You are on page 1of 20

HÀNH VI TỰ HUỶ HOẠI

BSCKII. Nguyễn Hoàng Yến


Bộ môn Tâm thần
Viện Sức khoẻ tâm thần
Định nghĩa

• Hành vi tự huỷ hoại được định nghĩa là


hành vi gây ra những thương tích trực tiếp
trên các mô, các phần cơ thể mà không có
ý định tự sát, những hành vi không bị xã
hội ngăn cấm, không vi phạm pháp luật.
Những hành vi này lặp đi lặp lại nhiều lần.
Định nghĩa

• Các hành vi gây tổn thương trực tiếp như tự cắt,


cào cấu hoặc tự đốt trên bề mặt cơ thể, va đập
bằng các đồ vật.
• Định nghĩa này loại trừ các hành vi vô tình hoặc
gián tiếp tự gây hại, thương tích cho bản thân
như sử dụng ma tuý, tử gây xổ trong rối loạn ăn
uống, hoặc các hành vi được xã hội chấp nhận
như xăm mình, xỏ lỗ hoặc các hành vi theo nghi
lễ tôn giáo.
Định nghĩa

• Khó khăn trong nghiên cứu:

– Thiếu sự thống nhất trong thuật ngữ

– Nghĩa hẹp của tự làm hại bản thân


Dịch tễ

• Gặp ở mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính, dân tộc
và tầng lớp xã hội. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng
tự hủy hoại là phổ biến nhất ở tuổi thanh thiếu niên
đặc biệt là trong độ tuổi từ 12-15: 17-18% thanh
niên cho biết đã có hành vi tự hủy hoại ít nhất một
lần trong đời, 6% có hành vi này kéo dài.
• Nữ giới có khả năng tự gây thương tích cao hơn
so với nam giới (nữ/nam = 3/2). 80% tồn tại trong
vòng 5 năm, tuy nhên có thể kéo dài đến khi
trưởng thành.
Dịch tễ

• Nghiên cứu tổng quan hệ thống bao gồm 172 bộ


dữ liệu báo cáo về hành vi tự huỷ hoại ở
597.548 người tham gia từ 41 quốc gia cho kết
quả:
• Tỷ lệ hiện mắc chung là 16,9% (KTC 95% 15,1–
18,9), với tỷ lệ tăng dần.
Dịch tễ

• Trong một nghiên cứu của Paul Moran (2012)


nghiên cứu theo dõi dọc những thanh thiếu niên có
hành vi tự huỷ hoại đến khi trưởng thành, có 8%
trong số 1802 thanh thiếu niên được hỏi có hành vi
tự huỷ hoại. 7% không có hành vi tự huỷ hoại ở
tuổi trưởng thành. Ở thanh thiếu niên, hành vi tự
huỷ hoại có liên quan độc lập với các triệu chứng
trầm cảm, lo âu, hành vi chống đối xã hội, sử dụng
chất. Trong khi, trầm cảm lo âu có liên quan cao
hơn đến tự huỷ hoại ở tuổi trưởng thành.
Mô hình hình thành
hành vi Tự huỷ hoại của Nock MK
Sinh hoá não của NSSI

• Opioid nội sinh


• Corticoid
• Serotonin
• Dopamin
Yếu tố di truyền

• Một nghiên cứu với 483 cặp song sinh cho thấy
ý tưởng tự hủy hoại có tính di truyền 36%, trong
khi hành vi hủy hoại là do yếu tố môi trường
quyết định.
• Một nghiên cứu khác trên đối tượng các cặp
song sinh nữ cho thấy hơn một nửa trường hợp
tự hủy hoại được quyết định bởi genes với rất ít
tác động của yếu tố môi trường
Hình ảnh não bộ

• Trên fMRI: người bệnh NSSI có tăng đáng kể


hoạt động sử dụng oxy ở vỏ não đỉnh trên trái,
hải mã, amygdala và ACC 2 bên, tiểu não phải.
Các vùng ở vùng trán ổ mắt (OFC) giữa, đỉnh
dưới, trán giữa nhạy cảm với hình ảnh NSSI
hơn nhóm chứng. Paul et (2011) : BN NSSI
tăng hoạt hóa amygdala so với nhóm chứng khi
phản ứng với bộ hình ảnh mang tính cảm xúc.
Các yếu tố tâm lý

• Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào các trải
nghiệm sang chấn thời thơ ấu cho thấy các
trường hợp bị ngược đãi lúc nhỏ hoặc từng bị
bắt nạt khi đi học có thể là yếu tố dự báo tự huỷ
hoại ở thanh thiếu niên
Đặc điểm lâm sàng
• các dấu hiệu nhận biết như sau:
– Các vết cào, thâm tím, dấu cắn, chữ/biểu tượng trên da (không bao gồm
xăm/xỏ khuyên)
– Cầm các vật sắc nhọn trong tay
– Mặc áo dài tay, quần dài khi trời nóng
– Thường nói vết thương do tai nạn/tình cờ
– Ở lâu trong phòng tắm/phòng ngủ
– Có khó khăn trong các mối quan hệ với người khác
– Cảm xúc hành vi không ổn định, bốc đồng, khó đoán
– Bày tỏ rằng mình bất lực, vô vọng hoặc vô dụng
– Dần tách biệt với gia đình/bạn bè
– Học tập giảm sút
– Có vết máu trên quần áo hoặc những nơi lạ
– Đồ vật sắc nhọn trong nhà bị mất hoặc để ở chỗ không thường để
Đặc điểm lâm sàng

• Hành vi tự hoại:
– Vết cắt, cào cấu vùng da nhạy cảm, dễ bị tổn thương,
– Có thể che dấu
– Độ nông sâu không đều

– Vết cũ, mới chồng lấp


Đặc điểm lâm sàng

• Phương pháp tự huỷ hoại

– Tự cắt hoặc tự rạch: phổ biến nhất

– Các phương pháp khác: cào hoặc cạo da đến chảy

máu, tự đốt, làm bỏng, ghim vào da…


Đặc điểm lâm sàng

• Mục đích hành vi tự huỷ hoại


– Mục đích của hành vi không phải là để tự sát
– Thường để giảm sự đau buồn, giảm suy nghĩa hoặc
cảm xúc tiêu cực, căng thẳng
– để tự trừng phạt
– thu hút sự chú ý báo hiệu sự đau khổ của bản thân
đến những người quan trọng.
Đặc điểm lâm sàng

• Phân biệt hành vi tự huỷ hoại và toan tự sát


– Phương thức thực hiện hành vi
– Vị trí thực hiện hành vi
– Số lượng thực hiện hành vi
Chẩn đoán (theo tiêu chuẩn
DSM V)
A. Trong năm qua, có từ 5 ngày trở lên, bệnh nhân cố ý tự gây tổn
thương lên bề mặt cơ thể của mình, có khả năng gây chảy máu,
bầm tím hoặc gây đau (ví dụ như cắt, đốt, đâm, đánh, chà xát quá
mức) vì các mục đích không vi phạm pháp luật (ví dụ như xỏ lỗ
trên cơ thể, xăm mình, v.v.), nhưng được thực hiện với mong muốn
thương tích chỉ dẫn đến tổn thương thể chất nhẹ hoặc trung bình.

Bệnh nhân không có ý định tự sát hoặc có thể có bằng cách sử


dụng thường xuyên các phương pháp mà bệnh nhân biết, theo
kinh nghiệm, không có khả năng gây chết người. (Khi không chắc
chắn, hãy viết mã bằng NOS 2.) Hành vi này không mang tính chất
thông thường, chẳng hạn như ấn thêm vào vết thương hoặc cắn
móng tay.
Chẩn đoán (theo tiêu chuẩn
DSM V)
B. Cố ý gây thương tích với ít nhất hai tiêu chuẩn sau đây:
• Cảm giác hoặc suy nghĩ tiêu cực, chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng,
căng thẳng, tức giận, đau khổ hoặc tự chỉ trích bản thân, xảy ra trong
khoảng thời gian ngay trước khi hành động tự gây thương tích.
• Trước khi thực hiện hành vi, một khoảng thời gian chuẩn bị trước với
hành vi dự định rất khó cưỡng lại.
• Việc thôi thúc tự gây thương tích xảy ra thường xuyên, mặc dù nó có
thể không được thực hiện.
• Hoạt động được thực hiện với một mục đích; điều này có thể giúp
giảm bớt cảm giác/nhận thức tiêu cực, cảm giác đau khổ bên trong,
hoặc muốn có cảm xúc tích cực hơn. Bệnh nhân có thể biết trước
những điều này sẽ xảy ra trong hoặc ngay sau khi tự gây thương tích.
Chẩn đoán (theo tiêu chuẩn
DSM V)
C. Hành vi này và hậu quả của nó gây ra đau khổ hoặc suy
giảm nghiêm trọng về mặt lâm sàng trong các lĩnh vực hoạt
động giữa các cá nhân, học tập hoặc các lĩnh vực quan trọng
khác.

D. Hành vi không xảy ra trong trạng thái loạn thần, mê sảng


hoặc nhiễm độc. Ở những người bị rối loạn phát triển, hành vi
không có tính chất lặp đi lặp lại. Hành vi không thể được coi là
do rối loạn tâm thần hoặc bệnh lý khác (bao gồm các rối loạn
tâm thần, rối loạn phát triển lan tỏa, chậm phát triển tâm thần,
hội chứng Lesch-Nyhan).

You might also like