You are on page 1of 1

I.

Định nghĩa
- Bóng đè là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ không thực tổn (không có tổn thương thực thể), xuất hiện ở người khi ngủ.
Khi ấy, bạn sẽ có cảm giác không thể di chuyển hay nói năng gì được trong vòng vài giây hoặc lên đến vài phút.
- Bóng đè thường xuất hiện ở những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, những người "yếu bóng vía", hay ám ảnh vì
những điều vu vơ mà thiếu suy xét khoa học, những người hay nghĩ về một vấn đề bế tắc trong nhiều ngày hoặc người
khoẻ nhưng một lúc nào đó có điểm yếu trong tinh thần. 
II.Triệu chứng, dấu hiệu:
- Hiện tượng bóng đè có thể xuất hiện chỉ 1 lần hoặc thường xuyên, thậm chí nhiều lần trong 1 đêm.
- Bóng đè thường xuất hiện khi bạn sắp thức giấc hoặc  xuất hiện ngay khi bạn vừa mới ngủ.
- Triệu chứng:
+ Không có khả năng di chuyển cơ thể khi ngủ hoặc khi thức dậy, kéo dài trong vài giây hoặc vài phút
+ Tỉnh táo nhưng không thể nói trong khi bị bóng đè
+ Có ảo giác và cảm giác sợ hãi
+ Cảm thấy áp lực lên ngực
+ Khó thở
+ Cảm giác như cái chết đang đến gần
+ Đổ mồ hôi, đau đầu, đau cơ và hoang tưởng
+ Sau khi trải qua một lần bị bóng đè, bạn có thể cảm thấy rất buồn và lo lắng.
III.Liên quan đến các cơ quan như thế nào
- Khi bị bóng đè, một phần não bộ vẫn hoạt động bình thường (trạng thái tỉnh) nhưng hệ thần kinh vận động không hoạt
động khiến cho cơ thể không thể cử động được.
IV. Tác hại
- Tác động xấu tới sức khỏe
+ Sau khi kết thúc hiện tượng bóng đè, chúng ta thường cảm thấy toàn thân mệt mỏi, rã rời, cơ thể ướt đẫm mồ
hôi, hơi thở mạnh và tim đập nhanh do sợ hãi… Nếu liên tục bị rơi vào trạng thái như vậy, sức khỏe của chúng ta
có thể bị suy nhược, thường xuyên mệt mỏi, ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh…
+ Trạng thái bóng đè khi ngủ có thể gây nên cảm giác ngưng thở, ngạt thở, toát mồ hôi vì sợ, muốn kêu cứu hay
cử động nhưng không thể làm được… Nó không chỉ gây ra sự mệt mỏi, sợ hãi ngay trong thời gian đó, ảnh hưởng
tới sức khỏe của chúng ta mà còn có thể gây ngạt thở và dẫn đến tử vong.
+ Theo các nhà thống kê, trong số những người bị bóng đè, có tới 60% bị rơi vào tình trạng ngưng thở cục bộ.
Nếu việc ngừng thở này quá giới hạn cho phép có thể dẫn tới tử vong.
+ Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu đã suy đoán về mối liên hệ có thể xảy ra giữa bóng đè và hội chứng đột tử
bất ngờ – hiện tượng một người khỏe mạnh chết một cách bí ẩn trong lúc ngủ.
- Tác động xấu tới tâm lý
+ Bóng đè khi ngủ thường khiến chúng ta rơi vào trạng thái sợ hãi, bất an, tâm lý muốn thoát khỏi tình trạng này
nhưng không thể… Vì thế, sau khi thức dậy, các bạn thường vẫn cảm thấy sợ sệt, lo lắng sẽ tiếp tục bị bóng đè.
Điều này kéo dài có thể khiến chúng ta luôn có tâm trạng bất ổn, lo sợ, đề phòng…, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng
rất xấu tới tâm lý và hệ thần kinh.

IV.Làm gì khi bị bóng đè


- Không nên phản kháng, giữ bình tĩnh
- Co duỗi các ngón chân, ngón tay (nếu không thể cử động được thì nên dừng lại)
- Tập trung hít thở
- Cố gắng ho
- Co giật khuôn mặt (khoảng 2-3 lần)

V.Cách phòng tránh


- Xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, luyện tập thể thao, tham gia các hoạt động giải trí sôi nổi…
- Tránh căng thẳng, lo âu, stress…
- Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ, không đọc các loại truyện ma quỷ, kiếm hiệp trước lúc ngủ.
- Có tư thế nằm ngủ thoải mái: nằm nghiêng nhẹ, chân hơi co, tay duỗi, đầu không vẹo lệch. Ngoài ra, các bạn cũng
nên mặc quần áo rộng và thoải mái khi đi ngủ để tránh gò bó cơ thể.
- Nếu tình trạng bóng đè liên tục tái diễn, các bạn nên đi khám bác sĩ để có những chẩn đoán chính xác nhất nhé!

You might also like