You are on page 1of 58

ĐẠI CƯƠNG VỀ RỐI

LOẠN LO ÂU

BS CKII.TRẦN THỊ HẢI VÂN


1
MỤC TIÊU
- Nắm được khái niệm về lo âu
- Phân biệt được lo âu bệnh lý -
và lo âu thông thường
- Các biểu hiện của lo âu
- Nguyên nhân bệnh lo âu
- Các phương pháp điều trị

2
NỘI DUNG BÀI GiẢNG
 Đại cương về lo âu
Phân biệt lo âu bệnh lý và lo âu thông
thường
 Dịch tễ
 Nguyên nhân
 Biểu hiện lâm sàng rối loạn lo âu lan tỏa.
Chẩn đoán
 Phương pháp can thiệp

3
THẢO LUẬN NHÓM
Mỗi nhóm thảo luận một chủ đề
Đếm 1-4. Chia nhóm
Chú ý: Mọi thành viên tham gia, thư ký
Phân phối đồ dùng,
Vị trí thảo luận
Thời gian thảo luận: 15 phút
Trình bày sau thảo luận
CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM
Nhóm 1: Khi lo âu, chúng ta thường có
biểu hiện gì?
Nhóm 2: Ai cũng có thể lo âu. Vậy lúc nào
lo âu trở thành bênh lý.?
Nhóm 3: Nguyên nhân vi sao chúng ta lo
âu ?
Nhóm 4 :Chúng ta sẽ làm gì để giảm bớt lo
âu?
 ĐẠI CƯƠNG VỀ LO ÂU
- Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên (bình thường) của con
người trước những khó khăn và các mối đe doạ của tự nhiên, xã hội
mà con người phải tìm cách vượt qua, tồn tại, vươn tới.
- Lo âu là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xảy
đến, cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với
sự đe doạ.
- Lo âu bệnh lý là lo âu quá mức hoặc dai dẳng không tương xứng
với sự đe doạ được cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động của người
bệnh, có thể kèm theo những ý nghĩ hay hành động có vẻ như quá
mức hay vô lý.
- Lo âu có thể là biểu hiện hay gặp của nhiều rối loạn tâm thần và cơ
thể.
Trước một bệnh nhân lo âu cần xác định:
+ Lo âu bình thường hay bệnh lý.
+ Nếu là bệnh lý cần xác định lo âu nguyên phát hay thứ phát (do
một bệnh tâm thần hoặc cơ thể khác).

6
Khái niệm lo âu bình thường
• Lo âu bình thường là một phản ứng cảm xúc tất yếu của mỗi
cá thể trước những khó khăn, thử thách, những thay đổi, những
điều chưa trải nghiệm… để thích ứng với cuộc sống ( Lo âu
trước kỳ thi, trước một sự thay đổi mới lạ, người già sợ ốm…)
• Lo âu bình thường có chủ đề, nội dung rõ ràng như: bệnh tật,
công việc, học tập...
• Lo âu diễn biến nhất thời, không có hoặc có rất ít triệu chứng
cơ thể

7
Khái niệm lo âu bệnh lý
(Rối loạn lo âu)
• Lo âu không phù hợp với hoàn cảnh, môi trường,
• Không có chủ đề rõ ràng, mang tính chất vô lý, mơ
hồ,
• Thời gian thường kéo dài.
• Mức độ lo âu gây trở ngại rõ rệt đến các hoạt động
của bệnh nhân.
• Lo âu lặp đi lặp lại với nhiều triệu chứng cơ thể như:
mạch nhanh, chóng mặt, khô miệng, vã mồ hôi, lạnh
chân tay, run rẩy, bất an...
8
Phân biệt giữa lo âu bình thường và lo âu
bệnh lý (RLLA)
Lo âu không làm ảnh hưởng Lo âu làm ảnh hưởng đến công
đến công việc, hoạt động hàng việc, hoạt động hàng ngày.
ngày. Lo âu không thể kiểm soát
Lo âu có thể kiểm soát được. được.
Lo âu gây khó chịu đôi chút, Lo âu hết sức khó chịu, bồn
không nặng nề. chồn, căng thẳng.
Lo âu giới hạn trong một số Lo âu trong mọi tình huống bất
tình huống có thật, hoàn cảnh kỳ, luôn có xu hướng chờ đợi
đặc trưng, cụ thể. những kết cục xấu
Lo âu chỉ tồn tại trong một thời Lo âu kéo dài ngày này qua
điểm nhất định. ngày khác

9
Lưu ý
Lo âu bình thường trở thành bệnh lý khi
tình huống trở nên quá căng thẳng kéo dài
đến nỗi chúng ta không thể đảm đương được
những công việc hàng ngày của mình nữa,
chất lượng sống bi ảnh hưởng nghiêm trọng.

10
Khái niệm lo âu lan tỏa
Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized Anxiety Disorder - GAD):
Lo âu quá mức không kiểm soát được
Lo âu nhiều chủ đề, không phù hợp với thực tế
Lo âu kéo dài trên 6 tháng, tăng lên khi có sang chấn.
Lo âu kèm theo các triệu chứng cơ thể như:
• Mất thư giãn hoặc cảm giác bị kích động, bực bội
• Dễ mệt mỏi
• Khó tập trung hoặc cảm giác trống rỗng
• Dễ cáu gắt
• Căng cơ
• Rối loạn giấc ngủ

11
Đặc điểm lâm sàng rối loạn lo âu lan tỏa

* Nhóm các triệu chứng tâm thần


+ Kích thích, cáu kỉnh
+ Cảm giác sợ hãi
+ Mất khả năng kiểm soát lo âu
+ Bồn chồn không thể thư giãn
+ Khó tập trung chú ý
+ Lo sợ bị mất kiểm soát hoặc sợ chết
+ Rối loạn giấc ngủ

12
Đặc điểm lâm sàng Rối loạn lo âu lan tỏa
• Nhóm triệu chứng cơ thể
+ Hô hấp: Khó thở đa dạng như nghẹt thở, ho, nấc, ngáp rối
loạn phát âm hoặc mất tiếng.
+ Tim mạch: hồi hộp đánh trống ngực, mạch nhanh, đau ngực…
+ Tiêu hoá: khó chịu vùng thượng vị, buồn nôn, khô miệng, tiêu
chảy…
+ -Thần kinh- Cơ: run, rung mặt, căng cơ đau cơ vùng cổ gáy
đặc biệt rung mí mắt và cơn đau giả thấp khớp.
+ Cảm giác, giác quan và da: Tăng và loạn cảm giác, cơn
ngứa, sởn da gà, , nghe kém, nhìn mờ,
+ Biểu hiện cơ thể khác: Dễ mệt mỏi, ra mồ hôi, tiểu nhiều lần,,
chóng mặt, đau căng đầu…

13
Tóm tắt đặc điểm lâm sàng
RLLA lan tỏa
 Chủ để: lan tỏa, mơ hồ, lơ lửng
 Các triệu chứng chủ quan: Triệu chứng tâm thần, cảm giác
 Các triệu chứng khách quan: RL thực vật nội tạng, TK cơ …
 Các triệu chứng không có tính hệ thống mà thay đổi theo thời gian
 Tiến triển mạn tính ( tăng lên khi có stress ), dễ tái phát.
 BN thường đến khám ở phòng khám hoặc chuyên khoa khác trước đến
chuyên khoa tâm thần.
 Thường phối hợp với trầm cảm: Richar.G( 2004) là 37%, Jacobi (2007)
là 60 %, T.P.Bình(2010) là 50% và có thể gặp trong các RLLA khác.
14
15
Dịch tễ rối loạn lo âu lan tỏa
Tỷ lệ:
- ICD-10: tỷ lệ 5-8% dân số

* Theo độ tuổi:
< 18 : 2-4% dân số 18-34: 5,8% dân số.
35-49: 4,7% dân số 50-64: 8,6% dân số
> 65: 3,6% dân số

16
Dịch tễ rối loạn lo âu lan tỏa
Giới:
- Nữ >nam: Kaplan và Sadock (2007) là 2-3 :1

Tuổi khởi phát:


: GAD có thể KP sớm ở tuổi 13, 10% KP >51 tuổi
- Grant (2005): tuổi KP TB: 32,7
- T.P.Bình (2010): tuổi KP

- nhiều nhất nhóm tuổi 36-45 (47%).


17
NGUYÊN NHÂN RỐI LOẠN LO ÂU

18
Giả thuyết tâm lý học
Có 3 giả thuyết cơ bản
 Thuyết phân tâm: là hậu quả của sự dồn nén xung
đột giữa bản năng, dục vọng cá nhân … với sự kiềm
chế của đạo đức, xã hội, luật lệ …
 Thuyết hành vi: là đáp ứng có điều kiện đối với
các kích thích đặc biệt là kích thích từ môi trường.
 Thuyết nhận thức: Nhận thức bị mất sự kiểm soát.

19
Nguyên nhân lo âu ( Bên ngoài)
 Các sự kiện trong cuộc sống: các
căng thẳng trong cuộc sống về vấn đề
tài chính, hôn nhân, công việc, học
tập; các sự kiện quan trọng chẳng hạn
như de doạ mất một người thân
( người thân đau ốm,làm công việc
nguy hiểm) , mất tài sản, mất một mối
quan hệ quan trọng…
Nguyên nhân lo âu (tt)
(Bên ngoài)
Các biến đổi trong cơ thể
như các bệnh tật kéo dài,
Do yếu tố di truyền
Cấu trúc chức năng của não
bộ
Nguyên nhân lo âu bên trong
Yếu tố nhân cách có xu hướng lo âu: Gặp
ở những người thường có suy nghĩ bi
quan ,tiêu cực và có tính cách lo âu
Những chấn động tinh thần nhẹ từ lúc
nhỏ tuổi có thể góp phần gây ra tình trạng
lo âu.

22
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Rối loạn lo âu lan tỏa F41.1 – ICD 10

 A- Trạng thái căng thẳng, lo lắng, lo sợ kéo dài ≥ 6 tháng về các sự kiện
thường ngày ( sức khoẻ, công việc, tài chính, người thân..)
 B- Có ít nhất 4 triệu chứng sau (1 tr.c từ mục 1-4)
 Kích thích TK thực vật :4
 Triệu chứng liên quan vùng ngực bụng :4
 Triệu chứng liên quan trạng thái tâm thần :4
 Các triệu chứng toàn thân :2
 Các triệu chứng căng thẳng :4
 Các triệu chứng không đặc hiệu khác :4
 C- Không đáp ứng tiêu chuẩn RL hoảng sợ, RLLA ám ảnh sợ, ám ảnh
nghi thức
 D- Loại trừ : RLLA do bệnh cơ thể, sử dụng chất …
23
Biểu hiện lâm sàng
Rối loạn lo âu lan tỏa F41.1 – ICD 10
 Các triệu chứng TK thực vật của lo âu
1. Hồi hộp , tim đập nhanh
2. Vã mồ hôi
3. Run
4. Khô miệng ( không do thuốc hoặc mất nước )
 Các triệu chứng liên quan đến ngực, bụng
5. Khó thở
6. Cảm giác nghẹn
7. Đau hoặc khó chịu ở ngực
8. Sôi bụng , buồn nôn…

24
Biểu hiện lâm sàng
Rối loạn lo âu lan tỏa F41.1 – ICD 10

 Các triệu chứng về trạng thái tâm thần

9. Chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu


10. Tri giác sai thực tại hoặc giải thể nhân cách
11. Sợ mất kiềm chế
12. Sợ bị chết
 Các triệu chứng toàn thân

13. Các cơn đỏ mặt hoặc ớn lạnh


14. Tê cóng hoặc cảm giác kim châm

25
Biểu hiện lâm sàng
Rối loạn lo âu lan tỏa F41.1 – ICD 10
 Các triệu chứng căng thẳng
15. Căng cơ hoặc đau cơ
16. Bồn chồn hoặc không thể thư giãn được
17. Có cảm giác tù túng hoặc căng thẳng tâm thần
18. Cảm giác có khối trong họng hoặc khó nuốt
 Các triệu chứng không đặc hiệu khác
19. Đáp ứng quá mức hoặc giật mình trước kích thích nhỏ
20. Khó tập trung, đầu óc trống rỗng vì lo âu
21. Dễ cáu gắt
22. Khó ngủ vì lo lắng

26
27
HAI TRIỆU CHỨNG CHÍNH
Lo âu hoặc lo
lắng quá mức
HAI TRIỆU CHỨNG CHÍNH

Khó kiểm soát


được lo âu
1/6 TRIỆU CHỨNG
Không thoải
mái hoặc kích
động, bực bội
2/6 TRIỆU CHỨNG
Dễ mệt mỏi
3/6 TRIỆU CHỨNG
Khó tập trung
hoặc đầu óc
trống rỗng
4/6 TRIỆU CHỨNG
Dễ cáu gắt
5/6 TRIỆU CHỨNG
Căng cơ
Tăng trương
lực cơ
6/ 6TRIỆU CHỨNG
Rối loạn
giấc ngủ
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN
1. TIÊU CHUẨN LÂM SÀNG :
1.1 PHẢI CÓ SỰ HIÊN DIỆN CỦA 1 TRONG HAI
TIÊU CHUẨN CHÍNH
1. TIÊU CHUẨN LÂM SÀNG :

1.2 PHẢI CÓ
SỰ HIỆN DIỆN
CỦA ÍT NHẤT
TỪ 3/6 NHÓM
TRIỆU CHÚNG
CÒN LẠI
2. TIÊU CHUẨN THỜI GIAN
Những triệu chứng
trên phải kéo dài từ
6 tháng trở lên

38
3. TIÊU CHUẨN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT
LƯỢNG SỐNG
Công việc/ học tập

Gia đình

Xã hội
4.TIÊU CHUẨN LOẠI TRỪ
Không sử dụng rượu
bia và các chất kích thích
- Không bị các RL hoảng sợ, ám ảnh sợ
XH, sợ bị bệnh, có nhiều than phiền về cơ
thể hoặc bệnh cơ thể, không xảy ra trong
PTSD…
Trắc nghiệm tâm lý hỗ trợ chẩn đoán

 Thang đánh giá lo âu BECK


 Thang GAD

41
ĐIỀU TRỊ
RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA

42
Luôn cần phối hợp giữa trị liệu tâm lý và liệu pháp
hoá dược.
1. Trị liệu tâm lý:
- Cần nghiên cứu hoàn cảnh gây lo âu, chẩn đoán giá
trị gây bệnh của các yếu tố gây nên lo âu.
- Có sự khác nhau giữa điều trị lo âu "phản ứng" và lo
âu mãn tính.
- Cần hiểu rõ tâm lý của BN.
- Dùng liệu pháp tâm lý thích hợp.

43
Điều trị bằng tâm lý

 Tư vấn giúp bệnh nhân, gia đình bệnh nhân hiểu được bản
chất của rối loạn lo âu ( nguyên nhân, biểu hiện , tiến triển )
 Chiến lược kiểm soát lo âu và giảm stress:
 Liệu pháp nhận thức hành vi
 Tập thư giãn, tập khí công, tập yoga.
 Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt
động thể lực ( để thư giãn hoặc lôi cuốn bệnh nhân )
 Tránh lạm dụng rượu, thuốc ngủ.
44
Tâm lý liệu pháp: LP hành vi nhận
thức
Phương pháp hành vi nhận thức :có thể cải thiện
các triệu chứng của RLLATT. Điều trị bằng liệu
pháp hành vi nhận thức giúp bệnh nhân phân
biệt giữa những niềm tin và hành vi ứng xử
không lành mạnh, tiêu cực với những niềm tin
đúng đắn và cung cách ứng xử tích cực. Nó dựa
trên cơ sở là những ý nghĩ của bệnh nhân— chứ
không phải là người khác và những tình huống
— sẽ xác định cách bệnh nhân sẽ ứng xử ra sao

45
Tâm lý liệu pháp (tt)
. Ngay cả khi một tình huống bạn không mong muốn
vẫn cứ tồn tại, bạn vẫn có thể thay đổi suy nghĩ của
mình và ứng xử sao cho tích cực. Phương pháp hành
vi nhận thức thường được dùng trong một đợt ngắn
hạn, nó nhấn mạnh đến việc học hỏi để hình thành và
phát triển khả năng làm chủ tư duy và cảm xúc của
bạn.
Việc điều trị RLLATT hoặc bất kỳ bệnh lý tâm thần nào
khác cần phải thích ứng với từng trường hợp. Không
có một chế độ điều trị kiểu mẫu nào có thể áp dụng
cho toàn bộ bệnh nhân. Chủ yếu là điều trị ngoại trú,
nhưng có một số trường hợp nặng cần phải nhập viện.

46
HOÁ TRỊ LiỆU
. Hai loại thuốc chính là bình thản và chống trầm
cảm. Ngày nay, các bác sĩ đã biết rõ nguy cơ phụ
thuộc thuốc và chỉ cho dùng thuốc bình thản
trong một thời gian ngắn. Điều này có thể giúp
cho người bệnh vượt qua cơn khủng hoảng,
nhưng những thuốc này không được dùng kéo
dài trong suốt quá trình điều trị lo âu.
Thuốc chống trầm cảm, có thể rất có ích cho một
số trường hợp lo âu và cần phải được dùng trong
thời gian dài hơn. Những thuốc chống trầm cảm
thì thường không gây nghiện.
47
Sử dụng
thuốc hướng thần trong RLLA

Các thuốc giải lo âu ( anxiolytics ): benzodiazepin, buspirone

 Các thuốc chống trầm cảm:

 MAOI, CTC 3 vòng

 SSRI : Zoloft ( sertraline ) Paroxetine

 CTC mới khác : venlafaxin, mirtazapine …


Các thuốc thay thế, chọn lựa khác: beta blocker, clonidine

Các thuốc chống loạn thần mới

48
Các kỹ năng ứng phó với lo âu
Những kỹ năng này sẽ giúp cho chúng ta phần nào
tránh khỏi trạng thái lo âu. Sống với RLLATT có
thể rất khó khăn. Ngoài vấn đề lo âu, đôi khi còn
phải đối mặt với sự trầm cảm. Sau cùng, RLLATT
có thể ảnh hưởng đến quan hệ với bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình, đến hiệu quả công việc, và chất
lượng sống. Có những phương pháp lành mạnh để
đương đầu với RLLATT, ngay cả khi nó đã thành
mãn tính và có mặt lâu dài trong đời sống của bạn.
Các kỹ năng ứng phó với lo âu
1.Gia nhập một nhóm hỗ
trợ về Rối loạn lo âu.
 Bạn có thể tìm thấy sự đồng
cảm, sự nhận thức, cùng
nhau trao đổi kinh nghiệm. .
Chúng ta có thể học cách mà
họ đã trải nghiệm và cách họ
giải quyết vấn đề như thế nào.
Các kỹ năng ứng phó với lo âu
2.Hành Động
Cùng làm việc với chuyên
gia tâm lý của bạn để chỉ
rõ những vấn đề khiến
bạn lo âu và tìm cách đối
mặt với nó. Ví dụ, nếu tài
chánh là vấn đề bạn quan
tâm, hãy làm việc để làm
sao hoạch định được một
bản dự toán.
Các kỹ năng ứng phó với lo âu
3.Hãy để quá khứ qua đi
Đừng quá lưu tâm về
những chuyện đã qua.
Hãy thay đổi những
điều bạn có thể thực
hiện, còn lại nên để
cho mọi việc tự hoàn
tất tiến trình của nó.

3
Các kỹ năng ứng phó với lo âu
4.Phá vỡ vòng lẩn quẩn
Khi bạn cảm thấy lo âu,
hãy đi bộ nhanh hoặc
chú tâm vào một sở
thích riêng nào đó để
hướng sự tập trung của
bạn ra khỏi những sự
việc làm bạn lo lắng.
Các kỹ năng ứng phó với lo âu
5.Hãy tự chăm sóc bản thân
Ngủ đầy đủ, ăn chế độ ăn
cân đối, tập luyện và dành
thời gian để thư giãn. Tránh
cà phê và thuốc lá vì có thể
làm triệu chứng lo âu thêm
trầm trọng. Tuyệt đối không
sa đà vào rượu bia và các
loại thuốc cấm, chất kích
thich….
Các kỹ năng ứng phó với lo âu
6.Tuân thủ chặt chẽ
kế hoạch điều trị
Dùng thuốc theo
đúng hướng dẫn
của bác sĩ. Hãy tái
khám đúng hẹn. Sự
kiên trì sẽ giúp kế
hoạch điều trị của
bạn tiến triển tốt.
Các kỹ năng ứng phó với lo âu
7.Hoà hợp với tập thể
Đừng để sự lo âu
cách ly bạn khỏi
những người thân
yêu và những hoạt
động bổ ích. Gần gũi
những người khác
mang đến cho bạn
một sự chuyển
hướng lành mạnh.
Các kỹ năng ứng phó với
lo âu:8.Học cách Thư giãn
. Những kỹ thuật luyện tập này giúp chúng ta trút bỏ
căng thẳng và chúng ta sẽ kiểm soát được chúng. Các
nhà chuyên môn sẽ giúp chúng ta làm việc này, nhưng
cũng có nhiều nơi khác mà chúng ta có thể tự tìm mua
được băng video và sách cho mình. Biết rõ phương
pháp thư giãn làm chúng ta thêm vững tin vì biết rằng
ta đang có một phương tiện "sơ cứu" bên trong.
Những phương pháp thư giãn bắt buộc phải tập đều
đặn và nhất thiết phải tập mỗi khi có một mối đe doạ
khủng hoảng tinh thần.
CẢM ƠN
SỰ NHIỆT TÌNH THẢO LUẬN VÀ
LẮNG NGHE CỦA CÁC BẠN

You might also like