You are on page 1of 23

Samadhi - Guided Meditation #1- Breath as the Bridge

Khởi đầu với tâm trí điềm tĩnh và hài hoà! Thư giãn sâu, nhưng hoàn toàn tỉnh táo
và hiện diện! (Cảm nhận trực tiếp thân-tâm-cảnh)
Giữ tư thế ngay thẳng! (ngồi ở bất kì tư thế nào thoải mái nhất và giữ lưng thẳng)
nhưng không căng cứng!
Ở trạng thái thư giãn nhưng không ủ rũ!
Quán sát sự thở tự nhiên!
Trong lúc thiền, đừng dùng bất kể cách thức nào để thay đổi hay can thiệp vào
sự thở!
Đơn giản là quán sát một điều đang diễn ra
Sự thở đang diễn ra, Bạn chỉ quán sát nó! và thu nhận những kĩ năng để tập
trung và buông xả.
Khi quán sát sự thở, đừng ngạc nhiên hay nản chí khi tâm bạn lăng xăng (phóng
tâm)!
Ngay khi nhận thấy tâm vừa lăng xăng hướng tâm trở lại sự thở!
Duy trì trạng thái thư giãn!
Tâm trí sẽ lại lăng xăng, thì lại hướng tâm trở lại sự thở!
Thiền là thế.
Đôi lúc, trong một lúc bạn mất sự chú ý, bị cuốn vào các ý nghĩ Đừng để ý đến
bất kì ý nghĩ nào! có thể là:
dự tính, hồi tưởng, lo âu, mơ mộng.
Dù là bất kể kiểu ý nghĩ nào khởi sinh, để nó trôi qua mà không suy xét nó!
Bạn có thể trải nghiệm những ý nghĩ suy xét việc thiền hoặc suy xét trải nghiệm
hiện tại của bạn là Xấu hoặc Tốt
Hãy để chúng trôi đi!
Sau một khoảng thời gian Chướng ngại sẽ phát sinh
Chướng ngại có thể là buồn ngủ hoặc tâm trí bị náo hoạt, (tâm lăng xăng)
hay chán nản, thân thể đau và không thoải mái.
Khi sự chú ý bị chuyển hướng tới bất kì hiện tướng cụ thể nào, hãy thản nhiên
với nó!
Đơn giản cứ để nó như "nó đang là", và hướng tâm trí trở lại sự thở!
Đôi lúc, sự đau có thể quá sức chịu đựng, thì có thể cần một vài sự thay đổi tư
thế!
Hành thiền, bạn sẽ phát triển được khả năng vượt qua các Chướng ngại,
thấy ra nhiều lúc thay đổi tư thế, thì lại khiến cơn đau trở lại khốc liệt hơn,
hãy để mặc cơn đau như "nó đang là" mở rộng tâm trí hoàn toàn với nó!
quán sát nó tăng trưởng! để nó tự hiển bày! và qua đi!
Thật ngược đời, cách thức thoát khỏi cơn đau lại là thâm nhập và quán sát cơn
đau.
Một dạng Chướng ngại khác là muốn hoặc mong mỏi điều gì đó xảy ra.
Đôi khi, cảm giác sung sướng tràn ngập khởi sinh, tâm trí sẽ cố gán nó với kinh
nghiệm nào đó hoặc tái tạo lại nó.
Điều tương tự cũng xảy ra với những cảm nhận không mong muốn ứng với
những cảm giác hời hợt.
để mặc chúng như "chúng đang là"! thư giãn trong khoảng khắc!
và luôn hướng tâm trở lại với sự thở!
Đừng suy xét chúng là Trái hay Phải! Chỉ quán sát sự thở - đối tượng của thiền
Quán sát rung nhịp của sự thở! Quán sát sự ra vào của hơi thở!
Sự phồng-xẹp (ngực, bụng, ...)!
hãy tinh tế! sáng suốt! hiện diện.
Đơn giản để tâm trí duy trì trên sự thở tự nhiên!
Tâm trí có thể muốn làm gì đó hay ho hơn, chớ để nó trở nên trì độn và lặp lại!
Cảm nhận sức sống của sự thở! thậm nhập vào nó!
Để ý tới mọi cảm nhận liên quan đến sự thở!
Từ những cảm nhận toàn bộ cơ thể, tới những cảm nhận nhỏ bé- vi tế nhất!
Khi quán sát sự thở, có thể có cảm nhận thấy lượng không khí đi vào bên mũi
này nhiều hơn bên kia;
có thể có cảm nhận sự bó cứng ở vùng nào đó trên cơ thể; làm sự thở bị ngẹn
lại;
có thể ở vùng đan điền, vùng trung tâm dưới rốn khoảng 5cm,
hoặc vùng ngực (tim), hay vùng cổ, hoặc bất kì phần nào của cơ thể.
Đơn giản chỉ thấy ra, và hãy để mặc nó như "nó là"!
thấy ra bụng phồng-xẹp. Nó sâu hay nông?
Đặc tính của nó có thay đổi? Đôi lúc nó sâu? hay nông?
Nó êm ái, dịch chuyển nhẹ nhàng? hay lục bục?
Không quan trọng bạn thấy gì, chỉ quán chiếu!
Đừng cố can thiệp sự thở!
không khí đi vào mũi mát hơn không khí đi ra?
Có thể có sự buồn buồn phảng phất nơi vùng dưới mũi.
Cảm nhận được nhịp của sự thở, như thuỷ triều, lên rồi xuống.
Hãy để sự thở tự do! Để nó tự thay đổi! tăng lên và tiến triển, nếu tự nó muốn
vậy.
Hãy để nó trở nên vi tế, hoặc biến mất hoàn toàn! nếu nó muốn vậy.
Đừng bỏ lỡ những thay đổi của nó! quán sát nó liên tục (miên mật)! dù nó có vi tế
đến mức nào.
Liên tục quán sát, một cách nhẫn nại, và kiên định!
Cần có thời gian thực hành để có thể quán sát miên mật sự thở mà tâm trí không
bị lăng xăng.
Trong thiền sâu, sự miên mật tập trung cần tiếp tục,
như nhiên liệu được tuôn ra từ dòng chảy liên tục.
Những ý nghĩ có tính bản ngã là những sự đứt quãng trong quá trình miên mật
tập trung tới sự thở
Chớ xua đuổi những ý nghĩ này! cũng đừng ghìm nén chúng! Nếu không chúng
sẽ lại xuất hiện ở một dạng khác.
Nhưng đồng thời, cũng đừng quan tâm tới những ý nghĩ đó!
Nếu không, bạn sẽ sớm rơi vào trạng thái mơ ngủ. Trung Đạo là: không xua đuổi,
hay nắm bắt.
Chỉ quán sát sự thở! và những ý nghĩ đó sẽ tự ổn định theo cách của nó.
Chúng sẽ mất năng lượng,
những khuôn mẫu (vận hành) của tư duy sẽ tự đánh mất năng lượng nếu chúng
không được nuôi dưỡng bởi sự chú ý của tâm trí.
Đừng nuôi dưỡng tâm trí! Bạn đang sử dụng sự chú tâm của mình trên sự thở
để chuyển hướng năng lượng ra khỏi khuôn mẫu của tâm trí
Sự thở có thể vận động trong vô thức, khi ta không quán sát nó (không ý thức tới
sự thở).
hoặc vận động hiển hiện (có ý thức tới sự thở). Để ý sự thay đổi của sự thở khi
bạn chú ý đến nó!
Để ý mọi thay đổi nhỏ (trên cơ thể), khi bạn ý thức tới sự thở!
Sự thở được quán sát là sự thở của năng lượng-chân khí. Đó là sự thở được
nhận thức.
khi tập trung miên mật trên sự thở năng lượng nội tại trong bạn sẽ gia tăng
Nó có thể tạo ra sự xung đột, hay một vài sự khó chịu. Có thể phát sinh thêm bất
kì dạng thức nào theo khuôn mẫu cũ của tâm trí.
Bạn có thể trải nghiệm sự xung đột nội tại giữa sự tập trung tới sự thở
và dạng thức trong khuôn mẫu cũ của tâm trí phát sinh Sự xung đột khiến bạn có
thể muốn cử động, làm gián đoạn quá trình thiền. Nhưng nên hiểu rằng, xung đột
là cần thiết trong thiền.
Xung đột đó chính là ngọn lửa thiêu rụi bản ngã.
Nó như thuật giả kim làm biến đổi tính nhị nguyên giữa đau đớn và dễ chịu trong
thiền.
luôn buông xả! luôn hiện diện!
Hãy để sự thở là nơi nương tựa trong từng khoảng khắc hiện tại! Để sự thở làm
nền móng cho bạn!
Nếu muốn tiến bộ vượt qua khuôn mẫu sẵn có của tâm trí, thì hãy thuần phục sự
thở!
Chỉ có một sự thở duy nhất, sự thở hiện diện, (đang diễn ra tại đây và bây giờ)
Hãy để hơi thở dẫn lối bạn vào sâu bên trong hiện hữu bạn đang trải nghiệm!
Chìm trong sâu thẳm và mênh mông của sự thở! của năng lượng nội tại!
trong dòng chân khí!
Nếu tâm trí vừa lăng xăng, vài ý nghĩ làm gián đoạn sự quán sát miên mật tới sự
thở,
Khi nhận ra bạn vừa bị gián đoạn chính là lúc bạn hướng chú ý trở lại trên sự
thở.
Thật sự bạn chẳng làm gì, để hướng tâm trở lại sự thở.
chẳng cần làm gì để hướng trở lại sự thở,
chỉ cần luôn để ý tâm trí đang có hoạt động gì và để mặc nó như vậy!
Sự thở rất sâu sắc, và huyền bí, nhưng ta bỏ qua nó.
Ta không thực sống cùng sự thở Chúng ta không cảm nhận thực được sự thở.
Cũng như hầu hết mọi hiện tướng, ta chỉ nhận thức sự thở qua những ý nghĩ chứ
không phải bản thân sự thở. (toàn bộ hoạt động thở ra vào có thể trực nhận qua
các giác quan)
hãy tập trung, và buông xả!
Đây là hai chiều hướng của thiền.
Hãy nhẫn nại! trong trạng thái chú tâm! duy trì tỉnh táo!
thản nhiên-tĩnh tại! thư giãn!
hiện diện!

Samadhi - Guided Meditation #2- The Hindrances- Những Chướng ngại

Mọi người thường thất vọng khi những Chướng ngại phát sinh và cảm thấy đang
thực hành sai.
Điều quan trọng nên hiểu các biểu hiện của Chướng ngại, vì bạn đang thực hành
đúng.
Các loại chướng ngại phát sinh là một phần cần thiết để khai mở các tầng tâm trí
sâu hơn.
Sự thực hành ở đây không phải là cố gắng hay gạt bỏ các loại Chướng ngại mà
là tạo một mối liên kết đúng đắn với chúng.
Cứ khi nào bạn có gạt bỏ thứ gì đó trong thiền, bạn sẽ tạo ra nhiều hơn điều
không mong muốn.
trí não càng phải hoạt động, thì càng khổ não Sự thực hành luôn luôn là: "để mọi
thứ như nó là".
Nhưng thông thường chúng ta không thấy "nó là" vì tâm trí ta lúc đó vô thức.
Một vài kĩ thuật là công cụ hữu ích để thâm nhập tới tầng sâu hơn của tâm trí.
Sự thực hành đơn thuần là tiếp tục hướng tâm tới đối tượng thiền, (trực tiếp cảm
nhận nơi thân-trực nhận), Sự Thở (hoạt động thở của thân),
và luôn thản nhiên với bất kì thứ gì phát sinh (trong thân và tâm).
Nhưng thông thường, Một hay nhiều Chướng ngại sẽ tiếp tục làm bạn phân tâm
tới thời điểm mất hoàn toàn khả năng chú tâm trên đối tượng thiền hoặc mất tính
khách quan, thản nhiên.
Cái đau dai dẳng thật sự trở thành đối tượng thiền, dù bạn có muốn hay là không;
có thể là rơi vào trạng thái mơ hồ hoặc buồn ngủ, hoặc tâm trí mù mờ lôi kéo bạn
khỏi thực tại;
có thể ý nghĩ của bạn quá dai dẳng đến mức khiến bạn lạc lối trong những suy
tưởng hoặc mơ ngủ.
Nếu một trong những Chướng ngại đã chế ngự khả năng chú tâm đến Sự thở,
Không sao!!! Chướng ngại hiện khởi. Thấu hiểu sự hiện diện của Chướng ngại,
và thấu hiểu nó trở thành đối tượng thiền mới của bạn. Chấp nhận nó và thản
nhiên với nó.
Cơn đau, mệt mỏi hay những suy nghĩ chỉ có thể chế ngự sự thực hành thiền của
bạn nếu tâm trí vô thức hướng tới chúng.
Sự thực hành đúng đắn là không bao giờ tham gia vào bất kì tạo-tác nào (từ thân
cho tới tâm).
Thay vào đó hãy thâm nhập hoặc quán sát-chứng kiến tâm trí mình vừa đã và
đang hoạt động ra sao, làm cho tâm trí trong vô thức Thức tỉnh.
Sự thực hành là hãy để thực tại (trạng thái thân-tâm) như nó đang là và không
phản ứng.
Thản nhiên ở trạng thái buông xả hoặc hoàn toàn đầu hàng, nội tại không phản
kháng
để các giác quan nhận thức tới mức nhỏ-vi tế nhất, không tư duy, logic,
cũng không định kiến, so sánh, suy xét, đánh giá "cái này, cái kia"
Mối liên hệ đúng với mọi thứ hiện ra trong thiền là thật ra không xem nó như là
một vấn đề hay chướng ngại nào cả,
mà coi nó đơn thuần như là một hình-tướng phát sinh trong thiền để thấy ra tất cả
mọi hiện tướng do tâm trí sinh ra là hoàn toàn trống rỗng (vô ngã).
... dù cách này hay cách khác thì mọi thứ đều không có một bản thể nào cả.
Cái tôi hay cấu trúc của bản ngã được tạo ra bởi các định kiến và cảm giác là ta
được đặc trưng bởi Tốt hoặc Xấu.
Bản ngã là toàn bộ các định kiến, kinh nghiệm... mà chúng thật sự vô giá trị, vì đó
là kết quả từ quan điểm, kiến thức,...thiếu hoàn chỉnh được lưu giữ trong các kí
ức vô thức
Bản ngã là một hay toàn bộ các ràng buộc trong thân và tâm.
Cứ khi nào có định kiến, khi đó có bản ngã, do đó có Khổ.
Khổ là điều tự nhiên của bản ngã, vì nó gắn với mọi hình-tướng có bản tánh tự
nhiên là thay đổi (vô thường).
Trong thiền ta hướng tâm và năng lượng của ta tránh xa khỏi những quan niệm,
kinh nghiệm hay kí ức đã hình hành bản ngã
và hướng sự chú ý và năng lượng tới những cảm nhận thô, Khi duy trì sự tập
trung đến lớp cảm nhận thô, những nơ-ron mới kích thích và liên kết với nhau.
Sự liên kết lại này tạo ra một cách giao thoa mới với thế giới
bắt đầu bỏ đói liên kết cũ, và tạo ra liên kết mới vi tế hơn,
thay vì gán ghép, đặt tên ... ... thì chiêm nghiệm sự thật như là một vở diễn của
năng lượng và sự sống,
và cùng lúc đó, bạn sẽ không đồng nhất chính mình với các hiện tượng đang diễn
ra trong thân-tâm.
Năng lượng hay chân khí đã từng dịch chuyển trong liên kết cũ trở nên hiện diện
cho trải nghiệm sinh mệnh của bạn lúc này
hệ liên kết cũ bắt đầu gào thét phản đối, bắt đầu mất dần năng lượng và tự diệt.
Các loại chướng ngại hiển bày như một kiểu xung đột giữa liên kết cũ và mới.
Sự va chạm, xung đột đó là cần thiết cho những chuyển hoá bên trong xảy ra.
chiêm nghiệm từng khoảng khắc (sát-na) "thực tại" và thấy ra cảm giác vi tế nhất
trong trạng thái (thân-tâm);
không phản kháng lại tất cả những hiện tượng phát sinh thì liên kết mới sẽ tự
động được kích hoạt. Nó được mô tả như sự tự thích ứng thần kinh.
Một tiến trình hướng tới cái Tôi (đích) Thực cái tôi "Nội Tại" hay "không bó buộc"
(hữu hạn);
bạn -cái tôi hữu hạn mà bạn đã từng bị đánh đồng hiện giờ không kiểm soát tiến
trình này.
Liên kết mới cần thời gian. Giống như người chỉ mới tập piano trong thời gian
ngắn không thể trông mong chơi như một tay lão luyện
Người không thực hành thiền để hoàn thiện liên kết mới cần thiết, thì đừng mong
chờ có ngay sự giải thoát.
trong sự chiêm nghiệm có thể có những trải nghiệm giác ngộ như là ra bản chất
thực của cái tôi (Thực Tánh) nhưng thân và tâm phải được gột rửa, làm nơi
thường trú ổn định cho những nhận thức đã giác ngộ. Nếu không, ta sẽ bị tuột lại
về liên kết cũ.
Khuôn mẫu liên kết cũ sẽ dần bị chuyển hoá ... trong mối liên hệ trực tiếp với số
lượng bạn thiền, số lượng những ràng buộc mà bạn đánh đồng (là bạn, là của
bạn), hay còn được gọi là Nghiệp,
và mức độ tự nhận thấy trong sát-na "thực tại" với thái độ liên tục không phản
kháng.
Liên kết nội tại có thể chuyển hoá chậm. tại vài thời điểm, nó dường như bất
động,
tại vài thời điểm khác, nó lại tiến triển rất nhanh. Hãy tiếp tục thực hành với sự
nhẫn nại và kiên định
với tâm không nghĩ tới mục đích hay lợi ích của thiền.
Chỉ đơn giản thản nhiên với "cái đang là". thản nhiên chấp nhận sự đau đớn,
những cảm nhận, sự chán nản-mệt mỏi,
thậm chí chấp nhận cả những ý nghĩ bệnh lý sẵn có trong tư duy
Bạn càng thản nhiên chấp nhận bao nhiêu, thì tốc độ chúng càng nhanh qua đi.
nhưng chớ coi đó là mục đích hay cách thức để giải quyết Chướng ngại. Phải
thật sự cho phép nó như "nó đang là" mà không mong "nó đang là" đó thay đổi.
Tâm trí của bạn thực hành để thản nhiên, ... không phản ứng,
... để cảm thụ tính uyên nguyên từ tầng cảm nhận sâu nhất Trường chuyển đổi,
... là trường năng lượng nội tại hay chân khí-Prana. Chúng ta thử xem xét ba loại
Chướng ngại phổ biến nhất:
Sự đau (trên thân-cơ thể vật lý), Uể oải-buồn ngủ-trì độn hay Hôn trầm-Thuỵ
miên (-không do nhu cầu sinh học hay bệnh tật-) Phóng tâm. (các ý nghĩ lăng
xăng tự khởi sinh, không chủ ý)
các cách tiếp cận tương tự khác có thể được tiến hành với mọi Chướng ngại và
hiện tướng phát sinh.
Với mỗi ví dụ, chúng ta có thể bắt đầu hiểu làm thế nào để thâm nhập vào các
hiện tướng phát sinh trong thiền thông qua việc quan sát, chiêm nghiệm sự đa
dạng về chất lượng và thành phần ẩn tàng của chúng.
Chúng ta hãy bắt đầu với ví dụ là Sự đau. Thông thường, cơn đau có thể gây ra
sự đứt quãng tạm thời khi thiền,
việc thực hành là trở lại với sự thở. Trường hợp sự đau đớn tăng lên cực điểm,
nếu cơn đau trở thành đối tượng thiền và bạn không còn lựa chọn nào,
thì bạn nên chấp nhận cơn đau đó là đối tượng thiền của bạn. Đây là cơ hội để
thâm nhập sâu vào nó để thấy ra đặc tính thay đổi của nó.
Lúc khởi điểm, có thể cơn đau như tường thành kiên cố. Nhưng nếu tâm trí của
bạn sắc bén,
bạn sẽ phát hiện sự đau đớn này thật ra là một tập hợp những đặc tính vô thức.
Đôi khi, bạn sẽ bắt đầu dịch chuyển cơ thể, dịch chuyển hoặc co ruỗi để cố thoát
khỏi cơn đau.
Những việc làm này nhanh chóng khởi sinh ý tưởng chối bỏ trong tâm trí và chỉ
làm cơn đau tệ hơn.
Quan trọng là nên phân biệt đau tâm lý hay đau vật lý.
Phần lớn cơn đau phát sinh trong thiền đều theo khuôn mẫu vốn có của tư duy
(sự suy xét theo kinh nghiệm, kiến thức ... sẵn có trong tâm)
Kiểu cơn đau loại này là loại bạn cần chiêm nghiệm, và học cách thản nhiên với
nó.
Loại cơn đau này thường nhanh tan biến khi bạn rời khỏi nệm thiền.
Đau vật lý thì nghiêm trọng hơn, có thể là do tổn thương nào đó,
hoặc một cơn đau nghiêm trọng làm hư hại hệ thống thần kinh nếu bạn cố thử
vượt qua nó.
Thiền là "Trung Đạo", bạn muốn di chuyển về vùng thoải mái-dễ chịu,
hoặc muốn thúc đẩy giới hạn chịu đựng của bạn lên, nhưng không làm hư hại
đến thân thể hoặc hệ thống thần kinh.
Có một Thời Điểm tĩnh lặng, Thời Điểm cho những quyết định mạnh mẽ, Không
Nên cử động
hoặc NÊN nhẹ nhàng với chính mình. tự sáng suốt cảm nhận đâu là Trung Đạo.
Đầu tiên, chúng ta nên loại bỏ từ "đau", từ này mang ý tiêu cực,
Thay vào đó, nhận diện cơn đau như một cảm nhận thô thuần tuý Hãy vứt bỏ tất
cả các gán ghép, đặt tên,... mang định kiến hay suy xét.
Ngôn ngữ mang tính phát xét trói buộc chúng ta trong bản thể hữu hạn giữa tham
muốn và chối bỏ-xa lánh.
Chiêm nghiệm, quán sát cảm giác của cơ thể chỉ thấy ra....như...
Cảm giác này rõ ràng hay mờ đục?
diễn biến sự rõ ràng hay mờ đục này có thay đổi không?
Mức độ cảm giác có tăng lên không?
Nó có rung nhịp không? hay có phập phồng không? Nó Tĩnh hay Liên tục?
Những việc quán sát này nên tự nhiên, ...không được hàm chứa thái độ hay phán
xét nào.
Quán sát,.. .. một cách khoa học. Bạn chỉ chứng kiến, thấy ra, có nóng không?
Cảm giác nóng? hay cảm giác lạnh?
Xác định rõ nơi cảm giác phát sinh trên cơ thể và bất kì nơi nào có liên quan đến
cảm giác đó.
Vùng cảm giác dịch chuyển hay đứng yên?
Vùng cảm giác có đang lan toả ra không? Chúng lan toả chậm?
hay lan toả nhanh ra xung quanh? Chúng biểu hiện như tích tụ tại một khu vực...
không dịch chuyển?
Trong tổng thể cảm giác đó, có nguồn năng lượng vi tế hay kích thích nào trong
nó không?
Có mối ràng buộc nào giữa sự thở và cảm giác phát sinh không?
Có hay không sự vi tế nào đó "đang nói không" khởi sinh từ trong sâu thẳm sự
hiện hữu của bạn?
có sự co cứng nào đó của các bó cơ ? Bạn đang bám víu vào điều gì,
... bảo vệ điều gì? tiếp tục với Trường thay đổi.
Chiêm nghiệm sự đổi khác về chất lượng và đặc tính qua cảm giác trải nghiệm
trực nhận trong bạn!
Thâm nhập vào những cảm nhận tổng thể tích tụ đó, thấm đẫm nó với toàn bộ
tâm trí tỉnh táo!
Đừng gắn nó với bất kì điều gì cơ thể cảm nhận! Đừng gắn nó với bất kì cảm
giác cụ thể nào! (không đặt tên, gán ghép ... "đau", "mỏi",...)
nhưng tiếp tục tỉnh táo quan sát toàn bộ phạm vi của những hiện tướng đang đổi
thay đó! Quan sát nó tự biến đổi!
Thấy ra được rằng mọi hiện tướng cụ thể đều không bền vững, tự sinh ra rồi tự
diệt đi.
Cách tiếp cận tương tự với Thuỵ Miên-Hôn Trầm,
Quán sát các đặc điểm của Hôn trầm-Thuỵ Miên để tâm trí tỉnh táo để tới các
tầng vi tế.
Vứt bỏ từ "Hôn Trầm-Thuỵ Miên", chỉ quan sát cảm nhận đó.
Quanh vùng mắt bạn có thể chịu áp lực nào đó nên nặng nề, díu lại. Có thể là sự
rã rượi, đù đờ trong các cử chỉ,
cơ thể cảm thấy nặng nề, Tâm trí, mơ màng, mờ mịt.
thâm nhập vào trang thái mơ màng, mờ mịt đó! Thâm nhập vào nó! Soi rọi nó!
thấm đẫm nó với toàn bộ tâm trí tỉnh táo! Đừng cố chối bỏ nó.
Thấy rõ ràng như "nó đang là". Những cảm nhận này có tăng cường độ ở vài thời
điểm
và giảm ở những thời điểm khác? Có sự thay đổi nào trong sự thở khi cảm giác
này phát sinh?
tiếp tục chiêm nghiệm phạm vi hiện tượng đang biến đối với sự tỉnh giác !
hoàn toàn để mặc nó "như nó đang là"!
thiền sẽ sáng rõ nếu bạn bạn hiện diện (thấy rõ "thực tại đang là")
Trải nghiệm quy luật nổi bật của tự nhiên: khi bạn không phản ứng,
không đặt tên, gán ghép khái niệm bất kì hiện tướng nào phát sinh, quan sát thực
tại ở tầng vi tế nhất,
Sự biến hoá bên trong (như thuật giả kim) này sẽ hiển lộ. Cảm giác phát sinh nơi
thân không tạo ra khổ. (có thể còn đau ở thân, nhưng tâm(không dính mắc)
không khổ)
Đây là một sự khai mở. Một sự dịch chuyển căn bản trong nhận thức về Sự thật.
Nhưng hãy nhẫn nại, và tinh tấn-tích cực.
Một trong những Chướng ngại lớn nhất của thiền là Phóng tâm (lăng xăng giống
hành vi của khỉ).
Thường sự thực hành khi phóng tâm thì hướng nó lại với sự thở nơi thân.
Ngay cả khi tâm trí rất bận rộn, nếu có thể thì luôn hướng tâm trở lại với sự thở-
đối tượng của sự thiền.
Nhưng xin nhắc lại, trong trường hợp cực đoan không thể hướng tâm trở lại sự
thở,
Tâm trí bị lôi kéo hoàn toàn bởi các ý nghĩ.
Nếu tâm trí không ngừng sinh khởi các ý nghĩ tới mức bạn không thể nhận ra để
quan sát sự thở được nữa,
thì hãy thừa nhận các ý nghĩ là các đối tượng của thiền.
Có nhiều cách để thấy ra các ý nghĩ khởi sinh lăng xăng đó từ vô thức .
Đây là một cách thực hành như vậy: Nhận nại chờ một ý nghĩ khởi sinh
Giống như con mèo quán sát con chuột trong hang xuất hiện.
Khi ý nghĩ khởi sinh, hãy để ý xem nó là dạng hình ảnh,
hay âm thanh hay là sự kết hợp cả hai dạng.
Tất cả các ý nghĩ dù là hình ảnh, hay âm thanh, ... hay cả hai dạng.
điều này vận dụng cho cả lúc mơ lẫn tỉnh. Nếu không có ý nghĩ nào khởi sinh,
thì đơn thuần chỉ nhận biết là không có ý nghĩ khởi sinh.
Dạng ý nghĩ hình ảnh hay hình-tướng xuất hiện trong tâm trí,
có thể là người, nơi chốn nào đó hay thứ gì đó. ý nghĩ dạng âm thanh như kiểu
nói với chính mình
giống như cuộc đối thoại nội tại trong đầu bạn. Đôi khi ý nghĩ tối tăm, u ám
không thể nhận biết, không hình-tướng và không dễ nhận thức được, không thể
nắm bắt nó chính xác là gì,
thì chỉ việc hướng tâm tối đa quán sát để thấy ra liệu nó là dạng hình ảnh, âm
thanh, hay cả hai dạng?!
Hay, chẳng có ý nghĩ gì khởi sinh tại thời điểm đó.
Điều quan trọng để hiểu chính xác ý nghĩa về "những ý nghĩ" chúng tôi đề cập
Ở đây chúng tôi dùng cụm từ "những ý nghĩ" (tư duy), "cảm nhận" và "cảm giác"
rất chính xác theo từng cách riêng biệt, đó là nguyên lý duy nhất để thực hành
thiền.
Trong lời dạy của Chư Phật, Ngũ uẩn - Năm tổ hợp (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành,
Thức), - 5 yếu tố bị che khuất- mô tả các trạng thái thân-tâm mà ta đang đề cập.
Uẩn thứ nhất là Sắc Uẩn-"Rūpa Khandha", là cơ thể vật lý của con người-Thân

Cảm giác khởi sinh do Thân tiếp Xúc (đối tượng ngoài âm thanh, cảnh, sắc, mùi,
vị... hoặc khí, huyết, cơ quan nội tạng...vận động trong Thân)
Ví dụ: khi thiền, có thể bạn thấy cảm giác đang nóng lên
Cảm nhận thô khởi sanh trên Thân. Đó là một hiện tượng nguyên khởi,
Sức sống hay năng lượng bên trong bạn, khởi sinh và qua đi biểu hiện trên thân
trước khi hình thành ý nghĩ, khởi sinh trước bất kì khái niệm, tên gọi nào (trong
tâm). Nó được gọi là Thọ Uẩn- -Vedana Khandha, Uẩn thứ 2.

Mức độ tri giác, (gốc rễ của nhận thức). Chính là nơi tâm trí bị hướng tới.
Uẩn thứ 3 và thứ 4 là những lớp kiên cố nhất của bản ngã-Maya và ảo Tưởng
khởi sinh giai đoạn tiếp theo, giai đoạn nhận-thức nơi ta "nhận thấy" "thứ gì đó".
Trong giai đoạn này chúng ta có thể nói có cảm giác nóng đầu gối.
Có "một thứ" được gọi tên là "đau đầu gối". Đó là là Tưởng Uẩn- -"Sanna
Khandha", Uẩn thứ 3 nhận dạng, xác định các hình-tướng cụ thể.
Cuối cùng nó kích hoạt -Saṅkhāra Khandha- Uẩn thứ 4-Hành Uẩn
Khuôn mẫu phản ứng theo thói quen hữu hạn của tâm trí dựa trên quan niệm và
sự tin tưởng của ta.
Nó lưu giữ dục vọng-khát khao và sự chối bỏ-chán ghét. Nếu đau, ta chối bỏ
bằng ý nghĩ "không muốn đau"
Muốn và Không Muốn luôn có liên quan đến các kinh nghiệm trong kí ức,
-quan điểm và kinh nghiệp ta có được. Tâm trí có thể chứa đựng kí ức khi chúng
ta đã từng chạy bộ và đầu gối bị chấn thương, hoặc bạn đã được phẫu thuật, hay
một câu chuyện có liên quan đến đầu gối .
Tâm trí bạn có thể lên tiếng: "Không, cơn đau này không nên lặp lại"; "Cái đau
này làm hỏng việc thiền của tôi."
Những ý nghĩ về đầu gối luôn mang dạng từ ngữ, ý tưởng hoặc những hình ảnh
thị giác, hoặc cả hai. Đây chính là điều chúng tôi muối nói tới "những ý nghĩ"- khó
xác định và khác biệt so với cảm nhận thô trực nhận rõ ràng từ đầu gối
Ví dụ khác:
khi thiền, mùi nào đó tiếp Xúc mũi tạo một cảm giác, tại Thọ -Vedanā Khandha,
Uẩn thứ 2 mùi đó không tốt cũng chẳng xấu (không có nhận xét hay ý tưởng về
nó)
Nó không là một mùi cụ thể nào, chỉ là cảm nhận thô.
Khi ngửi thấy mùi đó, tâm trí có thể gán cho nó là hương của một bông hoa.
Đây là Uẩn thứ 3-Tưởng Uẩn. -Saññā Khandha- Rồi "ý Tưởng-Hoa" đó sẽ kích
hoạt ý nghĩ theo một quan niệm theo thói quen khuôn mẫu vốn có của tâm trí,
Saṅkhāra Khandha-Hành Uẩn -Uẩn thứ 4-
Khi đó tâm trí tạo hình ảnh bông hoa, hoặc có thể đưa bạn về một kí ức đẹp về
khu vườn của bà mình,
hoặc nó kích hoạt một cuộc đối thoại nội tâm hoài nghi về không gian thiền được
cho là môi trường không mùi.
Dù mùi đó được cảm nhận là tốt hay xấu theo định kiến và ý tưởng định sẵn
trong tâm trí, thì bản thân mùi đó trong Thọ Uẩn, Uẩn thứ 2 là tự nhiên, trung
thực.
Tóm lại, cảm nhận thấy mùi là một thứ, nhưng sự gán ghép của tâm trí là một thứ
khác. Muốn và không muốn, quan điểm dựa trên sự tin tưởng của bạn là một thứ
khác.
Hãy bắt đầu quán sát những tiến trình này, thì bạn sẽ phân biệt được rõ ràng
giữa những ý nghĩ và những cảm nhận, cảm giác, khiến những ý nghĩ trở nên
sáng suốt, tỉnh táo

Thức Uẩn giúp nhận diện được cả 4 Uẩn đầu tiên là Viññānakhandha-Uẩn thứ 5-
Thực hành, bạn sẽ bắt đầu trải nghiệm không chỉ sự biến đổi trong phạm vi của
hiện tượng
mà còn nhận ra bạn "là" một ý thức đang quán sát.
nhận diện được 2 thái cực - nhị nguyên, sự biến đổi của các hình-tướng và sự
bất biến tĩnh lặng hay "sự thấy biết" của ý thức,
chính là bản thân "sự thấy biết" (Tánh Biết-Bản tánh của tâm-Tâm Vương...) Khi
bạn quán sát phạm vi sự biến đổi
thấy ra rằng Tánh Biết nằm ngoài cảm nhận, nằm ngoài ý nghĩ-tư duy,
nằm ngoài bất kể thứ gì xảy ra khi cơ thể hoạt động. Một kĩ thuật khác có thể hỗ
trợ bạn khơi dậy các ý nghĩ vô thức chở nên rõ ràng để ý tới những đặc tính của
ý nghĩ thông qua nội dung của nó .
Ở đây, chúng ta sử dụng phương thức gán ghép, xác định có chủ đích giống với
cách mà tâm trí vô thức tự động kích hoạt.
Đợi cho ý nghĩ tiếp khởi sinh, Có thể ý nghĩ phát sinh là việc gom lại quá khứ,
một sự kiện
hoặc có thể là bản tóm tắt các sự kiện trong ngày của bạn,
hay hồi tưởng một cuộc đối thoại quá khứ. chỉ cần tiếp nhận các diễn tiến, và nói:
"đang nhớ lại", "đang tập hợp lại" hay đơn giản "quá khứ".
Gán cho nó "quá khứ" mà không cần để ý nội dung của nó. Như nhà khoa học,
chỉ gán, chỉ quán sát "nó là".
Đừng nuông chiều tâm trí hay dính mắc vào cuộc đối thoại của nội tâm.
Có thể, ý nghĩ khởi sinh việc cần làm trong tương lai như lập một kế hoạch hoặc
một viễn cảnh,
Lo âu hay ao ước. Chỉ ghi nhận tự nhắc nhở mình như: "dự tính" hay "tương lai"
Có thể ý nghĩ như mộng mơ, Viển vông hoặc tự khởi sinh một câu chuyện.
trường hợp này thì gán cho nó "Viển vông" hay "Mơ mộng".
Có thể tâm trí đang phân tích, tính toán gì đó
thì ghi nhận nó "phân tích". Có thể ý nghĩ mù mờ, không rõ ràng,
trong trường hợp này, ghi nhận nhận nó "mù mờ" hay "không rõ ràng",
tiếp tục quán sát những ý nghĩ theo cách này!
Chúng ta sử dụng tâm trí để quán sát tâm trí.
như cách sử dụng gai để khêu cái rằm (gai), chúng ta có thể đi sâu hơn vào tầng
vô thức theo khuôn mẫu sẵn có của tâm trí để thấy ra tầng nhận thức cao hơn
đang bị che lấp. Cách tiếp cận này rất hữu ích khi những Chướng ngại trở nên
cùng cực.
Sử dụng chúng cho đến khi Chướng ngại hoặc tổng thể các hình-tướng tích tụ
được tháo gỡ đủ để bạn trở về với sự thở -đối tượng thiền.
Có một số Chướng ngại thông thường khác khởi sinh khi thực hành thiền
Sự sung sướng, dễ chịu có thể cũng nhiều như sự đau.
Khởi đầu hãy để nó trôi qua, Buông xả hoàn toàn năng lượng đã thâm nhập vào
trong những khuôn mẫu liên kết cũ sẽ cảm thấy như thực tại
và có thể khá dễ chịu. Bạn có thể trải nghiệm sự yên bình, thanh thản, thậm chí
phấn khích.
Khi bản ngã bắt đầu gắn kết cảm giác đó với đối tượng thiền Cảm giác bay bổng,
bồng bềnh
hay năng lượng tinh thần, sức sống nội tại. nó có thể được gọi là ánh sáng nội tại
hay "prana"-chân khí.
Bất kì bạn gọi nó là gì, tâm trí có lẽ sẽ khao khát những cảm giác và trải nghiệm
này,
và ngay khi nắm giữ(thủ) cảm giác dễ chịu thì bạn sẽ thường đánh mất nó;
Vì sự dễ chịu đã hình thành từ nơi buông xả- nơi không có sự nắm giữ.
Để ý liệu tâm trí đang chơi một trò chơi. Tâm trí rất giảo hoạt...
... nó sẽ đầu hàng ở thời điểm nó cảm nhận được sự buông xả, cảm nhận cảm
giác dễ chịu,
Nhưng bản chất Sankara-Nghiệp Lực thì không bao giờ buông xả, vì tâm trí luôn
nắm giữ, nỗ lực kiểm soát và chiếm hữu.
Nên bạn được vui vẻ với chút cảm giác dễ chịu rồi cơn đau trở lại,
và bạn (tâm trí bạn) lại tiếp tục chiêu trò như một vòng xoay bất tận. Nếu bạn làm
vậy, đó không phải là thiền,.
đó chỉ là trò chơi mà tâm trí bạn đang học cách ứng phó. Thực sự thiền là không
gán ghép, quan niệm với bất kì cảm giác nào,
quán sát bằng cảm nhận nguyên sơ của bạn mà không gán cho nó tốt hay xấu.
Đừng ràng buộc nó với bất cứ cảm giác, kinh nghiệm hay trạng thái nào của tâm.
Đừng bắt đầu với ham muốn, hay khao khát thiền-Samadhi, vì Samadhi là "sự
thấy biết" ra bản ngã, nó hoàn toàn ngoài phạm vi "Muốn" hoặc "Không Muốn",
nằm ngoài tâm trí. hãy chú ý liệu tâm trí bạn đang chơi vài chiêu trò,
để ý xem tâm trí bạn có đang can thiệp thiền ở bất kì dạng thức nào.
Xúc cảm có thể tới trong thiền. Xúc cảm là kiểu kết hợp của những cảm nhận và
ý nghĩ .
Nó gắn với cảm giác nơi thân cũng như những kí ức hay kinh nghiệm.
Hãy điều phục chúng như với bất kì hiện tướng nào. Thâm nhập vào các đặc
điểm của Xúc cảm đó,
quán sát những đặc tính của các ý nghĩ khởi sinh cùng Xúc cảm đó, làm cho
những mặt vô thức trở nên có thể ý thức được;
quán sát phạm vi biến đổi từ gốc rễ-căn nguyên
thâm nhập vào chúng với nhận thức sắc sảo , buông xả hoàn toàn, cho phép
chúng sinh-diệt hoàn toàn.
Tâm trí sau đó có thể can thiệp vào việc thực hành thiền - một ý nghĩ mong chờ
điều gì đó sẽ xảy ra,
những kinh nghiệm thiền của thiền sinh khác, của các tu sĩ yoga hay hiền triết
khác trong quá khứ, đọc hoặc nghe về thiền , và mong đợi hay muốn ấn tượng
nào đó sẽ tới.
Tâm trí có thể cố khởi tạo vài kinh nghiệm và mong chờ thiên đường mở ra,
mong chờ một vài viễn cảnh hay năng lượng nào đó sẽ đến.
Hãy gạt bỏ mọi mong đợi trong những ý tưởng của trí não.
Hãy luôn thực hành với tâm trí của người mới bắt đầu, như bạn không biết tí gì
về thiền cả.
Thực hành với tâm trí rộng mở như bầu trời thấy những ý nghĩ đến rồi đi như
những áng mây trôi.
Thực hành không chỉ như bạn không biết gì về thiền mà như bạn chẳng biết bất
kì thứ gì.
Hãy để mọi mức độ tâm thức được minh hiển...! như bạn thậm chí không biết
những cảm giác là gì .
như thể bạn lần đầu hiện hữu nơi thân mình trong khoảng khắc này,
Sự thực hành này sẽ cho bạn thấy Sự thật, đó là: không có chất liệu nào cho
những ý nghĩ hay cảm giác để tạo thành bản ngã.
Cấu trúc của bản ngã hoàn toàn phù du trống rỗng- Giả tạm (Vô Ngã) -triền miên
thay đổi (Vô Thường)
25 phút tiếp theo sẽ trong tĩnh lặng, tiếng chuông sẽ thông báo sự khởi đầu và
kết thúc của việc thực hành thiền.
hãy tiếp tục chú tâm vào sự thở - đối tượng thiền của bạn, như phần hướng dẫn
thiền 1.
Khi chướng ngại khởi sinh bạn giờ đã có kĩ thuật để thâm nhập sâu hơn vào
những đặc tính vô thức nếu cần,
Sau cùng, luôn hướng tâm trở về sự thở, đối tượng thiền của bạn

Samadhi - Guided Meditation #3 - "Prana" sinh khí

Như với tất cả các thiền định Samadhi, không có 'làm' trong thiền định này.

Không có gì để tìm ra với tâm trí. Nhưng thay vào đó, chúng ta sẽ nhận ra tâm trí đang
làm gì và thực hành loại bỏ các hoạt động vô thức khác nhau của nó khi chúng trở nên có
ý thức hơn.

Mục đích của phần thiền 1 & 2 trong loạt bài này là giúp bạn trau dồi hai kỹ năng cụ thể
cần thiết cho việc thiền. Những kỹ năng này là: tập trung vào một điểm duy nhất, và khả
năng đầu hàng trước bất cứ điều gì phát sinh mà không phản ứng. Nếu trong lúc hành
thiền, bạn có thể duy trì tương đối thanh thản và không phản ứng với bất cứ điều gì phát
sinh trong thời gian dài hơn, bạn có thể tự nhiên thấy mình trực tiếp trải nghiệm prana
hoặc năng lượng bên trong, đó là lĩnh vực thay đổi bên dưới tâm trí và các giác quan.

Samadhi là sự siêu việt của những điều đối lập - sự siêu việt của tâm nhị nguyên

Định là sự siêu việt của nhị nguyên của tiểu vũ trụ và vĩ mô, của nam và nữ, có ý thức và
vô thức, bản thân và không phải bản thân, hơi thở vào và hơi thở ra, và của cá nhân và
Thượng đế.

Sự tách biệt là một ảo ảnh được tạo ra bởi sự đồng nhất sai lầm với bản ngã.

ngã hoặc tâm hạn chế. Tâm trí càng ít kiểm soát hoặc làm trung gian cho trải nghiệm của
chúng ta thì chúng ta càng trải nghiệm thực tế đúng như thực tế. Ý thức của bạn càng
được tách ra khỏi tâm trí và các sở thích của nó và liên tục chuyển hướng về đối tượng
thiền, thì tâm trí càng mất đà.

và đến với sự tĩnh lặng.

Sự hiểu biết về quá trình chuyển hướng này không chỉ đơn thuần là trí tuệ.

Nó phải được trải nghiệm. Bạn nhận ra hoặc hoàn toàn trở thành chính con người bạn,
rằng bạn luôn là nhưng đã bị che khuất bởi sự vướng víu của ý thức và suy nghĩ.

Tâm trí không biết và không thể biết được bí ẩn vĩ đại về bản chất thực sự của chúng ta,
bí ẩn về con người chúng ta.

Bạn không thể tưởng tượng Samadhi là gì với tâm trí bản ngã hạn chế cũng như bạn
không thể mô tả cho một người mù biết màu sắc là gì. Tâm trí của bạn không thể biết
được. Nó không thể sản xuất nó. Tâm chỉ đơn giản là một van giảm hoặc bộ lọc giới hạn.
Một công cụ để tương tác với thực tế vật lý theo một cách nhất định. Chính sự xuất hiện
của tâm trí là sự sáng tạo của thực tại vật chất.

Sự tồn tại của tâm trí không phải là vấn đề. Ngược lại, sai lầm hoặc sai lệch trong nhận
thức của con người là chúng ta tự đồng hóa mình với nó.

Ảo tưởng rằng chúng ta là bản ngã giới hạn là Maya.

Các giáo lý yoga nói rằng để nhận ra Samadhi, người ta phải quan sát đối tượng thiền cho
đến khi nó biến mất - cho đến khi bạn biến mất trong nó hoặc nó biến mất trong bạn.
Tính đối ngẫu chủ thể-đối tượng sụp đổ.

Quan sát sự giãn nở và co lại của mọi hiện tượng cho đến khi tất cả hợp nhất thành một.

Không còn hơi thở và không còn hơi thở. Không còn người quan sát và quan sát. Điều này
có thể mất hàng giờ, hàng tuần hoặc hàng năm thực hành quyết tâm vào một điểm duy
nhất tùy thuộc vào vị trí của bạn trên hành trình của mình.

Samadhi không phải là quyết tâm của tâm trí để đạt được một số mục tiêu.

Đó là ý chí cao hơn, đó là quyết tâm đầu hàng tâm trí

hoạt động hoàn toàn- buông bỏ mọi thứ đã biết.

Trong vật lý lượng tử, một photon hoặc hạt ánh sáng hành xử giống như một vật thể rắn
khi nó được quan sát và nó hành xử giống như một làn sóng khi không có người quan
sát.

Tương tự, hơi thở giống như sóng hơn khi người quan sát bắt đầu buông bỏ, khi người
quan sát bắt đầu biến mất.

Ngay cả khi chúng ta cảm thấy như mình đang để hơi thở trôi chảy tự nhiên thì vẫn có
thể có những khía cạnh vô thức sâu xa của bản thân đang gây ảnh hưởng.

Ví dụ, có thể có một cơn co thắt hoặc hạn chế ở bụng, hoặc tim có thể bị đóng lại ngăn
chặn nhịp đập của hơi thở ở vùng ngực. Bạn có thể đang mạnh mẽ giữ lấy cảm giác về
bản thân trong khu vực con mắt thứ ba nơi năng lượng bên trong của bạn chảy vào.

Thao tác vô thức do cấu trúc bản thân gây ra có thể biểu hiện theo nhiều cách trong cơ
thể và thông qua thực hành, chúng tôi đã học cách biến những yếu tố vô thức này thành
ý thức. Khi ít cái tôi hoặc cái tôi kiểm soát hơi thở thì sẽ có nhiều prana hoặc dòng năng
lượng có ý thức hơn.

Prana hay năng lượng bên trong là sự sống động bên trong của bạn - những gì bạn trải
nghiệm khi tâm trí và các giác quan ở trạng thái cởi mở hoặc trạng thái không bám víu;
không phân biệt bất cứ ý tưởng này hay ý tưởng kia.
Sẽ phản tác dụng nếu bạn cố gắng làm bất cứ điều gì xảy ra trong thiền định bằng cách
sử dụng tâm trí của mình. Đừng tìm kiếm prana hay năng lượng bên trong bạn bởi vì
hoạt động tìm kiếm thứ gì đó sẽ giữ cho cái tôi bản ngã hoạt động.

Như chúng ta đã nói suốt từ đầu đến cuối, hãy đơn giản để mọi thứ như nó vốn có mà
không chống lại bất cứ điều gì phát sinh. Quan sát sự kiểm soát mà tâm trí đã thực hiện.
Thâm nhập vào hoạt động vô thức của nó. Xem tất cả các cảm giác phát sinh như một lời
mời hoặc cánh cửa để khám phá này.

Thiền không gì khác hơn là buông bỏ những khía cạnh ngày càng sâu hơn của cái tôi đang
kiểm soát. Tâm không thực sự chết hay biến mất mà trở thành người phục vụ cho chân
ngã vượt khỏi danh và sắc.

Không phải ý muốn của tôi nhưng ý chí thiêng liêng sẽ được thực hiện.

Thiền định là một hành động của tình yêu - giao phó tâm trí cho chính trái tim của con
người bạn.

Bắt đầu bằng cách ổn với những gì trong thời điểm này.

Cứ ngồi đi. Việc ngồi chỉ xảy ra. Có xác ngồi thở.

Quan sát hơi thở tự nhiên.

Hơi thở đơn giản là có. Quá trình thở đang diễn ra. Đừng nhúng tay vào, cứ để nó xảy ra.

Xung nhịp giãn nở và co lại này tồn tại bên trong cơ thể.

Nó chân thực như nó có được trong thời điểm này. Bạn không thể phủ nhận sự tồn tại
của nó.

Quan sát cái gì là. Cho phép những gì đang có.

Giờ đây, với một nhận thức bao quát hoặc toàn cảnh, bạn hãy đồng thời ghi nhận càng
nhiều khía cạnh cụ thể của hơi thở càng tốt. Chẳng hạn như bụng phồng lên xẹp xuống,
không khí ra vào lỗ mũi hay không khí ra vào phổi.

Chú ý xem hơi thở của bạn sâu hay nông.

Chú ý hơi thở vào dài hay hơi thở ra dài.


Để ý xem hơi thở vào của bạn ngắn hay hơi thở ra ngắn.

Chú ý khoảng cách hoặc tạm dừng sau hơi thở vào.

Chú ý khoảng cách hoặc tạm dừng sau hơi thở ra.

Ghi nhận càng nhiều khía cạnh cụ thể của hơi thở tự nhiên càng tốt cùng một lúc mà
không để tâm can dự vào.

Trong khoảng trống giữa hơi thở vào và hơi thở ra, hãy để ý xem xung lực thở đến từ
đâu. Bạn đang hít một hơi hay bạn đang để nó xảy ra.

Bạn đang thở hay bạn đang được thở.

Đừng giữ câu hỏi trong tâm trí hoặc cố gắng trả lời nó. Tìm hiểu xem những từ này
hướng tới điều gì trong khuôn khổ của cơ thể.

Khi hơi thở của bạn mở rộng ra vào, hãy nhận biết toàn bộ lĩnh vực thay đổi, các đường
viền và hình dạng của các làn sóng hơi thở khi chúng sinh ra và biến mất.

Giống như một làn sóng hình thành và tan biến trên đại dương, hãy quan sát con sóng,
quan sát đại dương - không dán nhãn, không phân biệt cái này hay cái kia.

Hơi thở của bạn thực sự chạm tới mọi tế bào trong cơ thể. Cho phép nhận thức của bạn
về lĩnh vực thay đổi mở rộng để bao gồm toàn bộ cơ thể và thậm chí hơn thế nữa.

Nếu bạn bắt đầu thấy lạc lối khi quan sát hơi thở rộng thì hãy quay trở lại quan sát hơi
thở hẹp bất cứ lúc nào.

Cảm nhận lĩnh vực thay đổi quét qua cơ thể, làm sinh động cơ thể, đi qua cơ thể vào nơi
sâu nhất của con người bạn, thấm nhuần suy nghĩ và cảm giác của bạn.

Khi bạn quan sát toàn bộ cơ thể đang thở hoặc đang được thở, hãy để ý xem có bất kỳ
lực cản nào trong cơ thể hay không. Đơn giản chỉ cần nhận thức được bất kỳ sự kháng cự
hoặc kiểm soát bản ngã nào. Sự buông bỏ tự xảy ra đơn giản bằng cách chứng kiến với sự
bình thản bất cứ cảm giác nào phát sinh. Chỉ cần quan sát với sự bình tâm.

Đừng đánh giá bất kỳ cảm giác nào là tốt hay xấu. Hãy để mọi thứ như nó vốn có. Đừng
cố gắng kiểm soát thiền định bằng bất kỳ cách nào bằng tâm trí của bạn.
Bây giờ khi bạn quan sát, hãy buông bỏ bất kỳ ý tưởng hay định kiến nào mà bạn có về
hơi thở là gì. buông bỏ nhãn hay ý niệm về hơi thở, để không biết hơi thở là gì. Không
mong chờ. Đơn giản chỉ cần quan sát và cho phép các hiện tượng mở rộng và co lại ở
mức độ nhận thức tinh tế nhất mà bạn có thể.

Bạn đang tiếp nhận nhiều hiện tượng hơn, trở nên ý thức về dữ liệu cảm giác được cơ
thể tiếp nhận, dữ liệu này có trước hoạt động sàng lọc của tâm trí. Chúng tôi muốn giữ
cho toàn bộ nhận thức của mình cố định vào một điều: lĩnh vực thay đổi hiện tượng ở
cấp độ gốc của nhận thức.

Bạn giữ nhận thức của mình về cảm giác mà không ưu tiên, không phân biệt, không dán
nhãn và không nhận thức bất kỳ 'sự vật' nào.

Đừng bỏ lỡ bất kỳ cảm giác hay bất kỳ sự tinh tế nào trong lĩnh vực thay đổi.

Hãy nhận biết bất kỳ cảm giác hoặc phẩm chất mới nào phát sinh, nhưng đừng tìm kiếm
bất cứ điều gì cụ thể. Đừng cố tạo ra một số hiện tượng bằng tâm trí. Quan sát thực tế
như nó là.

Thâm nhập sâu hơn. Đầu hàng sâu hơn.

Bao giờ cũng nhận biết, bao giờ cũng buông xuôi.

Sự chú ý của bạn phải giống như một dòng dầu không bị gián đoạn được rót từ bình lên
đối tượng thiền định.

Những trở ngại có thể phát sinh. Thâm nhập chúng, thấm nhuần chúng, tràn ngập chúng
bằng ý thức của bạn.

Giữ nhận thức của bạn sắc nét. Kinh nghiệm về năng lượng bên trong phải sống động và
sống động.

Đừng cố giữ cho đầu óc tĩnh lặng vì cố gắng tạo ra chuyển động

Ở trong lĩnh vực thay đổi. Chỉ hiện hữu, buông bỏ mọi hành động, và sự tĩnh lặng tự lộ ra.

Với thực hành, các cảm giác trở thành một hiện tượng đồng nhất, một lĩnh vực thay đổi
đồng nhất và chúng mất đi những đặc điểm riêng.
Một điều không thay đổi là thực tế rằng mọi thứ đang thay đổi.

Ai nhận thức được điều đó?

Bất kỳ nỗi đau nào, bất kỳ cảm xúc nào, niềm hạnh phúc hay bất kỳ hiện tượng nào đều
được trải nghiệm là không thể phân biệt được - đơn giản như năng lượng thay đổi. Prana
được công nhận là xung thay đổi liên tục của sự giãn nở và co lại của tất cả mọi thứ.

Thuật ngữ tiếng Phạn cho năng lượng thay đổi liên tục này là Annica. Khả năng bạn vẫn
nhận thức được Annica có thể đến rồi đi.

Bản thân khả năng quan sát sự thay đổi trong từng khoảnh khắc cũng có thể thay đổi
được.

Ngay cả khi sự bình thản của bạn đến và đi, hãy bình thản với điều đó. Hãy bình thản với
những gì đang là.

You might also like