You are on page 1of 25

NGHIỆN, CƠ CHẾ GÂY

NGHIỆN VÀ CON ĐƯỜNG


KHEN THƯỞNG
DOPAMINE
BSCK2 Huỳnh Thanh Hiển
BV Tâm thần Tp HCM
Mục Lục

1. Định nghĩa và Khái niệm


2. Cơ chế nghiện
2.1. Cơ chế thụ thể:
2.1.1 Các thụ thể của morphine
- Thụ thể µ
- Thụ thể δ -opioid
- Thụ thể κ-opioid
- Thụ thể nociceptin (η)
2.1.2 Thụ thể Cannabinoid
2.1.3. Thụ thể GABA
2.2. Con đường khen thưởng dopamine (dopamine reward pathway).
2.3 Cơ chế nghiện của nhóm amphetamine (ATS)
1. Định nghĩa và Khái niệm

- Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì nghiện được xem là


1 bệnh lý mãn tính của não bộ có liên quan đến các
hoạt động sinh lý của hệ TKTW và các rối loạn về
cảm xúc, hành vi và tư duy của người nghiện.
- Nghiện bao gồm nghiện vật chất và nghiện phi vật
chất.
- Tất cả các chất hay các trò chơi đều có thể gây
nghiện.
2. Cơ chế nghiện

Có 2 cơ chế chính được cho là nguyên nhân gây


nghiện:
2.1. Cơ chế thụ thể:
2.1.1 Các thụ thể của morphine: gồm 3 loại là: µ, δ và
κ, mỗi loại có các phân nhóm. Gần đây, người ta còn
phát hiện ra thụ thể nociceptin (ŋ receptor) có các tác
dụng gây lo âu, trầm cảm, thèm ăn, phát triển khả
năng dung nạp chất chủ vận của thụ thể μ (giải thích
cơ chế tăng liều và xu hướng tìm kiếm chất ma túy
của người sử dụng nhóm morphine)
2.1.1 Các Thụ Thể Của Morphine

Tác dụng Loại receptor Tác dụng của chất đồng Tác dụng của chất đối
vận kháng

Giảm đau

Trên tủy sống µ1, κ3, δ1, δ2 Giảm đau Không

Tủy sống µ2, κ2, δ2 Giảm đau Không

Hô hấp µ2 Giảm Không

Nhu động ruột µ2, κ Giảm Không

Tâm thần κ Tăng hoạt động Không


Các Thụ Thể Của Morphine (TT)

Thụ thể µ

Bao gồm phân nhóm µ1, µ2, µ3, có chủ yếu ở tiền
synap trong nhân xám, quanh cầu não, sừng trước
của tủy sống và rải rác tại đám rối của bầu khứu giác,
một vài lớp của vỏ não, hạch hạnh nhân và ruột.
- Kích thích thụ thể µ1 gây tác dụng giảm đau và lệ
thuộc cơ thể.
- Kích thích thụ thể µ2 gây tác dụng co đồng tử, ức
chế hô hấp, giảm nhu động ruột, gây hưng phấn và lệ
thuộc cơ thể.
- Kích thích thụ thể µ3 gây tác dụng giãn mạch.

Các Thụ Thể Của Morphine (TT)

- Một số các tác dụng như an thần sảng khoái,


giảm đau và ức chế hô hấp có xu hướng giảm
dần do tính chất tăng dung nạp. Trong khi các
tác dụng co đồng tử và giảm nhu động ruột ít
dung nạp đối với những hiệu ứng này.
- Khả năng tăng dung nạp được phát triển
nhanh chóng, và cá nhân có thể chịu đựng
được liều lượng cao sau một thời gian sử dụng.
Các Thụ Thể Của Morphine (TT)

- Tuy nhiên, khả năng chịu ức chế hô hấp bị mất đi một cách
nhanh chóng trong quá trình ngưng sử dụng (cai thuốc). Điều
này dẫn đến hiện tượng quá liều thường xảy ra ở những người
nghiện nhóm thuốc phiện, sau một thời gian ngưng đủ lâu làm
mất khả năng chịu đựng ức chế hô hấp và có thể gây tử vong.
- Ít phổ biến hơn là tình trạng quá liều gây trụy tim mạch.
- Quá liều nhóm thuốc phiện có thể được đảo ngược nhanh
chóng thông qua việc sử dụng các thuốc đối kháng như:
naloxone
Các Thụ Thể Của Morphine (TT)

Thụ thể κ-opioid


- Phân bố rộng rãi trong não, tủy sống, và tế bào
thần kinh nhận cảm giác đau. Thụ thể κ có 3 phân
nhóm: κ1, κ2, κ3
- Kích thích thụ thể κ gây tác dụng giảm đau, co
đồng tử, buồn ngủ, tâm trạng bất an, ức chế phóng
thích ADH.
- Kích thích các thụ thể κ-opioid gây tác dụng đối
kháng với tác dụng của các thụ thể μ-opioid nhưng
không gây ức chế hô hấp
Các Thụ Thể Của Morphine (TT)

Thụ thể δ-opioid


Bao gồm 2 phân nhóm δ1 và δ2, có ở vùng cầu não, hạch
hạnh nhân, vỏ não và các tế bào thần kinh ở ngoại biên.
Kích thích thụ thể δ gây tác dụng giảm đau (yếu hơn so với
µ), chống trầm cảm và gây lệ thuộc cơ thể.
Thụ thể nociceptin (η)
Có ở vỏ não, hạch hạnh nhân, hồi hải mã,vùng dưới đồi, tủy
sống. Gây các tác dụng: lo âu, trầm cảm, thèm ăn, tăng
dung nạp các chất đồng vận thụ thể µ.
Thụ thể η vẫn còn đang được nghiên cứu.
2.1.2 Thụ thể Cannabinoid
Là thụ thể đáp ứng với hoạt chất Cannabinol có trong
cần sa, bao gồm CB1 và CB2.
- CB1 phân bố chủ yếu trong não, ngoài ra còn tìm thấy
trong phổi, gan và thận. Kích thích CB1 làm giảm đau,
kích thích sự thèm ăn và giảm nhu động ruột, an thần
nhẹ, giảm buồn nôn và nôn.
- CB2 phân bố trong não và các tế bào bạch cầu, kích
thích CB2 làm tăng lượng AMP vòng. Vai trò của CB2
vẫn còn đang được nghiên cứu.
2.1.3 Thụ thể GABA

Các chất gây nghiện có gắn kết với hệ GABA bao gồm:

- Rượu.
- Thuốc an thần gây ngủ nhóm Bezodiazepine và nhóm
Z.
- GHB (gamma hydoxy-butyric acid) Là chất nội sinh
trong hệ TKTW, có trong rượu vang, thịt bò, 1 số trái cây.
Nồng độ GHB được điều khiển bởi AMP vòng. Các chất
làm tăng AMP vòng sẽ làm tăng tổng hợp và phóng thích
GHB.
Thụ thể GABA (TT)

Khác với GABA, GHB có thể vượt qua hàng rào


máu-não. GHB đồng vận trên thụ thể GHB gây
kích thích và đồng vận yếu trên thụ thể GABA B→
giảm ức chế-trầm dịu. Cộng hưởng 2 tác dụng
này sẽ là 1 tình trạng tăng kích thích. Có 226
trường hợp tử vong do GHB được báo cáo (The
American Journal of Emergency Medicine 2009).
GHB bị cấm tại Mỹ từ 3/2000.
2.2. Con đường khen thưởng dopamine (dopamine reward pathway)

Một số chất gây tăng tiết dopomine như nhóm ATS,


cocaine, mephedrone…
- Dopamine được tiết ra tác động lên VTA (ventral
tegmental area-nhân bụng) lan đến nucleus
accumbens-hạch hạnh nhân và vùng vỏ não trước
trán, tạo 1 cảm giác khoan khoái và hài lòng.
- Nghiện phi vật chất như nghiện cờ bạc, nghiện ăn
cắp, nghiện game, nghiện tình dục… cũng có cùng
cơ chế này.
Con đường khen thưởng dopamine (TT)
2.3 Cơ chế nghiện của nhóm amphetamine (ATS)

 ATS gây tác động tăng phóng thích 3 chất dẫn


truyền thần kinh là: dopamine, norepinephrine
và serotonine đồng thời ức chế tái hấp thu 3 chất
này dẫn đến hệ lụy là làm tăng 3 chất trên tại khe
synap và gây hiệu ứng kích thích thần kinh.
 Có sự khác nhau giữa amphetamine, MDMA và

methamphetamine lên việc làm tăng nồng độ của


3 chất dẫn truyền thần kinh nên tác động và mức
độ nguy hiểm của 3 chất ATS này cũng khác nhau.
Ganong's Review of Medical Physiology 23rd, 2010
Tác động của dopamine:

 - Trung tâm thưởng tạo sự khoan khoái hài lòng


- Đáp ứng cảm xúc và vận động → vui vẻ, hưng
phấn, gia tăng hoạt động
- Hành vi hướng tới phần thưởng → xu hướng
tìm kiếm để tìm lại cảm giác khoan khoái
- Hành vi và nhận thức → rối loạn hành vi, mất
khả năng suy xét.
- Ức chế tiết prolactin → rối loạn kinh nguyệt
- Tâm trạng phấn kích → mất ngủ
- Sự tập trung → giảm khả năng tập trung
Tác động của norepinephrine và serotonine

- Tác động của Norepinephrine


Đối đầu, tăng xu hướng gây hấn
Tập trung
Mất cân bằng: tâm trạng lo lắng-bồn chồn, vui
buồn lẫn lộn, trầm cảm
- Tác động của serotonine
Vui vẻ, hưng phấn
Thay đổi khẩu vị
Rối loạn cảm giác
Mối tương quan của 3 chất dẫn truyền thần kinh
Nutt, D. "Development of a rational scale to assess the harm of
drugs of potential misuse". The Lancet 369 (2007)
In 2011 survey, 292 clinical experts in Scotland ranked 19 common recreational
drugs by personal and social harm. BMJ Open 2 (4): e000774–
e000774. doi:10.1136/bmjopen-2011-000774. Retrieved 8 October 2015
Cám Ơn Quý Vị Đã Lắng Nghe.

You might also like