You are on page 1of 42

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

SA SÚT TRÍ TUỆ

TS.BS. Trần Thị Hà An


Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia
KHÁI NIỆM SA SÚT TRÍ TUỆ

 SSTT là một hội chứng được đặc trưng bởi sự suy giảm nhiều chức
năng cao cấp của vỏ não mà không có rối loạn ý thức  suy giảm và trở
ngại đáng kể cho các hoạt động nghề nghiệp, xã hội và các hoạt động
sống hàng ngày của người bệnh
 Nguyên nhân gây SSTT rất đa dạng và thường là phát hiện được
 Khả năng phục hồi của SSTT phụ thuộc bệnh lý nằm bên dưới và việc
điều trị sớm
TỶ LỆ SA SÚT TRÍ TUỆ

Trên toàn thế giới 2015:


 46,8 triệu người đang mắc SSTT (trên
900 triệu người từ 60 tuổi)
 9.9 triệu ca mới mắc SSTT
 Cứ mỗi 3s có thêm một ca mới mắc
SSTT
 Số lượng người mắc tăng lên gấp đôi
sau mỗi 20 năm

Phân bố số lượng người mắc SSTT trên thế giới 2015


World Alzheimer Report 2015
The Global Impact of Dementia
Số người mắc sa sút trí tuệ (triệu)

Các nước thu nhập


TB – thấp

Các nước thu


nhập cao
TỶ LỆ SA SÚT TRÍ TUỆ

Việt Nam:

Viện Sức khoẻ Tâm thần (1999): nghiên cứu ở Thái Nguyên:
0,64% dân số

7,9% người trên 60 tuổi

Bệnh viện Lão khoa Quốc gia (2005): nghiên cứu ở Ba Vì:

4,6% người trên 60 tuổi

Bộ Y tế (2015): Dự án bảo vệ SK tâm thần cộng đồng (nghiên cứu trên 78242
người ở 9 cụm dận cư có đặc điểm KT, XH, địa lý khác nhau):

0,78% dân số
NGUYÊN NHÂN GÂY SSTT

Thoái hóa thần kinh: Rối loạn TK và chấn thương


Bệnh Alzheimer Chấn thương sọ não
Sa sút trí tuệ thể Lewy Khối choán chỗ
Bệnh Parkinson Xơ xứng rải rác
Sa sút trí tuệ thùy trán và thùy TD

Bệnh mạch máu: Bệnh nhiễm khuẩn:


Nhồi máu não Giang mai, HIV
Xuất huyết não Viêm não
Bệnh tim mạch Bệnh Creutzfeldt- Jakob

Rối loạn nội tiết: Sử dụng thuốc, lạm dụng chất:


Đái tháo đường Thuốc an thần, kháng cholinergic,…
Suy giáp/ cường giáp Rượu, ma tuý
Bệnh tuyến cận giáp
Thiếu vitamin: Rối loạn chuyển hóa khác:
B12, thiamin (B1), acid nicotin Tăng/ hạ Canxi máu
Bệnh não gan
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA SSTT

 Các biểu hiện suy giảm nhận thức: là các triệu chứng cốt lõi của
SSTT
 BPSD (Behavioral and Psychological Symptoms of Dementia –
Các triệu chứng hành vi và tâm lý): được coi là phần không thể
thiếu trong các RL suy giảm trí nhớ ngay từ khi các RL này được
mô tả; thường là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thể chế hoá

The IPA Complete Guides to BPSD – Specialists Guide, 2012


CÁC LĨNH VỰC NHẬN THỨC TRONG SSTT

Trí nhớ Chú ý phức tạp


Memory Complex attention

Ngôn ngữ Lĩnh vực Điều hành


Language nhận thức Executive function

Tiếp nhận-vận động


Nhận thức xã hội
Perceptual-motor
Social cognition
function
8
KHÁI NIỆM BPSD

 Hội Tâm thần học người già quốc tế - IPA (1999): lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ
BPSD để chỉ “các triệu chứng bất thường về tri giác, nội dung tư duy, cảm xúc và
hành vi thường xảy ra ở BN mắc SSTT”:
- Các triệu chứng hành vi: thường được xác định dựa vào sự quan sát BN, bao
gồm hành động gây hấn, la hét, bồn chồn không yên, kích thích, đi lang thang, các
hành vi không phù hợp văn hoá, giải toả bản năng tình dục, tích trữ đồ đạc, chửi rủa
và triệu chứng “cái bóng”
- Các triệu chứng tâm lý: chủ yếu xác định dựa vào việc phỏng vấn BN và người
than, bao gồm: lo âu, trầm cảm, ảo giác và hoang tưởng

Finkel, S.I., Burns, A. (1999). BPSD Consensus Statement, International Psychogeriatric Association
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG BPSD

 Các BPSD khó đối phó nhất:


Hoang tưởng Trầm cảm
Ảo giác Mất ngủ
Nhận nhầm Lo âu
 Các BPSD cần phải giải quyết:
Hành động gây hấn Đi lang thang
Bồn chồn không yên

The IPA Complete Guides to BPSD – Specialists Guide, 2012


BIỂU HIỆN LÂM SÀNG BPSD

 Các BPSD ít gặp hơn nhưng cũng có thể gây khó chịu:
Kích thíchĐi đi lại lại
Hành vi không phù hợp với văn hoá
Giải toả bản năng tình dục La hét
 Các BPSD phổ biến và gây khó chịu nhưng dễ quản lý và ít khi dẫn đến
phải thể chế hoá:
Khóc lóc Chửi bới
Thờ ơ Hỏi lặp đi lặp lại
Triệu chứng “cái bóng”

The IPA Complete Guides to BPSD – Specialists Guide, 2012


NGUYÊN NHÂN GÂY RA BPSD

 Cơ chế bệnh sinh của BPSD chưa được hiểu biết đầy đủ
 Có nhiều nguyên nhân được cho là có liên quan với BPSD:
Yếu tố di truyền
Yếu tố sinh học thần kinh
Các yếu tố tâm lý
Các yếu tố xã hội
 Đối với mối triệu chứng/nhóm triệu chứng BPSD cụ thể, mỗi nhân tố trên
có thể có vai trò khác nhau
 Việc xác định mô hình bệnh nguyên – bệnh sinh của BPSD sẽ quyết định
việc phát triển chiến lược điều trị các triệu chứng này
The IPA Complete Guides to BPSD – Specialists Guide, 2012
TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ SÀNG LỌC SSTT

Trắc nghiệm đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu (MMSE: Mini-Mental
State Examination): là trắc nghiệm sàng lọc SSTT được sử dụng rộng rãi nhất.
Nhược điểm: không nhạy với suy giảm nhận thức nhẹ, và bị ảnh hưởng bởi
tuổi và trình độ học vấn, ngôn ngữ, vận động và thị lực
Mini-Cog: Trắc nghiệm Mini-Cog bao gồm vẽ đồng hồ và nhắc lại 3 từ không
liên quan
Ưu điểm của Mini-Cog là có độ nhạy cao dự đoán tình trạng SSTT, thời gian
làm trắc nghiệm ngắn hơn so với MMSE, dễ quản lý, và giá trị chẩn đoán
không phụ thuộc vào trình độ học vấn và ngôn ngữ
TRẮC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ SÂU TỪNG LĨNH VỰC NHẬN THỨC

Lĩnh vực Trắc nghiệm

Nhớ danh sách từ (Word list recall): Nhớ lại ngay, nhớ lại sau 5 phút,
Nhớ lời (Verbal Memory) nhận biết từ sau 5 phút
Kể lại câu chuyện (Story recall): Kể lại ngay, kể lại sau 5 phút

Nhớ hình (Visual Memory) Nhớ lại hình (Picture recall): Nhớ lại ngay, nhớ lại sau 5 phút, nhận
biết hình sau 5 phút
Sự chú ý đơn giản (Symply Đọc xuôi dẫy số (Digit Span Forward), Đọc ngược dẫy số (Digit Span
Attention) Backward
Chú ý phức tạp (complex attention) Trắc nghiệm nối điểm phần B (trailmaking test)

Ngôn ngữ (Language) Định danh của Boston sửa đổi (Modified Boston Naming)
Nói lưu loát từ (Verbal Fluency)

Kiến trúc thị giác (Visuoconstruction) Vẽ đồng hồ (Clock Drawing Test)


CHẨN ĐOÁN SA SÚT TRÍ TUỆ

- DSM – I và DSM – II: chỉ tập trung vào các triệu chứng nhận thức
- DSM – III và DSM – III – R: chú ý đến việc mô tả các triệu chứng và hành vi gây
rắc rối trong việc quản lý BN SSTT
- DSM – IV: đưa ra tiêu chuẩn suy giảm nhiều lĩnh vực – nhận thức
- DSM – IV – TR: chú ý mô tả nhiều hơn các đặc điểm LS liên quan như các vấn
đề về nhận thức, cảm xúc, hành vi và chức năng vận động và cụm từ “với RL
hành vi” được dùng để xác định các dưới nhóm của SSTT
- DSM – V: sử dụng thuật ngữ RLTK nhận thức để thay thế cho SSTT (RLTKNT
điển hình tương đương với SSTT, RLTKNT nhẹ trùng lấp với SGNT nhẹ)
- ICD – 11: cũng sử dụng thuật ngữ RLTKNT thay thế cho SSTT
CHẨN ĐOÁN SA SÚT TRÍ TUỆ/RỐI LOẠN
THẦN KINH NHẬN THỨC ĐIỂN HÌNH
THEO DSM – V
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN SSTT

A. Có bằng chứng SGNT đáng kể ở ít nhất 2 trong các lĩnh vực nhận thức (sự tập trung
chú ý, c/n điều hành, học tập và trí nhớ, c/n ngôn ngữ, thị giác không gian và nhận thức
XH) dựa trên:
1. Than phiền của người bệnh, hoặc của người thân, hoặc ghi nhận bởi bác sĩ về
sự suy giảm rõ rệt c/n nhận thức của BN, và
2. Suy giảm đáng kể trong biểu hiện nhận thức, tốt nhất là được xác định các test
TTK đã được chuẩn hóa hoặc nếu không thì dựa trên đánh giá LS có chất lượng
khác
B. SGNT làm ảnh hưởng đến tính độc lập trong các hoạt động hằng ngày (tức là cần
sự hỗ trợ tối thiểu ở các hoạt động sống phức tạp như trả hóa đơn, dùng thuốc điều
trị,...)
C. Bệnh nhân không đang bị mê sảng, lú lẫn cấp
D. SGNT không phải do nguyên nhân TTK khác (ví dụ trầm cảm hay TTPL)
Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition, 2013, APA
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN SSTT DO BỆNH ALZHEIMER

A. Thỏa mãn tiêu chuẩn SSTT


B. Suy giảm nhận thức khởi phát từ từ và tiến triển tăng dần ở ít nhất có 2
lĩnh vực nhận thức
C. Thỏa mãn tiêu chuẩn có khả năng hoặc có thể bệnh Alzheimer dưới đây:
Chẩn đoán có khả năng bệnh Alzheimer nếu thỏa mãn một trong hai tiêu
chuẩn sau, còn không thỏa mãn thì chẩn đoán là có thể bệnh Alzheimer:
1. Bằng chứng có đột biến gen gây bệnh Alzheimer từ tiền sử gia đình hoặc
kiểm tra di truyền học

Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition, 2013, APA
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN SSTT DO BỆNH ALZHEIMER

2. Có cả ba tiêu chuẩn sau:


a. Bằng chứng rõ ràng giảm trí nhớ và khả năng học tập và ít nhất 1 trong các lĩnh vực
NT khác (dựa vào hỏi TS và các test TTK).
b. Tiến triển SGNT nặng dần liên tục và từ từ, không có thời kỳ bình nguyên kéo dài.
C. Không có bằng chứng của các nguyên nhân kết hợp khác (như không có bệnh lý thoái
hóa TK khác và các bệnh lý mạch máu não hoặc các RL TK, TT khác hoặc các bệnh lý hệ
thống gây SGNT)
D. Những RL này không được giải thích phù hợp hơn bởi các bệnh lý mạch máu não, các
bệnh lý thoái hóa TK khác, tác dụng của một chất hoặc các bệnh lý TK, TT hoặc bệnh lý hệ
thống khác

Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition, 2013, APA
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN SSTT THUỲ TRÁN – THÁI DƯƠNG

A. Thỏa mãn tiêu chuẩn bệnh lý SSTT


B. Rối loạn này có khởi phát từ từ và tiến triển tăng dần
C. Có điều kiện (1) hoặc (2):
1. Thay đổi hành vi:
a. Có ba hoặc hơn các triệu chứng hành vi sau:
i. Giải ức chế hành vi
ii. Thờ ơ hoặc chậm chạp
iii. Không có sự đồng cảm và thấu cảm
iv. Hành vi lặp lại, kiên trì, rập khuôn hoặc hành vi ép buộc, lễ nghi
v. Ăn bậy hoặc thay đổi chế độ ăn
b. Giảm nổi bật trong nhận thức XH và khả năng điều hành
Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition, 2013, APA
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN SSTT THUỲ TRÁN – THÁI DƯƠNG

2. Thay đổi ngôn ngữ


a. Giảm nổi bật khả năng ngôn ngữ, trong việc tạo lời nói, tìm từ, gọi tên
vật, ngữ pháp hoặc hiểu từ
D. Bảo tồn tương đối khả năng học tập và trí nhớ và chức năng tri giác –
vận động.
E. Rối loạn này không được giải thích phù hợp hơn bởi các bệnh lý mạch
máu não, các bệnh lý thoái hóa TK khác, tác dụng của một chất hoặc các
bệnh lý TK,TT hoặc bệnh lý hệ thống khác

Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition, 2013, APA
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN SSTT THỂ LEWY

A. Thỏa mãn tiêu chuẩn SSTT


B. Rối loạn này có khởi phát từ từ và tiến triển tăng dần
C. Thỏa mãn đồng thời tiêu chuẩn chẩn đoán cốt lõi và những tiêu chuẩn
chẩn đoán gợi ý cho bệnh lý có khả năng hoặc có thể SSTT thể Lewy.
Nếu chẩn đoán có khả năng SSTT thể Lewy thì BN phải có hoặc 2 tiêu
chuẩn cốt lõi hoặc 1 tiêu chuẩn gợi ý và 1 hoặc hơn các tiêu chuẩn cốt lõi.
Nếu chẩn đoán có thể SSTT thể Lewy, BN chỉ có 1 tiêu chuẩn cốt lõi và 1
hoặc hơn tiêu chuẩn gợi ý

Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition, 2013, APA
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN SSTT THỂ LEWY

1. Tiêu chuẩn chẩn đoán cốt lõi:


a. Sự dao động nhận thức với những biến động rõ ràng của sự chú ý và tỉnh táo.
b. Ảo thị tái phát được hình thành một cách rõ ràng và chi tiết.
c. Các đặc điểm của h/c Parkinson tự phát, phải khởi phát sau biểu hiện SGNT
2. Tiêu chuẩn chẩn đoán gợi ý:
a. Thỏa mãn tiêu chuẩn RL hành vi trong giấc ngủ REM (pha chuyển động mắt nhanh)
b. Nhạy cảm với thuốc chống loạn thần nặng
D. Rối loạn này không được giải thích phù hợp hơn bởi các bệnh lý mạch máu não, các
bệnh lý thoái hóa TK khác, tác dụng của 1 chất hoặc các bệnh lý TK,TT hoặc bệnh hệ
thống khác

Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition, 2013, APA
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN SSTT MẠCH MÁU

A. Thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán SSTT


B. Đặc tính LS nhất quán với nguyên nhân mạch máu, được gợi ý bởi 1 trong 2
biểu hiện sau:
1. Khởi phát của SGNT là tạm thời liên quan đến các biến cố mạch máu não
2. Bằng chứng của SGNT trội hơn trong các hoạt động chú ý phức tạp (bao
gồm cả tốc độ xử lý) và chức năng điều hành thùy trán
C. Có bằng chứng tồn tại của các bệnh lý mạch máu não từ TS, khám LS/hoặc
hình ảnh học TK đủ để quy kết cho thiếu sót TK nhận thức
D. Triệu chứng không được giải thích phù hợp hơn bởi các bệnh lý tại não hoặc
bệnh lý hệ thống khác

Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition, 2013, APA
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN SSTT DO BỆNH PARKINSON

A. Thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán SSTT


B. RL xảy ra trong bối cảnh đã có bệnh Parkinson
C. SGNT có khởi phát từ từ và tiến triển tăng dần
D. RLNT này không phải do các bệnh lý hoặc không giải thích phù hơn bằng các bênh lý
tâm thần khác
Chẩn đoán có khả năng SSTT do bệnh Parkinson nếu thoả mãn tiêu chuẩn 1 và 2
Chẩn đoán có thể SSTT do bệnh Parkinson nếu thoả mãn tiêu chuẩn 1 hoặc 2
1. Không có bằng chứng của các nguyên nhân kết hợp khác (như không có bệnh lý
thoái hoá TK khác và các bệnh lý mạch não hoặc các RLTK, TT khác hoặc các bệnh lý hệ
thống gây SGNT)
2. Bệnh Parkinson rõ ràng đi trước khởi phát của SGNT
Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition, 2013, APA
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN SSTT
DO CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

A. Thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán SSTT


B. Có bằng chứng chấn thương não – 1 tác động đến đầu và các cơ chế khác của chuyển
động hoặc thay đổi chuyển động nhanh của não trong hộp sọ, với 1 hoặc hơn các tiêu
chuẩn sau:
1. Mất sự thức tỉnh
2. Mất trí nhớ sau chấn thương
3. Rối loạn định hướng và lú lẫn
4. Các dấu hiệu TK (như hình ảnh học TK cho thấy có tổn thương; cơn co giật mới khởi
phát; nặng lên rõ của các cơn co giật đã có trước; khiếm khuyết thị trường; mất khứu giác;
yếu nửa người)
C. RLNT xảy ra tức thì sau khi chấn thương não hoặc tức thì sau khi sự thức tỉnh được
phục hồi và kéo dài qua giai đoạn sau chấn thương cấp tính
Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition, 2013, APA
QUẢN LÝ SA SÚT TRÍ TUỆ
NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ

 Điều trị căn nguyên nếu có thể

 Điều trị các triệu chứng nhận thức

 Quản lý các BPSD


CẢI THIỆN CÁC TRIỆU CHỨNG NHẬN THỨC BẰNG THUỐC
BỆNH ALZHEIMER – FDA 2017
Memantine +
Hoạt chất Donepezil Galantamine Rivastigmine Memantine Donepezil

Biệt dược ARICEPT REMINYL EXELON NAMENDA NAMZARIC


Cơ chế Ức chế ChoE Ức chế ChoE Ức chế ChoE Đối kháng thụ Ức chế ChoE + Đối
hoạt động thể NMDA kháng thụ thể NMDA
Chỉ định Tất cả các giai đoạn Nhẹ đến TB Nhẹ đến TB TB đến nặng TB đến nặng
Đường dùng Uống (tan trong miệng); Uống Uống hoặc dán Uống Uống
1 lần/ngày 2 lần/ngày 2 lần/ngày 2 lần/ngày 1 lần/ngày
TD không Buồn nôn, nôn, chán Buồn nôn, nôn, Buồn nôn, nôn, Đau đầu, táo Buồn nôn, nôn, chán
mong muốn ăn, chuột rút và tăng chán ăn và tăng chán ăn và tăng bón, lú lẫn, ăn, tăng nhu động
nhu động ruột nhu động ruột nhu động ruột chóng mặt ruột, đau đầu, táo bón,
lú lẫn và chóng mặt

Alzheimer”s Association, FDA-approved treatments for Alzheimer’s, 2017


CẢI THIỆN CÁC TRIỆU CHỨNG NHẬN THỨC BẰNG THUỐC

SA SÚT TRÍ TUỆ MẠCH MÁU – AHA/ASA 2011

 Donepezil được chỉ định cho SSTT mạch máu đơn thuần (IIa, level A)
 Galantamin được chỉ định cho SSTT mạch máu phối hợp vì chưa đủ
bằng chứng trong điều trị SSTT mạch máu đơn thuần (IIa, level A).
 Lợi ích của rivastigmine và memantine không được thiết lập tốt
trong SSTT mạch máu (IIb; level A)

A Statement for Healthcare Professionals From the American Heart Association/American Stroke Association, 2011
CẢI THIỆN CÁC TRIỆU CHỨNG NHẬN THỨC BẰNG THUỐC

CÁC THỂ KHÁC NHAU CỦA SSTT – NICE 2018


Thể SSTT Alzheimer Mạch máu Thể lewy Parkinson Thuỳ trán
Thuốc - TD
Donepezil ✓ ✓ (*) ✓ ✓ ✕

Rivastigmine ✓ ✓ (*) ✓ ✓ ✕

Galantamine ✓ ✓ (*) ✓ (2*) ✓ ✕

Memantine ✓ ✓(*) ✓ (2*) ✓ (2*) ✕

✓(*): Chỉ dùng nếu nghi ngờ có phối hợp SSTT trong bệnh Alzheimer, Parkinson hoặc thể Lewy
✓ (2*): Chỉ dùng khi không đáp ứng hoặc chống chỉ định với các thuốc ức chế ChoE khác

National Institute for Health and Care Excellence guideline, 2018


CẢI THIỆN CÁC TRIỆU CHỨNG NHẬN THỨC BẰNG
LIỆU PHÁP LAO ĐỘNG VÀ RÈN LUYỆN NHẬN THỨC

LĐLP dựa vào cộng đồng, kết hợp các phương pháp nâng cao NT và cải thiện
hành vi giúp BN mắc bệnh Alzheimer cải thiện SGNT, c/n hoạt động hàng ngày,
tăng khả năng độc lập và giảm nhu cầu trợ giúp trong CS và sinh hoạt hàng ngày
Các biện pháp can thiệp NT với nhiều nội dung, kèm theo rèn luyện TD đều đặn
và hướng dẫn các kỹ năng trong c/s sinh hoạt hàng ngày có lợi ích trong việc nâng
cao NT chung và CLCS cho BN Alzheimer và có thể trì hoãn sự SGNT và kỹ năng
trong sinh hoạt hàng ngày
Các chương trình đào tạo NT và kích thích NT cho các cá nhân và nhóm BN
Alzheimer có tác động tích cực đến việc cải thiện và duy trì các kỹ năng NT ở các
BN này
Woods B. et al, Cognitive stimulation to improve cognitive functioning in people with dementia. Cochrane Database of Systematic Reviews 2012
Bahar-Fuchs A. et al, Cognitive training and cognitive rehabilitation for mild to moderate Alzheimer’s disease and vascular dementia. Cochrane Database of
Systematic Reviews 2013
Kim K. et al, Cognitive Stimulation as a terapeutic modality for dementia: a meta-analysis. Psychiatry Investig 2017
MÔ HÌNH CAN THIỆP BPSD

• Triệu chứng gì? Xuất hiện từ bao giờ? Biểu hiện như thế nào? Mức độ nặng? Khởi phát trong hoàn cảnh nào?
Mô tả và
lượng Có yếu tố gì thúc đẩy không? Động lực gia đình?
giá

• Bạn có thể giải thích được BPSD này không?


• Bạn đã biết gì về BN?
• Các yếu tố sinh bệnh học? Các bệnh phối hợp?
Phân
tích
• Tiến hành trên các yếu tố có thể giảm nhẹ được
• Giải thích các YT không giảm nhẹ được cho người chăm sóc Hỗ trợ người CS
• Cung cấp sự thuận tiện cho BN
Điều • Sử dụng các can thiệp không dùng thuốc Điều trị đau Cân nhắc điều trị thuốc hướng thần
trị
• Tính khả thi?
• Hiệu quả? Chất lượng giấc ngủ? Chất lượng cuộc sống?
• Sự căng thẳng ở người CS
Đánh giá • Những hậu quả ngoại ý hoặc tác dụng khồng mong muốn?

Tible O.T et al. Best practice in the management of behavioural and psychological symptoms of dementia. Ther Adv Neurol Disord, 2017
CÁC LIỆU PHÁP KHÔNG DÙNG THUỐC CHO BPSD

 Các phương pháp tiếp cận điều trị tâm lý xã hội được coi là lựa chọn hàng đầu đối với tất cả
các rối loạn cảm xúc và hành vi ở BN SSTT
 Ngay cả khi BPSD gây ra do những khó chịu về cơ thể, trầm cảm hay loạn thần, các can
thiệp tâm lý sẽ vẫn có lợi khi được kết hợp với các thuốc điều trị bệnh cơ thể, thuốc CTC hay
thuốc CLT
 Các LPTL đạt hiệu quả tốt nhất khi được điều chỉnh phù hợp với từng cá thể
 Những người CS là cộng tác viên chủ chốt: cần cung cấp kiến thức và hỗ trợ họ phát hiện
triệu chứng và điều chỉnh cách chăm sóc của họ giúp giảm triệu chứng của BN
 Cải thiện môi trường cũng có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu BPSD do làm giảm sự khó
chịu, khuyến khích các hoạt động có ý nghĩa, tối đa hoá sự độc lập và thúc đẩy sự an toàn
The IPA Complete Guides to BPSD – Specialists Guide, 2012
CÁC LIỆU PHÁP KHÔNG DÙNG THUỐC CHO BPSD

 Hoạt động và giải trí


 Liệu pháp hương thơm
 Băng ghi âm gia đình
 Liệu pháp âm nhạc
 Tương tác một – một
 Hoạt động thể chất

The IPA Complete Guides to BPSD – Specialists Guide, 2012


LIỆU PHÁP HOÁ DƯỢC CHO BPSD

 Các thuốc được chỉ định khi các BPSD không đáp ứng với các can
thiệp không dung thuốc, nặng, hoặc gây nguy hiểm cho BN hoặc
người khác
 Thường kết hợp với các can thiệp không dung thuốc
 Việc kê đơn phải tính đến khả năng và sự chấp thuận của BN
 Điều chỉnh liều: chuẩn độ liều chậm và thận trọng với việc theo dõi
chặt chẽ sự xuất hiện của các tác dung phụ

The IPA Complete Guides to BPSD – Specialists Guide, 2012


LIỆU PHÁP HOÁ DƯỢC CHO BPSD

 Cần xem xét tuổi và những thay đổi về dược động học, dược lực học, tình
trạng dinh dưỡng và chức năng gan thận liên quan với bệnh tật
 Các BN SSTT già nhạy cảm hơn BN trẻ hơn về tác dụng phụ của nhiều
loại thuốc, đặc biệt các thuốc gây ngủ, SGNT; tác dụng phụ kháng
cholinergic trung ương hoặc các triệu chứng ngoại tháp
 Nhiều BN SSTT (đặc biệt SSTT thể Lewy và SSTT trong bệnh Parkinson)
sẽ nhạy cảm với thuốc CLT (nhất là CLT điển hình) do sự suy giảm trong
các con đường dopaminergic
The IPA Complete Guides to BPSD – Specialists Guide, 2012
LIỆU PHÁP HOÁ DƯỢC CHO BPSD

 Trước khi quyết định lựa chọn thuốc điều trị BPSD, cần đặt ra các câu
hỏi sau:
BPSD này có cần thiết dung thuốc không, và tại sao?
BPSD này có khả năng đáp ứng với thuốc không?
Loại thuốc nào là phù hợp nhất với BPSD này?
Tác dụng phụ nào của thuốc có thể dự đoán sẽ xuất hiện?
Thời gian điều trị thuốc có thể kéo dài bao lâu?

The IPA Complete Guides to BPSD – Specialists Guide, 2012


LIỆU PHÁP HOÁ DƯỢC CHO BPSD

 Điều trị bằng thuốc cho BPSD chỉ nên được bắt đầu sau khi thảo luận về
các nguy cơ và lợi ích của việc điều trị với BN hoặc người ra quyết định
thay thế, và khi các triệu chứng đã được tìm thấy:
• Không có nguyên nhân thực thể;
• Không được gây ra bởi tác dụng của thuốc khác;
• Không được gây ra bởi các yếu tố môi trường;
• Không đáp ứng hoặc không thích hợp với các can thiệp không dùng
thuốc
The IPA Complete Guides to BPSD – Specialists Guide, 2012
Loại thuốc Triệu chứng mục tiêu
Chống loạn thần Loạn thần, gây hấn, kích thích, RL nhịp thức – ngủ
Chống trầm cảm
Trazodone RL nhịp thức – ngủ, kích thích, gây hấn, lo âu, trầm cảm
SSRIs Trầm cảm, kích thích, cáu kỉnh, loạn thần
Các thuốc khác (VD: mirtazapine, Trầm cảm
bupropion)
TCAs Trầm cảm
Các thuốc tăng cường nhận thức
Các thuốc ức chế cholinesterase Nhận thức, thờ ơ, vận động bất thường, lo âu, trầm cảm, loạn
(galantamine, donepezil, rivastigmine) thần (HT, AG)
Memantine Nhận thức, gây hấn, kích thích, cáu kỉnh, loạn thần
Các thuốc khác
Chống co giật Kích thích, gây hấn, các triệu chứng giống hưng cảm
Benzodiazepines Lo âu, kích thích, RL giấc ngủ

The IPA Complete Guides to BPSD – Specialists Guide, 2012


KẾT LUẬN

 Các tiêu chuẩn chẩn đoán SSTT hiện nay:


- Chú ý tới giai đoạn sớm hơn của SSTT
- Trong trường hợp điển hình, SSTT thường bao gồm cả các triệu chứng SGNT và
BPSD
 Việc quản lý BN SSTT cũng phải tập trung vào 2 nhóm triệu chứng này:
- Các triệu chứng nhận thức được nhận thấy cải thiện bằng các thuốc ức chế
ChoE
- Các can thiệp không dùng thuốc đóng vai trò then chốt trong điều trị BPSD, các
thuốc hướng thần có thể được thêm vào nếu cần thiết
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

You might also like