You are on page 1of 17

Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 03 – 23/04/2023

BÀI 03
Ý hiện tiền
ngày 23 tháng 04 năm 2023
Giảng sư: Thầy Geshe Loyang
Việt dịch: Ani Tenzin Palyon Pháp Đăng
Duyệt bài ghi: Nguyễn Ngọc Chi
Nhóm ghi bài: Hải Yến - Tuyết Anh - Uyên Sa
Hồng Nhung - Nguyễn Hằng - Mai Vân

Ý nghĩa của chữ Tâm loại học

Môn lớp mình đang học có tên là ‘lo-rik’ [བློ་རིག་]:


- lo [བློ་]: là giác tri.
- rik: là loại, thể loại, chủng loại [རིགས་], và còn có nghĩa khác nữa là tâm thức
[རིག་]. Trong tiếng Tạng རིག་ hay རིགས་ (thêm chữ ‘sa’ [ས་] đằng sau) đều đọc là rik.

Do vậy, trong tiếng Anh mới dịch ‘lo-rik’ [བློ་རིག་] là ‘mind and awareness’. Nhưng
chữ ‘rik’ ở đây còn có nghĩa là ‘loại’ nữa. Tham khảo bản dịch tiếng Hán sử dụng
nghĩa ‘loại’. → Cho nên, ở đây dịch là ‘Tâm loại học’.

Chúng ta đã học xong phần tánh tướng của căn hiện tiền chia làm 5 loại, hôm nay sẽ
học về Ý hiện tiền.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 1


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 03 – 23/04/2023

(ii) Tánh tướng của Ý hiện tiền


ཡིད་མངོན་གི་མཚན་ཉིད།

Liễu tri ly phân biệt và không sai loạn, sanh từ tăng thượng duyên
bất cộng của chính nó đó là ý căn.
རང་གི་ཐུན་མོང་མ་ཡིན་པའི་བདག་རྐྱེན་ཡིད་དབང་ལས་བྱུང་བའི་རོག་པ་དང་བྲལ་ཞིང་མ་འཁྲུལ་བའི་རིག་པ།

Tánh tướng của ý hiện tiền được chia làm 3 phần:

“ly phân biệt”:


Đầu tiên, cần phải hiểu sự khác biệt giữa ý hiện tiền và ý tri là Musum.
+ Nếu là ý hiện tiền thì nhất thiết là ý tri.
+ Nếu là ý tri thì không nhất thiết là ý hiện tiền. Lấy tâm phân biệt làm
biện đề. Tâm phân biệt (tưởng tượng, nghĩ trong đầu) là ý tri không phải là ý hiện
tiền.
→ Vì thế để “ly phân biệt” để ngăn chặn tâm phân biệt trở thành ý hiện tiền.

“không sai loạn”:


Có một thứ hội đủ là “ly phân biệt” và “sanh từ tăng thượng duyên bất cộng
của chính nó đó là ý căn” nhưng mà nó không thỏa vế “không sai loạn” nên
nó không là ý hiện tiền. Đó là vô phân biệt điên đảo tri.
Ví dụ: Nằm mơ thì mơ gọi là mộng tri, nó là điên đảo tri bởi vì cảnh nhìn thấy
trong mơ không phải là thật. Nhưng mà cảnh trong mơ lại thấy rõ như
thật thì nó không còn là tâm phân biệt nữa, nó là tâm vô phân biệt. Cho
nên điên đảo tri này gọi là vô phân biệt điên đảo tri.
Tuy nhiên, đã là điên đảo tri thì vẫn là sai loạn.
→ Vì thế, để “không sai loạn” để ngăn chặn vô phân biệt điên đảo tri trở thành
ý hiện tiền.

“sanh từ tăng thượng duyên bất cộng của chính nó đó là ý căn”:


→ Cho thấy sự khác biệt giữa ý hiện tiền và căn hiện tiền.
Bởi vì căn cứ vào tăng thượng duyên thì tăng thượng duyên của căn hiện tiền
là hữu sắc căn, còn trong khi đó tăng thượng duyên của ý hiện tiền là ý căn.

Phân loại:
དྐྱེ་ལ་དབྐྱེ་ན།

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 2


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 03 – 23/04/2023

1) Ý hiện tiền được chỉ ra ngay thời điểm này.


2) Ý hiện tiền mà đó không là cái đó.

སྐབས་འདིར་བསྟན་གི་ཡིད་མངོན་དང་། དྐྱེ་མ་ཡིན་པའི་ཡིད་མངོན་གཉིས།

Ý hiện tiền được chỉ ra ngay thời điểm này: “ngay thời điểm này” là ngay lúc này,
ngay trong lúc này. Ví dụ: ý hiện tiền được chỉ ra ngay lúc mình đang học ở đây.
Ý hiện tiền mà đó không là cái đó: “mà đó không là cái đó” nghĩa là mà không được
chỉ ra ngay thời điểm này. Ví dụ: ý hiện tiền không phải được chỉ ra ngay lúc mình
đang học ở đây.

Có 2 loại tâm thức như thế này:

- Ví dụ như đối với cái bình. Nhãn tri chấp trì cái bình phải nương tựa vào tăng
thượng duyên đó là nhãn căn mới sanh ra được nhãn tri chấp trì cái bình, rồi sau
đó có một cái ý hiện tiền chấp trì cái bình xảy ra. Tức là ban đầu nhãn tri chấp trì
cái bình xảy ra trước, sau đó dẫn tới ý hiện tiền chấp trì cái bình xảy ra.

Ý hiện tiền [chấp trì cái bình] mà nó được dẫn xuất ngay sau nhãn tri chấp trì
cái bình thì được gọi là ý hiện tiền được chỉ ra ngay thời điểm này.

→ Cho nên, ý hiện tiền được chỉ ra ngay thời điểm này là tha chứng, ly phân
biệt và không sai loạn.

Ý hiện tiền chỉ ra ngay thời điểm này, ví dụ như chấp sắc ý hiện tiền, hay cụ thể
là ý hiện tiền chấp trì cái bình, thì trước nó, phải có căn hiện tiền phải xảy ra
trước, sau đó mới là ý hiện tiền. Ví dụ như nhãn tri chấp trì cái bình xảy ra trước
sau đó ý hiện tiền chấp trì cái bình mới xảy ra.

→ Cho nên, trước ý hiện tiền được chỉ ra ngay thời điểm này phải có căn hiện
tiền (căn tri) xảy ra.

- Trong khi đó, ý hiện tiền mà đó không là cái đó, chẳng hạn: du già hiện tiền, thần
thông như tha tâm thông1... nó là ý hiện tiền, nhưng trước đó nó không cần có
căn tri. Nhưng ý hiện tiền được chỉ ra ngay thời điểm này thì phải được dẫn xuất

1
Tha tâm thông: khả năng biết được tâm của người khác, không giống như những thần thông của
thế gian, mà đây là chứng đắc cao của của các bậc tu hành đã nhập đạo (trí). (Tha là của người ta.
Tha tâm là tâm của người ta.)

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 3


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 03 – 23/04/2023

bởi căn tri, lúc đầu phải nhìn thấy hoặc nghe thấy cái gì đó, sau đó mới có chắp
sắc (thanh...) ý hiện tiền.

Tánh tướng của Ý hiện tiền được chỉ ra ngay thời điểm này

Tha chứng, ly phân biệt và không sai loạn, được chỉ ra ngay thời
điểm này, sanh từ tăng thượng duyên bất cộng của chính nó đó là
ý căn.
རང་གི་ཐུན་མོངས་མ་ཡིན་པའི་བདག་རྐྱེན་ཡིད་དབང་ལས་བྱུང་བའི་སྐབས་འདིར་བསྟན་གི་རོག་བྲལ་མ་འཁྲུལ་བའི་
གཞན་རིག་དང་པོའ་ི མཚན་ཉིད།

Tánh tướng của Ý hiện tiền được chỉ ra ngay thời điểm này khác với Ý hiện tiền ở
hai điểm:

“được chỉ ra ngay thời điểm này”:


để thích hợp với sở tướng, là ý hiện tiền được chỉ ra ngay thời điểm này nên
phải để “được chỉ ra ngay thời điểm này”, nghĩa là đang nói ở đây.

“tha chứng”:
nghĩa là ý hiện tiền này chứng ở bên ngoài như sắc, thanh, hương, vị, xúc. Khi
nghe chữ “tự chứng” nghĩa là tâm thức đó chứng một tri thức khác, còn ở đây
là “tha chứng” nghĩa là tâm thức, mà đó là ý hiện tiền được chỉ ra ngay thời
điểm này, chỉ chứng những thứ ở bên ngoài. Cho nên tánh tướng ở đây phải
có chữ “tha chứng”.

Phân loại có 5 loại:

• Chấp sắc ý hiện tiền.


• Chấp thanh ý hiện tiền.
• Chấp hương ý hiện tiền.
• Chấp vị ý hiện tiền.
• Chấp xúc ý hiện tiền.
དབྐྱེ་ན། གཟུགས་འཛིན་ཡིད་མངོན་ནས་རྐྱེག་བ་འཛིན་པའི་ཡིད་མངོན་གི་བར་ལྔ།

Có thể áp dụng tương tự cho những tánh tướng của Chấp sắc [thanh, hương, vị, xúc]
ý hiện tiền. Nói cụ thể hơn:

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 4


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 03 – 23/04/2023

Tánh tướng của Chấp sắc ý hiện tiền

Tha chứng, ly phân biệt và không sai loạn, được chỉ ra ngay thời
điểm này, sanh từ tăng thượng duyên bất cộng của chính nó đó là
ý căn, và sở duyên duyên đó là sắc.

Áp dụng tương tự cho tánh tướng những cái khác (sở duyên duyên đó là sắc
[thanh, hương, vị, xúc].)

 Chấp sắc [thanh, hương, vị, xúc] ý hiện tiền: Đầu tiên chấp sắc [thanh, hương, vị,
xúc] căn hiện tiền xảy ra, rồi sau đó chấp sắc [thanh, hương, vị, xúc] ý hiện tiền
xảy ra.

Ý hiện tiền được chỉ ra ngay tại thời điểm này xảy ra ngay lúc nào?

Ý hiện tiền xảy ra ngay thời điểm này, chẳng hạn như cụ thể là chấp sắc ý hiện tiền,
thì ý hiện tiền mà chấp vào sắc nó xảy ra như thế nào?

Ví dụ với chấp sắc căn hiện tiền như là căn hiện tiền chấp trì cái bình, đó là nhãn
tri chấp trì cái bình. Nhãn tri chấp trì cái bình xảy ra trước, sau đó mình sẽ nhớ
lại cái bình, đó là phân biệt chấp trì cái bình. Ở ngay giữa 2 cái [tâm thức] này đó
là ý hiện tiền chấp trì cái bình.

→ Cho nên, đầu tiên là nhãn tri chấp trì cái bình xảy ra trước, rồi sau đó ý hiện
tiền chấp trì cái bình xảy ra, rồi sau đó mới đến tâm phân biệt nhớ tới, nghĩ tới
cái bình (phân biệt chấp trì cái bình) xảy ra.

Câu hỏi đặt ra: Con mắt mình thấy cái bình, vừa thấy cái bình xong rồi nhìn đi chỗ
khác, sau đó mình nghĩ, nhớ tới cái bình. Việc này xảy ra rất là nhanh. Vậy ý hiện
tiền được chỉ ra ngay thời điểm này xảy ra lúc nào?

Như đã nói, theo trường phái này (Kinh bộ tông) thì ý hiện tiền được chỉ ra ngay
thời điểm này xảy ra ngay giữa của nhãn tri chấp trì và phân biệt chấp trì cái bình.
Nhưng nó xảy ra quá nhanh, vậy nó xảy ra trong khoảng bao nhiêu thời gian?

Đầu tiên cần biết 2 cái đó là thành sự sát na và thời biên tế sát na2.

2
Có thể tham khảo thêm trong Chú giảng Tác và Vô thường.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 5


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 03 – 23/04/2023

(1) Thành sự3 sát na

Thành sự sát na là quãng thời gian để hoàn tất, hoàn thành một công việc, một
cái gì đó. Thời gian của thành sự sát na không ấn định được, có thể rất dài.

Chẳng hạn như thời gian để thành Phật, nghĩa là việc thành Phật, đó là thành
sự sát na, việc thành Phật dĩ nhiên rất là dài, tu bao nhiêu kiếp cuối cùng mới
thành Phật → cho nên thành sự sát na của việc thành Phật rất dài. Hay thành
sự sát na của việc giải thoát cũng rất dài.

Thành sự sát na ngắn hơn như là: Quãng thời gian để hoàn thành một cái tòa
nhà cao mấy chục tầng, đó cũng là một thành sự sát na. Hay, trong một tiếng
rưỡi đồng hồ học Phật pháp lớp Triết học này là một thành sự sát na của việc
học môn Triết học hôm nay. Hay, quãng thời gian mình chớp mắt một cái
(nhắm mắt rồi mở ra), đó cũng là một thành sự sát na.

Thành sự sát na ngắn nhất đó là một thành sự sát na của việc chớp mắt (quãng
thời gian của một cái chớp mắt), còn một thành sự sát na của giải thoát hay của
việc thành Phật rất dài, không biết bao lâu.

(2) Thời biên tế4 sát na

Thời biên tế sát na là tối đoạn thời gian, là thời gian ngắn nhất, là
1/65 của khoảng thời gian một búng tay của một người khỏe mạnh
hay 1/65 của khoảng thời gian của một cái chớp mắt.
དུས་མཐའི་སྐད་ཅིག་མ། དུས་ཡུན་ཐུང་བའི་མཐར་ཐུག་པ་སྟྐྱེ། སྐྱེས་བུ་ནད་མྐྱེད་སྟོབས་དང་ལྡན་པས་སྐྱེ་གོལ་གཅིག་གཏོག་
པའི་ཡུན་ལ་ཆ་དྲུག་ཅུ་རྐྱེ་ལྔར་ཕྐྱེ་བའི་ཆ་གཅིག་ཡིན་ཞྐྱེས་མངོན་པའི་གཞུང་ལས་གསལ།

Một thành sự sát na ngắn nhất, người ta nói rằng, đó là quãng thời gian của một
cái chớp mắt hay của một cái búng tay, đó đều tương đương nhau và xảy ra rất
nhanh.

Búng tay một cái, quãng thời gian đó chia làm 65 phần, thì 1/65 của quãng thời
gian của một búng tay, của một người khỏe mạnh bình thường chứ không phải
của người bệnh hay yếu ớt, gọi là thời biên tế sát na.

3
Thành sự: nghĩa là hoàn thành một sự (việc) gì đó.
4
Biên tế: nghĩa là ngay biên giới, không còn thể vượt qua nữa, không còn gì ngắn hơn nữa.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 6


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 03 – 23/04/2023

→ Ý hiện tiền được chỉ ra ngay thời điểm này, xảy ra ngay giữa căn hiện tiền và tâm
phân biệt, thì thời gian của nó là thời biên tế sát na.

Lưu ý: Sát na trong tánh tướng của Vô thường là thành sự sát na.

Lại đặt ra câu hỏi: Vậy, cách ý hiện tiền được chỉ ra ngay thời điểm này sinh khởi
như thế nào?

Cách ý hiện tiền được chỉ ra ngay thời điểm này sinh khởi
སྐབས་འདིར་བསྟན་གི་ཡིད་མངོན་སྐྱེ་ཚུལ་ལ།

Có 3 lập thuyết khác nhau:

• Giao thế sinh khởi སྐྱེལ་མར་སྐྱེ་བ།


• Tam hành sinh khởi འགོས་གསུམ་པར་སྐྱེ་བ།.
• Duy tục biên sinh khởi རྒྱུན་མཐའ་ཁོ་ནར་སྐྱེ་བ་དང་འདོད་ཚུལ་གསུམ་ལས།.

(1) Giao thế5 sinh khởi


སྐྱེལ་མར་སྐྱེ་བ།:

Chấp sắc căn hiện tiền sát na đầu tiên sinh khởi. Sau đó chấp sắc
ý hiện tiền sát na đầu tiên sinh khởi. Sau đó chấp sắc căn hiện tiền
sát na thứ hai sinh khởi v.v... Cứ sau mỗi sát na của chấp sắc căn
hiện tiền sinh khởi thì chấp sắc ý hiện tiền sinh khởi.
དང་པོའ་ི ཚུལ་ནི། གཟུགས་འཛིན་དབང་མངོན་སྐད་ཅིག་དང་པོ་སྐྱེ། དྐྱེའི་རྐྱེས་སུ་གཟུགས་འཛིན་ཡིད་མངོན་སྐད་ཅིག་
དང་པོ་སྐྱེ། དྐྱེའི་རྐྱེས་སུ་གཟུགས་འཛིན་དབང་མངོན་སྐད་ཅིག་གཉིས་པ་སྐྱེ་བ་སོགས་དབང་མངོན་སྐད་ཅིག་རྐྱེ་རྐྱེའི་བར་
ཡིད་མངོན་སྐད་ཅིག་རྐྱེ་སྐྱེ་བར་འདོད༑

Có người cho rằng đó là giao thế sinh khởi, nghĩa là xen nhau mà sinh khởi.

Ví dụ như chấp sắc căn hiện tiền chấp sắc trong vòng 5 sát na, chẳng hạn nhãn
tri chấp trì cái bình, nhìn cái bình trong 5 sát na, thì cứ mỗi sát na của chấp sắc
căn hiện tiền lại xen vào chấp sắp ý hiện tiền. Đầu tiên nhãn tri chấp trì cái bình
ở sát na đầu tiên khởi lên, kế đó ý hiện tiền chấp trì cái bình ở sát na đầu tiên khởi

5
Giao thế: nghĩa là xen nhau, đan qua đan lại.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 7


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 03 – 23/04/2023

lên, sau đó là nhãn tri chấp trì cái bình ở sát na thứ hai khởi lên... cứ xen qua xen
lại như vậy, thì đó gọi là giao thế sinh khởi.

(2) Tam hành sinh khởi


འགོས་གསུམ་པར་སྐྱེ་བ།

Chấp sắc căn hiện tiền sát na thứ hai, chấp sắc ý hiện tiền sát na
đầu tiên và tự chứng hiện tiền nhận thức hai hiện tiền đó đồng
sinh khởi cùng lúc. Tóm lại, nghĩa chứng lưỡng hành hướng
ngoại và tự chứng nhất hành hướng nội đồng sinh khởi.
གཉིས་པའི་ཚུལ་ནི་གཟུགས་འཛིན་དབང་མངོན་སྐད་ཅིག་གཉིས་པ་དང་། གཟུགས་འཛིན་ཡིད་མངོན་སྐད་ཅིག་དང་པོ།
དྐྱེ་གཉིས་ཉམས་སུ་མོང་བའི་རིང་རིག་མངོན་སུམ་དང་གསུམ་དུས་མཉམ་དུ་སྐྱེ་བར་འདོད་པ་སྟྐྱེ། མདོར་ན་ཁ་ཕིར་ལྟས་ཀི་
འགོས་གཉིས་དང་ཁ་ནང་ལྟས་ཀི་འགོས་གཅིག་ཅིག་ཆར་དུ་སྐྱེ་བར་འདོད།

Tam hành sinh khởi nghĩa là ba cái xảy ra cùng một lúc, đi chung với nhau.

“Chấp sắc căn hiện tiền ở sát na thứ hai, chấp sắc ý hiện tiền ở sát na đầu tiên, và tự
chứng hiện tiền nhận thức hai hiện tiền đó đồng sinh khởi cùng một lúc.”

Ví dụ với nhãn tri chấp trì cái bình: Đầu tiên thì nhãn tri chấp trì cái bình ở sát na
thứ nhất nó tự sinh ra, không cần ai hết [không cần tâm thức trước đó]. Đến sát
na thứ hai của nhãn tri chấp trì cái bình thì nó phải đi chung với ý hiện tiền chấp
trì cái bình ở sát na đầu tiên, và cùng với tự chứng hiện tiền chứng 2 cái [tâm
thức] này.

Ở bài trước, chúng ta đã nói về tự chứng hiện tiền, là cái mà nó chỉ chứng
được tâm thức thôi. Chẳng hạn như nhãn tri chấp trì cái bình thì có một tâm
thức nó chứng nhãn tri chấp trì cái bình, đó gọi là tự chứng hiện tiền trải
nghiệm nhãn tri chấp trì cái bình. Nhãn tri chấp trì cái bình, nó chứng cái
bình, và tự chứng hiện tiền trải nghiệm nhãn tri chấp trì cái bình đó, nó chứng
nhãn tri chấp trì cái bình, hai cái này phải xảy ra cùng một lúc. Chứ không
phải nhãn tri chấp trì cái bình xong rồi thì tự chứng hiện tiền [trải nghiệm nhãn
tri chấp trì cái bình] mới chứng được nhãn tri chấp trì cái bình

Theo lập thuyết ở đây cho rằng, tự chứng hiện tiền nó chứng được chấp sắc căn
hiện tiền ở sát na thứ hai và chấp sắc ý hiện tiền ở sát na đầu tiên. Ba cái [tâm
thức] này xảy ra cùng một lúc.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 8


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 03 – 23/04/2023

Ở đây, có cái tự chứng hiện tiền nó chứng (trải nghiệm) cùng một lúc 2 cái:
chấp sắc căn hiện tiền ở sát na thứ hai và chấp sắc ý hiện tiền ở sát na đầu
tiên, và xảy ra cùng một lúc với 2 cái này, cho nên nó cứ như vậy, không cần
có sát na 1, 2, 3 gì.

“Tóm lại, nghĩa chứng lưỡng hành hướng ngoại và tự chứng nhất hành hướng nội
đồng sinh khởi.”

- Nghĩa chứng lưỡng hành hướng ngoại: ý nói là hai cái hướng ngoại, đó là
chấp sắc căn hiện tiền ở sát na thứ hai và chấp sắc ý hiện tiền ở sát na đầu tiên,
hai cái này là nghĩa chứng hay còn có nghĩa là tha chứng. Hai cái này lưỡng
hành (đi chung) hướng ngoại.
- Tự chứng nhất hành hướng nội: tự chứng là hướng nội, bởi vì tự chứng nó
chứng cái bên trong, đó là tâm thức.
- Đồng sinh khởi: là xảy ra cùng một lúc.

Bài phá tha tông

➢ Tự tông không đồng ý giao thế sinh khởi.

Bởi vì, ví dụ như nhãn tri chấp trì cái bình trong vòng 5 sát na thì mình nhìn cái bình
liên tục. Nếu mà giao thế sinh khởi, nghĩa là nhãn tri chấp trì cái bình ở sát na thứ
nhất xong, thì đến ý hiện tiền chấp trì cái bình xen vào, rồi nhãn tri chấp trì cái bình
ở sát na thứ hai xảy ra, xong đến ý hiện tiền chấp trì cái bình ở sát na thứ hai xảy
ra... nó cứ đan xen như vậy, thì không hợp lý. Bởi vì:

Trong Lượng Lý Trang Nghiêm luận do Đức Đạt Lai Lạt Ma đời
thứ nhất Gyalwa Gedun Drupa biên soạn đã nói rằng: “Sẽ không trở
nên trình hiện mà tướng không gián đoạn”.
རྒྱལ་བ་དགྐྱེ་འདུན་སྒྲབ་པས་མཛད་པའི་ཚད་མའི་རིགས་རྒྱན་ལས་རྣམ་ཆད་མྐྱེད་པ་སྣང་མི་འརྒྱུར། ཞྐྱེས་གསུངས།
དབང་མངོན་དྐྱེ་ཚོ་ལ་ཡུལ་བར་མ་ཆད་པར་སྣང་མི་ཐུབ་ཆགས།

Ý là nếu giao thế sinh khởi thì tướng của cảnh sẽ không thể trình
hiện mà không gián đoạn. Ở đây bài phá tha tông cho rằng ý hiện
tiền sinh khởi theo cách xen kẽ bởi vì mọi người đều hiểu rằng căn
hiện tiền liên tục chấp trì cảnh nhưng tha tông cho rằng căn hiện tiền

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 9


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 03 – 23/04/2023

bị ý hiện tiền làm gián đoạn vì thế cảnh không thể trình hiện trước
căn hiện tiền mà không gián đoạn.

“Sẽ không trở nên trình hiện mà tướng không gián đoạn”: nghĩa là không thể nào
trình hiện mà tướng không bị gián đoạn được (sự trình hiện nó bị gián đoạn).

Ví dụ như khi nhãn tri chấp trì cái bình trong vòng 5 sát na thì tướng của cái bình
sẽ hiện trước nhãn tri đó trong vòng 5 sát na. Nếu mà bị xen như vậy → cái bình
trình hiện trước nhãn tri bị gián đoạn hay sự trình hiện của cái bình bị gián đoạn
→ sự trình hiện tướng của nó sẽ bị gián đoạn → cảnh không thể trình hiện mà
tướng không gián đoạn nếu đi theo cách giao thế sinh khởi.

Lưu ý: Trong Triết học, người ta hay nhấn mạnh một sự việc bằng cách phủ định,
phủ định cái bị phủ định để nhấn mạnh sự việc hơn.

➢ Lý do [tự tông] không công nhận tam hành sinh khởi

Bởi vì ở đây ghi rằng: “nghĩa chứng lưỡng hành hướng ngoại và tự chứng nhất hành
hướng nội đồng sinh khởi”, nghĩa là hai cái hướng ngoại và một cái hướng nội,
ba cái này xảy ra cùng một lúc.

Tự tông mới phản biện nói rằng: Chỉ là nhất hành hướng nội thì không được, bởi vì
phải là lưỡng hành hướng nội → phải là tứ hành sinh khởi chứ không phải tam
hành sinh khởi. Bởi vì tự chứng hiện tiền trải nghiệm chấp sắc căn hiện tiền ở
sát na thứ hai khác với tự chứng hiện tiền trải nghiệm chấp sắc ý hiện tiền ở sát
na đầu tiên, cho nên phải có hai cái tự chứng. Tại sao chỉ ghi có “tự chứng nhất
hành hướng nội đồng sinh khởi” thôi? Phải là 4 mới đúng (tứ hành sinh khởi –
nghĩa chứng lưỡng hành hướng ngoại và tự chứng lưỡng hành hướng nội đồng
sinh khởi, 2 hướng ngoại và 2 hướng nội).

Bên lập thuyết cho rằng tam hành sinh khởi mới cho rằng: Không sao. Bởi vì hai cái
này vẫn là tự chứng, cho nên gộp lại thành một, là “tự chứng nhất hành hướng
nội đồng sinh khởi”. → Do vậy không có lỗi gì cả.

Tự tông lại phản biện: Vậy suy ra cần gì phải nói “lưỡng hành hướng ngoại”, hãy
nói là “nhất hành hướng ngoại” đi. Bởi vì chấp sắc căn hiện tiền ở sát na thứ hai
và chấp sắc ý hiện tiền ở sát na đầu tiên, hai cái này cũng là tha chứng, thì cũng

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 10


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 03 – 23/04/2023

nhập thành một, giống như bên tự chứng. → Vậy suy ra còn có “nhất hành hướng
ngoại” và “nhất hành hướng nội”.

Tự chứng hiện tiền trải nghiệm chấp sắc căn hiện tiền ở sát na thứ hai khác với tự
chứng hiện tiền trải nghiệm chấp sắc ý hiện tiền ở sát na đầu tiên. Bởi vì chấp sắc
căn hiện tiền ở sát na thứ hai mà tự chứng trải nghiệm cái này thì nó [tự chứng] là
thành phần của cái này, nghĩa là tự chứng hiện tiền trải nghiệm chấp sắc căn hiện
tiền ở sát na thứ hai cùng một bản chất hay cùng một chất với chấp sắc căn hiện
tiền ở sát na thứ hai.

Câu hỏi đặt ra: Nếu nói rằng tự chứng hiện tiền trải nghiệm chấp sắc căn hiện
tiền ở sát na thứ hai mà lại là cùng một chất với chấp sắc căn hiện tiền ở sát
na thứ hai thì nó có vấn đề. Bởi vì một bên là căn hiện tiền một bên là ý hiện
tiền, thì làm sao cùng một chất?

Thầy trả lời: Không có vấn đề gì cả. Giống như một miếng gương pha lê, thì nó
là trong suốt, mình để màu xanh rọi vào tấm gương đó thì hình màu xanh nằm
trong tấm gương đó. Vậy thì màu xanh nằm trong tấm gương đó và tấm gương,
nó cùng một bản chất, không phân định, chia ra được cái nào là cái gì đâu, vì
nó nằm trong tấm gương rồi. → Thành ra, nó cùng một bản chất.

 Cho nên, tự chứng hiện tiền trải nghiệm chấp sắc căn hiện tiền ở sát na thứ hai
thì cùng bản chất với chấp sắc căn hiện tiền ở sát na thứ hai, nó là thành phần của
chấp sắc căn hiện tiền ở sát na thứ hai.

(3) Duy6 tục biên sinh khởi (sinh vào duy cuối cùng của dòng lưu)
རྒྱུན་མཐའ་ཁོ་ནར་སྐྱེ་བ།

[Tự tông] Theo Tôn ý của Tổ Tsongkhapa và 2 đại đệ tử (đó là


ngài Gyaltsab Rinpoche và Khedrub Rinpoche).
Chấp sắc ý hiện tiền sinh ở duy sau cuối của sát na cuối cùng của
chấp sắc căn hiện tiền.
གསུམ་པའི་ཚུལ་ནི། རྐྱེ་ཡབ་སྲས་ཀི་དགོངས་པ། གཟུགས་འཛིན་དབང་མངོན་སྐད་ཅིག་ཐ་མའི་མཇུག་ཐོགས་ཁོ་ནར་
གཟུགས་འཛིན་ཡིད་མངོན་སྐྱེ་བར་བཞྐྱེད།

6
Duy: nghĩa là duy nhất.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 11


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 03 – 23/04/2023

Ví dụ như nhãn tri chấp trì cái bình ở sát na thứ nhất, thứ hai, thứ ba… thì chữ ‘sát
na’ này là khoảng thời gian thành sự sát na ngắn nhất. Như đã nói, thành sự sát na
ngắn nhất là khoảng thời gian của một chớp mắt hay búng tay của một người mạnh
khỏe. Khi nói nhãn tri chấp trì cái bình ở sát na thứ nhất là đang nói đến thành sự sát
na ngắn nhất.

Theo tự tông của mình là duy tục biên sinh khởi.

Ví dụ nhãn tri chấp trì cái bình, nhìn cái bình trong năm sát na, khi hoàn tất sát na
thứ năm, ngay sau cuối của sát na thứ năm thì chấp sắc ý hiện tiền sinh khởi, ý hiện
tiền chấp trì cái bình được chỉ ra ngay từ thời điểm này nó sinh khởi. Nó chờ cho
đến khi xong, hoàn tất hết, ngay sau sát na cuối cùng [của chấp sắc căn hiện tiền] thì
nó mới sinh khởi (sát na cuối cùng chấm dứt mới tới phiên nó), gọi là duy tục biên
sinh khởi dựa theo tôn ý của Tổ Tsongkhapa và hai đại đệ tử: “Chấp sắc ý hiện tiền
sinh ở duy sau cuối của sát na cuối cùng của chấp sắc căn hiện tiền”.

Ngoài ra trong Thích Lượng Luận Minh Giải Thâm Ý của


Sonam Dragpa có nói: “trong dòng tương tục của quán hiện thế
giả (phàm phu) thời gian cho chấp sắc ý hiện tiền sinh khởi không
dài hơn một tối đoạn (ngắn nhất) sát na (thời biên tế sát na).”

དྐྱེ་ཡང་ཚུར་མཐོང་གི་རྒྱུད་ལ་ནི་གཟུགས་འཛིན་ཡིད་མངོན་དུས་མཐའི་སྐད་ཅིག་མ་རྐྱེ་རྐྱེ་ལས་མི་སྐྱེ་བར་འདོད་དགོས་པར་
ཡིག་ཆར་གསལ་ལོ།

Quán hiện thế giả: hiểu nôm na là phàm phu.

Chữ này do một vị tiến sĩ (geshe) người Đài loan dịch từ tiếng Tạng sang tiếng
Hán và Sư cô dùng từ Hán Việt ở đây.

Đôi lời chia sẻ của Sư cô: Sư cô tri ân vị tiến sĩ này nhiều nhất, trường Nalanda
Việt Học cũng mang ơn Thầy đó. Bởi vì khi Sư cô mới dịch thuật ba môn
Nhiếp loại học, Tâm loại học và Nhân loại học thì cô không biết dịch. Nhưng
khi qua Úc, Sư cô đã được chị Christy Lam cho ba cuốn sách Nhiếp, Tâm,
Nhân bằng tiếng Trung, chị nói “em cầm về”. Lúc đó Sư cô rất mừng dù không
giỏi tiếng Trung, nhưng cũng có thể mò dù đọc không hết được. Sư cô cầm về
và từ đó dựa vào ba quyển sách [bằng tiếng Trung] của vị tiến sỹ Đài Loan
đó, đã dịch các thuật ngữ bằng tiếng Tạng qua tiếng Hán. Đó là lý do các
quyển Nhiếp – Tâm – Nhân loại học của trường có sử dụng thuật ngữ Hán

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 12


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 03 – 23/04/2023

Việt nhiều vì nhờ Thầy đó. Do các thuật ngữ không dịch thuần Việt hoàn toàn
được, bởi vì dịch qua tiếng Việt rất dài dòng, trong khi tiếng Hán Việt mới
súc tích được. Chẳng như chữ ‘sở tri’, nếu dịch từ tiếng Anh đi qua, nó là đối
tượng của sự nhận thức, chữ này nghe dễ bị hiểu lầm, còn chữ ‘sở tri’ không
thể hiểu lầm được. Cho nên, mang ơn Thầy đó mà những chữ này đưa sang
tiếng Việt, do công lao của Thầy chứ Sư cô chỉ là người chuyển ngữ từ quyển
sách đó ra. Thầy geshe đó lại học cùng tự viện của Thầy Loyang ra, cho nên
tất cả những gì Thầy Loyang giảng là y như quyển sách của Thầy Đài loan đã
dịch. Đó là do được gặp đúng quý nhân giúp đỡ.

Quán: nghĩa là nhìn thấy. Hiện: là hiện tại. Thế: là thế gian. Giả: là người (giống
như học giả là người có học). Quán hiện thế giả là người chỉ nhìn thấy thế gian
hiện tại thôi, đó là ‘phàm phu’, như chúng ta, những người chỉ lo cho đời này mà
không nghĩ đến đời sau, không có chuẩn bị cho kiếp sau, tối ngày chỉ tần tảo lo
cho kiếp này, nhìn trong kiếp này, thì gọi là quán hiện thế giả là vậy.

Tổ Panchen Sonam Dragpa trong Thích Lượng Luận Minh Giải Thâm Ý có nói là
“trong dòng tương tục của quán hiện thế giả thời gian cho chấp sắc ý hiện tiền
sinh khởi không dài hơn một tối đoạn sát na”: quán hiện thế giả chính là mình,
bởi vì chúng ta chỉ biết lo cho đời này, những gì chúng ta đang làm chỉ là phục
vụ cho đời này mà đâu cho chuẩn bị cho kiếp sau, thì thời gian trong dòng tương
tục của một quán hiện thế giả chỉ là một thời biên tế sát na thôi, không thể nào
dài hơn được.

Ý hiện tiền được chỉ ra ở thời điểm này là cực ẩn tế, là ý hiện tiền
trong dòng tương tục của phàm phu.
སྐབས་འདིར་བསྟན་གི་ཡིད་མངོན་ཡིན་ན་ཤིན་ཏུ་ལོག་གྱུར་ཡིན་པས་ཁྱབ།

Khi nói về ẩn tế thì có 2 dạng: lược ẩn tế và cực kỳ ẩn tế.

Lược ẩn tế: để chứng được lược ẩn tế thì cần căn cứ vào chánh nhân, tức là
nguyên nhân chánh đáng.

Ví dụ 1: Đang đi trên đường thấy trên núi có khói thì biết trên đó có lửa, nghĩ
“à, trên đó có lửa”. Tại sao có lửa? Bởi vì có khói. Đây là chúng ta dựa vào
chánh nhân (lý do chánh đáng) đó là có khói nên suy ra trên núi có lửa.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 13


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 03 – 23/04/2023

→ “Lấy ở trên chỗ có khói làm biện đề. Tại sao có lửa? Bởi vì là có khói.”
Là sự chứng minh tại sao trên chỗ có khói đó mà nó có lửa, bởi vì căn cứ
vào chánh nhân (lý do chánh đáng) đó là có khói.

Trên núi có khói có lửa là lược ẩn tế. Bởi vì để chứng được trên núi, chỗ
có khói, có lửa, chúng ta dùng một nguyên nhân chính đáng đó là “bởi vì
có khói”. Cho nên việc này là lược ẩn tế, là ẩn tế nhưng không ẩn tế cực
kì.

Ví dụ 2: “Lấy âm thanh làm biện đề. Tại sao là vô thường? Bởi vì là tác.” Thì
ta hiểu được âm thanh là vô thường bằng chánh nhân đó là tác. Tại sao âm
thanh là vô thường, bởi vì nó là tác, bởi vì tác nghĩa là “sinh” (tánh tướng
của tác), mà “sinh” nghĩa là sinh từ nhân duyên. Vì nó sinh từ nhân duyên
nên nó phải là vô thường. → Cho nên, âm thanh là vô thường bởi vì là tác.

Cực kì ẩn tế: để chứng được việc này không thể dựa vào chánh nhân được, nhưng
mà phải dựa vào Kinh điển gọi là “tam sát thanh tịnh thánh ngôn”, nghĩa là giáo
ngôn được thanh tịnh bởi ba sự khảo sát.

Ví dụ: Khi nghe nói “thí đắc tài, giới sinh lạc”: nghĩa là bố thí thì giàu sang,
giữ giới thì được hạnh phúc, an lạc. Tại sao cây này, ý nghĩa của nó là
không nhầm lẫn? Chúng ta đâu có thể dùng chánh nhân nào chứng minh
được, đâu có đưa ra lý luận gì được, mà chỉ nói được là: bởi vì đây là lời
đã được khảo sát kỹ ba lần rồi, không bị lỗi, trong Kinh đã nói như vậy, thì
chúng ta mới tin. Cho nên, có những cái mình chứng được nhưng không
dựa vào những chánh nhân kia mà dựa vào Kinh điển.

→ Lấy “thí đắc tài, giới sinh lạc” làm biện đề. Tại sao ý nghĩa của tự sở
thuyết là không nhầm lẫn? Bởi vì là tam sát thanh tịnh thánh ngôn.

Tự sở thuyết: là cái được nói (sở thuyết) của câu đó, của âm thanh đó là
gì. Ví dụ như nói “cái bình” thì sở thuyết ở đây là cái bình.

Ý nghĩa của tự sở thuyết: ý nghĩa của câu đó. Ở đây là ý nghĩa của cái
mà được nói trong âm thanh nói “thí đắc tài, giới sinh lạc”.

Tại sao câu này là không nhầm lẫn? Bởi vì bố thí đắc tài, chuyện này có
thể thấy được; giữ giới thì an lạc, sống thác loạn thì có vấn đề, chúng ta

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 14


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 03 – 23/04/2023

thấy rõ ràng, bởi vì là tam sát thanh tịnh thánh ngôn. Bởi vì câu kinh này
đã được khảo sát rồi, qua ba lần rồi, cho nên nó thật là như vậy.

Cái này gọi là hiện tượng cực kì ẩn tế. Kinh văn “thí đắc tài, giới sinh lạc”
ý nghĩa của nó không thể nhầm lẫn được, điều này là cực kỳ ẩn tế, cho nên
phải dựa mà là Kinh mà đã được khảo sát qua ba lần rồi.

Liên hệ tới ý hiện tiền được chỉ ra ngay thời điểm này cũng là cực kì ẩn tế: Chúng
ta không chứng minh được gì, bởi vì ở trong Kinh điển có nói, mà lời nói này đã
được khảo sát ba lần, không có gì làm hại, bài phá nó được hết. Cho nên, đây là cái
chúng ta phải chấp nhận: → ý hiện tiền được chỉ ra ngay thời điểm này là việc cực
kì ẩn tế, nó [ý hiện tiền được chỉ ra ngay thời điểm này trong dòng tương tục của
phàm phu] là thời biên tế sát na, xảy ra rất là ngắn, nó cực kì ẩn tế.

Cho nên, ý hiện tiền được chỉ ra ngay thời điểm này, nó là:
- thời biên tế sát na;
- cực kì ẩn tế; và
- giác tri bất chứng cảnh (không chứng được cảnh).

Giác tri này có tên là hiển nhi bất định, nghĩa là hiển hiện trước mắt mà mình
không xác định được nó.

Ví dụ: Đang ngồi nghe nhạc bằng tai nghe, mặc dù mở mắt, có người đi ngang
nhưng mình không xác định được người đó là ai, bởi vì mải nghe nhạc,
tâm mình để đâu đâu. → Tâm này gọi là hiển nhi bất định, không chứng
được cảnh, đó là người đi ngang là ai.

Ý hiện tiền chỉ ra ngay thời điểm này trong dòng tương tục của quán hiện thế giả,
thời gian của nó quá ngắn, chỉ có một thời biên tế sát na, nên quán hiện thế giả không
kịp chứng được gì. Vì thế nó là hiển nhi bất định, là giác tri bất chứng cảnh.

Nhưng nếu ý hiện tiền chỉ ra ngay thời điểm này trong dòng tương tục của vị Bồ tát
Thánh giả thì gọi là hiện lượng. Bởi vì:

Lượng Lý Trang Nghiêm Luận của Gyalwa Gedun Drup:

“Ý hiện tiền được chỉ ra ở đây phải được có từ vô gián duyên căn
hiện tiền, không có đồng loại của căn hiện tiền vào thời của ý hiện

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 15


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 03 – 23/04/2023

tiền. Nếu vậy, không có ý hiện lượng được chỉ ra ở đây trong dòng
tương tực của quán hiện thế giả bởi vì ý hiện tiền được chỉ ra ở
đây là một sát na. Nhất thiết bởi vì nếu là lượng thì nhất thiết dẫn
xuất định tri và hiện tiền một sát na của quán hiện thế giả không
thể dẫn xuất định tri.
ཚད་མ་རིགས་རྒྱན་ལས། ༧༤ འདིར་བསྟན་ཡིད་མངོན་དྐྱེ་སྐད་ཅིག་མ་གཅིག་སྐྱེ་བ་ཡིན་གི་ལྡན་དུ་སྐྱེ་བ་མིན་ཏྐྱེ། འདིར་
བསྟན་ཡིད་མངོན་དྐྱེ་དབང་སོན་གི་དྐྱེ་མ་ཐག་རྐྱེན་བས་པ་ལས་བྱུང་དགོས་པ་གང་ཞིག ཡིད་མངོན་གི་དུས་ན་དབང་མངོན་
གི་རིགས་འདྲ་མྐྱེད་པའི་ཕིར། དྐྱེས་ན། ཚུར་མཐོང་གི་རྒྱུ་ལ་འདིར་བསྟན་ཡིད་ཀི་མངོན་སུམ་ཚད་མ་མྐྱེད་དྐྱེ། འདིར་བསྟན་
ཡིད་མངོན་དྐྱེ་སྐད་ཅིག་མ་གཅིག་ཡིན་པའི་ཕིར། ཁྱབ་ཏྐྱེ། ཚད་མ་ཡིན་ན་ངྐྱེས་ཤྐྱེས་འདྲྐྱེན་དགོས་པ་གང་ཞིག ཚུང་མཐོང་གི་
མངོན་སུམ་སྐད་ཅིག་མ་གཅིག་གིས་ངྐྱེས་ཤྐྱེས་འདྲྐྱེན་མི་ནུས་པའི་ཕིར།

Nếu vậy, thành ra không có ý hiện lượng được chỉ ra ở đây sao?
Không có lỗi bởi vì có ý hiện lượng được chỉ ra ở đây trong dòng
tương tục của Thánh giả. Tri thức một sát na trong dòng tương tục
của Thánh giả dẫn xuất định tri không là tương nghịch bởi vì trong
Thích Lượng Luận có nói: ‘đại tuệ thấy thì khẳng định tất cả
tướng’
༧༥ འོ་ན་འདིར་བསྟན་ཡིད་ཀི་མངོན་སུམ་ཚད་མ་མྐྱེད་པར་འགྱུར་རོ་ཞྐྱེ་ན། སོན་མྐྱེད་དྐྱེ། འཕགས་པའི་རྒྱུད་ལ་འདིར་
བསྟན་ཡིད་ཀི་མངོན་སུམ་ཚད་མ་ཡོད་པའི་ཕིར། འཕགས་པའི་ཤྐྱེས་པ་སྐད་ཅིག་མ་གཅིག་གིས་ཀང་ངྐྱེས་ཤྐྱེས་འདྲྐྱེན་པ་མི་
འགལ་ཏྐྱེ། བོ་གོས་ཆྐྱེན་པོ་མཐོང་ཉིད་ལས། རྣམ་པ་ཐམས་ཅད་ངྐྱེས་པར་བྐྱེད། ཅྐྱེས་གསུངས་པ་ལྟར་རོ།

“Nếu vậy, thành ra không có ý hiện lượng được chỉ ra ở đây sao?”: nghĩa là có người
thắc trong dòng tương tục của vị Bồ tát Thánh giả (tức là từ Kiến đạo trở lên), không
có ý hiện lượng sao?

“Không có lỗi bởi vì có ý hiện lượng được chỉ ra ở đây trong dòng tương tục của
Thánh giả. Tri thức một sát na trong dòng tương tục của Thánh giả dẫn xuất định
tri không là tương nghịch bởi vì trong Thích Lượng Luận có nói: ‘đại tuệ thấy thì
khẳng định tất cả tướng’”:

Cả câu này lên lớp cao sẽ giảng kỹ. Ở đây nói rằng không có lỗi. Chúng ta chỉ
cần căn cứ vào một câu trong Thích Lượng Luận là “đại tuệ thấy thì khẳng định
tất cả tướng”.

Đại tuệ: nghĩa là du già hiện tiền trong dòng tương tục của vị Bồ tát.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 16


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 03 – 23/04/2023

Ý hiện tiền được chỉ ra ngay thời điểm này trong dòng tương tục của Bồ tát Thánh
giả cũng là đại tuệ, cho nên khẳng định được tất cả tướng, nghĩa là chứng được
tất cả tướng.

BTVN:

1. Sự khác biệt giữa Ý hiện tiền chỉ ra ngay thời điểm này và Giác tri bất chứng
cảnh là Mu sum/ Mu shi/ Đồng nghĩa hay Tương nghịch.
2. Sự khác biệt giữa Ý hiện tiền và Giác tri bất chứng cảnh.
3. Sự khác biệt giữa Ý hiện tiền và Ý tri.

Lưu ý khi làm bài tập: câu đầu viết đầy đủ theo cách biện kinh, các câu sau chỉ
cần ghi các khả năng.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 17

You might also like