You are on page 1of 4

Ca lâm sàng 1: Bệnh nhân nam 20 tuổi giường 02 phòng 613

vào viện vì lý do tê bì toàn thân


A. Y HỌC HIỆN ĐẠI
1. Quá trình bệnh lý: Bệnh khởi phát cách ngày nhập viện 6 tháng với đau
nhức vùng thắt lưng tê bì 2 chân vận động đau và hạn chế, đau liên tục trong
ngày, cảm giác tê bì 2 chân mơ hồ, đau có tính chất cơ học, bệnh nhân ăn ngủ
được, bệnh nhập khoa y học cổ truyền bệnh viện trung ương Huế khám và điều
trị theo hướng thần kinh tọa bệnh có đở đau lưng, còn cảm giác tê bì tay chân
không giảm, bệnh nhập viện điều trị tai khoa 5 đợt vì lý do tê bì tay chân, bệnh
có đở ít. Lần nhập viện thứ 6 với cảm giác tê bì như bị châm chích, có lúc ngứa
ran ở bàn chân hay bàn tay, sau đó lan dần lên phần cẳng chân, cánh tay, vùng
ngực, vùng đỉnh đầu kèm cảm giác đau mỏi cơ. Cảm giác đau tê tăng nhạy cảm
với các kích thích từ bên ngoài như cấu véo. Khó định vị được vị trí đau tê bì
chính xác. Đi lại vận động không yếu liệt, không mất thăng bằng. Kèm ngủ kém
4-5 tiếng/24h, ngủ không sâu giấc, giấc nhủ chập chờn, hay mơ và tỉnh giấc
giữa đêm, khó đi vào giấc ngủ trở lại, không có tiểu đêm, không đau đầu, sáng
dậy bệnh nhân cảm giác mệt mỏi, trong ngày buồn ngủ không ngủ được.
2. Tiền sử: Uống rượu nhiều, uống từ nhỏ không rỏ thời gian, uống hằng ngày,
số lượng không rỏ, bỏ uống rượu trong khoảng 5-6 tháng gần đây. Chưa vợ,
Yếu tố tâm sinh lý chưa khai thác được.
3. Chẩn đoán: Viêm đa dây thần kinh ngoại biên nghi do rượu theo dõi hội
chứng cai/ Rối loạn duy trì giấc ngủ
- Viêm đa dây thần kinh ngoại biên: Cảm giác tê bì như bị châm chích hoặc có
thể ngứa ran ở bàn chân hay bàn tay, sau đó có thể lan dần lên phần cẳng chân,
cánh tay. Tăng nhạy cảm với các kích thích từ bên ngoài. Đau mỏi cơ. Một số
triệu chứng không thường xuyên: chóng mặt, ra mồ hôi nhiều bị tiêu chảy. Đề
nghị làm thêm điện cơ đồ kim.
- Nghi do rượu và hội chứng cai: lâm sàng có niêm mạc kết mạc mắt trắng nhợt
hơi vàng, bệnh nhân ăn uống chậm tiêu, bệnh nhân có tiền sử sử dụng rượu
nhiều trong thời gian dài mà tổn thương sợi trục trong viêm đa dây thần kinh
có thể do bệnh nhân tiêu thụ quá nhiều rượu làm độc thần kinh, hoặc làm giảm
hấp thu dinh dưỡng của cơ thể là kết quả của sự thiếu dinh dưỡng (thường
là vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12, hoặc vitamin E). Gần đây bênh nhân
không uống rượu xuất hiện thêm cảm giác bồn chồn, khó ngủ, ngủ hay mơ và
thức giấc giữa đêm, tê bì mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu của hội chứng cai,
Cần theo dõi thêm tình trạng tâm thần kinh như dấu hiệu của ảo giác, loạn thần
cấp. Đề nghị làm thêm SGOT, SGPT, GGT, Bilirubil TT, TP.
- Mất ngủ : Theo ICD - 10: F51.0 Khi một người trưởng thành ngủ dưới 5
giờ/ngày thì gọi là ít ngủ, khó đi vào giấc ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ kém
(ngủ không sâu giấc, trằn trọc, dễ thức giấc và khó ngủ trở lại hoặc là thức giấc
sớm về buổi sáng). Rối loạn giấc ngủ xẩy ra ít nhất 3 lần trong tuần, trong thời
gian ít nhất một tháng. Có sự bận tâm về giấc ngủ và sự lo lắng quá mức về hậu
quả ban ngày và ban đêm của giấc ngủ.
Theo DSM - IV: Lời than phiền chủ yếu là khó vào giấc ngủ, khó giữ giấc ngủ
hoặc cảm thấy không thoải mái sau khi ngủ dậy, kéo dài ít nhất 1 tháng.Mất ngủ
(hoặc mệt mỏi ban ngày do mất ngủ) là nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó
chịu rõ rệt, ảnh hưởng xấu đến các chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc các
chức năng quan trọng khác.
4. Chẩn đoán phân biệt:
Rối loạn cảm giác bản thể: Do Dupré và Camus mô tả 1907, là một trạng thái
mà bệnh nhân thường xuyên có những cảm giác đau nhức, khó chịu, lạ lùng
trong cơ thể, toàn thân, nhất là trong các nội tạng, tính chất và khu trú không rõ
ràng như các nội tạng bị xoắn lại, xé rách hoặc phồng to … gặp trong hội chứng
trầm cảm, nghi bệnh .
Một số bệnh đa dây thần kinh ảnh hưởng chủ yếu đến các sợi vận động.
- Hội chứng Guillain-Barré: bệnh nhân cơ lực không giảm, phản xạ gân xương
không mất, và bệnh thường khởi phát sau nhiễm khuẩn hô hấp, ruột, tiêm
vavcin.
- Teo cơ cột sống (một rối loạn thần kinh vận động giống bệnh đa dây thần
kinh vận động): bệnh nhân có đau âm ỉ vùng lưng, tuy nhiên khám cơ cột sống
không teo, các lần điều trị trước x quang cột sống lưng chưa phát hiện bất
thường.
- Đái tháo đường: Bệnh nhân không có triệu chứng của ĐTĐ, xn Glucose máu
đói dưới ngưỡng
5. Điều trị:
- Triệu chứng: thuốc làm giảm tê bì bằng ức chế thần kinh như nhóm
Gabapentin, hoặc chóng trầm cảm 3 vòng liều thấp
- Nguyên nhân do rượu: Dùng Vitamin B1 liều cao với liều 400mg – 1000mg/
ngày
- Bổ thần kinh ngoại biên với tiền B12 01 ống/ngày, hồi phục bao myelin với
Nivalin 2,5mg-10mg/ngày.
B. Y HỌC CỔ TRUYỀN
1. Biện chứng bát cương
Bệnh danh: Ma mộc/ thất miên
Bát cương: Biểu lý kiêm chứng, hư, hàn
Tạng phủ: Tỳ khí hư, can huyết hư
Kinh lạc: Khí hư khí trệ huyết ứ 12 kinh
Thể bệnh: tỳ khí hư
Nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân: ăn uống
2. Hội chứng
Tỳ khí hư: Ăn uống chậm tiêu, đại tiện thỉnh
thoảng lỏng, không thành khuôn, tự hãn, lưỡi
hơi bệu bè to dấu răng mờ, nứt ở giữa, mạch
hoãn nhược.
Can huyết hư: hoa mắt chóng mặt nhắm mắt đở, mắt nhìn mờ, sợ ánh sáng,
ngủ kém ngủ hay mơ, tê bì có rút tay chân, thỉnh thoảng đau vùng đỉnh đầu,
lưỡi nhợt.
Khí hư khí trệ huyết ứ kinh lạc: Cảm giác tê bì như bị châm chích hoặc có thể
ngứa ran ở bàn chân hay bàn tay, sau đó có thể lan dần lên phần cẳng chân, cánh
tay. Tăng nhạy cảm với các kích thích từ bên ngoài. Đau mỏi cơ. Lưỡi có điểm
ứ huyết 2 bên rìa lưỡi, tỉnh mạch dưới lưỡi tím.
Triệu chứng của hàn: sợ lạnh, thích tắm nước ấm, người mệt, ngại vận động, 2
chân lạnh, đại tiện phân lỏng, không thàng khuôn, mạch trầm nhược
3. Phép điều trị
Dùng thuốc: Dưỡng can, kiện tỳ, bổ khí huyết thông kinh lạc, an thần. dùng bài
thuốc quy tỳ thang gia thêm thăng ma, sài hồ.
Không dùng thuốc: Cứu quan nguyên khí hải, châm bổ can du, tì du, vị du,
dương lăng tuyền, nội quan, thần môn, tam âm giao, châm tả thái xung, bách
hội.
Điện châm các a thị huyệt.

You might also like