You are on page 1of 16

TRIỆU CHỨNG

SA SÚT TRÍ TUỆ TRONG BỆNH ALZHEIMER

SINH HOẠT KHOA HỌC PHÒNG M8


KHÁI NIỆM

• Sa sút trí tuệ là một hội chứng do bệnh lý não, thường có bản chất
mạn tính hoặc tiến triển, trong đó được đặc trưng bởi sự suy giảm
nhiều chức năng cao cấp của vỏ não mà không có rối loạn ý thức.
• Các chức năng nhận thức bị ảnh hưởng bao gồm: trí nhớ, tư duy, định
hướng, nhận biết, tính toán, ngôn ngữ, phán đoán, các năng lực học
tập và xã hội…
• Các triệu chứng này gây suy giảm và trở ngại đáng kể cho các hoạt
động nghề nghiệp, xã hội và cả các hoạt động sống hàng ngày của cá
nhân.
KHÁI NIỆM

• Alzheimer là một bệnh thoái hóa não nguyên phát chưa rõ nguyên nhân, là bệnh
đứng hàng đầu trong các căn nguyên gây SSTT (50-60% các trường hợp).
• Khởi phát thường âm ỉ và tiến triển chậm, có thể ở giữa lứa tuổi thành niên hoặc
thậm chí sớm hơn, nhưng tần suất cao hơn ở lứa tuổi già.
• Những trường hợp khởi phát trước 65-70 tuổi có khả năng trong gia đình có người
mất trí tương tự, quá trình phát triển bệnh nhanh hơn và những nét ưu thế tổn
thương thùy đỉnh và thái dương (rối loạn vong ngôn và vong hành).
• Những trường hợp khởi phát muộn, tiến triển có khuynh hướng chậm hơn, đặc
trưng bởi suy giảm lan tỏa nhiều hơn trong toàn bộ các chức năng vỏ não cao cấp.
TRIỆU CHỨNG SUY GIẢM NHẬN THỨC

 Suy giảm trí nhớ


• là triệu chứng đầu tiên của quá tình bệnh lý, xuất hiện từ từ kín đáo
• Tính chất ngày một nặng dần và lan tỏa theo quy luật Ribot: Các sự kiện mới xảy ra bị
quên trước rồi đến các sự kiện trong quá khứ gần, sau đó là sự kiện trong quá khứ xa.
• Giai đoạn nhẹ bệnh nhân rối loạn định hướng, nhầm lẫn những vị trí quen thuộc nên dễ lạc
đường.
• Ở giai đoạn vừa: bệnh nhân khó nhận ra người thân trong gia đình và bạn bè.
• Ở giai đoạn nặng: bệnh nhân mất mọi loại trí nhớ gần và xa, không nhận biết được người
thân trong gia đình
TRIỆU CHỨNG SUY GIẢM NHẬN THỨC

Rối loạn ngôn ngữ: vong ngôn (aphasia)


• Là triệu chứng cốt lõi của bệnh, một trong những tiêu chuẩn để chẩn đoán.
• Ở giai đoạn nhẹ, rối loạn ngôn ngữ được phát hiện qua các trắc nghiệm. Triệu chứng hay
gặp là khó tìm từ, nói quanh co trong khi phát âm vẫn rõ ràng, đúng cú pháp. Do khó tìm từ
nên khó gọi tên đồ vật, đối tượng, nói lặp từ. Các giao tiếp đơn giản bệnh nhân vẫn thực
hiện tốt nhưng với các câu phức tạp đòi hỏi phải suy luận thì bệnh nhân có thể gặp khó
khăn và cần sự hỗ trợ của người thân (dấu hiệu quay đầu).
• Giai đoạn vừa, có thể thấy hiện tượng sai ngữ pháp, ngôn ngữ mất tính lưu loát, chính xác,
hiện tượng nhại lời.
• Giai đoạn nặng: bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp hoặc không còn khả năng
giao tiếp bằng ngôn ngữ
TRIỆU CHỨNG SUY GIẢM NHẬN THỨC

 Rối loạn nhận biết: vong tri (agnosia)


• Đây cũng là một trong các tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ với các đặc trưng sau:
• Giai đoạn nhẹ: bệnh nhân rối loạn định hướng khi gặp môi trường lạ, địa hình lạ, do đó dễ lạc
đường khi đến chỗ không quen thuộc.
• Giai đoạn vừa: Bệnh nhân mất khả năng nhận biết các đồ vật thông dụng, không nhận biết
được khuôn mặt của người quen cũ, do vậy có thể bị lạc trong môi trường quen thuộc.
• Giai đoạn nặng: bệnh nhân không nhận ra con cháu, không nhận biết hình ảnh của bản thân
mình trong gương, có thể nói chuyện với bản thân mình trong gương
TRIỆU CHỨNG SUY GIẢM NHẬN THỨC
Vong hành (apraxia)
• Là hiện tượng bệnh nhân không thể thực hiện được những hoạt động có mục đích theo yêu cầu
bằng lời nói hay bắt chước trong khi không có tổn thương ở hệ thống vận động hay cảm giác:
• Giai đoạn nhẹ, bệnh nhân không chú ý đến trang phục, quần áo nhàu bẩn không thích hợp với
môi trường xung quanh. Bệnh nhân khó khăn khi học các thao tác mới, khó khăn trong quản lý
tài chính, hóa đơn, ngay cả các chi tiêu mua sắm trong gia đình.
• Giai đoạn vừa: Gặp khó khăn trong việc sử dụng các dụng cụ quen thuộc trong gia đình, thực
hiện sai các quy trình công việc thông thường như nấu cơm, pha trà. Một số chăm sóc cá nhân
như tắm rửa, mặc quần áo, đi giầy dép cũng cần được người thân nhắc nhở, hướng dẫn.
• Giai đoạn nặng: Gặp khó khăn trong việc chăm sóc bản thân: không tự cởi, mặc quần áo khi đi
tắm rửa, vệ sinh, ăn uống rơi vãi
TRIỆU CHỨNG SUY GIẢM NHẬN THỨC

 Rối loạn chức năng điều hành


• Chức năng điều hành là biểu hiện mức độ tổng hợp của các hoạt động nhận thức bao
gồm các hoạt động: Lập kế hoạch, tổ chức, ra quyết định và hoạt động trong các tình
huống cuộc sống, nghề nghiệp.
• Rối loạn chức năng điều hành bị suy giảm từ sớm trong bệnh Alzheimer. Cùng với triệu
chứng vô cảm, rối loạn này ảnh hưởng nhiều đến suy giảm chức năng của bệnh nhân
• Để đánh giá chức năng điều hành, có thể dùng trắc nghiệm đo thời gian hoàn thành mê
cung trong thang ADAS-Cog mở rộng trong thời gian ngắn
TIẾN TRIỂN CÁC TRIỆU CHỨNG NHẬN THỨC
TRONG BỆNH ALZHEIMER

• Bệnh Alzheimer có triệu chứng đa dạng và không đồng đều giữa các bệnh nhân, tuy
nhiên vẫn tiến triển theo quy luật chung.

• Triệu chứng đầu tiên thường là rối loạn cảm xúc, triệu chứng suy giảm nhận thức
xuất hiện ở giai đoạn nhẹ và vừa. Thời gian từ lúc có triệu chứng đầu tiên cho đến
lúc chuyển thành giai đoạn nặng khoảng từ tám đến mười năm. Tuy nhiên vì bệnh
nhân thường được chẩn đoán ở giai đoạn vừa, cho nên thời gian từ lúc được chẩn
đoán cho đến giai đoạn nặng khoảng từ 3 đến 6 năm.
TIẾN TRIỂN CÁC TRIỆU CHỨNG NHẬN THỨC TRONG
BỆNH ALZHEIMER

• Tốc độ suy giảm nhận thức cũng


khác nhau theo tuổi khởi phát và giai
đoạn bệnh.
• Bệnh nhân khởi phát sớm có tiến
triển nhanh hơn bệnh nhân khởi
phát muộn. Giai đoạn sớm và muộn
của bệnh, sự suy giảm nhận thức
diễn ra với tốc độ chậm, trong khi ở
giai đoạn vừa, tốc độ suy giảm nhận
thức nhanh hơn rõ rệt.
CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ HÀNH VI

Các rối loạn cảm xúc


• Trầm cảm là rối loạn phổ biến nhất trong số các rối loạn không thuộc lĩnh vực
nhận thức, tỷ lệ mắc trầm cảm trong bệnh nhân Alzheimer có thể lên đến hơn
40%. Trầm cảm trên bệnh nhân Alzheimer thường có những rối loạn động lực
(ví dụ như mệt mỏi, trì trệ tâm thần vận động, vô cảm)
• Vô cảm (bàng quan) được định nghĩa là sự giảm hành vi hướng đến mục tiêu
tự nguyện thể hiện bằng thiếu sáng kiến, thiếu sự thích thú, thiếu sự biểu
hiện tình cảm. Vô cảm cũng là một rối loạn cảm xúc hay gặp trong bệnh
Alzheimer
CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ HÀNH VI

 Rối loạn loạn thần


• Hoang tưởng gặp ở 30-70% bệnh nhân Alzheimer. Hoang tưởng
thường gặp là hoang tưởng bị thiệt hại, hoang tưởng ghen tuông, bị
theo dõi...
• Ảo giác ít phổ biến hơn hoang tưởng, tỷ lệ gặp 20-40%, ảo thị hay gặp
hơn ảo thính. Ảo thị là những hình ảnh phức tạp, đậm nét, hay gặp
các hình ảnh tí hon, các động vật nhỏ..
• Triệu chứng loạn thần thường là lý do gia đình bệnh nhân đưa đến
khám và điều trị.
CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ HÀNH VI
• Cùng với các triệu chứng loạn thần, các rối loạn hành vi và nhân cách cũng thường gặp và là nguyên nhân gây
nên gánh nặng chăm sóc.
• Giai đoạn nhẹ, nhân cách bệnh nhân chưa biến đổi mà chỉ tăng đậm các nét tính cách vốn có.
• Giai đoạn vừa bệnh nhân dễ nổi cáu, ứng xử thô bạo với người thân và đồng nghiệp, trở nên hoài nghi, bủn xỉn,
ghen tuông vô lý.
• Giai đoạn nặng có thể gặp
+ Hành vi kích động, tấn công người xung quanh, mất kiểm soát xung động như cởi quần áo với thời điểm hoặc
địa điểm không phù hợp.
+ Các rối loạn vận động như đi lang thang, các hành vi không có mục đích, đi đi lại lại, lục lọi, gói ghém đồ đạc.
+ Rối loạn chu kỳ thức ngủ, ban ngày bệnh nhân ngủ gà ngay cả khi ăn uống, ban đêm lại không ngủ, rên rỉ,
kêu khóc hoặc đi lại vật vờ.
+ Một số bệnh nhân có rối loạn bản năng ăn uống như từ chối ăn uống, ăn quá nhiều hoặc giải tỏa bản năng
tình dục
CÁC TRIỆU CHỨNG THẦN KINH

• Chủ yếu gặp ở giai đoạn nặng, các triệu chứng ngoại tháp và rối
loạn trương lực cơ. Bệnh nhân có dáng điệu run rẩy, dễ ngã… cần
phân biệt với sa sút trí tuệ trên bệnh Parkinson, sa sút trí tuệ thể
Lewy.
• Các phản xạ nguyên thủy như gan tay-cằm, phản xạ nắm, phản xạ
nuốt, rối loạn tiểu không tự chủ có thể gặp ở giai đoạn muộn
BIẾN CHỨNG

• Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối, những thay đổi ảnh hưởng đến các chức năng thể chất,
như nuốt, kiểm soát hành vi… Hầu hết bệnh nhân Alzheimer không tử vong do bệnh chính
mà thường do các bệnh kèm theo như:
• Suy dinh dưỡng, suy kiệt, mất nước (chán ăn, giảm thèm ăn);
• Chấn thương: ngã (teo cơ, đi lang thang về đêm);
• Loét do nằm, co rút biến dạng khớp;
• Biến chứng nhiễm khuẩn: viêm phổi (rối loạn nuốt, do nằm) nhiễm khuẩn tiết niệu;
• Tử vong: nguyên nhân hay gặp nhất là viêm phổi.

You might also like