You are on page 1of 3

ĐỀ TÀI - TÂM LÀ GÌ - ỨNG DỤNG CHUYỂN HÓA TÂM

Trong đề tài này ta sẽ tìm giải đáp cho 5 câu hỏi về tâm.

I/ Tâm là gì?
II/ Bản chất, đặc điểm tính chất của tâm
III/ Tâm ở đâu
IV/ Tu tâm là gì?
V/ Làm sao chuyển hóa tâm phiền não thành tâm hết phiền não?

I/ Tâm là gì?

Tâm là biết cảnh. Cảnh gì? Cảnh là trần cảnh. Có 6: Sắc, thanh, hương, vị, xúc,
pháp. Tâm biết 6 cảnh đó.

Khi Căn + Trần = Thức; chữ Thức đó chính là tâm. Tuy nhiên, ở con người, tâm không
phải là thuần túy là cái biết cảnh thôi mà tâm luôn bị dao động bởi tham, sân,
si, ... bởi vì không phải chỉ có 5 thức đầu mà có cả thân thức và ý thức nữa.

Ví dụ: Hãy giải thích tại sao thấy tiền là tâm tham?
Ví dụ: Hãy giải thích tại sao thấy kẻ thù thì sân?
Ví dụ: Hãy giải thích tại sao nghe lời khen chê thì buồn?
Ví dụ: Hãy giải thích tại sao nghe pháp thì hoan hỷ?
Ví dụ: Hãy giải thích tại sao ngửi mùi hôi thối thì tâm bất mãn?
Ví dụ: Hãy giải thích tại sao ăn cay thì giận?
Ví dụ: Hãy giải thích tại sao xúc chạm vào vật sần sùi thì không thích?
Ví dụ: Hãy giải thích tại sao nghĩ đến hình bóng kẻ thù thì hận?

Người chết rồi còn tâm không?


Vì căn không hoạt động nên người chết thì không khởi được thức nên không nghe được.
Khi người nhà tụng Kinh cho người chết, nếu thức tục sinh đã tái sinh vào cõi chư
thiên, phi nhơn, hoặc ngạ quỷ thì họ sẽ biết. Ngoài ra, tụng kinh có công năng làm
người sống an tâm, và có thể hồi hướng cho người chết vài phần.

Căn + Trần = thức (thức này là tâm biết cảnh)

Thức này là tâm vương, luôn nhờ tâm sở mới có thể họa động
Tâm sở là thọ (1), tưởng (1), hành (50). Tổng cộng có 52 tâm sở, 50 tâm sở trong
Hành do Tư dẫn đầu.

Ví dụ: Để dễ hiểu về tâm, hãy nghĩ Cái tách là sắc uẩn, nước trong đó là tâm, chất
trà là tâm sở. Chỉ có tâm và tâm sở biết, còn sắc không biết.

Tâm sở là cảm giác, hình bóng, phản ứng. Hợp lại với tâm vương thì nó sẽ có cái
biết tổng thể về đối tượng. Còn đứng riêng, nó chỉ là cảm giác, hình bóng, và các
phản ứng.

II/ Bản chất, đặc điểm tính chất của tâm

Kinh Pháp Cú 03 – Phẩm Tâm


Tâm hoảng hốt dao động,
Khó hộ trì, khó nhiếp,
Người trí làm tâm thẳng,
Như thợ tên, làm tên.

Tâm hoảng hốt, dao động, khó hộ trì (khó giữ), khó nhiếp phục. Vì vậy ta khó có thể
nhiếp phục tâm mình thì nhiếp phục tâm người khác càng không thể. Đừng bao giờ
nghĩ mình cố gắng nhiếp phục tâm người khác mà hãy lo chuyển tâm của mình. Ở đây
là Phật dạy tâm khó nhiếp phục chứ không phải không thể.

Ví dụ: Có vợ mà còn léng phéng bên ngoài là vì không nhiếp phục nổi tâm mình.
Ví dụ: Muốn để dành tiền cho vợ con mà không chịu nổi cám dỗ của thói ăn nhậu phung
phí
Ví dụ: Muốn học Pháp mà không khống chế nổi cái tâm buồn ngủ; ngồi ngáp hoài
Ví dụ: Nghe cái gì mạnh cũng hoảng hốt, thấy cái tin gì trên news cũng hinh hoàng
Ví dụ: Tâm mãi suy nghĩ bậy bạ, luôn dao động, không ngơi được chút nào

III/ Tâm ở đâu?

Không ai trả lời được điều này. Na Tiên Tỳ kheo hỏi Vua Mi Lan Đà: Gió ở đâu? Tâm
sân chỉ khởi khi bị mắng chửi. Và tâm sân vừa khởi liền diệt trong 17 sát na cho
tâm khác khởi. Nếu không có căn hoặc không có trần thì thức không khởi.

Một trong những cách không cho tâm phiền não khởi là tránh các duyên:
- 36 kế của Tôn Tẩn có Man thiên quá hải, giấu trời qua biển, lợi dụng sương mù để
lẩn trốn
- Phật dạy một trong 7 cách tránh phiền não, cách thứ 5 là tránh duyên, tránh né
không để cho tâm phiền não khởi
- Trong ứng dụng này tránh né là không để cho mình tiếp xúc với những đối tượng có
nguy cơ mang đến phiền não: sòng bạc, bạn nhậu, ác nhân, bạn xấu.

IV/ Tu tâm là gì? Là chuyển hóa tâm từ đau khổ phiền não sang tâm trong sáng,
không phiền não.
Tu là ta ngăn chận gốc, không phải ngăn chận ngọn (lo nhân đừng lo quả).
Tâm đã khởi rồi thì không chận lại nữa mà ta phải dùng Chánh Niệm rõ biết để quán
chiếu

Ai cũng có tâm, nhưng tính chất tâm họ thì lại khác nhau. Ví dụ, Cà phê, sữa, trà,
nước chanh, đều là từ nước...
Tu là điều chỉnh nhận thức và hành vi cho đúng tốt, thiện lành, giải thoát, không
vướng bận.

V/ Cách thực hành

Phật ngôn: người trí làm tâm thẳng như người thợ gỗ vuốt mũi tên. Tâm dễ sinh
phiền não. Phật dạy pháp nhìn tâm để hết phiền não, gọi là pháp niệm tâm (đó là
pháp quán tâm trên tâm) trong Tứ Niệm Xứ.
Niệm tâm là quan sát tâm (vuốt mũi tên cho thẳng)
Khi có gì làm mình phiền não thì mình không nhìn đối tượng làm mình phiền não
Mình phải nhìn lại tâm phiền não đó bằng chánh niệm.
Tâm có tham biết tâm có tham, tâm sân biết có sân, tâm si biết có si, trừ khi ngủ
Khi nhìn tâm sân thì đối tượng làm ta sân biến mất vì khi này tâm là đối tượng.
Làm tâm ngay lại như mũi tên
Tâm là đề mục tu thiền Tứ Niệm Xứ, ta an trú, chánh niệm, không nương tựa, không
chấp trước vật gì ở đời.
Khi có Chánh niệm là ta đang sống, còn phóng dật là không sống
Chánh niệm là biết tâm. Tâm gì sanh thì thấy tâm đó sanh. Tâm gì diệt thấy tâm đó
diệt. Khi thấy tâm thì mới thấy sanh diệt của tâm. Thấy rồi thì yểm ly.
Quán nội tâm là quán tâm mình, ngoại tâm là quám tâm người khác. Chỉ nhìn tâm
người khác lúc đó thôi mà không nhìn con người họ.
Thấy tâm sanh diệt vì bản chất nó là sanh diệt, ta yểm ly, xả ly, từ bỏ, ly tham,
giải thoát, đoạn diệt, Niết Bàn.
Khi ta đã hiểu các vấn đề quán này thì chỉ như là nhìn tách trà; thực hành là uống
trà
Cuối cùng là phải nghe, thực hành, hoan hỷ giảng nói, suy gẫm, tụng đọc Pháp, sẽ
dẫn đến giải thoát khỏi các trói buộc.

Kết quả chỉ trong 7 năm, 7 tháng, 7 ngày

You might also like