng
loạn thần được gọi là dương tính hay âm tính là: Các
triệu chứng dương tính luôn có tính cách nâng cao,
gia tăng, quá đáng, thêm vào, vượt khỏi sự bình
thường..., trong khi đó, các triệu chứng âm tính có
nghĩa là sự suy sụp hay giảm thiểu, cùn mòn, khô
cạn, thiếu hụt hay mất đi khả năng hành xử tự nhiên
và bình thường trong ăn nói, cảm xúc, và suy
nghĩ... Tuy nhiên, khi thiết lập chẩn đoán cần phải
phân biệt rõ ràng những triệu chứng âm tính của
người bệnh loạn thần với những trường hợp tinh
thần và hành vi bị trì trệ do tác động, ảnh hưởng của
các loại thuốc cấm, bia rượu, hay trong giai đoạn bị
trầm cảm.
Những thay đổi trong DSM-5: CHIA
THÀNH
P H I Trước tiên,
DSM-5 thêm chữ spectrum (một loạt, một dãy liên
tục, quangphố) sau chữ schizophrenia với hàm ý
rằng nhóm bệnh này Có nhiều dạng và nhiều chỉ
dấu về các triệu chứng khác nhau.

110 Phạm Toàn

Scanned with
CamScanner
Kế đến, có hai thay đổi chính trong tiêu chuẩn A
của bệnh Tâm thần phân liệt:
- Các DSM trước đây cho rằng chỉ cần một loại
loạn thần
có tính chất đặc biệt huyễn hoặc, kỳ lạ, hoặc
là có hai hay nhiều hơn các tiếng nói đang
thảo luận với nhau của triệu chứng ảo giác
thính giác là đáp ứng đủ tiêu chuẩn A của
bệnh Tâm thần phân liệt. NayDSM-5ấn định
lại là phải có ít nhất là 2 trong số 5 triệu
chứng nêu ra trong tiêu chuẩn
A cho bất cứ chẩn đoán nào về bệnh Tâm thần
phân liệt. - Và trong số 5 triệu chứng của tiêu
chuẩn A thì cá nhân
phải có ít nhất là 1 triệu chứng có tính chất hoang
tưởng, | hay ảo giác, hay ngôn từ rối loạn.

Đồng thời, DSM-5 loại bỏ các trường hợp tiểu loại


(subtypes) đã nêu ra trong DSM-IV, bao gồm
các dạng paranoid, dạng hỗn loạn (disorganized
type), dạng trương căng (catatonic type), dạng
không phân biệt (undifferentiated type) và dạng
di căn (residual type). Thay vào đó, DSM-5 đã chú
ý áp dụng phương thức đo lường theo chiều kích
(dimensional approach) để đánh giá mức độ
trầm trọng của các triệu chứng chính của bệnh tâm
thần phân liệt, và để mô tả được tính đa dạng và mức
độ trầm trọng của các loại triệu chứng trong các cá
nhân có chứng rối loạn loạn thần.
- Các chuyên gia soạn thảo DSM-5 cho rang và các
triệu chứng của các tiểu loại này thường có tính
cách pha trộn lẫn nhau, không có triệu chứng nào
đặc biệt nổi bật và độc lập hẳn trong suốt quá
trình diễn biến căn bệnh để có thể phân ra thành
từng tiểu loại. Ngoàira, họ xem dạng trương căng
như là một đặc điểm (specifier) chứ không phải là
một tiểu loại riêng biệt, vì không phải các triệu
chứng của nó chỉ xuất hiện trong bệnh tâm
thần phân liệt mà thôi,

Nhóm tâm thần phân liệt & Các rối loạn loạn thần khác
11

Scanned with
CamScanner
mà đôi khi vẫn thấy chúng xuất hiện ở các người bệnh
thuộc dạng rối loạn khi sắc (mood disorders) cũng
như với các bệnh nhân có một số loại bệnh lý về cơ
thể.
| Do đó, từ nay các dạng triệu chứng loạn thần khác
nhau như vậy đều được liệt vào một nhóm có tính
cách đa dạng gọi là Tâm thần phân liệt và Rối
loạn loạn thần.
DSM-5 bắt đầu xem Bệnh loạn thần dạng rối loạn
khí sắc (Schizoaffective Disorder) như là một loại
bệnh có tính chuyển biến lâu bền theo thời gian
chứ không như các DSM trước cho nó như là một
loại bệnh có những điều kiện khác biệt nằm giữa
lằn ranh của hai căn bệnh rối loạn khí sắc (mood
disorder) và tâm thần phân liệt (schizophrenia).
| Vẫn có một số chuyên gia xem bệnh loạn thần dạng
rối loạn khí sắc như là một hình thức của rối loạn
khí sắc lưỡng cực (bipolar disorder), bởi vì khi trị
liệu bằng dược chất lithium carbonate cho người
được chẩn đoán có bệnh này thì thấy có những
kết quả phản hồi tích cực.
Đối với bệnh Rối loạn hoang tưởng (Delusional
Disorder) thì DSM-5 không còn đòi hỏi rằng các
triệu chứng loạn thần của người bệnh phải có tính
cách không kỳ lạ (nonbizarre) như đã ghi trong DSM-
IV, nhưng trong phần đặc điểm của căn bệnh này
DSM-5 vẫn kê ra những trường hợp loạn thần mang
tính chất kỳ lạ (bizarre type delusion) để tiếp tục áp
dụng những phần nội dung đã ấn định trong DSM-
IV.
DSM-5 cũng loại bỏ ý niệm về căn bệnh gọi là cả hai
cùng điên (folie à deux) mà các DSM trước đặt tên là
Rối loạn g" thần chia sẻ (shared psychotic disorder).
Lý do loại bỏ dạn899 này vì qua nhiều thời gian đã
không có những nghiên cứu vẻ nghiệm nào có sức
thuyết phục để cho thấy nó là một loại bệnh có

112 Phạm Toàn

Scanned with
CamScanner
tính cách phổ thông và thực tế, mà hầu như đó chỉ là
do sự tường thuật và/hoặc là nhận định có tính cách
chủ quan và thiên lệch của một số người.
Các DSM trước đòi hỏi người bệnh tâm thần phân
liệt phải có một số triệu chứng loạn thần, hoặc
hoang tưởng hoặc ảo giác, thể hiện rõ tính cách kỳ
quặc (bizarre) (lạ lùng, chệch hướng, khác người,
bất bình thường...). NhưngDSM-5 cho rằng từ ngữ
“kỳ quặc” hàm chứa tính cách mơ hồ, khó hiểu, và
không có giới hạn. Hơn nữa, cũng có những cá
nhân có những triệu chứng hoang tưởng hay ảo
giác không có tính cách quá xa rời với những kinh
nghiệm trong cuộc sống thực tại nên ta khó có thể
phân biệt được triệu chứng hoang tưởng hay ảo
giác nào, hoặc có hay không có tính chất kỳ quặc,
xa rời thực tại, hay ngược hẳn với thực tế của cuộc
sống.
- Rốt cuộc, khi thiết lập chẩn đoán DSM-5 không đặt
trọng tâm vào tính chất “kỳ quặc” của các triệu
chứng loạn thần, mà quan niệm rằng bệnh nhân
nào được chẩn đoán có bệnh tâm thần phân liệt
thì phải có ít nhất là 2 hay nhiều hơn, trong 5 loại triệu
chứng loạn thần đã nêu ra trong tiêu chuẩn chẩn
đoán đã ấn định. Tư Ngoài ra, DSM-5 lưu ý khi thiết
lập chẩn đoán, tùy từng trường hợp bệnh, có thể
ghi chú thêm các yếu tố gọi là đặc điểm dưới đây:
Đặc điểm 1: Sau khi bệnh đã trải qua thời kỳ 1 năm
thì bắt đầu ghi chú các đặc điểm dưới đây: Lưu ý,
một thời kỳ bệnh có thể có nhiều giai đoạn
(episode) nên phải ghi rõ:
- Giai đoạn đầu:-Hiện đang trong giai đoạn
cấp tính. - Đang
trong giai đoạn phục hồi một phần; - Phục
hồi toàn diện. Nhiều giai đoạn:-Hiện đang
trong giai đoạn cấp tính.- Đang trong giai
đoạn phục hồi một phần. - Phục hồi toàn
diện.

Nhóm tâm thần phân liệt & Các rối loạn loạn
thần khác
13

Scanned with
CamScanner
riệu chứng trương
căng
Đặc điểm
2:
. Nếu bệnh đồng thời có thêm các triệu chứng
trượu
thì ghi thêm mã số
293.89(F06.1)
Đặc điểm
3:
. Mức độ trầm trọng: Cần đánh giá và ghi chú
mức độ trần
trọng của các triệu chứng chính, bao gồm
hoang tưởng, do giác, hỗn loạn ngôn từ, sự
phối hợp bất thường của tâm thần vận động,
các triệu chứng âm tính, hư hỏng nhận thức, tri
giác, trầm cảm, và/hay là các triệu chứng
hưng cảm.

CÁC THỨ L0ẠI TRONG NHÓM

301.22
(F21)
Nhân cách dạng phân liệt
(Schizotypal Personality) Disorder):
Loại rối loạn này thuộc về nhóm rối
loạn nhân cách, nhưng DSM-5 đưa nó
vào mục này để lưu ý rằng các ICD-9 và
ICD-10 xem nó như là một phần trong
nhóm bệnh tâm thần phân liệt. Tài liệu
chi tiết của loại rối loạn này sẽ được nói
đến trong chương 18 “Rối loạn nhân
cách”. Tống quát, cá nhân có nhân cách
dạng phân liệt thường thể hiện các hành
vi và thái độ kỳ cục, lập dị, khác người.
Hành vi lúc nào cũng ngượng ngùng, khó
chịu trong các quan hệ, tiếp xúc. Tư
tưởng thường mang tính chất nó nghi,
hoang tưởng và huyễn hoặc. Rối loạn
hoang tưởng (Delusional Disorder): Cá
nhân có những triệu chứng hoang
tưởng
297.
1
(F22)

114 Phạm Toàn

Scanned with
CamScanner
nhưng không có các triệu chứng loạn
thần khác
thuộc về bệnh tâm thần phân liệt. 298.8 (F23)
Loạnthầnngắnhạn(BriefPsychotic Disorder):
Người bệnh có ít nhất là một trong 5
triệu chứng loạn thần trong một thời
hạn ít nhất là 1
ngày nhưng không kéo dài quá 1 tháng. 295.40
(F20.81) Loạn thần dạng phân liệt
(Schizophreniform
Disorder): Người bệnh có đủ những triệu chứng nổi
bật của bệnh tâm thần phân liệt,
nhưng các triệu chứng này chỉ kéo dài
dưới 6
tháng và chấm dứt, không tái đi tái lại. 295.90 (F20.9)
Tâm thần phân liệt (Schizophrenia): 3
Tiêu chuẩn chẩn đoán cho bệnh này ấn
định rằng trong ít nhất là 6 tháng
người bệnh phải thể hiện liên tục ít
nhất là 2 hay nhiều hơn trong số
5 triệu chứng, bao gồm: hoang tưởng,
rối loạn B
ngôn ngữ, ảo giác, các triệu chứng âm tính, và các
triệu chứng trương căng. Cần chú
ý rằng các triệu chứng này không
phải do nguyên nhân xuất phát từ bệnh
rối loạn khí sắc, cũng không phải do tác
động của các loại thuốc men hay
các dược liệu nghiện ngập, hoặc do
tác động tiêu cực của các điều
kiệnyhọc về cơ thể. Loạn thần
dạngrốiloạnkhísắc(Schizoaffective
disorder): Bệnh nhân biểu hiện những
triệu chứng loạn thần (hoang tưởng,
ảo giác..) đồng thời với những triệu
chứng rối loạn khí sắc (lúc hưng cảm,
lúc trầm cảm). Nhưng, đặc biệt là
phải Có từ 2tuần đến 1 tháng,
người bệnh chỉ có những

Nhóm tâm thần phân liệt & Các rối loạn toàn thân khác
115

Scanned with
CamScanner

_
(
–)

_
(–)

293.89
(F06.1)
293.89
(F06.1)
triệu chứng loạn thần mà không có các triệu chứng rối
loạn khí sắc. Loạn thần do ảnh
hưởng của chất liệu duoc liệu
(Substance/ Medication-Induced
Psychotic Disorder) Loạn thần do
tác động của điều kiện y học
(Psychotic Disorder Due to Another
Medical Condition) Trương căng
phối hợp với rối loạn tâm thần
khác (Catatonia Associated with another
Mental Disorder) Trương căng do
tác động của điều kiện y học
(Catatonia Disorder Due to another
Medical Condition) Trương cũng
không định rõ (Unspecified
Catatonia) Tâm thần phân liệt
dạng đặc biệt và các rối loạn loạn
thần khác (Other Specified
Schizophrenia Spectrum and Other
Psychotic Disorder) Tâm thần phân
liệt dạng không định rõ các rối loạn
loạn thần khác (Unspecified
Schizophrenia Spectrum and Other
Psychotic Disorder)
293.89
(FO6.1)

298.8
(F28)

298.9
(F29)

116 Pham Toàn

Scanned with
CamScanner
LÝ THUYẾT LƯỢC KHẢO

RỐI LOẠN HOANG TƯỞNG


(Delusional Disorder)
Đặc tính của Rối loạn hoang tưởng là cá nhân
có một trong những triệu chứnghoangtưởng, nhưng
các triệu chứng nàykhông mang tính chất quá kỳ
quặc, xa lạ với thực tại. Để chẩn đoán thì các triệu
chứng này phải kéo dài liên tục trong thời hạn tối
thiểu là 1 tháng. Ngoài những triệu chứng này ra,
các chức năng sinh hoạt khác về tâm lý, hành vi và
cử chỉ của cá nhân đều bình thường, không biểu hiện
điều gì lạ lùng, chệch hướng, hay hư hỏng.
Những triệu chứng hoang tưởng này không có vẻ
quá lạ lùng huyễn hoặc, nên thường dễ được tin bởivì
chúng không trái ngược lắm với những gì đang xảy ra
trong đời sống thường nhật. Thí dụ, anh công nhân tin
rằng vì mình là người đẹp trai và hào hoa nên CÔ
giám đốc trẻ trong công ty đang đem lòng yêu
mình. Niềm tin như thế, dù cho có tính cách quá đáng
và không thực tế, thế nhưng cũng không mang tính chất
gì quá lạ lùng, kỳ dị, và vẫn có thể tin được, mặc dù rõ
ràng là không có thật.
Nói rõ hơn, những triệu chứng của cá nhân thuộc
dạng rối loạn hoang tưởng thường khác xa với những
triệu chứng khó hiểu, huyễn hoặc, kỳ lạ, vô căn cứ,
hoàn toàn tách rời với đời sống thực tại của người
có bệnh tâm thần phân liệt. Thí dụ, người bệnh tâm
thần phân liệt tin rằng người hàng xóm đang lén bỏ
cây dao vào trong bụng mình. Tính hoang tưởng trong
trường hợp này thì hoàn toàn khó hiểu, khó thuyết
phục, khó chứng minh, và mọi người đều biết rằng
sự việc sẽ không thể nào xảy ra như thế được.
Cá nhân rối loạn hoang tưởng có khi cũng trải
qua những cơn ảo giác ngắn ngủi, thoáng qua
(vivid hallucination). Thí dụ, trong một giây phút
nào đó cánhân nghe những lời nói êm dịu của
người

Nhóm tâm thần phân liệt & Các rối loạn loạn thần
khác 17

Scanned with
CamScanner
yêu đang thì thầm bên tai mình... Nhưng những
triệu chứnghoang tưởng này cũng không có gì quá
xa rời và lạ lùng với thực tại, và đặc biệt chúng chỉ
thoáng qua, không mang tác hại gì đến cho đời
sống tâm lý và các chức năng sinh hoạt hằng
ngày của cá nhân. v Nói chung, những triệu chứng
này mặc dù biểu hiện một dạng tâm trí khác biệt
nào đó, nhưng chúng không làm sút giảm các
mặt sinh hoạt khác thuộc về trí năng, khả năng tiếp
thu kiến thức và khả năng hành xử các công việc
hằng ngày của mình. nỰ THẢII) e DSM-5 nêu lên các
tiêu chuẩn chẩn đoán cho Rối loạn hoang tưởng như
sau:
Tiêu chuẩn A: Có một hay nhiều hơn các triệu
chứng hoang tưởng trong suốt thời gian từ 1 tháng
trở lên. và Tiêu chuẩn B: Các triệu chứng của cá
nhân không trùng lặp hay đáp ứng đầy đủ đối với các
triệu chứng trong tiêu chuẩn A của bệnh Tâm thần phân
liệt.
- Tiêu chuẩn C:Tách ra khỏi tác động của các triệu
chứnghoang tưởng thì chức năng hành xử thường
ngày của cá nhân vẫn không bịyếu kém, hư hỏng
và hành vi cũng không kỳ lạ, huyễn hoặc. | Tiêu
chuẩn D: Nếu cá nhân có các giai đoạn hưng phấn hay
trầm cảm thì chúng cũng chỉ xảy ra ngắn ngủi so với
thời gian kéo dài của triệu chứng loạn thần.
| Tiêu chuẩn E: Triệu chứnghoangtưởng của
cánhân hoàn toàn không phải xuất phát từ hậu quả
của những loại rối loạn tâm thần khác, chẳng hạn
như rối loạn hình ảnh cơ thể (body dysmorphic
disorder) hay rối loạn ám ảnh cưỡng bức
(obsessive-compulsory disorder) hay do các căn
bệnh về thể chất, hoặc tác động của thuốc men hay
các chất nghiện.
list biviv) sup yabant
hy iga CATED EDIT toonid on to be high

118 Phạm Toàn


CC
1
0

Scanned with
CamScanner
Đặc điểm 1(Ghi xuống những trường hợp đặc biệt
dưới đây): 3
| Hoang tưởng được yêu (Erotomanic type):
Tâm tư cá nhân luôn bận rộn với ý nghĩ mình
đang được một đối tượng yêu thương, quý
trọng dù trong thực tế đối tượng đó không biết
hoặc chẳng để ý gì đến mình. Hoang tưởng tự
cao (Grandisse type): Luôn có ý nghĩ rằng
mình là người đặc biệt xuất chúng, thật sự có
tài, có giá trị hơn người khác trong nhóm, trong
cộng đồng xã hội, nhưng thực tế thì không có gì
chứng minh được. Hoang tưởng ghen tuông
(Jealous type): Luôn hồ nghi về sự chung tình
của người mình yêu/ người phối ngẫu của
mình, có lòng tin hay ý tưởng mù quáng và thiếu
căn cứ về mối quan hệ, ngoại tình của người
yêu/ phối ngẫu với một ai đó. Hoang tưởng bị
bách hại (Persecutory type): Luôn có ý nghĩ
rằng mình hay/và gia đình mình đang có người
rình mò để ám hại, hoặc đang bị người đời đối
xử bạc đãi, không Công bằng, nhưng không có
dấu hiệu, chứng cớ gì cho thấy như thế trong
thực tế. Hoang tưởng đau đớn (Somatic type):
Luôn bị ám ảnh bởi một cơn bệnh ngặt nghèo có
thể xảy ra cho mình, hoặc luôn cảm thấy cơ thể
mình đang bị đau đớn vì một sự truc trặc nào
đó. Hoang tưởng pha trộn Mixed type): Cá
nhân có những triệu chứng hoang tưởng lẫn
lộn và pha trộn giữa các đặc điểm nêu trên.
Hoang tưởng không định rõ (Unspecified type):
Cá nhân thường có những triệu chứng hoang
tưởng tổng quát, không có nội dung và yếu tố
nào đặc biệt và nổi bật.

| Nhóm tâm thần phân liệt & Các rối loạn


loạn thần khác
119

Scanned with
CamScanner
Đặc điểm
2:
. Với nội dung huyễn hoặc: Ghi xuống đặc điểm
này nếu
triệu chứng hoang tưởng của cá nhân có tính chất kỳ
quặc. lạ lẫm, không hiểu và không giải thích
được, cũng không có thể thực hiện được
trong thực tế. Thí dụ, cá nhân tin rằng một kẻ
lạ đã lén tháo gỡ một bộ phận nội tạng của
mình để lắp ráp vào cho
người khác.

Đặc điểm
3:
Sau thời kỳ tình trạng loạn thần được 1 năm thì bắt
đầu ghi thêm những đặc điểm sau đây:
| Giai đoạn đầu, đang trong tình trạng cấp
tính: Tình trạng của rối loạn đang diễn biến
đúng như các tiêu chuẩn triệu chứng và thời
gian của bệnh. Giai đoạn cấp tính chính là thời
gian cao điểm của các triệu chứng.
Giai đoạn đầu, đang trong tình trạng phục hồi một
phần: Trong thời gian này bệnh có những
tiến triển tốt so với giai đoạn đầu. Giai đoạn
đầu, đang phục hồi hoàn diện: Các triệu
chứng hoang tưởng không còn xuất hiện.
Nhiều giai đoạn, đang trong tình trạng cấp
tính. Nhiều giai đoạn, đang trong tình
trạng phụchồi một phần. Nhiều giai đoạn,
đang phục hồi toàn diện. Tiếp tục: Nếu các
triệu chứng trong tiêu chuẩn chẩn đoán đa
phần vẫn tiếp tục thể hiện trong suốt quá
trình bệnh, cộng với những thời gian cá nhân
có các triệu chứng nhẹ tương đối ngắn ngủi so
với toàn bộ quá trình bệnh.

120 Phạm Toàn

Scanned with
CamScanner
Ca thí dụ
mẫu
Trường
hợp1
Trâm là một phụ nữ 32 tuổi có chồng và 2 đứa
con, một bé gái 4 tuổi và bé trai 1 tuổi. Trâm là cô
gái lớn lên từ một tỉnh nhỏ xa thủ đô, trong một gia
đình gia giáo và nề nếp. Sau khi tốt nghiệp trung học
phổ thông, Cô được bà dì đang làm ăn buôn bán
phát đạt
thành phố gọi vào và trao cho công việc làm kế
toán viên cho nhà hàng. Tại đây Cô gặp Tân, 42
tuổi, là giáo viên tại một trường trung học phổ
thông trong khu vực. Qua nhiều năm tháng quen
biết, Trâm và Tân quyết định kết hôn và họ sống tại
một căn hộ nhỏ trong một góc phố. Mấy tuần vừa
qua hai vợ chồng thường gây gỗ cãi cọ nhau, và
định đưa nhau ra tòa xin ly dị. Vì lý do đó nên bạn
bè khuyên đi tìm gặp chuyên gia tâm lý.
Trâm cho biết trong năm vừa qua Cô thấy sắc
thái chồng mình càng ngày càng bơ phờ, cơ thể
bạc nhược như người thiếu ăn thiếu ngủ, hay kẻ
nghiện ngập. Đặc biệt là anh thường các bệnh,
không đến trường dạy học đều đặn như trước
đây, nhưng lại thường làng vảng qua lại trước nhà
hàng nhiều lần trong ngày, dường như để dò xét, xem
thử Trâm thật sự đang làm gì, đang tiếp xúc với ai,
hoặc có khi nào vắng mặt tại nhà hàng không. Dạo này
Tân cũng trở nên ít nói, thái độ như có gì hờn lẫy,
quạu quý trong những lúc hai vợ chồng có dịp gần
gũi nhau. Trâm cảm thấy hết sức bực bội, buồn
khổ mà chẳng hiểu ra sao.
Tân thừa nhận với nhà tâm lý rằng những gì vợ
mình vừa kể là đúng sự thật. Ngưng một lúc, anh bắt
đầu mạnh dạn nói hết những gì bao lâu nay anh
đã suy nghĩ và ấm ức trong tâm tư.
| Tân nói trong thời gian qua anh thấy vợ mình rõ
ràng đã có những hành vi khác lạ so với trước đây.
Nàng tỏ ra ăn diện và chải chuốt hơn trước, thái độ
lúc nào cũng có vẻ nôn nóng, tất tả đề

Nhóm tâm thần phân liệt & Các rối


loạn loạn thần khác
21

Scanned with
CamScanner
chuẩn bị đi đến nhà hàng cho kịp giờ và thường bỏ
bê việc nhà. CA nói với anh rằng cô quyết định làm
thêm giờ để kiếm được nhi, tiền hơn. Trong khi đó thì
cô lại tỏ ra hờ hững, lơ là, ít gần gũi với chồng con.
Nhiều đêm lúc vào giường ngủ, Trâm thường nailv
mệt mỏi và quá buồn ngủ, khiến cho anh không thể có
cơ hội để chuyện trò, tâm sự gì được với vợ.
| Tân cho rằng sự việc rất dễ hiểu là vợ anh đang
có dan díu với một thanh niên thường đến ăn sáng
tại nhà hàng. Từ bao lâu nay anh thường rình rập,
theo dõi và thấy vợ mình lúc nào cũng tỏ ra quá săn
đón, chuyên vãn lâu dài và thường mở nụ cười rất tươi
mỗi khi người thanh niên ấy đến trước quầy hàng chờ
đợi tính tiền. Có lần anh quan sát thấy vợ mình chạy
tất tả ra ngoài gọi anh ấy trở lui để trao cuốn sách bị
bỏ quên. Tân tức điên máu khi thấy Trâm cười nói
huyên thuyên và giỡn cợt với người ta.
Đặc biệt, mấy tháng qua VỢ anh cứ bàn chuyện
sẽ phải đi gặp bác sĩ để giúp chấm dứt khả năng sinh
đẻ. Trâm lý luận với chồng rằng mình có hai đứa
con là đã quá đủ rồi, lại nữa thời buổi làm ăn khó
khăn nhỡ sinh thêm con cái thì sẽ quá chật vật, vất
vả. Nhưng Tân không cho ý nghĩ của vợ là hợp tình
hợp lý, anh lại xem nó như là một ý đồ có mục
đích đen tối của vợ. Anh luôn bị ám ảnh với ý nghĩ:
“Phải chăng vợ mình đang lo sợ sẽ mang thai Với
người ta?”.
Nhờ có dịp làm việc với nhà tâm lý mà Trâm mới
sửng sốt biết được những gì chồng mình bao lâu
nay đã nghi ngờ và dọ dâm theo dõi. Cô phải khóc
thét lên nhiều lần trong cuộc đối đáp vl cảm thấyuất
ức, philý và tủi hổ với những lời gán ghép hoàn toàn
Vô lý của Tân. Cô đã nêu ra nhiều sự kiện có cơ sở
thực tế và xác thực để minh oan và phản bác lại
những ý tưởng hoàn toàn sai trái đang ám ảnh
trong đầu óc của chồng.

122 Phạm Toàn

Scanned with
CamScanner
Qua các kỹ thuật trò chuyện và thăm dò tin tức,
nhà tâm lý đã Có đủ các yếu tố để đánh giá và
chẩn đoán cho trường hợp của Tân.

Đánh giá và chẩn đoán


trường hợp của Tân
Trước hết, trường hợp của Tân chưa đủ đáp
ứng tiêu chuẩn A của bệnh tâm thần phân liệt
(schizophrenia). Tân chi trải nghiệm triệu chứng
hoang tưởng (nghi vợ mình có ngoại tình) mà
không có thêm các triệu chứng loạn thần khác.
Đặc biệt, tính chất của triệu chứng hoang tưởng
này không lạ lùng huyễn hoặc, không quá xa rời
với thực tế trong đời sống.
Triệu chứng hoang tưởng của Tân không phải
xuất phát từ hậu quả của nghiện ngập các loại
dược liệu, thuốc men, và chất nghiện (substance-
induced), và cũng không phải do ảnh hưởng của
sự đau ốm cơ thể (medical conditions).
Ngay trong giai đoạn cấp tính của các triệu
chứng hoang tưởng, các chức năng sinh hoạt bình
thường hằng ngày của Tân vẫn không bị sút giảm.
Anh có xao lãng một ít công việc dạy dỗ tại
trường học, nhưng về các mặt khác, từ việc nói
năng, đi đứng, ăn ngủ..., tất cả đều không có gì quá
chệch hướng hay hư hỏng.
Mặt khác, dù có những hồ nghi, ưu tư, lo lắng và đôi
lúc cũng có những giây phút Tân cảm thấy buồn
khổ, nhưng những triệu chứng này không đủ
vượt trội để cho rằng Tân đang thể hiện các triệu
chứng của bệnh trầm cảm (depressive
disorders).
Đồng thời những nhận xét thiếu thực tế, sai trái, nông
cạn của Tân về hành vi và sinh hoạt hằng ngày của
vợ mình cũng xuất phát từ tính ghen tuông chứ
không phải do hậu quả của các triệu chứng thuộc
về rối loạn nhận thức (Cognitive Disorders) hay
chứng mất trí (Dementia).
Cuối cùng, với những triệu chứng hoang
tưởng xuất phát từ

Nhóm tâm thần phân liệt & Các rối loạn


loạn thần khác 123

Scanned with
CamScanner
lòng ghen tuông đã kéo dài theo năm tháng, trường
hợp của Tân được chẩn đoán như sau: 2971 (F22)
Rối loạn hoang tưởng. Đặc điểm: Hoang tưởng
ghen tuông. (Delusional Disorder. Specifier: Jealous
Type.)
(D

Trường hợp
2
Tiến là cậu thanh niên 18 tuổi, đã tốt nghiệp trung
học phổ thông và vừa thi đậu vào một lớp chuyên
ngành về điện toán tại
một trường đại học có tiếng trong thành phố. Tiến
đang sinh hoạt trong một tổ chức thanh thiếu niên
đông đảo trong phu phố. Vì có nhiều hoạt động
hăng say cũng như tài ăn nói, anh tin rằng mình sẽ
có rất nhiều triển vọng để được bầu vào ban lãnh
đạo của đoàn thể trong nay mai.
Tiến là cậu con trai duy nhất trong gia đình với hai
người chị đều là giáo viên tại một trường trung học
cơ sở. Anh rất được cả cha mẹ và hai chị gái cưng
chiều.
Kể từ tấm bé Tiến đã có cá tính khoe khoang, háo
thắng và hay tranh giành hơn thua, lúc nào cũng tìm
cách làm cho mình phải nổi bật lên trong đám bạn
bè. Thật sự, anh cũng thường đoạt được nhiều
thắng lợi trong những cuộc ganh đua, tranh chấp,
cho nên càng ngày Tiến càng trở nên kiêu căng, luôn có
cảm nghĩ rằng mình là người đặc biệt, có một không
hai. Điều này có lẽ một phần do bản tính bẩm
sinh và một phần cũng do tính cách nuôi dạy
quá cưng chiều của gia đình.
. Nhưng dù nói thế nào thì Tiến cũng là một thanh niên
có nhiều điểm tích cực trong phong cách và sinh
hoạt. Tiến là cậu thanh niên mẫu mực, luôn biết tôn
trọng giờ giấc, biết gìn giữ sức khỏe và biết tự phấn đấu
trong sự học; vì thế cha mẹ anh rất băng lòng và tự
hào về đứa con trai của mình.

124 Phạm Toàn

Scanned with
CamScanner
Gần đây, sau khi trúng tuyển vào đại học, cha mẹ
thưởng cho Tiến một chiếc xe gắn máy mới tinh
khiến anh càng cảm thấy huênh hoang với bạn bè.
Trong suốt 2 tháng nghỉ hè, Tiến có thừa thì giờ để
hằng ngày đi rảo phố và vui chơi. Đi đến đâu anh
cũng được mọi người đón tiếp nồng hậu với những
lời khen ngợi và ca tụng về con người và những
thành tựu gần đây của anh. Những lời khen tặng đó
thường chỉ có tính xã giao, hoặc cũng có những lời
nịnh nọt, tâng bốc quá đáng, thiếu thành thực và giả
dối, nhưng Với bản chất háo thắng, Tiến hớn hở đón
nhận tất cả, không suy nghĩ đắn đo. Càng ngày Tiến
càng tăng thêm lòng tin rằng mình phải là con người
đặc biệt như thế nào mới được người ta ca ngợi như
vậy.
Đặc biệt trong suốt 2 tháng nay mọi sinh hoạt của
Tiến trở nên có nhiều thay đổi. Anh luôn cảm thấy có
điều gì đó thôi thúc trong lòng làm cho tinh thần lúc nào
cũng như vừa nôn nóng, hưng phấn, lòng dạ bứt rứt như
luôn có lửa đốt bên trong và đứng ngồi không yên.
Nhiều đêm Tiến không ngủ được, cứ nằm mở mắt
nhìn trần nhà và đầu óc miên man, ngây ngất với
những thành Công, và những lời lẽ thán phục của tha
nhân. Tiến cảm thấy vui sướng với ý tưởng rằng mình
sẽ sớm trở thành người thanh niên nổi tiếng và thành
đạt nhất trong đám thanh niên của thành phố. Anh mơ
tưởng và đặt ra nhiều dự án cho tương lai mình. -
Tiến dự tính với tài ăn nói có sức thuyết phục của
mình, anh đoạn quyết sẽ được bầu vào chức chủ tịch
ban lãnh đạo khối thanh thiếu niên tiên phong trong
khu phố nhân kỳ bầu bán tới đây, và từ đó anh sẽ
vận động để được liên tục thăng tiến trong các tổ
chức cộng đồng của thành phố. Tiến cũng nghĩ rằng với
tài năng của mình và sự ủng hộ đầy nhiệt tình của
bạn bè thì thế nào chức chủ tịch hội sinh viên tại
trường đại học cũng sẽ rơi vào tay minh.

125
Nhóm tâm thần phân liệt & Các rối loạn loạn thần khác

Scanned with
CamScanner
Anh tin rằng mình sẽ sớm trở nên người nổi tiếng và
lúcấy thì bao nhiêu Cô sinh viên đẹp như hoa
hậu sẽ chạy theo.
Từý tưởng này đến những mơ mộng viễn vông
khác luôn diễn biến trong đầu trong suốt mấy
tháng liên tục khiến Tiến luôn cảm thay nôn
nóng, khao khát, mất ăn mất ngủ, nhiều đêm thức
trắng, thân thể cứ gầy ốm dần, khiến mọi sinh hoạt
bình thường hằng ngày trở nên thất thường và sút
giảm.

Đánh giá và chẩn đoán trường hợp


của Tiến
Trong suốt 2 tháng hành vi của Tiến đặc biệt biểu
hiện những triệu chứng hoang tưởng (tin mình là
người tài ba, làm việc gì cũng thành công, sẽ sớm
nổi tiếng và mọi người đều thương yêu và nể
phục..). Từ việc được thu nhận vào trường đại học
và với những lời khen ngợi của thân nhân và bè
bạn, anh trở nên tự lý tưởng hóa về con người
và khả năng của mình. Anh thay đổi hẳn các sinh
hoạt ăn ngủ theo lệ thường nên người trở nên gầy
ốm và tâm tư lúc nào cũng bận rộn với những
mơ mộng viễn vông theo chiều hướng tự cao tự
đại. Anh tự phát hoạ con đường tương lai cho
mình và đoạn quyết trước sẽ có những thành
công sắp đến dù cho chưa cÓ CƠ SỞ thực tế
nào để chứng minh. Tánh tình anh trở nên bứt rứt,
nôn nóng và bồng bột khiến cho mọi ý tưởng và
nhận xét đều có tính cách hoang tưởng.
| Các triệu chứng hoang tưởng trong 2 tháng qua của
Tiến có vẻ quá đà, thiếu thực tế, nhưng đặc biệt anh
không có những triệu chứng loạn thần có tính
cách kỳ lạ, huyễn hoặc, những triệu chứng đó
cũng không phải do ảnh hưởng của các điều kiện
về y học hay do tác động của thuốc men và/hay
là các chất nghiện ngập. | Cá tính khoe khoang,
háo thắng kể từ nhỏ và những dấu hiệu và hành
động tự cho mình là tài giỏi nổi bật nhất trong quá
trình

126 Phạm Toàn

Scanned with
CamScanner
khôn lớn của Tiến có vẻ như phù hợp với dạng nhân
cách đi kỷ (narcissistic personality).
Các triệu chứng hoang tưởng đã làm cho Tiến mất
ăn mất ngủ, thường thức trắng đêm, cơ thể sút cân,
tâm trạng nôn nóng, bồng bột, tinh thần chuyển đổi lên
xuống với trạng thái hưng phấn. Những triệu chứng
trên của Tiến có sự chia sẻ với một số triệu chứng,
nhưng vẫn chưa thích ứng với các triệu chứng tiêu
chuẩn nổi bật thường có của các loại bệnh Rối loạn
khí sắc lưỡng cực (Bipolar Disorder), Trầm cảm
chính hệ (Major Depressive Disorder), Loạn thần
dạng rối loạn khi sắc (Schizoaffective Disorder),
Tâm thần phân liệt (Schizophrenia), hay là Rối loạn
ám ảnh cưỡng bức (Obsessive-Compulsory
Disorder).
Qua các phần đánh giá, chẩn đoán thích hợp
nhất trong hiện tại cho trường hợp của Tiến là: 2971
(F22) Rối loạn hoang tưởng. Đặc điểm: Hoang
tưởng
tự cao (Tạm thời)
(DelusionalDisorder.Specifier:
Grandiose Type) (Provisional) 301.81 (F60.81).
Nhân cách ái kỷ (cần lưu ý) (Narcissistic
Personality Disorder)
(Rule out)

LOẠN THẦN NGẮN HẠN (Brief


Psychotic Disorder)
Nét nổi bật của Loạn thần ngắn hạn là đột nhiên
cá nhân trải nghiệm một trong các triệu chứng
loạn thần xuất hiện, như sự hoang tưởng, ảo
giác, ngôn từ rối loạn, hay những hành vi bất bình
thường thuộc về chức năng tâm thần vận động,
vv.. dù trước đó cá nhân không có sự báo hiệu
của dấu hiệu hay triệu chứng nào. Giai đoạn rối
loạn thường kéo dài ít nhất là 1 ngày nhưng không
quá 1 tháng và sau đó cá nhân trở lại trạng thái bình
thường như trước.


Nhóm tôm thân phận liệt & Cế: tối loạn tcg1 trện
khác

Scanned with
CamScanner
Cá nhân loạn thần ngắn hạn cũng trải nghiệm
những dấu hiệu đặc trưng của tình trạngkhủng
hoảng, bối rối về tâm trívà cảm xúc. Tình trạng này
thường trở nên trầm trọng hơn vào thời gian cao
điểm của sựrối loạn, và đôi khi có nguy cơ dẫn
đến hành động tự tử.
DSM-5 nêu lên các tiêu chuẩn chẩn
đoán sau đây:
Tiêu chuẩn A: Cá nhân có 1 hay nhiều hơn các
triệu chứng dưới đây, nhưng trong đó phải có 1
triệu chứng của các mục (1), (2), hay(3):
1. Hoang tưởng; 2. Ảo giác; 3. Rối loạn ngôn từ (chẳng
hạn, lời nói sai chệch, không rõ
ràng, không có ý nghĩa...); 4. Rốiloạn hànhvihay có
triệu chứng trương căng(Lưu ý:Không
phải là hành vi do thói quen thuộc về tập tục,
văn hóa...). Tiêu chuẩn B: Thời hạn của giai đoạn rối
loạn ít ra phải kéo dài 1 ngày nhưng thường ít hơn
1 tháng, và sau đó các chức năng hành xử hằng ngày
phải trở lại bình thường như trước khi có bệnh.
Tiêu chuẩn C: Tình trạng loạn thần không phải do ảnh
hưởng của các loại bệnh Trầm cảm chính hệ với các
triệu chứng loạn thân (major depressive disorder with
psychotic symptoms), Rối loạn khí sắc lưỡng cực
(bipolar disorder), Tâm thần phân liệt
(schizophrenia), và cũng không phải do ảnh hưởng
của sự nghiện ngập hay thuốc cấm.

Đặc điểm
1:
- Nếu triệu chứng xảy ra do bị tác động với
những yếu tố gây 0 căng thẳng tinh thần (With
marked stressors).
- Nếu triệu chứng xảy ra không do các yếu tố gây
căng thẳng
tinh thần (Without marked
stressors).

128 Phạm Toàn

Scanned with
CamScanner
Nếu triệu chứng xảy ra trong thời gian
mang thai, hay trong
vòng 4 tuần sau khi sinh đẻ (With
postpartum onset) Đặc điểm 2:
• Có kèm theo triệu chứng
trương căng.

Đặc điểm 3:
• Mức độ trầm trọng: Đánh giá mức độ trầm
trọng của các
triệu chứng loạn thần nổi bật, bao hàm hoang
tưởng, ảo giác, ngôn từ rối loạn, các triệu
chứng âm tính, chức năng hành xử thường
nhật, dựa trên 4 thang điểm (nhẹ, vừa, nặng,
trầm trọng).

LOẠN THẦN DẠNG PHÂN LIỆT


(Schizophreniform Disorder)
| Cá nhân mắc phải chứng Loạn thần dạng phân
liệt thường thể hiện những triệu chứng loạn thần
tương tự như những triệu chứng của bệnh Tâm
thần phân liệt, nhưng có hai điểm khác biệt cần
lưu ý:
Thứ nhất, các triệu chứng của loạn thần dạng
phân liệt thường kéo dài liên tục khoảng 1
tháng trở lên và chấm dứt trước thời hạn 6
tháng. Đây là điểm khác biệt nổi bật so với
các triệu chứng của bệnh Tâm thần phân liệt
(kéo dài trong ít nhất là 6 tháng và có thể cứ tái
đi tái lại đến suốt đời). Thứ hai, do sự xuất
hiện trong thời gian ngắn ngủi của các
triệu chứng Loạn thần dạng phân liệt nên
căn bệnh không có quá nhiều tác động có
tính cách tiêu cực đến các chức năng sinh
hoạt hằng ngày của người bệnh.

Cũng cần lưu ý rằng trong số các loại bệnh


thuộc nhóm Tâm thần

Nhóm tâm thần phân liệt & Các rối loạn


loạn thần khác
129

Scanned with
CamScanner
phân liệt thì hai chứng Loạn thần dạng phân liệt và Loạn
thần ngắn hạn (Brief Psychotic Disorder) đều có
những tính chất bệnh lý tương tự nhau, tuy nhiên,
chúng vẫn có những yếu tố khác biệt:
| Thứ nhất, tiêu chuẩn triệu chứng ấn định cho Loạn
thần dạng phân liệt là phải có 2 trong 5 các triệu
chứng loạn thần của bệnh Tâm thần phân liệt; trong khi
đó tiêu chuẩn ấn định cho Loạn thần ngắn hạn chỉ đòi
hỏi 1 trong 5 triệu chứng loạn thần của bệnh Tâm
thần phân liệt.
Thứ hai, tiêu chuẩn về thời hạn thì các triệu
chứng Loạn thần dạng phân liệt phải hiện rõ và
kéo dài tối thiểu trong suốt 1 tháng, nhưng sẽ phải
chấm dứt trước 6 tháng, trong khi đó các triệu chứng
Loạn thần ngắn hạn chỉ xuất hiện khoảng 1 ngày
cho đến vài ngày và thường chấm dứt trước thời
hạn 1 tháng.
Thật ra, trước đây các trường hợp cá nhân có các
triệu chứng loạn thần đều được chẩn đoán là có
bệnh Tâm thần phân liệt. Nhưng qua thực tế điều
trị các chuyên gia nhận thấy vẫn có những trường
hợp trong đó người bệnh có các triệu chứng loạn
thần chỉ trong một thời gian ngắn, phần lớn là dưới 6
tháng, rồi biến mất, và sau thời hạn đó thì các triệu
chứng loạn thần đã không hề xảy ra lại. Hơn nữa, đặc
biệt cũng có một số triệu chứng loạn thần không gây
ra những tác động tiêu cực quá đáng đến mọi hành vi
và sinh hoạt hằng ngày của cá nhân. Và các triệu
chứng này cũng không để lại những ảnh hưởng tệ hại
nào cho cuộc sống tinh thần của cá nhân sau khi chúng
đã biến mất.
Đó là lý do mà năm 1930, bác sĩ người NaUY,
GabrielLangfeldt, đã đặt tênLoạn thần dạng phân
liệt (Schizophreniform Disorder) để chẩn đoán cho
những ca bệnh nào có những triệu chứng giống hệt
như các triệu chứng của Tâm thần phân liệt nhưng thời
hạn không kéo dài quá 6 tháng.

130 Phạm Hoàn

Scanned with
CamScanner
DSM-5 ấn định tiêu chuẩn chẩn đoán cho Loạn
thần dạng phân liệt như sau:

Tiêu chuẩn A: Cá nhân thể hiện 2 hay nhiều hơn các


triệu chứng dưới đây, mỗi triệu chứng có thể hiện ra
cho một phần thời gian của bệnh, khoảng từ 1 tháng
(có thể ít hơn nếu được trị liệu). Trong số 2 triệu
chứng thì ít ra phải có một trong ba triệu chứng Ở
mục (1), (2), hay (3):
1. Hoang tưởng; 2. Ảo giác; 3. Ngôn từ rối loạn; 4. Hành vi
rối loạn hay triệu chứng trương căng; 5. Các triệu
chứng âm tính (chẳng hạn, cảm xúc cùn mòn, bởi
hoải, thiếuý chí, mục đích...). Tiêu chuẩn B: Giai
đoạn rối loạn phải tồn tại ít nhất là 1 tháng nhưng
không tới 6 tháng.
Lưu ý: Vào lúc cần phải chẩn đoán mà không
chờ cho đến khi các triệu chứng hoàn toàn chấm
dứt thì cũng nên ghi chú chữ Tạm thời (provisional)
để đề phòng các trường hợp bệnh có thể kéo dài
hơn hoặc căn bệnh chuyển biến thành những dạng
khác.
Tiêu chuẩn C: Thực hiện chẩn đoán sau khi đã loại
bỏ hoặc chú ý để rồi loại bỏ (rule out) các bệnh
Loạn thần dạng rối loạn khí sắc (schizoaffective
disorder), Trầm cảm (depressive disorder) hay các
bệnh Rối loạn khí sắc lưỡng cực (bipolar disorders)
bởi vì: Người bệnh loạn thần dạng phân liệt không có
các triệu chứng trầm cảm hayhưng cảm xảy ra đồng
thời với các triệu chứng loạn thần; Hoặc nếu có các
triệu chứng khí sắc xuất hiện trong giai đoạn cấp tính
của bệnh thì cũng chỉ thoáng qua, hoặc thường chỉ
xảy ra sau khi các triệu chứng loạn thần đã chấm
dứt.
Nhóm tâm thần phân liệt & Các rối loạn toàn thân khác
131

Scanned with
CamScanner
Tiêu chuẩn D: Các triệu chứng loạn thần đang
diễn ra chắc chắn không phải vì hậu quả tác động
của các chất thuốc men, bia rượu, chất nghiện, hoặc
không phải do tình trạng rối loạn hay bệnh hoạn về thể
chất, cũng không phải do cá nhân đã có quá trình
bị các loại bệnh tâm thần khác, chẳng hạn Tâm thần
phân liệt, Rối loạn khí sắc, Trầm cảm, Rối loạn lo âu,
hay các bệnh thuộc dạng Rối loạn nhận thức.

Đặc điểm
1:
Với các nét tiên lượng tốt: Ghi xuống đặc điểm này
nếu người bệnh có khả năng phục hồi toàn
diện vì có ít nhất là hai trong số các yếu tố,
bao gồm: + Các triệu chứng loạn thần bắt
đầu xuất hiện nổi bật
nhất là chỉ trong tháng đầu tiên. + Hành vi và
chức năng sinh hoạt của người bệnh chỉ bị rối
loạn vào lúc các triệu chứng loạn thần ở mức
cao điểm. + Mọi sinh hoạt của cá nhân đều
bình thường vào thời
gian trước khi có bệnh. + Người bệnh không có
các triệu chứng âm tính. Không có các nét
tiên lượng tốt: Khi người bệnh không có ít
nhất là 2 trong số các yếu tố nêu trên.

Đặc điểm
2:
Với triệu chứng trương căng: Nếu tình trạng loạn
thần ngắn hạn có phối hợp với các triệu chứng
trương căng thì được xem là bệnh trương cùng đồng
thời (comorbid catatonia), và ghi mã số của bệnh là
293.89 (F06.1).

Đặc điểm
3:
| Mức độ trầm trọng:Mỗitriệu chứng loạn thần nổi bật
đểu phải được đánh giá theo mức thang từ 1-4 (nhẹ,
vừa, nặng, trầm trọng:

132 Phạm Toàn

Scanned with
CamScanner

You might also like