You are on page 1of 12

Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 04 – 07/05/2023

BÀI 04
Ý hiện tiền & Tự chứng
ngày 07 tháng 05 năm 2023
Giảng sư: Thầy Geshe Loyang
Việt dịch: Ani Tenzin Palyon Pháp Đăng
Duyệt bài ghi: Nguyễn Ngọc Chi
Nhóm ghi bài: Hải Yến - Tuyết Anh - Uyên Sa
Hồng Nhung - Nguyễn Hằng - Mai Vân

Cách ý hiện tiền được chỉ ra ngay thời điểm này sinh khởi (tt)
སྐབས་འདིར་བསྟན་གི་ཡིད་མངོན་སྐྱེ་ཚུལ་ལ།

Tự tông công nhận cách Ý hiện tiền được chỉ ra ngay thời điểm này sinh khởi là
duy tục biên sinh khởi, nghĩa là sinh vào duy cuối cùng của dòng lưu (ở ngay
khúc cuối), theo tôn ý của tổ Tsong Khapa và hai đại đệ tử: “chấp sắc ý hiện tiền sinh
ở duy sau cuối của sát na cuối cùng của chấp sắc căn hiện tiền”.

Một chấp sắc căn hiện tiền tùy theo loại có loại thì chấp năm sát na, có loại thì chấp
trì vào cảnh hai sát na, thời gian không ấn định. Tuy nhiên, chấp sắc ý hiện
tiền phải sinh vào ngay sau cuối của sát na cuối cùng của chấp sắc căn hiện tiền.

Và thời gian của chấp sắc ý hiện tiền sinh khởi rất ngắn, chỉ là một thời biên tế sát na.
Đó là theo Tự tông, trong Thích Lượng Luận Minh Giải Thâm Ý của ngài Panchen1
Sonam Dragpa công nhận: “Ngoài ra trong Thích Lượng Luận Minh Giải Thâm Ý

1
Panchen: Ban Thiền, là từ phiên âm Hán-Việt, có nghĩa là Đại hiền triết, không phải Ban Thiền
Lạt Ma bên Tây Tạng.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 1


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 04 – 07/05/2023

của Sonam Dragpa có nói: “trong dòng tương tục của quán hiện thế giả thời gian
cho chấp sắc ý hiện tiền sinh khởi không dài hơn một tối đoạn sát na.””

Nên hiểu rằng Ý hiện tiền đang nói ở ngay thời điểm này được
nói trong Kinh: ‘tri Sắc, có hai tướng. Dựa vào nhãn và ý’.
།སྐབས་འདིར་བསྟན་ཞྐྱེས་པ། གཟུགས་ཤྐྱེས་པ་ནི་རྣམ་གཉིས་དྐྱེ། །མིག་དང་ཡིད་ལ་བརྐྱེན་པའོ། ཞྐྱེས་པའི་སྐབས་ལ་གོ་
དགོས་སོ།

“được nói trong Kinh”: tức là tức là lời Phật dạy.

Tri sắc: nghĩa là biết sắc.

“tri Sắc có hai tướng. Dựa vào nhãn và ý”: Biết về sắc thì có hai tướng đó là nhãn
(tức là căn hiện tiền) và ý (tức là ý hiện tiền). Tri thức mà chứng được sắc thì
gồm có hai, đó là nhãn tri và ý tri. [Ý hiện tiền được nhắc đến trong Kinh là
Ý hiện tiền đang nói ở ngay thời điểm này.]

Nghĩa là: Dựa vào nhãn căn cho nên dẫn tới nhãn tri chấp trì cái gì đó. Còn
dựa vào nhãn tri chấp trì cái gì đó thì sau đó dẫn tới chấp sắc ý hiện tiền.

Ví dụ như nhãn tri chấp sắc thì được dẫn xuất bởi cái nhãn căn. Còn chấp sắc
ý hiện tiền được dẫn xuất bởi nhãn tri chấp sắc.

Như đã nói, Ý hiện tiền mà được chỉ ra ngay thời điểm này thì gồm có năm đó là:
1) Chấp sắc ý hiện tiền.
2) Chấp thanh ý hiện tiền.
3) Chấp hương ý hiện tiền.
4) Chấp vị ý hiện tiền.
5) Chấp xúc ý hiện tiền.

Những ý hiện tiền này được dẫn xuất từ cái gì? Ví dụ: Chấp sắc ý hiện tiền thì được
dẫn xuất bởi nhãn tri chấp sắc. Chấp hương ý hiện tiền thì được dẫn xuất bởi tỷ tri
chấp mùi hương. Chấp thanh ý hiện tiền thì được dẫn xuất bởi nhĩ tri chấp âm
thanh.

Ý hiện tiền mà được dẫn xuất bởi căn tri, xảy ra sau căn tri được dẫn xuất bởi căn
tri trước đó thì nó là ý hiện tiền được chỉ ra ngay thời điểm này.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 2


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 04 – 07/05/2023

Ý hiện tiền mà không được dẫn xuất bởi căn tri trước đó thì nó là ý hiện tiền không
đang nói ở thời điểm này.

Ý hiện tiền mà đó không là cái đó

[Tức là ý hiện tiền mà không phải là ý hiện tiền được chỉ ra ngay tại thời điểm này].
Thí dụ như là Tha tâm thông. །གཉིས་པ་ནི་གཞན་སྐྱེམས་ཤྐྱེས་པའི་མངོན་ཤྐྱེས་ལྟ་བུའོ། །

Tha tâm thông (là một trong 6 thần thông, sau này sẽ học tới): nghĩa là hiểu được
tâm của người khác. Tâm người ta có vướng bận bởi phiền não, tham sân si, có
thể đọc được tâm của người ta. Đó là một cái dạng thần thông thì dạng thần thông
này nó là ý hiện tiền mà nó không cần được dẫn xuất bởi căn tri trước đó.

Ở đây nói rằng, nếu có chấp sắc ý hiện tiền [được chỉ ra ngay thời điểm này], thì
nhất thiết (chắc chắn) nó phải được sinh ở duy sau cuối của sát na cuối cùng
của chấp sắc căn hiện tiền. Đây là nói cụ thể về sắc, nhưng ta cần hiểu chung chung
bao gồm chấp sắc [thanh, hương, vị, xúc] ý hiện tiền.

 Nhưng nếu mà ở ngay cuối của chấp sắc căn hiện tiền thì không nhất thiết
là chấp sắc ý hiện tiền phải xảy ra.

Ví dụ: Lấy căn hiện tiền chấp trì vào ánh đèn bơ ở sát na cuối cùng làm biện
đề. Mặc dù có căn hiện tiền chấp trì vào ánh đèn bơ ở sát na cuối cùng nhưng
sau đó nó không có ý hiện tiền chấp trì cái ánh đèn bơ ở sát na cuối cùng. Bởi
vì để có một tâm thức được sinh ra thì cần phải có ba yếu tố đó là sở
duyên duyên, tăng thượng duyên và vô gián duyên.

Xét nhãn tri chấp trì cái bình thì sau đó có ý hiện tiền chấp trì cái bình được
sinh ra. Nhãn tri chấp trì cái bình ở trong năm sát na thì sau cuối của sát
na cuối cùng có ý hiện tiền chấp trì cái bình sinh ra thì ý hiện tiền đó là ý
hiện tiền được chỉ ra ngay thời điểm này và nó cũng cần có ba duyên để sinh
khởi là vô gián duyên, sở duyên duyên và tăng thượng duyên.

Sở duyên duyên của ý hiện tiền chấp trì cái bình mà được dẫn xuất bởi nhãn
tri chấp trì cái bình đó là cái bình mà được thành lập cùng lúc với nhãn tri
chấp trì cái bình ở sát na cuối cùng.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 3


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 04 – 07/05/2023

→ Cho nên tương tự như vậy, ý hiện tiền được dẫn xuất bởi nhãn tri chấp trì ánh
đèn bơ ở sát na cuối cùng thì sở duyên duyên của ý hiện tiền này là gì?

Nếu thật sự có ý hiện tiền này thì sở duyên duyên của nó phải là ánh đèn bơ
mà được thành lập cùng một lúc với nhãn tri chấp trì ánh đèn bơ ở sát na cuối
cùng. Mà nhãn tri chấp trì ánh đèn bơ ở sát na cuối cùng đó không có hậu
đồng loại (ánh đèn bơ ở sát na cuối cùng rồi sau đó tắt luôn. Bởi vì ở sát na cuối
cùng thì ánh đèn bơ đó không có được cái hậu đồng loại. Do hậu đồng loại là ánh
đèn bơ phải đi, có dòng lưu ánh đèn bơ ở sát na thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ
năm, thứ sáu và bây giờ là cái sát na cuối cùng của ánh đèn bơ rồi, nên không có
ánh đèn bơ sau đó được) → Không có ý hiện tiền đó.

Mà ‘Ánh đèn bơ ở sát na cuối cùng mà được thành lập cùng lúc với nhãn tri
chấp trì ánh đèn bơ ở sát na cuối cùng’ không có được. Bởi vì khi nói đến sở
duyên duyên thì nó là nhân, phải xảy ra trước,

Ví dụ: Như nhãn tri chấp trì cái bình thì cái bình là sở duyên duyên [của
nhãn tri chấp trì cái bình] và sở duyên duyên đó là duyên. Cái bình
là nhân nên xảy ra trước. Phải có cái bình thì mới có nhãn tri mới chấp trì
cái bình. →

Nhãn tri chấp trì cái bình trong vòng năm sát na thì ở sát na cuối cùng, thì
sau khi nhãn tri ở sát na cuối cùng chấp trì cái bình hoàn thành, thì đến ý
hiện tiền chấp trì cái bình. Sở duyên duyên của ý hiện tiền chấp trì cái bình
là cái bình được thành lập cùng lúc với nhãn tri ở sát na cuối cùng chấp
trì cái bình. Điều này vẫn được, bởi vì nhãn tri ở sát na cuối cùng chấp
trì cái bình, thì cái bình đó nó vẫn có dòng lưu. Do đó, ‘sở duyên duyên của
cái ý hiện tiền mà chấp trì cái bình đó là cái bình được thành lập cùng lúc
với nhãn tri ở sát na cuối cùng chấp trì cái bình’ thì câu này hợp lý.

Trong khi đó nhãn tri mà chấp trì ánh đèn bơ ở sát na cuối cùng thì sau
đó là không có ý hiện tiền sinh khởi được. Nếu mà ý hiện tiền sinh khởi thì
nó phải cần có sở duyên duyên, thì nếu mà thực sự nó sinh khởi được thì
cái sở duyên duyên nó là cái đèn bơ ở sát na cuối cùng được thành lập cùng
lúc với nhãn tri chấp trì ánh đèn bơ ở sát na cuối cùng, nhưng mà nó không
thể nào được thành lập cùng lúc được. Bởi vì ánh đèn bơ ở sát na cuối cùng
là sở duyên duyên thì phải xảy ra trước cái nhãn tri chấp trì ánh đèn bơ ở
sát na cuối cùng. Do đó, không có việc ánh đèn bơ ở sát na cuối cùng được

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 4


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 04 – 07/05/2023

thành lập cùng lúc với nhãn tri chấp trì ánh đèn bơ ở sát na cuối cùng, do
vì ánh đèn bơ ở sát na cuối cùng sau đó là tắt luôn (không còn dòng lưu).
Trong khi cái bình thì khác, dòng lưu của cái bình còn đi tiếp.

 Nếu ở ngay cuối của căn hiện tiền thì không nhất thiết là ý hiện tiền phải sinh
khởi. Lấy căn hiện tiền mà chấp trì ánh đèn bơ ở sát na cuối cùng làm biện đề.
Ngay sau đó không có ý hiện tiền chấp trì ánh đèn bơ ở sát na cuối cùng sinh khởi.

 Không có nghĩa là ở ngay sau căn hiện tiền, đều có ý hiện tiền sinh khởi. Chẳng
hạn trong một lúc, có thể có được năm căn hiện tiền cùng sinh khởi, như là chấp
sắc căn hiện tiền, chấp thanh căn hiện tiền, chấp hương căn hiện tiền, chấp vị
căn hiện tiền, chấp xúc căn hiện tiền, đều xảy ra cùng một lúc. Thì ngay sau năm
căn hiện tiền này không có nghĩa là phải có năm ý hiện tiền sinh ra, mà cái nào
mạnh nhất trong năm căn hiện tiền này sau đó mới dẫn xuất ý hiện tiền. Ví dụ
như cái chấp sắc căn hiện tiền mà mạnh nhất thì sau đó là dẫn tới ý hiện tiền mà
chấp sắc (chấp sắc ý hiện tiền).

Ví dụ: Mình ngồi ghế vừa ăn, vừa nếm vị, lại vừa nghe nhạc lại vừa coi
phim. Mình coi phim mình phải nên có chấp sắc, chấp vị mình ăn, chấp hương
mình ngửi được mùi, chấp thanh nghe âm thanh; nghe nhạc, chấp xúc mình
đang ngồi ở trên ghế, cảm giác được cái nệm êm mềm. Chấp sắc, chấp hương,
chấp thanh, chấp vị, chấp xúc đều có đủ hết nhưng mà cái nào mà mình tập
trung nhiều nhất thì cái đó thì cái đó sẽ dẫn xuất tới ý hiện tiền.

Mình đang nhìn vào một cái hình, cái màu đó mình chăm chú, mình vừa ăn
vừa nhìn mình, còn nghe nữa mình đang ngồi trên ghế mình còn ngửi được
mùi thức ăn nhưng mà mình tập trung vào nhìn hình và màu thì chấp sắc
căn hiện tiền nó mạnh nhất, cho nên nó sẽ dẫn tới chấp sắc ý hiện tiền còn
mấy cái kia nó không có dẫn.

Cho nên, mặc dù là 5 cái căn hiện tiền nó xảy ra cùng cùng lúc nhưng mà không
nhất thiết là phải dẫn tới 5 ý hiện tiền, bởi vì tùy thuộc vào cái căn hiện tiền nào
đó mạnh nhất thì sẽ dẫn tới cái ý nghĩ đó.

Kết luận, ý hiện tiền được chỉ ở ngay thời điểm này không nhất thiết phải là hiển
nhi bất định. Chỉ có ý hiện tiền [được chỉ ngay thời điểm này] mà sinh khởi ở
trong dòng tương tục của quán hiện thế giả, của phàm phu thì nó là thời biên tế

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 5


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 04 – 07/05/2023

sát na (thời gian rất là ngắn và là cực kỳ ẩn tế), nó là giác tri bất chứng cảnh,
không là lượng, nó là hiển nhi bất định.

Nếu là ý hiện tiền được chỉ ra ngay thời điểm này thì không nhất thiết không là
lượng. Bởi vì ý hiện tiền được chỉ ra ngay thời điểm này trong dòng tương tục của
bậc Bồ tát Thánh giả (nếu chỉ Bồ tát không chưa đủ, bởi vì chỉ nhập Tư lương đạo Đại
thừa thì là Bồ tát rồi nhưng chưa tính, Thánh giả là đắc Kiến đạo trở lên mới được) thì
nhất thiết là lượng. Ý hiện tiền được chỉ ra ngay thời điểm này trong dòng tương
tục của vị Bồ Tát thánh giả, mặc dù là thời biên tế sát na nhưng vẫn là lượng, là
giác tri chứng cảnh.

Sư cô dặn dò:

Lớp học lên cao dần, chuyên sâu vào biện kinh, cho nên rất hay trích dẫn nhiều
thứ. Mà mỗi lần trích dẫn như vậy, lớp phải chịu khó chờ một xíu, bởi vì trích
dẫn là một cái bất chợt, không có chuẩn bị. Cho nên là Thầy phải gửi cho Sư cô
nguyên văn của trích dẫn, và Sư cô phải coi trích dẫn đó nói cái gì. Lớp Tâm loại
học trở lên, đừng in sách vở đỡ tốn giấy, vì kinh điển, trích dẫn gửi liên tục sửa
đổi, cho nên phải bổ túc bổ sung thêm.

Biện kinh về cách Ý hiện tiền sinh khởi [ĐLG Nguyễn Thị Hải Yến]

Trích dẫn 1:

Ngài Gyen Khenpo cũng công nhận Tam hành sinh khởi bởi vì trong Thích
Lượng Luận Minh Giải Thâm Ý của Panchen Sonam Dragpa có nói: “Nếu
vậy, nếu hỏi vậy Gyen Khenpo công nhận Tam hành sinh khởi sao? Công
nhận điều đó bởi vì trong Trang (do vị này trước tác) có nói.”

Trích dẫn 2:

Lượng Lý Khoáng do Sakya Pandita Kunga Gyeltsen trước tác


công nhận Tam hành sinh khởi: “Giao thế và duy tục biên, cả hai
đều có cái làm hại, do đó hiện tiền là tam hành.”
ཚད་མ་རིགས་གཏྐྱེར་ལས། སྐྱེལ་མར་བ་དང་རྒྱུན་གི་མཐའ། གཉིས་ཀ་ལ་ཡང་གནོད་བྐྱེད་ཡོད། དྐྱེས་ན་མངོན་སུམ་འགོས་གསུམ་པ།

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 6


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 04 – 07/05/2023

Nghĩa là vị này đồng ý là cách ý hiện tiền được chỉ ra vào thời điểm này sinh khởi
là tam hành sinh khởi chứ không phải giao thế sinh khởi hay duy tục biên sinh khởi.
Bởi vì vị này nói rằng giao thế sinh khởi và duy tục biên sinh khởi có cái làm tổn
hại nó (tức là người ta có thể đưa ra lý do để bài phá nó được) thành ra không công
nhận giao thế sinh khởi và duy tục biên sinh khởi, mà chỉ công nhận tam hành sinh
khởi.

Khi biện kinh phải dùng Lý và dùng Luận:

- Dùng Lý: đưa ra những lý do chính đáng, chánh nhân, mình suy nghĩ để có
thể trả lời hay phản biện với đối phương.
- Dùng Luận: đưa ra chứng minh cho cái gì đó bằng trích dẫn, bằng luận điển,
trích dẫn câu của Phật nói, câu của các bậc Thánh giả nói có ghi trong Kinh
hoặc trong Luận nào.

LG: Ứng thành không phải như vậy đâu, bởi vì bạn chưa nêu ra được ngay thời
điểm này trong câu ý hiện tiền được nói ngay thời điểm này nghĩa là gì?
ĐLG: Lý do không thành lập.
LG: Ứng thành có sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Xin hãy nói ra.
ĐLG: Lấy “Tri Sắc, có hai tướng. Dựa vào nhãn và ý” làm biện đề.
LG: Ứng thành không phải như vậy đâu, bởi vì bạn chưa nói ra được có bao nhiêu
cách mà ý hiện tiền được chỉ ra ngay thời điểm này sinh khởi?
ĐLG: Lý do không thành lập.
LG: Ứng thành có sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Xin hãy nói ra.
ĐLG: Có ba cách. Lấy Giao thế sinh khởi, Tam hành sinh khởi và Duy tục
biên sinh khởi làm biện đề.
LG: Ứng thành trong ba cách này, tự tông của mình công nhận cách nào?
ĐLG: Là Duy tục biên sinh khởi.
LG: Ứng thành theo tự tông của mình là công nhận Duy tục biên sinh khởi sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Ứng thành không phải là Duy tục biên sinh khởi bởi vì tự tông cũng có thể
công nhận Tam hành sinh khởi.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 7


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 04 – 07/05/2023

ĐLG: Lý do không thành lập.


LG: Ứng thành có công nhận Tam hành sinh khởi bởi vì vị Gyen Khenpo công
nhận Tam hành sinh khởi và vị Sakya Pandita Kunga Gyeltsen trong Lượng
Lý Khoáng cũng có nói rằng: “Giao thế và Duy tục biên đều có cái làm hại,
do đó hiện tiền là Tam hành”.
ĐLG: Không nhất thiết.

Trong Thích Lượng Luận Minh Giải Thâm Ý của Ngài Panchen Sonam
Dragpa có nói rằng Vị Gyen Khenpo (người Ấn Độ) công nhận Tam hành
sinh khởi. Còn vị Sakya Pandita cũng công nhận Tam hành sinh khởi trong
Lượng Lý Khoáng. Vậy câu hỏi đặt ra, khi thầy dẫn chứng hai vị này, mình
thắc mắc không biết có phải hai vị này thuộc tự tông hay không?

Thầy trả lời: Khi biện kinh, mình được quyền đưa trích dẫn của hai vị này.
Đầu tiên là vị Gyen Khenpo, trong Thích Lượng Luận Minh Giải Thâm Ý của
ngài Panchen Sonam Dragpa có đề cập về đến tên vị này, nói rằng vị này ông
nhận Tam hành sinh khởi. Có một vị Panden Chochub cũng công nhận Tam
hành sinh khởi. Vị Sakya Pandita trong Lượng Lý Khoáng cũng công nhận
Tam hành sinh khởi.

Tự tông thường đưa ra những dẫn chứng trong Lượng Lý Khoáng (tên quyển
luận của vị Sakya Pandita) để chứng minh, → chứng tỏ vị này trong tự tông
rồi. Chẳng hạn như các câu: Tương tự trong Lượng Lý khoáng cho rằng “Hai
loại nghĩa và hai tự chứng cùng tỷ độ là tự quyết định”; Trong Lượng Lý
khoáng thuyết rằng “Đệ nhất thứ và ý mạt tưởng...”...vv... Những trích dẫn
này chứng minh vị Sakya Pandita là trong tự tông của mình. Ngay cả Kiến
Lập Tâm Loại Học do Ngài Jampal Samphel trước tác cũng đưa nhiều trích
dẫn của vị này.

LG: Ứng thành theo tự tông của mình công nhận Duy tục biên sinh khởi sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Nếu chấp sắc căn hiện tiền xảy ra trong năm sát na, thì chấp sắc ý hiện tiền
sinh khởi lúc nào?
ĐLG: Chấp sắc ý hiện tiền sinh khởi sau sát na cuối cùng của chấp sắc căn
hiện tiền.
LG: Ứng thành là chấp sắc ý hiện tiền sanh ở duy chấp sắc căn hiện tiền ở sát na
thứ năm sao?

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 8


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 04 – 07/05/2023

ĐLG: Đồng ý.
LG: Lấy chấp sắc ý hiện tiền đó làm biện đề, ứng thành là sanh ở duy chấp sắc căn
hiện tiền sát na thứ năm sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Ứng thành không sanh ở duy sát na thứ năm mà cũng sanh ở sát na thứ nhất,
thứ nhì, thứ ba, thứ tư.
ĐLG: Lý do không thành lập.
LG: Ứng thành là sanh ở sát na thứ ba, thứ tư bởi vì chấp sắc căn hiện tiền sát na
thứ ba, thứ tư là nhân của chấp sắc ý hiện tiền.
ĐLG: Lý do không thành lập.
LG: Lấy chấp sắc căn hiện tiền sát na thứ ba, thứ tư làm biện đề, ứng thành không
là nhân của chấp sắc ý hiện tiền sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Ứng thành là nhân của chấp sắc ý hiện tiền, bởi vì là gián tiếp nhân của chấp
sắc ý hiện tiền.
ĐLG: Đồng ý.
LG: Lấy chấp sắc căn hiện tiền sát na thứ ba, thứ tư làm biện đề, ứng thành là nhân
của chấp sắc ý hiện tiền sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Nếu bạn nói rằng chấp sắc căn hiện tiền thứ ba, thứ tư là nhân của chấp sắc ý
hiện tiền, ứng thành chấp sắc ý hiện tiền được sanh từ chấp sắc căn hiện tiền
sát na thứ ba, thứ tư sao?
ĐLG: Tại sao?
LG: Ứng thành nếu là nhân của quả đó thì không nhất thiết quả đó được sanh từ
nhân sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Ứng thành là nhất thiết bởi vì nếu là nhân của quả đó thì nhất thiết quả đó
được sanh từ nhân, bởi vì tánh tướng của nhân là Năng sanh.
ĐLG: ...
LG: Lấy ‘năng sanh’ làm biện đề, ứng thành không là tánh tướng của nhân sao?
ĐLG: Tại sao?
LG: Nếu là nhân thì nhất thiết là ‘năng sanh’ sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Ứng thành là năng sanh cái gì?
ĐLG: ...

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 9


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 04 – 07/05/2023

LG: Ứng thành là năng sanh của quả sao?


ĐLG: Đồng ý.
LG: Ứng thành nếu là nhân của nó thì nhất thiết là năng sanh nó sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Lấy chấp sắc căn hiện tiền sát na thứ ba; thứ tư làm biện đề, ứng thành là nhân
của chấp sắc ý hiện tiền sao?
ĐLG: ….
LG: Ứng thành là năng sanh chấp sắc ý hiện tiền sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Lấy chấp sắc ý hiện tiền làm biện đề, ứng thành là sanh từ chấp sắc căn hiện
tiền sát na thứ ba; thứ tư sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Ứng thành là không sanh ở sát na thứ ba, thứ tư mà sanh ở duy sát na thứ năm.
ĐLG: Lý do không thành lập.
LG: Ứng thành là sanh ở duy sát na thứ năm, bởi vì sinh ở duy tục biên là duy cuối
cùng của dòng lưu.
ĐLG: Lý do không thành lập.
LG: Ứng thành là sanh ở duy cuối của dòng lưu, bởi vì là tôn ý của Ngài Jampal
Samphel trong Kiến lập Tâm loại học do Ngài biên soạn, có nói: “Duy tục
biên sinh khởi theo tôn ý của Tổ Tsong Khapa và hai đại đệ tử. Chấp sắc ý
hiện tiền sinh ở duy sau cuối của sát na cuối cùng của Chấp sắc căn hiện
tiền”.
ĐLG: Đồng ý.

Đây là cách biện kinh, ở đây LG đang gài ĐLG chỗ tánh tướng của nhân là
năng sanh để tranh biện.

(iii) Tánh tướng của Tự chứng


འཛིན་རྣམ་རང་རིག་གི་མཚན་ཉིད།
Năng thủ hành tướng2.

2
Hành tướng: (aspect) nghĩa là dáng vẻ, tướng mạo, hình dáng của cảnh đó trình hiện. Đó là cách
nói cho dễ hiểu nhưng không chính xác lắm, trong triết học dùng từ hành tướng mới chính xác.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 10


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 04 – 07/05/2023

རང་རིག་ཤྐྱེས་པ་ལ་གཉིས་སྣང་ནུབ། ཤྐྱེས་པ་ལས་གཞན་པའི་སྒྲ་དི་རོ་སོགས་སྣང་གི་མ་རྐྱེད།

Môn Tâm loại học mà chúng ta đang học này là theo tư tưởng của Kinh bộ tông.

Trường phái tư tưởng của Phật giáo gồm có 4 tông: Hữu bộ tông, Kinh bộ tông, Duy
thức tông, Trung quán tông. Trong Trung quán tông chia làm hai là Trung quán Y
tự khởi và Trung quán Ứng thành. Trung quán Y tự khởi lại chia làm hai: Kinh bộ
hành Y tự khởi và Du già hành Y tự khởi.
Trong bốn trường phái tư tưởng của Phật giáo thì Kinh bộ tông, Duy thức tông và
Trung quán Du già hành y tự khởi công nhận Tự chứng. Còn Hữu bộ tông, Trung
quán Kinh bộ hành y tự khởi và Trung quán ứng thành không công nhận có Tự
chứng. Chúng ta đang học Tự chứng hiện tiền theo quan điểm của trường phái của
Kinh bộ tông.

“Năng thủ hành tướng” (tánh tướng của Tự chứng): nghĩa là hành tướng của năng
thủ, hành tướng của cái nắm giữ, hành tướng của cái chấp trì. Cái chấp trì là tâm
thức nên gọi là năng thủ.

Còn Sở thủ hành tướng nghĩa là hành tướng của cái được nắm giữ.
Sở thủ: là cái được nắm giữ, gồm những đối tượng ở bên ngoài. Ví dụ nhãn
tri chấp trì cái bình thì đó là sở thủ hành tướng vì là hành tướng của sở thủ
(cái được chấp trì), là cái ở bên ngoài.

→ Tự chứng hiện tiền là một dạng tâm thức mà hành tướng của một dạng tâm
thức khác trình hiện trước nó. Như nhãn tri chấp trì cái bình là sở thủ hành tướng,
bởi vì hành tướng của cái bình (sở thủ, là cái bên ngoài) trình hiện trước nhãn tri
chấp trì cái bình. Nhưng tự chứng lại khác, nó là một dạng tâm thức chứng một
tâm thức khác → tánh tướng của tự chứng là hành tướng của năng thủ (là tâm
thức) trình hiện trước tâm thức tên là tự chứng.

Tự chứng là một thành phần của tâm thức. Nhãn tri chấp trì cái bình có tự chứng trải
nghiệm nhãn tri chấp trì cái bình. → Tự chứng trải nghiệm nhãn tri chấp trì cái bình
là thành phần của nhãn tri chấp trì cái bình.

Tự chứng hiện tiền trải nghiệm nhãn tri chấp trì cái bình cùng bản chất với nhãn tri
chấp trì cái bình. Nó là thành phần của nhãn tri chấp trì cái bình. Tự chứng hiện tiền
chứng dạng tâm thức, đó là nhãn tri chấp trì cái bình.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 11


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 04 – 07/05/2023

Tự chứng hiện tiền và Tự chứng đều là đồng nghĩa, nhưng người ta chia làm hai cho
dễ hiểu. Khi nói tự chứng tức là tự chứng hiện tiền.

Tự chứng hiện tiền có hai tánh tướng, nhưng thực sự là một: Năng thủ hành tướng
công thêm ly phân biệt và không sai loạn, đó là tánh tướng của Tự chứng hiện tiền.

Tánh tướng của Tự chứng hiện tiền


Năng thủ hành tướng, ly phân biệt, không sai loạn.
རོག་པ་དང་བྲལ་ཞིང་མ་འཁྲུལ་བའི་འཛིན་རྣམ་རང་རིག་མངོན་སུམ་གི་མཚན་ཉིད།

Phân loại của Tự chứng hiện tiền:

Có 3 loại. དབྐྱེ་ན།
1) Lượng mà đã trở thành là tự chứng hiện tiền.
Ví dụ như tự chứng hiện tiền ở sát na thứ nhất trải nghiệm nhãn tri chấp trì cái bình.

2) Tái quyết tri mà đã trở thành là tự chứng hiện tiền.


Ví dụ như tự chứng hiện tiền ở sát na thứ nhì trải nghiệm nhãn tri chấp trì cái bình.

3) Hiển nhi bất định mà đó đã trở thành là tự chứng hiện tiền.


དྐྱེར་གྱུར་པའི་ཚད་མ། བཅད་ཤྐྱེས། སྣང་ལ་མ་ངྐྱེས་དང་གསུམ།

Ví dụ như tự chứng hiện tiền trải nghiệm là tỷ lượng trong dòng tương tục Thuận
thế giả (tuần sau sẽ học); hay là tự chứng hiện tiền mà trải nghiệm ý hiện tiền được
chỉ ra ngay thời điểm này trong dòng tương tục của quán hiện thế giả.

BTVN:

Viết một bài biện kinh và đưa trích dẫn về Duy tục biên sinh khởi (trong năm
sát na và sanh ở duy sát na thứ năm) và Tam hành sinh khởi tương tự như bài
Thầy biện kinh với chị Nguyễn Thị Hải Yến.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 12

You might also like