You are on page 1of 18

RỐI LOẠN TÂM THẦN THỰC THỂ:

1. Nói về rối loạn tâm thần thực thể, chọn phát biểu phù hợp
 Rối loạn tâm thần thực thể là những rối loạn tâm thần có liên quan trực tiếp
đến các tổn thương thực thể ở tổ chức não.
 Các bệnh lý tâm thần tiềm tàng gặp cơ hội tổn thương tổ chức não có thể
bộc phát làm cho bệnh cảnh lâm sàng đã phức tạp lại càng phức tạp hơn.
 Các triệu chứng tâm thần xuất hiện khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng
nhẹ và vị trí của tổn thương thực thể ở não.
 Nhân cách và sự đề kháng của cơ thể người bệnh không quan trọng trong
sự khác biệt của các triệu chứng lâm sàng.
2. Nói về các nhóm nguyên nhân, rối loạn tâm thần thực thể thường gặp
trong
 Tổn thương choán chỗ (ví dụ: u não).
 Bệnh thoái hóa thần kinh tủy sống.
 Động kinh.
 Bệnh chuyển hoá
3. Nói về các bệnh nguyên nhân được đề cập, rối loạn tâm thần thực thể có
thể gặp trong
 thiếu vitamin PP
 xơ gan
 động kinh thùy thái dương
 bệnh Chorea
4. Nói về nguyên nhân nhiễm độc, thuốc/chất nào gây rối loạn tâm thần thực
thể được đề cập
 giảm đau
 kháng sinh
 rượu
 chống động kinh
5. Nói về nguyên nhân nhiễm độc và nhiễm khuẩn trong rối loạn tâm thần
thực thể, chọn phát biểu đúng
 Nhiễm khuẩn nội sọ: viêm màng não, viêm não, áp xe não, giang mai
não… ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tâm thần.
 Nhiễm độc các loại thuốc trong nông nghiệp, công nghiệp… thường gây
các rối loạn tâm thần thực thể.
 Nhiễm khuẩn toàn thân không gây ra các rối loạn tâm thần thực thể…
 Thuốc điều trị bệnh Parkinson, thuốc hướng thần, giảm đau,… an toàn về
mặt tâm thần.
6. Alzheimer, Parkinson, Hungtington là những bệnh thoái hóa thần kinh có
thể gây rối loạn tâm thần thực thể
 SAI
 ĐÚNG
 KHÔNG ĐỀ CẬP TRONG BÀI
7. Sảng là một tình trạng lú lẫn tâm thần, khởi phát cấp tính bởi............... dao
động.
 rối loạn tri giác
 sự giảm nhận thức
 rối loạn ý thức
 triệu chứng loạn thần
8. Cơn sảng điển hình có khởi phát ...
 vài giây hoặc vài phút
 vài ngày hoặc vài tuần
 vài tuần
 vài giờ hoặc vài ngày
9. Những bất thường về khí sắc, tri giác và hành vi là những triệu chứng tâm
thần thường gặp trong sảng
 ĐÚNG
 KHÔNG ĐỀ CẬP TRONG BÀI
 SAI
10.Liệt nửa người, run khi nghỉ, và tiểu không kiểm soát là những triệu chứng
thần kinh phổ biến trong sảng
 ĐÚNG
 SAI
11.Sảng là một dạng Sa sút tâm thần loại Alzheimer nặng
 KHÔNG ĐỀ CẬP TRONG BÀI
 SAI
 ĐÚNG
12.Tránh các biến chứng liên quan đến sảng như ........ vì bệnh nhân đang
trong tình trạng suy giảm ý thức.
 giết người
 tai nạn
 tự sát
 ngộ độc
13.Tỷ lệ sảng trong dân số chung
 hay gặp ở người cao tuổi
 0,4% ở người trên 18 tuổi
 4,1% ở người trên 55 tuổi
 10,5% ở người trên 75 tuổi
14.Tỷ lệ sảng trong dân số đặc biệt
 10-15% bệnh nhân thuộc khoa ngoại tổng quát
 10-15% bệnh nhân cao tuổi khi nhập viện và 10-40% trong thời gian nằm
viện
 Tỷ lệ tăng 60% ở khoa săn sóc đặc biệt về tim mạch
 15-25% bệnh nhân thuộc khoa nội tổng quát
15.Nói về các yếu tố nguy cơ của sảng, chọn phát biểu đúng
 Bệnh nhân bị chấn thương não bộ, bị tai biến mạch máu não
 Ở trẻ em hay gặp ở những bệnh lý chuyển hoá và do chấn thương
 Hay gặp ở các bệnh nhân nhập viện do AIDS, ung thư
 Hay gặp ở người cao tuổi nhất là phái nữ
16.Tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn cuối của tất cả các bệnh bị sảng là 80% lúc
gần chết.
 ĐÚNG
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP TRONG BÀI
17.Trong tiêu chuẩn chẩn đoán sảng do bệnh lý cơ thể theo DSM-5, tiêu chí A
về 2 triệu chứng của hoạt động tâm thần nào bị rối loạn
 Ý thức
 Chú ý
 Hành vi
 Trí nhớ
18.Trong tiêu chuẩn chẩn đoán sảng do bệnh lý cơ thể theo DSM-5, tiêu chí A
về rối loạn chú ý gồm rối loạn
 thay đổi chú ý
 giảm khả năng định hướng,
 duy trì chú ý
 tập trung,
19.Trong tiêu chuẩn chẩn đoán sảng do bệnh lý cơ thể theo DSM-5, tiêu chí B
nói về
 Bệnh nguyên
 Thời gian
 Triệu chứng đi kèm
 Chẩn đoán phân biệt
20.Trong tiêu chuẩn chẩn đoán sảng do bệnh lý cơ thể theo DSM-5, tiêu chí C
nói về
 Thời gian
 Triệu chứng đi kèm
 Chẩn đoán phân biệt
 Bệnh nguyên
21.Trong tiêu chuẩn chẩn đoán sảng do bệnh lý cơ thể theo DSM-5, tiêu chí E
nói về
 Bệnh nguyên
 Triệu chứng đi kèm
 Chẩn đoán phân biệt
 Thời gian
22.Tiêu chí thời gian trong chẩn đoán sảng do bệnh lý cơ thể theo DSM-5, rối
loạn phát triển trong thời gian ngắn (thường vài giờ đến vài ngày), cho
thấy sự thay đổi so với hoạt động nền, và có xu hướng ổn định mức độ
nặng trong bệnh cảnh một ngày
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 SAI
 ĐÚNG
23.Tiêu chí chẩn đoán phân biệt trong chẩn đoán sảng do bệnh lý cơ thể theo
DSM-5, rối loạn ở A và B không được giải thích tốt hơn bởi một rối loạn
nhận thức thần kinh khác đã hình thành và tồn tại từ trước, hay rối loạn
liên quan và không thuộc bệnh cảnh thuyên giảm trong ý thức, như hôn mê
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 ĐÚNG
 SAI
24.Trong tiêu chuẩn chẩn đoán sảng do bệnh lý cơ thể theo DSM-5, chọn ý
đúng
 Rối loạn trong nhận thức (ví dụ, suy giảm trí nhớ, định hướng, ngôn ngữ,
khả năng thị giác, hoặc tri giác)
 Rối loạn phát triển trong thời gian dài và có xu hướng dao động trong
ngày.
 Rối loạn trong chú ý và ý thức (giảm định hướng về môi trường)
 Có bằng chứng cho thấy rối loạn do hậu quả gián tiếp về chức năng của
bệnh cơ thể.
25.Sa sút tâm thần được định nghĩa như là một suy giảm tiến triển các chức
năng nhận thức ngay khi hoạt động tri giác còn được bảo tồn (nghĩa là
không bị sảng)
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 ĐÚNG
26.Nói về sa sút tâm thần (dementia) trong các rối loạn tâm thần thực thể,
chọn phát biểu đúng
 Rối loạn có thể là tiến triển hoặc hằng định, vĩnh viễn hay phục hồi được
 Khí sắc, nhân cách, khả năng phán đoán và hành vi có thể bị ảnh hưởng
 Sa sút tâm thần thể hiện sự rối loạn chức năng lan tỏa và cấp tính
 Sự suy giảm toàn thể trong hoạt động trí năng là đặc điểm quan trọng
27.Nói về sa sút tâm thần (dementia) trong các rối loạn tâm thần thực thể,
khoảng 5% người bị sa sút có bệnh lý có thể phục hồi nếu được điều trị
trước khi sự tổn thương không thể phục hồi xảy ra.
 ĐÚNG
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 SAI
28.Nói về sa sút tâm thần (dementia) trong các rối loạn tâm thần thực thể, tỷ
lệ sa sút tâm thần chung ở người cao tuổi, chọn câu đúng
 Dưới 65 tuổi: tần suất mắc bệnh là 0,1%
 75-85 tuổi: tần suất mắc bệnh là 20%
 85 tuổi: tần suất mắc bệnh là 40%
 65-75 tuổi: tần suất mắc bệnh là 1%
29.Nói về sa sút tâm thần (dementia) trong các rối loạn tâm thần thực thể, tỷ
lệ từng loại sa sút tâm thần
 Sa sút tâm thần loại Alzheimer chiếm tỷ lệ 50-60%
 Các nguyên nhân khác như chấn thương sọ não, rượu, bệnh Parkinson,
nhiễm HIV, chiếm tỷ lệ 1-5%
 Sa sút tâm thần có đồng thời bệnh Alzheimer và bệnh lý mạch máu não
chiếm tỷ lệ 15-30%
 Sa sút tâm thần do bệnh lý mạch máu não chiếm tỷ lệ 10-15%
30.Trong DSM-5, rối loạn hoạt động nhận thức thần kinh được sử dụng thay
cho cụm từ sa sút tâm thần vì có thể dùng cho những bệnh nhân trẻ hơn,
những người bị suy giảm thứ phát sau chấn thương não hoặc nhiễm HIV
 SAI
 ĐÚNG
 KHÔNG ĐỀ CẬP
31.Trong phân loại các rối loạn tâm thần hiện tại, suy giảm nhận thức thần
kinh là nhóm duy nhất có các hội chứng với bệnh học bên dưới, cũng như
bệnh nguyên có khả năng được xác định.
 ĐÚNG
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP
32.Tiêu chuẩn của nhiều rối loạn hoạt động nhận thức thần kinh đều dựa trên
những thành phần nhận thức được xác định. Có mấy thành phần
 6
 7
 8
 5
33.Tiêu chuẩn của nhiều rối loạn hoạt động nhận thức thần kinh đều dựa trên
những thành phần nhận thức được xác định. Các thành phần là
 Nhận thức cá nhân
 Vận động ý thức
 Học tập và trí nhớ
 Chú ý hỗn hợp
34.Việc lên kế hoạch, ra quyết định, sửa lỗi, đáp ứng lại những phản hồi, tính
linh hoạt tâm thần (tính hợp lý về qui luật) là thành phần nhận thực thần
kinh nào
 Chú ý hỗn hợp
 Chức năng thi hành
 Vận động tri giác
 Học tập và trí nhớ
35.Nhận diện cảm xúc (nhận ra cảm xúc của những hình ảnh khuôn mặt), lý
trí (khả năng nhận xét trạng thái tâm lý, suy nghĩ và mong mỏi, của những
người khác hay nhân vật trong truyện; kể câu truyện và hỏi “tại sao cậu bé
buồn?”) là thành phần nhận thực thần kinh nào
 Học tập và trí nhớ
 Vận động tri giác
 Nhận thức xã hội
 Chức năng thi hành
36.Tiêu chuẩn chẩn đoán suy giảm nhận thức thần kinh (sa sút tâm thần) theo
DSM-5, chọn phát biểu đúng
 Sự suy giảm nhận thức có thể xảy ra trong bệnh cảnh của sảng
 Suy giảm nhận thức làm ảnh hưởng đến sự độc lập trong hoạt động hằng
ngày
 Bằng chứng của sự suy giảm nhận thức đáng kể so với mức hoạt động
trước đây
 Sự suy giảm nhận thức được giải thích tốt hơn bằng các triệu chứng trầm
cảm
37.Tiêu chuẩn chẩn đoán suy giảm nhận thức thần kinh loại Alzheimer theo
DSM-5, chọn phát biểu đúng
 D. Sự suy giảm nhận thức không được giải thích tốt hơn bởi một rối loạn
tâm thần khác (ví dụ, trầm cảm chủ yếu, tâm thần phân liệt).
 C. Đáp ứng tiêu chuẩn bệnh Alzheimer nhiều khả năng (probable) hoặc có
thể (possible).
 Đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn nhận thức thần kinh.
 B. Khởi phát âm thầm và tiến triển suy giảm từ từ trong một hoặc nhiều
chức năng nhận thức.
38.Tiêu chuẩn chẩn đoán suy giảm nhận thức thần kinh loại Alzheimer theo
DSM-5, ý nào được đề cập trong "Alzheimer nhiều khả năng" và
"Alzheimer có thể".
 Bằng chứng đột biến gen liên quan đến bệnh Alzheimer từ tiền sử gia đình
hoặc kiểm chứng gen
 Suy giảm từ từ và tiến triển đều đặn trong nhận thức, có vùng ổn định kéo
dài
 Bằng chứng rõ ràng về sự suy giảm trí nhớ và học tập và ít nhất một chức
năng nhận thức khác
 Có bằng chứng về bệnh nguyên hỗn hợp
39.Trong tiêu chuẩn chẩn đoán chung cho các rối loạn tâm thần thực thể theo
DSM-5, chọn phát biểu đúng
 E. Những triệu chứng dẫn tới sự suy giảm đáng kể các hoạt động
 C. Loại trừ rối loạn tâm thần khác
 Biểu hiện nổi bật và dai dẳng của một trong các rối loạn
 B. Có bằng chứng về nguyên nhân
40.Trong tiêu chuẩn chẩn đoán chung cho các rối loạn tâm thần thực thể theo
DSM-5, bắt buộc phải chẩn đoán phân biệt với sảng
 ĐÚNG
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 SAI
41.Thang đánh giá trạng thái tâm thần ngắn (The Mini–Mental State
Examination – MMSE) đánh giá những chức năng như
 cảm xúc, nhận thức xã hội
 khả năng ngôn ngữ, sự tư duy trừu tượng
 hành vi tác phong
 định hướng, trí nhớ,
42.Công cụ MMSE (The Mini–Mental State Examination) giúp
 đánh giá những chức năng nhận thức
 ước tính mức độ suy giảm nhận thức
 theo dõi diễn tiến thay đổi nhận thức
 điều trị suy giảm nhận thức
43.Hình ảnh học PET, SPECT cho biết chức năng não bộ thông qua hoạt động
điện của não cũng như chuyển hóa đường của tế bào não
 ĐÚNG
 SAI
44.Điều trị rối loạn tâm thần thực thể chủ yếu là điều trị nguyên nhân. Việc
điều trị này phải tiến hành ngay tại các chuyên khoa có người bệnh mà
không cần phải đưa đến các bệnh khoa tâm thần
 ĐÚNG
 SAI
45.Trong điều trị các sa sút tâm thần đặc biệt loại Alzheimer, các thuốc được
đề cập
 chống loạn thần
 đối vận thụ thể NMDA
 chống trầm cảm
 các thuốc như thuốc ức chế men cholinesterase
46.Trong điều trị các sa sút tâm thần đặc biệt loại Alzheimer, các thuốc cho
thấy hiệu quả tăng cường hoạt động nhận thức là
 chống trầm cảm
 thuốc chống loạn thần
 ức chế men cholinesterase
 đối vận thụ thể NMDA
47.Thuốc nào sau đây thuộc nhóm ức chế men cholinesterase
 memantin
 galantamin
 donepezil
 sertralin
48.Trong các trường hợp cấp tính như sảng nên để người bệnh ở những
phòng bệnh tối và yên tĩnh
 KHÔNG ĐỀ CẬP
 ĐÚNG
 SAI
49.Phát biểu nào sau đây phù hợp với điều trị các rối loạn tâm thần thực thể
 Các sa sút tâm thần đặc biệt loại Alzheimer, các thuốc như thuốc ức chế
men cholinesterase cho thấy hiệu quả tăng cường hoạt động nhận thức.
 Điều trị rối loạn tâm thần thực thể chủ yếu là điều trị nguyên nhân.
 Trong các trường hợp cấp tính như sảng không để người bệnh ở những
phòng bệnh sáng sủa.
 Các thuốc hướng thần nên được sử dụng liều cao, giảm liều chậm.
50.Phần đánh giá dữ kiện trong chăm sóc người bệnh sảng, chọn ý đúng
 Khả năng phán xét kém
 Mất kiểm soát
 Mất ngủ
 Ảo giác
51.Phần kết quả mong đợi ở giai đoạn cấp trong chăm sóc người bệnh sảng,
bệnh nhân sẽ
 Có mối quan hệ tin tưởng với người chăm sóc
 Tăng khả năng tương tác thực tế
 Không bị chấn thương
 Biểu hiện giảm lú lẫn, ảo tưởng, hoặc ảo giác
52.Phần kết quả mong đợi ở giai đoạn ổn định trong chăm sóc người bệnh
sảng, bệnh nhân sẽ
 Thiết lập hoặc tuân theo một thói quen cho các hoạt động sinh hoạt hàng
ngày
 Cho thấy giảm thiểu khó chịu liên quan đến sự lú lẫn
 Báo với nhân viên hoặc người chăm sóc trước khi hành động
 Tăng khả năng tương tác thực tế
53.Phần kết quả mong đợi ở giai đoạn chăm sóc dựa trên cộng đồng trong
chăm sóc người bệnh sảng, bệnh nhân sẽ
 Quay trở lại mức nhận thức ban đầu
 Quản lý được tình trạng sức khỏe hiệu quả
 Tự tìm kiếm đến điều trị y tế khi cần
 Biểu hiện giảm lú lẫn, ảo tưởng, hoặc ảo giác
54.Phần an toàn cho bệnh nhân trong can thiệp điều dưỡng cho bệnh nhân
sảng, chọn ý đúng
 sự ưu tiên hàng đầu
 thuốc có thể là nặng hơn tình trạng lú lẫn và tăng nguy cơ té ngã
 dạy cho bệnh nhân cách tìm sự trợ giúp trong các hoạt động như bước
xuống giường, hoặc đi tắm
 bệnh nhân không có khả năng tìm sự trợ giúp, thì việc cố định bệnh nhân
có thể cần thiết
55.Việc cố định bệnh nhân sảng có thể làm cho bệnh nhân sợ hoặc cảm giác bị
đe dọa, nên biện pháp này là biện pháp cuối cùng.
 ĐÚNG
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP
56.Phần quản lý tình trạng lú lẫn trong can thiệp điều dưỡng cho bệnh nhân
sảng, chọn ý đúng khi giao tiếp với bệnh nhân
 nói với giọng lớn và rõ
 tránh nói dài dòng và quá chi tiết
 đưa ra những câu hỏi ngắn, đơn giản
 để cho bệnh nhân đủ thời gian nắm thông tin
57.Cung cấp các thông tin định hướng cho bệnh nhân sảng, chọn ý đúng
 gọi bệnh nhân bằng tên của họ
 các mốc thời gian
 các hoạt động trong ngày
 giới thiệu cho bệnh nhân biết tên của điều dưỡng
58.Sự chạm nhẹ bệnh nhân sảng dùng để: (1) trấn an bệnh nhân và (2) cung
cấp sự tương tác với thực tế.
 1 đúng 2 đúng
 1 đúng 2 sai
 1 sai 2 đúng
 1 sai 2 sai
59.Sự chạm nhẹ bệnh nhân sảng, bệnh nhân có thể phản ứng
 mỉm cười
 đến gần khi được chạm vào
 sợ hãi
 giật mình hoặc lẫn tránh
60.Bệnh nhân bị sảng có thể bị quá tải nhận cảm (sensory overload), nghĩa là
não nhận được quá nhiều tín hiệu kích thích, vượt quá khả năng xử lý của
não.
 ĐÚNG
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP
61.Đối với bệnh nhân sảng, (1) nhiều người nói chuyện cùng một lúc có thể
làm tăng tình trạng lú lẫn; (2) tốt nhất nên nói chuyện lớn tiếng với bệnh
nhân và chỉ một người nói tại một thời điểm.
 1 đúng 2 đúng
 1 đúng 2 sai
 1 sai 2 đúng
 1 sai 2 sai
62.Trong quản lý tình trạng lú lẫn cho bệnh nhân sảng, phòng của bệnh nhân
nên được chiếu sáng đầy đủ để...
 gia tăng sự giám sát
 giảm thiểu tình trạng té ngã
 gia tăng sự tương tác với môi trường xung quanh
 giảm thiểu những tri giác sai về môi trường xung quanh
63.Trong quản lý tình trạng lú lẫn cho bệnh nhân sảng, khi bệnh nhân có ảo
tưởng hoặc tri giác sai: (1) phải trấn an cho bệnh nhân không nên dựa trên
thực tế, (2) điều quan trọng là xác định nỗi sợ được tạo ra bởi những tri
giác sai.
 1 đúng 2 đúng
 1 đúng 2 sai
 1 sai 2 đúng
 1 sai 2 sai
64.Trong đảm bảo giấc ngủ và dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân sảng, điều
dưỡng (1) nhắc nhở hoặc trợ giúp trong việc ăn uống, (2) có thể ngồi với
bệnh nhân trong bữa ăn hoặc cung cấp nước thường xuyên.
 1 đúng 2 đúng
 1 đúng 2 sai
 1 sai 2 đúng
 1 sai 2 sai
65.Trong đảm bảo giấc ngủ và dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân sảng, nếu
bệnh nhân đang bị rối loạn giấc ngủ, điều dưỡng (1) khuyến khích việc ngủ
trưa có thể cải thiện sức khỏe, (2) tập thể dục vào buổi chiều để giấc ngủ
ban đêm tốt hơn.
 1 đúng 2 đúng
 1 đúng 2 sai
 1 sai 2 đúng
 1 sai 2 sai
66.Đánh giá dữ kiện trong chăm sóc người bệnh sa sút tâm thần, chọn ý đúng
 Mất khả năng nhớ lại các thông tin thực tế hay sự kiện
 Suy giảm khả năng tự học kiến thức mới hay nhớ lại các kiến thức đã học
 Mất khả năng xác định rằng đã thực hiện được một hành vi hay chưa
 Suy giảm khả năng nhận thức các nguy hại
67.Phần kết quả mong đợi ở giai đoạn cấp trong chăm sóc người bệnh sa sút
tâm thần, bệnh nhân sẽ
 Phản hồi tích cực về trí nhớ
 Kích thích hoặc lo âu thuyên giảm
 Đạt được mức độ tối ưu về chức năng đối với các hoạt động hàng ngày
 Cảm thấy được tôn trọng và được hỗ trợ
68.Phần kết quả mong đợi ở giai đoạn ổn định trong chăm sóc người bệnh sa
sút tâm thần, bệnh nhân sẽ
 Sử dụng được trí nhớ dài hạn hiệu quả khi nó vẫn còn nguyên vẹn
 Lời nói hoặc biểu hiện cho thấy sự thuyên giảm của việc mất trí nhớ
 Duy trì mức độ tối ưu của các chức năng xã hội
 Phản hồi tích cực về trí nhớ
69.Phần tăng cường sự an toàn trong can thiệp điều dưỡng cho bệnh nhân sa
sút tâm thần, chọn ý đúng
 bảo vệ tránh khỏi chấn thương
 đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt
 quản lý các nguy cơ, bao gồm kích thích bên trong như cảm xúc không ổn
định
 theo dõi lượng nhập thức ăn và dịch để đảm bảo đầy đủ
70.Phần tăng cường sự an toàn trong can thiệp điều dưỡng, bệnh nhân sa sút
tâm thần (1) không thể đánh giá chính xác về cảm xúc và hành vi của họ;
do đó, (2) họ có thể không thực hiện những cẩn trọng thông thường trong
hoạt đồng hằng ngày.
 1 đúng 2 đúng
 1 đúng 2 sai
 1 sai 2 đúng
 1 sai 2 sai
71.Phần tăng cường sự an toàn trong can thiệp điều dưỡng, bệnh nhân sa sút
tâm thần có thể quên đi việc đang nấu ăn trong bếp. Thành viên trong gia
đình có thể nói............. thì tốt hơn.
 “Con (tôi) sẽ ngồi trong nhà bếp và trò chuyện với ông (bà) trong khi ông
(bà) nấu ăn”
 “Ông (bà) không thể tự nấu vì ông (bà) có thể làm cháy ngôi nhà”
72.Phần tăng cường sự an toàn trong can thiệp điều dưỡng, bệnh nhân sa sút
tâm thần có thể cho rằng sự an toàn thể chất bị ảnh hưởng, chọn những ý
được đề cập
 có thể cảm thấy bị đe dọa hoặc nghi ngờ
 có thể có hoang tưởng tự cao
 có thể dẫn đến hành vi kích động gây ra sự mất an toàn
 có thể luôn đấu tranh với những nỗi sợ và nghi ngờ suốt quá trình bệnh
73.Phần tăng cường sự an toàn trong can thiệp điều dưỡng, các yếu tố kích
hoạt sự nghi ngờ bệnh nhân sa sút tâm thần gồm
 người lạ
 thay đổi hoạt động hàng ngày
 điều dưỡng hỗ trợ đi lại
 trí nhớ bị suy giảm
74.Phần tăng cường sự an toàn trong can thiệp điều dưỡng, các yếu tố kích
hoạt sự nghi ngờ bệnh nhân sa sút tâm thần. Điều dưỡng nên tìm kiếm và
giải thích dựa trên thực tế hơn tìm các yếu tố kích hoạt nghi ngờ.
 ĐÚNG
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP
75.Phần tăng cường sự an toàn trong can thiệp điều dưỡng, một bệnh nhân sa
sút tâm thần cho rằng đồ đạc của mình bị trộm. Điều dưỡng có thể nói:
“Chúng tôi luôn bảo vệ ông và không bao giờ lấy đồ đạc của ông”
 ĐÚNG
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP
76.Phần tăng cường dinh dưỡng hợp lý trong can thiệp điều dưỡng, một bệnh
nhân sa sút tâm thần có thể ăn kém vì
 bị sao nhãng trong giờ ăn uống
 giảm ngon miệng
 hoang tưởng
 rối loạn tri giác
77.Phần tăng cường dinh dưỡng hợp lý trong can thiệp điều dưỡng bệnh nhân
sa sút tâm thần, điều dưỡng phải hiểu ra vấn đề và...
 mang thức ăn mà bệnh nhân thích
 ngồi với bệnh nhân và mang lại những kích thích tiếp tục ăn
 hạn chế tiếng ồn và các kích thích gây sao nhãng khi ăn
 hạn chế những buổi ăn nhẹ vì ảnh hưởng đến buổi ăn chính của bệnh nhân
78.Phần tăng cường dinh dưỡng hợp lý trong can thiệp điều dưỡng bệnh nhân
sa sút tâm thần, chọn ý đúng
 Trường hợp bệnh nhân ăn quá ít, nên cung cấp thức ăn dặm như cà rốt
 Thức ăn có thể được dùng bằng tay như bánh mì và trái cây, là tốt nhất
 Nhập đủ nước và thức ăn cũng rất cần thiết cho việc bài tiết thích hợp
 Nuôi ăn bằng đường ống có thể cần thiết cho bệnh nhân sa sút nặng
79.Phần tăng cường dinh dưỡng hợp lý trong can thiệp điều dưỡng bệnh nhân
sa sút tâm thần, khi bệnh nhân kém bài tiết ống tiêu hóa. Điều dưỡng cần
can thiệp bằng cách gia tăng .... nhập vào.
 chất đạm
 chất xơ
 chất dầu, mỡ
 lượng dịch
80.Phần tăng cường hoạt động phù hợp trong can thiệp điều dưỡng bệnh
nhân sa sút tâm thần, chọn ý đúng
 đi bộ sẽ tốt cho thể chất
 hoạt động thể chất hàng ngày cũng giúp bệnh nhân ngủ tốt
 ngủ trưa để bệnh nhân phục hồi và lấy lại năng lượng
 cân bằng giữa nghỉ ngơi và hoạt động
81.Phần tăng cường hoạt động phù hợp trong can thiệp điều dưỡng bệnh
nhân sa sút tâm thần, chọn ý đúng về bệnh nhân
 không thể bắt đầu nhiều hoạt động một cách độc lập
 nhiều bệnh nhân có xu hướng trở nên tĩnh tại
 thường không sẵn lòng tham gia vào các hoạt động thể chất
 không thể bắt đầu, lên kế hoạch, hoặc tiến hành nếu không được hỗ trợ
82.Trong can thiệp điều dưỡng bệnh nhân sa sút tâm thần, kết cấu lại môi
trường và thời gian biểu giúp bệnh nhân
 an tâm bệnh nhân sa sút
 hạn chế sự bối rối và thất vọng
 ép bệnh nhân làm theo sự sắp xếp
 thói quen và thời gian biểu như tắm, mặc đồ, vệ sinh
83.Trong can thiệp điều dưỡng bệnh nhân sa sút tâm thần, các nghiên cứu cho
thấy khi chủ ý thay đổi thói quen ăn mặc của bệnh nhân có thể dẫn đến sự
kích động thể chất.
 ĐÚNG
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP
84.Phần kết cấu lại môi trường và thời gian biểu trong can thiệp điều dưỡng
bệnh nhân sa sút tâm thần, bệnh nhân dung nạp kém với kích thích khi
 quên
 căng thẳng
 mệt
 đói
85.Phần kết cấu lại môi trường và thời gian biểu trong can thiệp điều dưỡng
bệnh nhân sa sút tâm thần. Khi dung nạp kích thích kém, bệnh nhân cần
môi trường yên tĩnh hơn với ít người và ít tiếng ồn hơn.
 ĐÚNG
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP
86.Phần mang lại sự hỗ trợ cảm xúc trong can thiệp điều dưỡng bệnh nhân sa
sút tâm thần. Mối quan hệ trị liệu giữa bệnh nhân và điều dưỡng bao hàm
“chăm sóc cảm thông”, gồm
 sự thẳng thắn,
 tôn trọng,
 bình tĩnh,
 đảm bảo an toàn,
87.Phần mang lại sự hỗ trợ cảm xúc trong can thiệp điều dưỡng bệnh nhân sa
sút tâm thần. Đối với bệnh nhân sa sút thường có vẻ lờ đi những nỗ lực của
điều dưỡng và có thể phản ứng với hành vi tiêu cực khi giận dữ hoặc nghi
ngờ.
 ĐÚNG
 SAI
88.Vì sự định hướng giảm và ảo giác, bệnh nhân sa sút thường trở nên lo lắng
và đòi hỏi kiên nhẫn và trấn an.
 ĐÚNG
 SAI
89.Phần mang lại sự hỗ trợ cảm xúc trong can thiệp điều dưỡng bệnh nhân sa
sút tâm thần, khi bệnh nhân bất an, điều dưỡng cần
 tìm hiểu sự bất an thông qua tiếp cận bệnh nhân theo cách bình tĩnh, hỗ trợ
 tiếp cận “tôi có thể quan sát ông (bà) hiện điều này”
 đảm bảo bệnh nhân biết những điều đang xảy ra
 “Tôi rất vui lòng để giúp ông (bà) mặc cái áo này. Tôi sẽ giữ nó cho ông
(bà) để tay vào từng tay áo”
90.Phần chạm nhẹ nâng đỡ để mang lại sự hỗ trợ cảm xúc trong can thiệp
điều dưỡng bệnh nhân sa sút tâm thần. Chọn ý đúng
 mang lại sự an tâm
 thăm dò khi những từ ngữ có thể khó hiểu
 giữ tay bệnh nhân khi họ khóc và buồn
 nắm tay dắt bệnh nhân đi vào giường ngủ
91.Phần chạm nhẹ nâng đỡ để mang lại sự hỗ trợ cảm xúc trong can thiệp
điều dưỡng bệnh nhân sa sút tâm thần. Bệnh nhân có thể phản ứng
 gần gũi hơn
 sợ hãi hoặc kéo tay khỏi điều dưỡng
 giận dữ và kích động
 mỉm cười
92.Phần thúc đẩy sự tương tác và tham gia trong can thiệp điều dưỡng bệnh
nhân sa sút tâm thần. Điều dưỡng phải
 lên kế hoạch các hoạt động cho bệnh nhằm củng cố sự nhận dạng bản thân
 giúp bệnh nhân tham gia vào các hoạt động sống
 điều chỉnh theo sở thích và khả năng của từng bệnh nhân
 thường chỉ cần bệnh nhân và điều dưỡng để dễ duy trì chú ý trong các hoạt
động
93.Phần thúc đẩy sự tương tác và tham gia trong can thiệp điều dưỡng bệnh
nhân sa sút tâm thần. Liệu pháp ................,....................,...................... là
những ví dụ hoạt động trị liệu giúp bệnh nhân tham gia vào môi trường và
nâng cao chất lượng cuộc sống.
 âm nhạc
 hỗ trợ-thú cưng
 kích thích nhiều giác quan
 nhận thức hành vi
94.Phần thúc đẩy sự tương tác và tham gia trong can thiệp điều dưỡng bệnh
nhân sa sút tâm thần. Chọn phát đúng khi nói về khả năng tương tác
 bệnh nhân sa sút ngày càng có nhiều vấn đề trong tương tác với người
 khởi đầu, đa phần bệnh nhân có thể duy trì được ngôn ngữ bằng lời
 một số bệnh nhân gặp phải khó khăn khi hiểu từ vựng
 một số khác với nội dung lời nói trở nên mơ hồ
95.Phần thúc đẩy sự tương tác và tham gia trong can thiệp điều dưỡng bệnh
nhân sa sút tâm thần. Điều dưỡng phải lắng nghe cẩn thận và cố gắng xác
định nghĩa bên dưới của nội dung được nói ra. Điều dưỡng có thể nói
 “Có phải ông (bà) nói là ông (bà) muốn sử dụng nhà vệ sinh?”
 “Tôi đoán là ông (bà) đang đói có phải không?”
 “Tôi rất vui lòng để giúp ông (bà) mặc cái áo này. Tôi sẽ giữ nó cho ông
(bà) để tay vào từng tay áo”
 “Con (tôi) sẽ ngồi trong nhà bếp và trò chuyện với ông (bà) trong khi ông
(bà) nấu ăn”
96.Phần thúc đẩy sự tương tác và tham gia trong can thiệp điều dưỡng bệnh
nhân sa sút tâm thần. Khi điều dưỡng hoặc người chăm sóc làm việc lâu
dài với bệnh nhân riêng biệt, họ sẽ phát triển khả năng nhận dạng ý nghĩa
thông qua các cử chỉ không lời.
 ĐÚNG
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP
97.Phần thúc đẩy sự tương tác và tham gia trong can thiệp điều dưỡng bệnh
nhân sa sút tâm thần. Tương tác với bệnh nhân sa sút
 thường đồng nghĩa với việc giải quyết các suy nghĩ và cảm nhận
 chúng không dựa trên thực tại mà xuất phát từ sự nghi ngờ của bệnh nhân
hoặc lú lẫn mạn tính
 cố gắng giải thích thực tại, hoặc làm giảm nghi ngờ hoặc giận dữ
 các kỹ thuật làm sao nhãng, ngắt thời gian, hoặc đồng hành làm an tâm cho
bệnh nhân
98.Phần thúc đẩy sự tương tác và tham gia trong can thiệp điều dưỡng bệnh
nhân sa sút tâm thần. Kỹ thuật sao nhãng bao gồm thay đổi suy nghĩ và
năng lượng của bệnh nhân vào những chủ đề trung tính hơn.
 ĐÚNG
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP
99.Phần thúc đẩy sự tương tác và tham gia trong can thiệp điều dưỡng bệnh
nhân sa sút tâm thần. Bệnh nhân có thể biểu hiện giận dữ với tình huống
hiện tại, chạy ra từ nhà bếp và nói “thức ăn của tôi có mùi như độc tố!”
Điều dưỡng có thể can thiệp để gây sao nhãng bằng cách nói
 “Ông (bà) có thể vào nhà bếp với tôi và tìm một vài món ông (bà) thích ăn
không?”
 “Ông (bà) có thể bỏ lại thức ăn đó. Ông (bà) có thể giúp tôi tìm một
chương trình hấp dẫn trên tivi không?”
 “Ông (bà) cứ yên tâm, trong bệnh viện rất an toàn, không ai có thể bỏ độc
vào thức ăn”
 “Ông (bà) có thể bỏ lại thức ăn đó và nên chọn món ăn khác"
100. Phần thúc đẩy sự tương tác và tham gia trong can thiệp điều dưỡng
bệnh nhân sa sút tâm thần. Nói về kỹ thuật ngắt thời gian, chọn ý đúng
 cho bệnh nhân một khoảng thời gian ngắn và sau đó quay lại để tham gia
tương tác
 điều dưỡng có thể rời khỏi khoảng 30 đến 60 phút và trở lại mà không đưa
đến bùng nổ như trước
 sau ngắt thời gian, bệnh nhân có thể không nhớ hoặc chỉ nhớ ít sự việc
 sau ngắt thời gian, có thể bệnh nhân vui vẻ khi thấy điều dưỡng trở lại
101. Phần thúc đẩy sự tương tác và tham gia trong can thiệp điều dưỡng
bệnh nhân sa sút tâm thần. Đồng hành nghĩa là đem lại sự an tâm về tư suy
cho bệnh nhân mà không sửa chữa các rối loạn tri giác hoặc cảm xúc.
 ĐÚNG
 SAI
 KHÔNG ĐỀ CẬP
102. Phần thúc đẩy sự tương tác và tham gia trong can thiệp điều dưỡng
bệnh nhân sa sút tâm thần. Nói về kỹ thuật đồng hành, điều dưỡng nên
 tham dự vào những ý tưởng hoang tưởng hoặc củng cố chúng
 không nên từ chối hoang tưởng
 hay đổi chú ý của bệnh nhân vào những chủ đề trung tính hơn
 có thể rời khỏi khoảng 5 đến 10 phút và trở lại
103. Phần thúc đẩy sự tương tác và tham gia trong can thiệp điều dưỡng
bệnh nhân sa sút tâm thần. Nói về kỹ thuật tái cấu trúc, chọn ý đúng
 điều dưỡng đem lại cho bệnh nhân giải thích khác nhau cho những tình
huống hoặc sự việc
 bệnh nhân thường diễn giải kích thích môi trường như sự đe dọa
 tiếng ồn lớn thường có thể kích động bệnh nhân
 sự giải thích thay thế thường làm an tâm bệnh nhân sa sút

You might also like