You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ MÔN TÂM THẦN

TỔNG QUAN
RỐI LOẠN TÂM THẦN HÀNH VI
DO SỬ DỤNG CHẤT

TS.BS. Lê Thị Thu Hà


Giảng viên chính bộ môn Tâm thần -Trường Đại học Y Hà Nội
Trường phòng M7 - Viện Sức khỏe Tâm thần
Rối loạn Tỷ lệ dân số toàn cầu bị RL Số người mắc Tỷ lệ nam/nữ
[khác biệt giữa các nước] (2017) (2017)

Bất kì RLTT nào 10,7% 792 triệu người 9,3% nam


11,9% nữ
3,4%
2,7% nam
Trầm cảm [2-6%] 264 triệu 4,1% nữ
3,8% 2,8% nam
RL lo âu [2,5-7%] 284 triệu 4,7% nữ
RLCXLC 0,6% 46 triệu 0,55% nam
[0,3-1,2%] 0,65% nữ
RL ăn uống (chán ăn tâm 0,2% 0,13% nam
16 triệu
thần và ăn vô độ) [0,1-1%] 0,29% nữ
Tâm thần phân liệt 0,3% 20 triệu 0,26% nam
[0,2-0,4%] 0,25% nữ Số liệu năm
Bất kì RLTT hoặc RL sử 13% 12,6% nam 2017
970 triệu Mental
dụng chất nào [11-18%] 13,3% nữ
1,4% 2% nam Health
RL sử dụng rượu 107 triệu
[0,5-5%] 0,8% nữ by Hannah R
RL sử dụng chất (không 0,9% 1,3% nam itchie and M
71 triệu ax
bao gồm rượu) [0,4-3,5%] 0,6% nữ
Roser
This article
was first
published in
April 2018.
Phân loại các chất tác động
tâm thần
Phân loại theo tác dụng lâm sàng:
1. Chất yên dịu
2. Chất kích thần
3. Chất gây ảo giác
Phân loại theo tiêu chuẩn chẩn đoán (DSM V)
4. Rượu;
5. Cafeine;
6. Cần sa; Chất gây ảo giác;
7. Thuốc hít;
8. Các chất dạng thuốc phiện;
9. Chất gây yên dịu, giảm đau, gây ngủ và giải lo âu;
10. Chất kích thích (chất dạng amphetamine, cocaine, và các chất kích
thích khác);
11. Thuốc lá;
12. Các chất khác.
Phân loại
Rối loạn tâm thần liên quan
đến chất
• Rối loạn liên quan đến chất tác động tâm thần được chia thành:
– Rối loạn sử dụng chất.
– Rối loạn do sử dụng chất.
• Theo DSM V, RLTT&HV do sử dụng chất liên quan đến những
ảnh hưởng trực tiếp của một chất với người sử dụng, bao gồm:
– Trạng thái nhiễm độc cấp.
– Trạng thái cai
– Các RLTT khác do chất (RL loạn thần, RLCXLC và các rối loạn liên
quan, RL trầm cảm, RL lo âu, ám ảnh nghi thức và các rối loạn liên
quan, RL giấc ngủ, RL chức năng tình dục, mê sảng và RL chức năng
nhận thức).
Rối loạn sử dụng chất (DSM V)
1. Sử dụng chất với lượng nhiều hơn hoặc lâu hơn bạn dự định
2. Muốn giảm hoặc ngừng sử dụng chất nhưng không kiểm soát được
3. Dành phần lớn thời gian tìm kiếm, sử dụng và hồi phục sau sử dụng chất
4. Thèm muốn hoặc thôi thúc sử dụng chất
5. Không kiểm soát được những việc nên làm ở công sở, nhà hoặc trường học
6. Tiếp tục sử dụng mặc dù nó gây những vấn đề trong các mối quan hệ
7. Bỏ những hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giải trí quan trọng do sử dụng chất
8. Sử dụng chất lặp đi lặp lại dù nó gây cho bạn nguy hiểm
9. Tiếp tục sử dụng, thậm chí khi bạn biết có những vấn đề cơ thể hoặc tâm lý gây ra
hoặc trầm trọng hơn do dùng chất
10.Cần sử dụng liều cao hơn để đạt hiệu quả mong muốn (dung nạp)
11. Xuất hiện các triệu chứng cai, các triệu chứng giảm đi khi sử dụng chất
2-3 triệu chứng: RL sử dụng chất nhẹ
4-5 triệu chứng: Rl sử dụng chất trung bình
≥ 6 triệu chứng: RL sử dụng chất nặng
Nhiễm độc cấp

Theo DSM V, tiêu chuẩn về Nhiễm độc cấp được đặc trưng riêng
biệt cho từng chất tác động tâm thần, với các đặc điểm chung cơ
bản như sau:
• Sự tiến triển của 1 h/c đặc hiệu với chất do việc sử dụng chất
đó gần đây.
• Những triệu chứng RL chức năng về cơ thể, RL ý thức, RL
nhận thức, tri giác, RL cảm xúc, hành vi… liên quan đến tình
trạng nhiễm độc cấp, là do tác động sinh lý của chất này lên hệ
thần kinh trung ương, biểu hiện trong hoặc ngay sau khi sử
dụng chất này.
• Các triệu chứng không được quy cho một tình trạng bệnh lý
khác và không được giải thích tốt hơn bởi một rối loạn tâm
thần khác.
Nhiễm độc cấp

• Những thay đổi phổ biến nhất khi ở trạng thái nhiễm
độc cấp bao gồm rối loạn nhận thức, tỉnh táo, chú ý,
suy nghĩ, phán đoán, hành vi tâm thần vận động và
hành vi giữa các cá nhân.
• Trạng thái nhiễm độc cấp liên quan chặt chẽ với liều
lượng sử dụng, có tính cá thể. Các biến chứng nguy
hiểm có thể xảy ra như: kích thích, co giật, mê sảng,
hôn mê, rối loạn hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, tử
vong…
• Cường độ giảm dần theo thời gian, có thể bình phục
hoàn toàn khi không sử dụng chất nữa.
Trạng thái cai

• Là tập hợp các triệu chứng với các mức độ trầm


trọng khác nhau xuất hiện khi cai tuyệt đối hoặc
tương đối một chất đã được sử dụng tái diễn, kéo
dài, liều cao
• Tồn tại một thời gian ngắn, liên quan đến loại chất
và liều dùng ngay trước khi cai
• Có thể có biến chứng co giật
• Là một trong các chỉ điểm của h/c nghiện chất
• Các triệu chứng cơ thể thay đổi khác nhau tùy
theo chất sử dụng.
Các rối loạn tâm thần và hành vi khác do chất

1. Loạn thần do sử dụng chất.


2. RLCXLC và các rối loạn liên quan do sử dụng chất.
3. Rối loạn trầm cảm do sử dụng chất.
4. Rối loạn lo âu do sử dụng chất.
5. RL ám ảnh nghi thức và các RL liên quan do sử dụng chất.
6. Rối loạn giấc ngủ do sử dụng chất.
7. Rối loạn chức năng tình dục do sử dụng chất.
8. Mê sảng do sử dụng chất.
9. Rối loạn chức năng nhận thức do sử dụng chất.
Các rối loạn tâm thần và hành vi
khác do chất
Tiêu chuẩn chẩn đoán (theo DSM V)
A. Rối loạn đặc trưng cho biểu hiện triệu chứng về
mặt lâm sàng của 1 RLTT có liên quan
B. Có bằng chứng từ tiền sử, khám sức khỏe
hoặc phát hiện trong phòng thí nghiệm về cả hai
điều sau:
1. Rối loạn tiến triển trong thời gian 1 tháng sau
khi bị nhiễm độc cấp hoặc sau trạng thái cai do sử
dụng một chất;
2. Chất có liên quan có khả năng gây ra RLTT.
Các rối loạn tâm thần và hành vi
khác do chất (DSM V, tiếp)
C. RL không được giải thích tốt hơn bằng 1 RLTT độc lập khác.
Bằng chứng về RLTT độc lập có thể bao gồm những điều sau
đây:
1. Rối loạn trước khi bắt đầu nhiễm độc cấp nặng hoặc cai hoặc
tiếp xúc với chất;
2. Tình trạng RLTT vẫn tồn tại trong một khoảng thời gian đáng kể
(ít nhất 1 tháng) sau thời gian sử dụng chất hoặc giai đoạn nhiễm
độc cấp, trạng thái cai. Tiêu chí này không áp dụng cho các RL
nhận thức do chất hoặc RL tri giác dai dẳng do chất gây ảo giác.
D. Rối loạn không chỉ xảy ra trong quá trình mê sảng.
E. Rối loạn gây ra tình trạng đau khổ hoặc suy giảm nghiêm trọng
về mặt lâm sàng trong các lĩnh vực hoạt động xã hội, nghề nghiệp
hoặc các lĩnh vực quan trọng khác
Liên quan của các CTĐTT
với các RLTT&HV
Loạn RLCXLC RL trầm RL lo RL ám RL giấc RL Mê RL Nhiễm Trạng
thần cảm âu ảnh ngủ chức sảng nhận độc thái cai
nghi năng thức cấp
thức tình
dục

Rượu I/W I/W I/W I/W I/W I/W I/W I/W/P X X


Caffeine I I/W X X
Cần sa I I I/W I X X
Chất gây I* I I I I X X
ảo giác
Chất I I I I I/P X X
dạng hít

RL: rối loạn; X: có RL; P: RL dai dẳng; I: khởi phát trong GĐ của trạng thái nhiễm độc cấp; W: khởi phát trong
GĐ của trạng thái cai; *: bao gồm cả RL tri giác dai dẳng do chất gây ảo giác.
Liên quan của các CTĐTT
với các RLTT&HV
Loạn RLCXLC RL RL lo RL RL giấc RL Mê RL Nhiễm Trạng
thần trầm âu ám ngủ chức sảng nhận độc cấp thái cai
cảm ảnh năng thức
nghi tình dục
thức
CDTP I/W W I/W I/W I/W X X
Chất an I/W I/W I/W W I/W I/W I/W I/W/P X X
dịu, gây
ngủ
Chất I I/W I/W I/W I/W I/W I I X X
kích
thích**
Thuốc lá W X
Các chất I/W I/W I/W I/W I/W I/W I/W I/W I/W/P X X
khác

RL: rối loạn; X: có RL; P: RL dai dẳng; I: khởi phát trong GĐ của trạng thái nhiễm độc cấp; W: khởi phát trong
GĐ của trạng thái cai; **: gồm ATS, cocain, các chất kích thích khác.
Các rối loạn tâm thần - hành vi đặc
trưng cho một số chất thường gặp

• Rượu
• Cần sa
• Các chất dạng thuốc phiện
• Các chất dạng amphetamine.
Rượu

• Trạng thái nhiễm độc cấp với các biểu hiện phụ
thuộc vào nồng độ rượu như: vận động chậm lại,
giảm khả năng tư duy, giảm khả năng chú ý, suy xét,
khí sắc không ổn định, suy giảm nhận thức, rung giật
nhãn cầu, nói lắp, giảm ý thức (sững sờ, hôn mê)
• Trạng thái cai: với các biểu hiện đặc trưng ngược lại
với nhiễm độc cấp, biểu hiện kích thích thần kinh tự
trị như run, vã mồ hôi, tăng nhịp tim, huyết áp, các ảo
giác về thính giác, thị giác, xúc giác, kích thích tâm
thần vận động, mê sảng, cơn động kinh…
Rượu
• Loạn thần do rượu: với hoang tưởng, ảo giác chiếm ưu thế. Loạn
thần do rượu thường gặp trong sảng rượu, nhiễm độc cấp rượu
mạn tính, say rượu bệnh lý. Các hoang tưởng, ảo giác thường gặp
như: hoang tưởng ghen tuông, kiện cáo; ảo thị, ảo giác xúc giác (rắn
rết, sâu bọ); RLHV mang tính chất thoát ức chế, xung động, bùng
nổ, bạo lực…
• Biến đổi nhân cách: ý chí suy đồi, tư duy vị kỉ, ghen tuông, định kiến
dai dẳng; giảm các ham thích, hứng thú; quan tâm thu hẹp, tình
cảm cùn mòn; cảm xúc không ổn định, có tính xung động, dễ cáu
gắt, hằn học; hành vi tha hóa, lười nhác, không chăm sóc vệ sinh cá
nhân, dễ bùng nổ trước các kích thích nhỏ và có các hành vi phạm
pháp…
• Suy giảm nhận thức: trí nhớ, tập trung chú ý (h/c Wernicke-
Korsakoff)
Cần sa
• Trạng thái nhiễm độc cấp với các biểu hiện: khoái cảm,
mất ức chế; lo âu hoặc kích động; đa nghi, ý tưởng
paranoid; chậm nhận biết về thời gian; suy giảm sự xét
đoán; suy giảm sự chú ý; rối loạn về thời gian phản ứng;
ảo thị, ảo thính hoặc ảo giác xúc giác; ảo giác nhưng
vẫn duy trì được định hướng; giải thể nhân cách; tri giác
sai thực tại; rối loạn hoạt động chức năng cá nhân; tăng
khẩu vị; khô miệng; phù nề mô liên kết; nhịp tim nhanh;
mất phối hợp hoạt động - liên quan đến tai nạn giao
thông.
Cần sa
• Các triệu chứng loạn thần, như hoang tưởng và ảo giác,
là những trải nghiệm rất hiếm gặp, có thể xảy ra ở liều
cần sa rất cao hoặc với những cá thể nhạy cảm, có nhiều
nguy cơ bị rối loạn tâm thần.
• Nhiều bằng chứng dịch tễ học nhất quán cho thấy có sự
liên quan giữa bệnh tâm thần phân liệt và việc lệ thuộc
cần sa. Giả thuyết cho rằng việc sử dụng cần sa là một
nguyên nhân góp phần thúc đẩy làm tăng khả năng khởi
phát bệnh tâm thần phân liệt.
Các chất dạng thuốc phiện
• Nhiễm độc cấp: các biểu hiện về suy giảm nhận thức, chậm
chạp tâm thần vận động, vô cảm hay buồn ngủ, mất ức chế,
co đồng tử, giảm độ thức tỉnh, ngủ gà, nặng hơn có thể sững
sờ, hôn mê, thậm chí tử vong.
• Trạng thái cai: các biểu hiện thường ngược lại về mặt sinh lý
với các triệu chứng nhiễm độc. Các triệu chứng như: lo lắng,
cáu kỉnh bồn chồn, đau nhức cơ bắp, ngáp nhiều, buồn nôn
hoặc nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy, chảy nước mắt, giãn
đồng tử, vã mồ hôi, sốt, rối loạn giấc ngủ, mê sảng…
Các biểu hiện bắt đầu từ 6-8h sau lần cuối sử dụng, đạt đỉnh
khoảng 36-48h và hết sau khoảng 7-14 ngày.
Các chất dạng thuốc phiện
• RL nhân cách/ hành vi: thường với mục đích kiếm tiền
để thỏa mãn cơn thèm chất ma túy. Hành vi/ nhân cách
của người bệnh bị biến đổi, mất các hoạt động có ý chí,
phấn đấu, công tác, lơ là chăm sóc bản thân, không có
trách nhiệm với gia đình, người thân; hành vi không
kiềm chế, bùng nổ, xung động, bạo lực, trộm cắp, cướp
giật, giết người…
24
Các chất dạng amphetamine

Nhiễm độc cấp: người bệnh có các biểu hiện


• Khoái cảm
• Nhiều năng lượng, hưng phấn quá mức
• Kích thích tâm thần vận động
• Ảo giác (ảo thị, ảo thanh…)
• Các biểu hiện kích thích thần kinh tự trị...
• Kèm theo, người bệnh có hành vi công kích, gây hấn,
tấn công người khác hoặc hành vi có tính định hình.
Các chất dạng amphetamine

Trạng thái cai:


• Thường xảy ra sau thời gian sử dụng kéo dài hoặc cường độ
cao, được đánh dấu bằng tâm trạng khó chịu kèm theo 2 hoặc
nhiều triệu chứng sinh lý đặc trưng: mệt mỏi, những giấc mơ
sống động và khó chịu, rối loạn giấc ngủ, thèm ăn và chậm
chạp hoặc kích động tâm thần vận động. Nhịp tim chậm, thèm
sử dụng chất, giảm trương lực cơ và các triệu chứng trầm cảm
khác thường xuyên xảy ra.
Các chất dạng amphetamine
Trạng thái loạn thần: gặp trong nhiễm độc cấp – mạn tính.
• Các biểu hiện khởi phát trong/sau 2 tuần sử dụng ATS,
tồn tại lớn hơn 48 giờ và nhỏ hơn 6 tháng.
• Các biểu hiện thường gặp như: hoang tưởng liên hệ, bị
truy hại, ghen tuông; ảo thanh, ảo thị sống động, nhiều
màu sắc, cấp diễn,…
• Các biểu hiện rối loạn hành vi, cảm xúc theo hoang
tưởng, ảo giác: hưng phấn, buông thả, dễ gần; tăng nhu
cầu tình dục, quan hệ tình dục bừa bãi, tập thể; nhảy
nhót, thác loạn; kích động, tấn công, hằn học; thù địch,
sợ hãi, chạy trốn…
Điều trị

Nguyên tắc điều trị:


• Nhiễm độc cấp: ngừng sử dụng chất, cấp cứu
nội khoa, điều trị đối kháng đặc hiệu nếu có.
• Trạng thái cai: điều trị cụ thể cho từng chất
Điều trị
• Rối loạn tâm thần – hành vi khác: điều trị tùy thuộc
vào chất sử dụng và triệu chứng trên từng người
bệnh. Giải độc và ngừng sử dụng chất là những cách
tốt nhất để điều trị rối loạn do chất gây ra, vì nhiều
rối loạn sẽ biến mất sau khi chất này hoàn toàn được
đào thải hết khỏi cơ thể của người bệnh.
– Hóa dược: chống trầm cảm, chống loạn thần, giải lo âu…
– Tâm lý: liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp hành vi biện
chứng, liệu pháp gia đình, liệu pháp nhóm…
• Tránh tái sử dụng.
Tài liệu tham khảo
1. Vonghia L, Leggio L, Ferrulli A, et al. Acute alcohol intoxication. Eur J Intern
Med. 2008;19(8):561-567. doi:10.1016/j.ejim.2007.06.033
2. Pearson NT, Berry JH. Cannabis and Psychosis Through the Lens of DSM-
5. Int J Environ Res Public Health. 2019;16(21):E4149.
doi:10.3390/ijerph16214149
3. Fiorentini A, Cantù F, Crisanti C et al. Substance-Induced Psychoses: An
Updated Literature Review. Front Psychiatry. 2021;12:694863.
doi:10.3389/fpsyt.2021.694863
4. The Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition
(DSM-5). Fifth edition. 2013
5. Sadock B.J, Sadock V.A, Ruiz P. Kaplan and Sadock's Comprehensive
Textbook of Psychiatry.
6. World Health Organization. The International Classification of Diseases
Tenth edition. (ICD-10), Classification of Mental and Behavioural disorders,
Diagnostic criteria for research.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

You might also like